Sáng kiến kinh nghiệm Cách thức chỉ đạo và biện pháp thực hiện một giờ chào cờ theo hướng mới ở trường THCS Lầu Thí Ngài

Sáng kiến kinh nghiệm Cách thức chỉ đạo và biện pháp thực hiện một giờ chào cờ theo hướng mới ở trường THCS Lầu Thí Ngài

Nghiên cứu của chúng tôi là bước đầu trong việc chuyển hóa các hoạt động chào cờ cũ sang hướng chào cờ mới ( hướng mở) đã góp phần thắng lợi trong các phong trào thi đua của nhà trường . Cụ thể làm thay đổi hành vi của học sinh, nhận thức của học sinh trong giờ chào cờ.

Thông qua buổi chào cờ theo hướng mở, chúng tôi đã tạo ra đường dây liên hệ giữa bộ môn chính khóa với thực tế đời sống (Đặc biệt là bộ môn giáo dục công dân), học sinh đã phát huy được quyền hạn và nghĩa vụ trong việc thực hiện nội qui của nhà trường. Sự hợp tác giữa thầy và trò, giữa học sinh với việc tham gia theo chủ đề, chủ điểm , giữa các nhóm thực hiện khác nhau, giữa công việc của lớp trực tuần với lời nhận xét của thầy Hiệu trưởng tất cả đều mang tính tự giác tạo lên mối liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường phổ thông, đó cũng là tiền đề tham gia trong rèn luyện kỹ năng sống của học sinh, góp phần đáng kể trong phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các nhà trường.

Kết quả của việc chào cờ theo hướng mở đã là tiền đề cho việc giáo dục đạo đức học sinh, hình thành kỹ năng sống, xây dựng nhà trường văn hóa và góp phần đắc lực trong việc thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm trong các năm học.

Giờ chào cờ đã tạo tâm thế cho học sinh đón chào một tuần mới bằng tâm lý phấn khởi , hồ hởi. Phá tan cái không khí “ Căng thẳng , nặng trịch, khuôn mẫu, mệnh lệnh, thông báo bằng lời, sự trùng lặp nội dung như trong buổi họp giao ban, hay sự nhắc lại về khuyết điểm của học sinh trong tiết sinh hoạt lớp”, hay là ngại tham gia của những học sinh mắc khuyết điểm .

Giờ chào cờ theo hướng mở đã xốc lại tinh thần cho học sinh, cán bộ giáo viên sau một tuần làm việc, tiếp sức cho những suy nghĩ tích cực , huy động tối đa sự liên kết giữa các cá thể trong nhà trường cùng làm việc, cùng nhắc lại những việc tốt , cùng nhau tìm ra hướng đi mới để thực hiện theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục đã đề ra.

 

doc 23 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 249Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Cách thức chỉ đạo và biện pháp thực hiện một giờ chào cờ theo hướng mới ở trường THCS Lầu Thí Ngài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đánh giá về mình . Giáo viên thu thập thông tin bằng phiếu thăm dò và tìm cách cải thiện cho những buổi chào cờ sau.
-Tổ chức cho học sinh ghi chép (nhật ký) những hoạt động của lớp, của cá nhân trong giờ chào cờ (theo yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viêm trực tuần, lớp trực tuần hoặc các đoàn thể trong trường: Tổ chức đội, chữ thập đỏ, Học sinh tự rút ra nhận xét sau ghi chép đó ( Phần này có thể tổ chức theo nhóm học sinh và cử ra thư ký ghi nhận xét và tổng hợp ý kiến của học sinh).
-Từ những kết quả đó, hội đồng giáo dục nhà trường sẽ tìm ra giải pháo điều chỉnh hoạt động , cách thức tổ chức, những yêu cầu trước, trong và sau buổi chào cờ . 
