SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Giáo dục công dân tại trường THPT Lê Viết Thuật-TP Vinh-Nghệ An

SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Giáo dục công dân tại trường THPT Lê Viết Thuật-TP Vinh-Nghệ An

Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định “Giáo

dục và đạo tạo cùng với Khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền

tảng và là động lực thúc đẩy CNH – HĐH đất nước. Đầu tư cho giáo dục là đầu

tư cho sự phát triển. Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,

bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con người có kiến thức, có văn hoá, có kĩ

năng nghề nghiệp, gắn học với hành, tài với đức.”.

Đảng ta cũng khẳng định: “nhân tài không phải sản phẩm tự phát mà phải

được phát hiện và bồi dưỡng công phu”. Nhiệm vụ xây dựng chiến lược quốc

gia về nhân tài và chương trình quốc gia về đào tạo bồi dưỡng nhân tài cũng đã

được Đảng ta chú trọng.

Để định hướng trên đi vào Giáo dục một cách thiết thực trong nhiều năm

qua các cuộc thi Học sinh giỏi cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện hay các cuộc

thi tìm ra nhân tài theo các hình thức khác nhau luôn được tổ chức và đi vào

chiều sâu nhằm chọn ra nhân tài cho đất nước.

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) các môn văn hóa là một nhiệm

vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn lực, bồi

dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho địa phương nói chung. Việc phát

hiện, đào tạo và bồi dưỡng, tạo điều kiện để nhân tài được phát huy tài năng,

đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là một công việc

rất quan trọng. Như vây, đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi là bước đầu tiên, là vấn

đề cần thiết và cấp bách, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới hội nhập đất