2. Thu thập và phân tích dữ liệu:
2.1 Khảo sát trước và sau tác động đối với giáo viên:
(Các phiếu khảo sát, đánh giá (do giáo viên trong hội đồng đánh giá và tổng hợp lại)
Hội đồng giáo dục cần lập ra bảng thời gian thực nghiệm:
*Thời gian thực nghiệm:(bảng 1)
Tuần
Thứ, ngày
Nội dung buổi chào cờ
Nội dung khác
11
Thứ hai, ngày 28/10/2013
-Là tuần nước rút hội giảng cấp tổ .
-Tiếp tục thi đua lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2013
-Hoàn thiện các tiêu chí thi đua, chào mừng. (Đặc biệt là ra tờ báo tường, sửa sang lại thư viện ngoài trời)
-Chuẩn bị nội dung hội thỏa chuyên đề: Bán trú
-Phát huy vai trò trong việc tổ chức và điều hành giờ chào cờ đầu tuần theo hướng dẫn công văn số 447/PGD&ĐT-CM, ngày 21 tháng 10 năm 2013 V/v: Hướng dẫn tổ chức giờ chào cờ đầu tuần
-Nghiệm thu tiêu chí 2( trang trí lớp ), lắp chảo ti vi cho học sinh
-Tiếp tục triển khai đề án xây dựng nông thôn mới.
30
Thứ hai, ngày 17/03/2014
-Tiếp tục nâng cao chất lượng ôn tập học sinh giỏi, chuẩn bị nội dung thi TTCMG cấp Huyện .
-Gấp rút các tiêu chí thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh( 26/3/1931-26/03/2014)
-Tiếp tục thảo luận và giảng dạy theo NCBH cấp trường. 
-Đi nghe trực tuyến tại UBND Huyện Bắc Hà về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo 
-Đưa học sinh hưởng chế độ học sinh nghèo về trường THCS Bản Phố 
-Tổ chức : Dựng hoạt cảnh cho các bài hát về truyền thống đoàn.
2.2 . Đánh giá về hành vi thực hiện nhiệm vụ của giáo viên trực tuần: (Bảng 2)
a) Khảo sát trước tác động:
Tuần: 11 (từ 28/10 đến ngày 02/11/2013) 
 Tên lớp trực tuần: lớp 7 Tên giáo viên chủ nhiệm : Hoàng Thị Thu Thiêng 
(Các phiếu khảo sát, đánh giá do tập thể giáo viên tự đánh giá ở hai thời điểm khác nhau).
Tiêu chuẩn
Tiêu chí
Nội dung cần đạt
Thang điểm (10)
Điều chỉnh, bổ sung
Thang điểm từng phần (TC1,2,3)
Tổng cộng từng phần các tiêu chí
(TC1;2;3)
0
0,25
0,5
1. 
Phần chuẩn bị 
-Giáo án đã được kiểm duyệt 
-Tăng âm, loa đài 
-Ghế ngồi của GV, học sinh.
-Đồng phục của GV
0,25
0,25
0,5
 0,5
1,5
2.
Phần lễ 
-Điều hành lưu loát 
-Trang phục gọn, đẹp 
-Lời hát dõng dạc, rõ ràng 
-Nhịp trống đúng theo thể thức 
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0
3
Phần nội dung 
-Nhận xét, đánh giá của lớp trực tuần 
-Bản kế hoạch rõ ràng , chắt lọc 
-Lời động viên 
-Không khí buổi lễ 
0
0,25
0,25
0,25
1,5 
4
Phần hội 
- Số tiết mục, dọng tuyên truyền có tính thuyết phục 
-Có phần liên hệ với bản kế hoạch, phong trào thi đua đề ra 
Thang điểm từng phần(TC4) 
Cộng (TC 4)
0,25
0,5
1
0,5
0,5
1.0
5
Thực hiện kế hoạch /tuần của lớp 
Thang điểm mức độ thực hiện kế hoạch/ tuần(TC5) 
Cộng
(TC 5)
0,25
0,5
1.0
1,5
2,0
1,0
1,0
Tổng cộng điểm số (1+2+3+4+5)
6,0 điểm 
b) Khảo sát sau tác động:( đối với giáo viên và lớp trực tuần):
Tuần: 30 ( từ 17/3 đến 22/3/2014): 
Tên lớp trực tuần: Lớp 9 Tên giáo viên chủ nhiệm : Nguyễn Trí Cường 
Tiêu chuẩn
Tiêu chí
Nội dung cần đạt
Thang điểm (10)
Điều chỉnh, bổ sung
Thang điểm từng phần (TC1,2,3)
Tổng cộng từng phần các tiêu chí
(TC1;2;3)
0
0,25
0,5
1. 
Phần chuẩn bị 
-Giáo án đã được kiểm duyệt 
-Tăng âm, loa đài 
-Ghế ngồi của GV, học sinh.
-Đồng phục của GV
0,5
0,5
0,5
0,5
2,0
2.
Phần lễ 
-Điều hành lưu loát 
-Trang phục gọn, đẹp 
-Lời hát dõng dạc, rõ ràng 
-Nhịp trống đúng theo thể thức 
0,25
0,5
0,5
0,5
1,5
3
Phần nội dung 
-Nhận xét, đánh giá của lớp trực tuần 
-Bản kế hoạch rõ ràng , chắt lọc 
-Lời động viên 
-Không khí buổi lễ 
0,25
0,5
0,5
0,5
1,75 
4
Phần hội 
- Số tiết mục, giọng tuyên truyền có tính thuyết phục 
-Có phần liên hệ với bản kế hoạch, phong trào thi đua đề ra 
Thang điểm từng phần(TC4) 
Cộng (TC 4)
0,25
0,5
1,0
1.0
1,0
2.0
5
Thực hiện kế hoạch /tuần của lớp 
Thang điểm mức độ thực hiện kế hoạch/ tuần(TC5) 
Cộng
(TC 5)
0,25
0,5
1.0
1,5
2,0
1,5
1,5
Tổng cộng điểm số (1+2+3+4+5): 8,75 điểm 
2.3 . Nhận xét :
-Qua tổng hợp thang điểm của hai thời điểm ( trước và sau tác động) ta thấy:
Điểm đánh giá theo tiêu chí, nội dung cần đạt của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng ( nhóm tác động) là:
-Các tiêu chí 3( phần nội dung), tiêu chí 4( phần hội), tiêu chí 5( thực hiện kế hoạch/ tuần) của trước tác động thấp hơn so với sau tác động . Cụ thể là:
-Trong tiêu chí 3( phần nội dung về minh chứng không khí buổi lễ) của nhóm sau tác động cao hơn hẳn so với nhóm trước tác động. 
Tổng số điểm sau tác động cao hơn số điểm của trước tác động là: 8,75-6,0= 2,75 điểm.
3. Khảo sát trước và sau tác động ( đối với học sinh):
3.1 Khảo sát trước tác động:
Đơn vị khảo sát: Chọn 02 khối lớp gần nhau về tuổi tác (khối 6,7): 69 học sinh; (khối 8,9): 51 học sinh. 
Hình thức tổ chức: Phát phiếu thăm dò, học sinh trả lời theo các tiêu chí trong phiếu.