nước hiện nay

pdf 41 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 1054Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Giáo dục công dân tại trường THPT Lê Viết Thuật-TP Vinh-Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n vẫn còn 
không ít những khó khăn khác. Bởi lẽ thông thường các em có tố chất thông 
minh, học lực khá, giỏi đều muốn đăng kí dự thi vào các đội tuyển Toán, Văn, 
11 
Ngoại ngữ, Sử, Địa Do vậy việc chọn nguồn học sinh giỏi môn Giáo dục công 
dân bao giờ cũng là diễn ra sau cùng, các môn chọn ngược chọn xuôi, thậm chí 
loại ra khi đó mới đến lượt môn Giáo dục công dân. Khi giáo viên đã chọn được 
rồi cũng đâu dễ dàng để học sinh theo mình và đi thi cho mình. Đứng trước 
những khó khăn đó bản tôi luôn trăn trở để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất và 
cuối cùng tôi đã có những bước đầu thành công trong việc chọn nguồn. 
Ngoài ra, trong quá trình bồi dưỡng tôi còn tiếp tục thi khảo sát ít nhất ba 
lần để đánh giá chính xác khả năng của từng em. Từ đó có thể lấy bổ sung thêm 
hoặc loại bớt một số em không tiến bộ trong đội tuyển. Như vậy, để chọn đội 
tuyển một cách hiệu quả cần thực hiện tốt các bước sau đây: 
Thứ nhất, Người giáo viên phải làm cho học sinh hiểu và nhận thức đúng 
về tầm quan trọng của môn Giáo dục công dân, yêu môn học, say mê từng tiết 
học. Muốn vậy giáo viên phải thật sự coi môn mình dạy như là một cái nghiệp 
của mình, chuyên tâm gắn bó, trau dồi chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy 
học, thiết kế bài giảng đa dạng, sáng tạo tránh nhàm chán cho học sinh. Từ đó sẽ 
cuốn hút học sinh khiến cho các em thích thú với môn học. Hầu hết các tiết dạy 
của tôi luôn diễn ra sôi nổi, học sinh phát huy hết năng lực của mình. Trên cơ sở 
đó tôi sẽ dễ dàng phát hiện ra những em học sinh có tố chất tốt, có tư duy thông 
minh động viên các em vào nguồn bồi dưỡng của mình. 
Thứ hai, khi đã tìm được nguồn học sinh giỏi thì lúc này tôi nghĩ giáo 
viên phải là người truyền lửa cho học sinh, truyền sự say mê, niềm đam mê của 
mình cho học sinh. Khơi dậy trong các em niềm tin, tạo ra động lực để các em tự 
giác tham gia với động cơ đúng đắn và có quyết tâm cao. Giáo viên phân tích 
cho các em những lợi thế khi được chọn vào đội tuyển thi học sinh giỏi tỉnh. Khi 
tham gia thi học sinh giỏi giúp các em có cơ hội để thể hiện mình. Hệ thống kiến 
thức môn Giáo dục công dân giúp cho các em vận dụng rất nhiều trong cuộc 
sống như các kiến thức phần đạo đức, phần kinh tế. Khi tham gia kỳ thi học sinh 
giỏi các em có cơ hội để thể hiện mình, sẽ có những sự trải nghiệm thú vị, rèn 
luyện cho các em sự tự tin, có cơ hội gặp gỡ, tranh tài với các bạn đến từ những 
ngôi trường có tiếng trong tỉnh. Đặc biệt qua kỳ thi đó cũng chính là bước khởi 
đầu các em rèn luyện tâm thế thi cử để bước vào ký thi đại học với tâm thế tự tin 
hơn. 
Thứ ba, Việc chọn nguồn nên tập trung ở các lớp có nhiều học sinh khá 
giỏi của trường. Bởi vì những lớp này học sinh có sự cạnh tranh trong học tập 
cao. Mặt khác các em được chọn phải rất tâm huyết, có lòng đam mê, có niềm 
tin, có bản lĩnh. Đối với bản thân tôi ngoài việc các em có kĩ năng nhớ tốt thì 
còn phải có tư duy sáng tạo biết vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề, các 
tình huống trong cuộc sống. Bởi lẽ đặc trưng của bộ môn Giáo dục công dân về 
kiến thức được vận dụng vào thực tiễn rất nhiều. Sau khi đã phát hiện nguồn tôi 
động viên các em tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi cấp trường và tiến hành 