Trong giờ chào cờ đầu tuần 
Khối 6,7
Khối 8,9
Trước tác động
Trước tác động
1
Tôi thường lơ mơ nghe
Hoặc ngủ gật 
27 học sinh=40,5%
23 học sinh=45,08%
2
Tôi đếm thời gian đến khi kết thúc giờ học 
13 học sinh=19,5%
15 học sinh=29,4%
3
Tôi chú ý lắng nghe
17 học sinh=25,5%
10 học sinh=19,96%
4
Tôi thích tham gia, hợp tác trong giờ chào cờ 
6 học sinh =9%
5 học sinh=9,8%
5
Tôi mong hết tuần để được chào cờ 
6 học sinh=9%
4 học sinh=7,84%
6
Tôi muốn hòa nhập cùng bạn bè để hoàn thành những nhiệm vụ được giao
3 học sinh=4,5%
5 học sinh=9,8%
3.2 Khảo sát sau tác động:
Sự tác động của giờ chào cờ theo hướng mở là sử dụng quĩ thời gian để tạo không khí cởi mở, trân thành bằng những bài hát, bằng những trò chơi, bằng phát động phong trào thi đua gây hứng thú cho học sinh. Trước tác động là những buổi chào cờ theo hướng cũ, nghĩa là chỉ tuân thủ theo cái khung nhận xét và kế hoạch, chuẩn bị quá sơ sài .
Thước đo qui chiếu: 
Chúng tôi lựa chọn 02 khối lớp gần nhau về trình độ, tuổi tác .( khối 6,7) và (khối 8,9)
Khảo sát sau tác động đối với học sinh 
(Các phiếu khảo sát, đánh giá (do học sinh các khối tương đương tự đánh giá ở hai thời điểm khác nhau)
Trong giờ chào cờ đầu tuần 
Khối 6,7
Khối 8,9
Sau tác động
Sau tác động
1
2
Tôi thường lơ mơ nghe
Hoặc ngủ gật 
Tôi đếm thời gian đến khi kết thúc giờ học 
 7 học sinh =10,5%
0 học sinh=0%
8 học sinh=15,68%
5 học sinh=9,8 %
3
Tôi chú ý lắng nghe
50 học sinh=75%
33 học sinh=64,68%
4
Tôi thích tham gia, hợp tác trong giờ chào cờ 
 17 học sinh=25,5%
13 học sinh=25,48%
5
Tôi mong hết tuần để được chào cờ 
7 học sinh=10,5%
6 học sinh=11,8%
6
Tôi muốn hòa nhập cùng bạn bè để hoàn thành những nhiệm vụ được giao
27 học sinh =40%
30 học sinh=58,8%
 V. Bàn luận kết quả:
1. Bảng tổng hợp kết quả khảo sát trước và sau tác động đối với học sinh 
(Các phiếu khảo sát, đánh giá (do học sinh các khối tương đương tự đánh giá ở hai thời điểm khác nhau). 
Trong giờ chào cờ đầu tuần 
Khối 6,7
Khối 8,9
Trước tácđộng
Sau tác động
Trước tácđộng
Sau tác động
1
Tôi thường lơ mơ nghe
Hoặc ngủ gật 
27 học sinh=40,5%
 7 học sinh =10,5%
23 học sinh=45,08%
8 học sinh=15,68%
2
Tôi đếm thời gian đến khi kết thúc giờ học 
13 học
sinh=19,5%
0 học sinh=0%
15 học sinh=29,4%
5 học sinh=9,8 %
3
Tôi chú ý lắng nghe
17 học sinh=25,5%
50 học sinh=75%
10 học sinh=19,96%
33 học sinh=64,68%
4
Tôi thích tham gia, hợp tác trong giờ chào cờ 
6 học sinh =9%
 17 học sinh=25,5%
5 học sinh=9,8%
13 học sinh=25,48%
5
Tôi mong hết tuần để được chào cờ 
6 học sinh=9%
7 học sinh=10,5%
4 học sinh=7,84%
6 học sinh=11,8%
6
Tôi muốn hòa nhập cùng bạn bè để hoàn thành những nhiệm vụ được giao
3 học sinh=4,5%
27 học sinh =40%
5 học sinh=9,8%
30 học sinh=58,8%
	2. Nhận xét:
	Thông qua bảng khảo sát trên qua hai thời điểm khác nhau ta rút ra nhận xét:
-Nhận xét 1: Trước khi tác động thì học sinh không hứng thú gì với buổi chào cờ, dẫn đến hệ quả lơ mơ nghe, đếm thời gian và mong sao giờ chào cờ qua nhanh. Giờ chào cờ đã có sự ức chế đối với học sinh bắt học sinh phải ngồi, phải nghe , phải công nhận những lời nhận xét và quyết định , hay việc thực hiện kế hoạch/ tuần sau. 
-Nhận xét 2: Kết quả sau tác động có phần cải thiện cá tính tự giác hoạt động của học sinh thông qua các chỉ số : Chú ý lắng nghe, tham gia hợp tác, hòa nhập cùng bạn bè để hoàn thành những nhiệm vụ được giao của lớp, của trường trong các phong trào thi đua. 
Các tiêu chí 4,5,6 (sau tác động ) tỷ lệ % tăng khá rõ rệt, góp phần tham gia cải thiện tích cực trong buổi chào cờ. 
Thu thâp thông qua nội dung ghi nhật ký của học sinh ( thông qua tổng hợp chắt lọc của các nhóm):
-Tổ chức cho học sinh ghi chép (nhật ký) những hoạt động của lớp, của cá nhân trong giờ chào cờ (theo yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên trực tuần, lớp trực tuần hoặc các đoàn thể trong trường: Tổ chức đội, chữ thập đỏ, Học sinh tự rút ra nhận xét sau ghi chép đó 
3. Kết quả của nội dung thu thập các nhóm tổng hợp thông qua những trang nhật ký:
Nhóm học sinh 1: Học sinh đón chào một tuần mới bằng tâm lý phấn khởi , hồ hởi. Phá tan cái không khí “ Căng thẳng , nặng trịch, khuôn mẫu, mệnh lệnh. Không nhắc lại về khuyết điểm của học sinh trong tiết sinh hoạt lớp ”, tính sợ xệt của những học sinh mắc khuyết điểm . 
Nhóm học sinh 2: Giờ chào cờ theo hướng mở đã xốc lại tinh thần cho học sinh,, tiếp sức cho những suy nghĩ tích cực , huy động tối đa sự liên kết giữa các cá thể trong nhà trường cùng làm việc, số lần nhắc lại việc tốt đáng biểu dương được nhắc lại nhiều lần . 
Nhóm học sinh 3: : Em thích giờ chào cờ vì chúng em được hoạt động, được vui chơi và ca hát. Giờ chào cờ đã phát huy quyền hạn và trách nhiệm của học sinh trong nhà trường phổ thông, thực hiện tốt nguyên lý “Chống xử phạt hà khắc “ đối với học sinh, hướng toàn trường về mục tiêu, chủ đề, chủ điểm cùng tham gia.
Nhóm học sinh 4: Giờ chào cờ là “ Cầu nối” giữa nhà trường và tổ chức liên đội . 
Nhóm học sinh 5:: Giờ chào cờ là biểu trưng của tình đoàn kết, biểu trưng của sức mạnh, nhắc lại hình ảnh tổ quốc- Nhân dân- đồng bào 
Nhóm học sinh 6: Em thấy hình ảnh tổ quốc trong giờ chào cờ. 
Nhóm học sinh 7: Em nhớ mãi giờ chào cờ, cho dù sau này đi xa. 
Nhóm học sinh 8: Em thích nhất trong giờ chào cờ có nội dung trình bày ý tưởng thiết kế LOGO về nhà trường.
Nhóm học sinh 9: Em thích nhất về tìm hiểu dư địa chí địa phương. Em đã trình bày bài ca dao địa phương , sự chuyển hóa về chất mới sưu tầm vào chương tình giờ chào cờ trước các bạn và thầy cô . 
Nhóm học sinh 10: Em thích nhất về trình bày của các anh chị lớp 9 về hình ảnh huy hiệu măng non. 
Thông qua sự bày tỏ tình cảm ở trang nhật ký do các nhóm tổng hợp, ta nhận thấy:
Các em thích hoạt động và tác động trong giờ chào cờ theo hướng mở.