12 
quan sát, bồi dưỡng các em. Thông thường việc lập đội tuyển diễn ra sau học kì 
I của lớp 10 và đội tuyển chính thức thì sau học kì II của lớp 10 sẽ đánh giá và 
chốt danh sách đội tuyển học sinh giỏi. Tất nhiên muốn chọn được đội tuyển có 
chất lượng thì giáo viên phải có những lần khảo sát thực chất để đảm bảo tính 
khách quan, chính xác. Đề ra phải chuẩn, chấm và chữa kịp thời thì mới đánh 
giá đúng năng lực học sinh. 
3.2. Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi 
Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những yếu tố 
quan trọng để người giáo viên xác định được nhiệm vụ của mình dạy cho học 
sinh nội dung gì và dạy như thế nào. 
Để thực hiện nhiệm vụ này, giáo viên cần căn cứ vào kế hoạch của Sở 
Giáo dục&Đào tạo, nhiệm vụ của nhà trường về công tác bồi dưỡng học sinh 
giỏi, khung chương trình và cấu trúc đề thi để xây dựng chuyên đề bồi dưỡng 
cho đúng trọng tâm kiến thức. 
Cụ thể, với kinh nghiệm của nhiều năm qua, tôi đã xây dựng hệ thống 
chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi như sau: 
Chuyên đề 1: Công dân với đạo đức 
Chuyên đề 2: Công dân với tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình. 
Chuyên đề 3: Công dân với cộng đồng 
Chuyên đề 4: Công dân với đất nước 
Chuyên đề 5: Công dân với những vấn đề cấp thiết của nhân loại. 
Chuyên đề 6: Công dân với việc tự hoàn thiện bản thân 
 Chuyên đề 7: Công dân với kinh tế. 
Chuyên đề 8: Công dân với các vấn đề về chính trị - xã hội. 
Chuyên đề 9: Công dân với việc hình thành lý tưởng sống. 
Chuyên đề 10: Công dân với những vấn đề xã hội hiện nay. 
Với 10 chuyên đề xây dựng theo cấu trúc thi học sinh giỏi đã khái quát 
toàn bộ khung chương trình thi. Trên cơ sở đó có sự phân bố thời gian hợp lý để 
học sinh có khả năng tiếp thu đầy đủ nội dung đã xây dựng. 
Mỗi chủ đề được xây dựng theo trình tự sau: 
- Mục tiêu của chủ đề 
- Kiến thức, kĩ năng cần bồi dưỡng: bao gồm kiến thức cơ bản, kiến thức 
mở rộng và nâng cao, kĩ năng thực hành. 
- Phương pháp trả lời cho từng dạng đề: có chú ý đến những phương pháp 
trả lời khác nhau. 
13 
14 
- Câu hỏi/Bài tập mẫu. 
- Câu hỏi/Bài tập luyện tập gồm câu hỏi/bài tập cơ bản, câu hỏi/bài tập 
nâng cao 
- Đề kiểm tra hết chủ đề. 
- Rút kinh nghiệm giảng dạy. 
- Sưu tập các bộ đề đã sử dụng làm tài liệu tham khảo. 
Ví dụ: Xây dựng chuyên đề: Công dân với đạo đức 
 - Mục tiêu: Học sinh nắm được 
 + Về kiến thức: Quan niệm về đạo đức; Phân biệt đạo đức với pháp luật; 
vai trò của đạo đức đối với cá nhân, gia đình, xã hội. Một số phạm trù cơ bản 
của đạo đức. 
 + Về kỹ năng: Học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để giải 
quyết những tình huống trong thực tiễn. Biết nhận diện được các phạm trù đạo 
đức từ những tình huống, bài tập. 
 - Thời gian bồi dưỡng: 2 buổi. 
 Buổi 1: Đạo đức là gì? Phân biệt đạo đức với pháp luật. Vai trò của đạo 
đức đối với cá nhân, gia đình và xã hội. 
 Buổi 2: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học: Nghĩa vụ, lương tâm, 
nhân phẩm, danh dự, hạnh phúc. 
 - Một số câu hỏi, bài tập tình huống: 
 Câu 1: Trong bài hát “Một đời người, một rừng cây” nhạc sĩ Trần Long 
Ẩn có viết “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai”. 
 Dựa vào kiến thức đã học, em hãy làm rõ ý nghĩa của lời bài hát trên. 
Câu 2: H là con lớn trong gia đình. H không những là học sinh giỏi của 
lớp và còn là người con ngoan, luôn yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với bố mẹ. 