Không khí chung của buổi chào cờ không còn gò bó, khiên cưỡng như trước, giwof chào cờ đã phá đi sự mặc cảm khiên cưỡng và định vị của lối cũ. 
Sự chuyển hóa về chất từ buổi chào cờ khô cứng bắt buộc, sẵn có đã thành quá trình tự giác của học sinh
VI. Kết luận và khuyến nghị:
Kết luận:
Nghiên cứu của chúng tôi là bước đầu trong việc chuyển hóa các hoạt động chào cờ cũ sang hướng chào cờ mới ( hướng mở) đã góp phần thắng lợi trong các phong trào thi đua của nhà trường . Cụ thể làm thay đổi hành vi của học sinh, nhận thức của học sinh trong giờ chào cờ. 
Thông qua buổi chào cờ theo hướng mở, chúng tôi đã tạo ra đường dây liên hệ giữa bộ môn chính khóa với thực tế đời sống (Đặc biệt là bộ môn giáo dục công dân), học sinh đã phát huy được quyền hạn và nghĩa vụ trong việc thực hiện nội qui của nhà trường. Sự hợp tác giữa thầy và trò, giữa học sinh với việc tham gia theo chủ đề, chủ điểm , giữa các nhóm thực hiện khác nhau, giữa công việc của lớp trực tuần với lời nhận xét của thầy Hiệu trưởng  tất cả đều mang tính tự giác tạo lên mối liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường phổ thông, đó cũng là tiền đề tham gia trong rèn luyện kỹ năng sống của học sinh, góp phần đáng kể trong phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các nhà trường. 
Kết quả của việc chào cờ theo hướng mở đã là tiền đề cho việc giáo dục đạo đức học sinh, hình thành kỹ năng sống, xây dựng nhà trường văn hóa và góp phần đắc lực trong việc thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm trong các năm học.
Giờ chào cờ đã tạo tâm thế cho học sinh đón chào một tuần mới bằng tâm lý phấn khởi , hồ hởi. Phá tan cái không khí “ Căng thẳng , nặng trịch, khuôn mẫu, mệnh lệnh, thông báo bằng lời, sự trùng lặp nội dung như trong buổi họp giao ban, hay sự nhắc lại về khuyết điểm của học sinh trong tiết sinh hoạt lớp”, hay là ngại tham gia của những học sinh mắc khuyết điểm . 
Giờ chào cờ theo hướng mở đã xốc lại tinh thần cho học sinh, cán bộ giáo viên sau một tuần làm việc, tiếp sức cho những suy nghĩ tích cực , huy động tối đa sự liên kết giữa các cá thể trong nhà trường cùng làm việc, cùng nhắc lại những việc tốt , cùng nhau tìm ra hướng đi mới để thực hiện theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục đã đề ra.
Xoá đi tâm lý mặc cảm, lẩn tránh , thờ ơ của những “học sinh chưa ngoan”, khơi dậy những tiềm năng của đối tượng này( cho dù là nhỏ) , tiếp thêm sức mạnh để học sinh nhìn thấy, cảm thấy và tự sửa chữa khuyết điểm theo cách riêng của mình . 
Phát huy quyền hạn và trách nhiệm của học sinh trong nhà trường phổ thông, thực hiện tốt nguyên lý “Chống xử phạt hà khắc “ đối với học sinh, hướng toàn trường về mục tiêu, chủ đề, chủ điểm cùng tham gia, cùng chung sức dựng xây . 
Giờ chào cờ theo hướng mở là “ Cầu nối” tri thức giữ cái thường nhật với xã hội, giữa sách vở với thực tiễn , giữa tuyên truyền và hành động , liên thông giữa các bộ môn, giữa tuần cũ và mới . Thể hiện cùng chung mục đích, trách nhiệm , mục tiêu trong một giai đoạn mới . 
 Chào cờ là biểu trưng của tình đoàn kết, biểu trưng của sức mạnh, nhắc lại hình ảnh tổ quốc- Nhân dân- đồng bào và thái độ công dân trong mỗi con người 
 Giờ chào cờ mang tính dự báo những sự kiện, sự việc đã, đang , sẽ xảy ra trong nhà trường phổ thông , từ đó giúp nhà quản lý điều chỉnh, bổ xung lịch thực hiện trong tuàn, trong tháng , khơi dậy , thức tỉnh lòng tự hào của dân tộc. 
Một số khuyến nghị:
Để có được những giờ chào cờ thành công, các nhà trường cần nên tránh trong việc chuyển hóa hình thức, nội dung trong giờ chào cờ một cách khiên cưỡng, quá độ . Cụ thể là :
 Không nên tập trung vào nhiều khía cạnh sau thời gian thầy Hiệu trưởng lên triển khai. Không nên làm tan, loãng vụn vặt các chủ đề , như vậy sẽ không tạo sự chú ý cho học sinh . Việc làm ấy không hiệu quả , phản tác dụng . 
Không nên tổ chức bằng một hình thức . Sự chuyển đổi hình thức là nghệ thuật sư phạm tăng sự chú ý của học sinh .Học trò cùng tham gia, cùng trao đổi như vậy giờ chào cờ mới phong phú hiệu quả. 
Không nên chỉ sử dụng một nhóm học sinh có năng khiếu tham gia diễn xuất, thể hiện. Cần phát huy tất cả các đối tượng trong giờ chào cờ. 
Tránh buổi chào cờ chỉ lặng im nghe, lặng im nhìn. Cần tạo tâm thế trong giờ chào cờ bằng mọi thủ pháp của giáo viên như: Đặt câu hỏi, gợi mở để học sinh trả lời . Có như vậy, mới tạo ra những chuỗi phản ứng theo kiểu “nhiệt hạch” dây chuyền . Học sinh tự trả lời và trình bày ý kiến của mình . 
Không nên tổ chức giờ chào cờ theo kiểu thông báo, định hình, rập khuôn, máy móc. Các nghiên cứu trước đây chỉ cho rằng: Giờ chào cờ là mặc định . Ta nên đổi mới, không nên đi theo những lối mòn, lạc hậu .
Phải khảng định rằng: Phần lễ và phần nội dung là mặc định , là sự chia nhỏ về thời gian của một buổi . Cần phải thay đổi về nội dung, cách thức tổ chức để tạo động lực cho học sinh thực hiện những kế hoạch đề ra trong tuần. Sự thay đổi về cách thức tổ chức cũng tham gia vào thay đổi tâm thế của giờ chào cờ, nó hoàn toàn phù hợp theo xu hướng mới mang tính giáo dục . 
 	 Không được xa rời mục tiêu, mục đích của giờ chào cờ . Không nên lạm dụng giờ chào cờ trở thành một buổi nói chuyện sinh hoạt ngoại khoá , xa trong vòng luẩn quẩn theo kiểu vòng xoáy , mà nên điều chỉnh thoát ra bằng cách bám vào chủ đề, kế hoạch vạch ra, chốt lại vấn đề. 
 Có thể giáo viên đặt câu hỏi trong giờ để cho học sinh trả lời ngay. Nhưng không nên đặt câ hỏi quá khó, mà nên soạn hệ thống câu hỏi theo hướng mở cho cả cộng đồng học sinh đều trả lời được . Như vậy giờ ấy mới đạt được yêu cầu vừa thoáng, vừa vui. Cần: Khơi những điều gì các em đã có , mở những điều gì mà các em chưa thông. 
 Để đạt hiệu quả tốt trong quá trình tổ chức những giờ chào cờ theo hướng mở ở các nhà trường phổ thông vùng cao trước hết cần phải đổi mới cách nghĩ, cách làm, cách thức tổ chức của hội đồng giáo dục nhà trường trong các năm. Đặc biệt là phải đưa ra những thước đo đánh giá việc chuẩn bị của công tác chủ nhiệm lớp khi đến tuần lớp mình đảm nhiệm tổ chức. 
Một giờ chào cờ theo hướng mới cần nêu cao vai trò đổi mới, vai trò lãnh đạo của Hiệu trưởng . Đó là:Chỉ đường và vạch hoạch định, Đề xướng sự thay đổi, Thu hút dẫn dắt, Thúc đẩy và phát triển. Đặc biệt là khâu thúc đẩy và phát triển .
-Thúc đẩy và phát triển: Nhằm đánh giá, uốn nắn, khuyến khích, phát huy thành tích, tạo các giá trị mới cho nhà trường. Từ đó nhận thấy, ngoài vai trò là nhà giáo, hiệu trưởng trường phổ thông có vai trò kép: Nhà lãnh đạo và nhà quản lý. 
Cần có sự hợp tác của các tổ chức đoàn thể như: Tổ chức đội, công đoàn, đoàn thanh niên trong cách thức tổ chức, trong tiêu chí thi đua theo các giai đoạn khác nhau/ năm học. Các tổ chức đoàn thể cần hợp tác, đón đàu các chủ dề, chủ điểm, những nhiệm vụ trong tâm và đưa ra những sáng kiến xây dựng chương trình chào cờ sao cho có sự đổi mới, thu hút học sinh cùng tham gia và hoạt động .
Giáo viên chủ nhiệm cần có cái nhìn thông suốt, giữa tuần trước và sau, giữa phong trào thi đua này với phong trào thi đua khác để xác định được mục tiêu lớp mình cần phấn đấu. Giáo viên đến phiên trực tuần cần phải chuẩn bị chu đáo và kiểm tra từ âm thanh, ánh sáng đến giáo án chào cờ. Cần chắt lọc những từ ngữ khen, chê sao cho phù hợp với đối tượng và mang tính giáo dục cao, cần tóm gọn nội dung của buổi họp giao ban lần trước để soạn thảo văn bản trước khi nói trong buổi chào cờ . Có như vậy mới mang tính thuyết phục các em . 
Cần phải thay đổi cách thức tổ chức khi xuất hiện những tình huống không thành .
Nhà trường cần xây dựng, thiết kế thước đo trong các buổi chào cờ. Thước đo là đơn vị đo lường để đánh giá toàn diện chất lượng trong các buổi chào cờ trước và sau., qua đó mới xác định được con đường đi, cách thức tổ chức trong những giờ chào cờ sau. 
Sức hút của giờ chào cờ là: Sự thay thế , lựa chọn những ngôn từ của người tổ chức, đó là nói giảm, nói tránh đi , bảo vệ lòng tự trọng của học sinh . Cái lớn lao của buổi chào cờ là: Các phong trào thi đua, các mốc lịch sử chói lọi , là cộng đồng thân thiện cởi mở và trân thành . 
Sự chuyển hóa sau buổi chào cờ là sự hòa nhập giữa cái chung và cái riêng , biến cái vô thức trở thành có ý thức, Cái tôi công dân trở thành cái chúng ta , cái thái độ, cái tư tưởng được hòa nhập với mục tiêu . Sao cho giờ chào cờ trở thành dòng chảy chung cho cả nhà trường 
Các hội đồng giáo dục trong các nhà trường cần:
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá giờ chào cờ ( Đánh giá về cách thức tổ chức và hành vi thực hiện của giáo viên chủ nhiệm trong việc tổ chức giờ chào cờ). Đưa kết quả đo lường đó tham gia vào việc đánh giá thi đua của giáo viên trong các năm học./.
XÁC NHẬN, XẾP LOẠI HĐKH TRƯỜNG NGƯỜI VIẾT ĐỀ TÀI NCKH 
Xếp loại:
 Đỗ Văn Dinh 
XÁC NHẬN XẾP LOẠI CỦA HĐKH 
PHÒNG GI

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cach_thuc_chi_dao_va_bien_phap_thuc_hi.doc