Những khi ở nhà, ngoài công việc học hành, H còn thường xuyên giúp bố mẹ 
trong một số công việc gia đình. Ai cũng khen H là người chăm chỉ và ngoan 
ngoãn. 
Khi nói về H, các bạn trong lớp có các ý kiến khác nhau: 
- Một số bạn nói việc H yêu quý bố mẹ, kính trọng và giúp đỡ bố mẹ khà 
thực hiện nghĩa vụ của người con đối với cha mẹ theo quy định của pháp luật. 
- Một số bạn khác lại cho rằng đấy chẳng phải là nghĩa vụ theo pháp luật 
mà là xuất phát từ tình cảm của H, là hành vi xử sự theo chuẩn mực đạo đức. 
1. Quan điểm của em về các ý kiến trên. 
15 
2. Trình bày mối quan hệ giữa đạo đức với pháp luật. 
Câu 3: Câu chuyện: Thượng đế và con người. 
“Thượng đế lấy đất sét nặn ra con người. Khi Ngài nặn xong vẫn còn thừa ra 
một mẫu đất. 
- Còn nặn thêm cho mày cái gì nữa, con người? – Ngài hỏi. 
Con người suy nghĩ một lúc: có vẻ như đã đầy đủ chân, tay, đầu..., rồi nói: 
- Xin Ngài nặn cho con hạnh phúc. 
Thượng đế dù đã thấy hết, biết hết nhưng cũng không hiểu được hạnh phúc là 
gì. Ngài trao cục đất cho con người và nói: 
- Này, tự đi mà nặn lấy hạnh phúc cho mình. 
 Hỏi: Dựa vào kiến thức đã học em hãy làm rõ thông điệp từ câu chuyện trên? 
Câu 4: Trong cuộc chiến chống lại quân Nguyên Mông lần thứ 2 tháng 1 năm 
1285, Trần Bình Trọng đã tổ chức cuộc đánh chặn ngay tại bãi Thiên Mạc. Do sự 
chênh lệch quá lớn về quân số, Trần Bình Trọng bị bắt. Sau khi bắt được Trần Bình 
Trọng, tướng Nguyên tìm mọi cách để khai thác thông tin, dọa nạt, dụ dỗ ông. Tuy 
nhiên, Trần Bình Trọng kiên quyết không khuất phục. Khi được hỏi có muốn làm 
vương đất Bắc không, Trần Bình Trọng khẳng khái trả lời: “Ta thà làm quỷ nước 
Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì có một chết mà thôi, can gì 
mà phải hỏi lôi thôi” 
1. Câu chuyên trên thuộc về phạm trù nào của Đạo đức học? Hãy giải thích. 
2. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện đó? 
Câu 5: Trong giờ kiểm tra môn Sinh, có một số câu hỏi lý thuyết, T có nhớ 
nhưng không chắc chắn lắm. Ngồi bên cạnh, bạn M đã làm xong, T chỉ cần liếc qua 
nhanh là có thể “giải quyết” được. Và còn cách khác nữa: Cô giáo đang ngồi trên bục 
giảng, không hề chú ý về hướng T nên em có thể thao tác thật nhanh gọn và an toàn, 
để rồi T sẽ được điểm cao. Thế nhưngT không làm như vậy. Nộp bài rồi, mấy bạn 
trong lớp nói T dại thế, giở sách một chút thì có ảnh hưởng gì đến đạo đức đâu! Nhưng 
T không nghĩ thế. Em cảm thấy thật thanh thản trong lòng! 
1. Hành vi của T thuộc phạm trù nào của đạo đức học? 
2. Tại sao mặc dù làm bài chưa thật tốt nhưng T lại cảm thấy thanh thản trong lòng? 
- Cách trả lời các dạng đề: 
Câu 1, câu 2: Học sinh vận dụng kiến thức về nghĩa vụ để nêu được ý 
nghĩa của lời bài hát và nội dung yêu cầu của đề thi. 
Câu 3: dựa vào kiến thức về hạnh phúc để giải thích và nêu thông điệp từ 
câu chuyện trên. Hạnh phúc là tự mỗi người đấu tranh, tìm kiếm mới có được. 
Hạnh phúc không phải do thần linh, thượng đế hay ai đó ban phát cho. Học sinh 
16 
biết liên hệ đến bản thân và trả lời câu hỏi: bản thân làm thế nào để có hạnh 
phúc? 
Câu 4: Dựa vào yêu cầu của câu hỏi để trả lời. Nội dung câu chuyện trên 
đề cập đến phạm trù danh dự. Trên cơ sở kiến thức học sinh giải thích và nêu ý 
nghĩa câu chuyện. 
Câu 5: Tình huống đề cập đến phạm trù Lương tâm. Học sinh giải thích 
được tình huống và lần lượt trả lời các câu hỏi. Qua đó liên hệ đến trách nhiệm 
của bản thân phải làm gì để lương tâm luôn thanh thản. 
- Sau thời gian 2 buổi dạy học sinh nắm vững kiến thức và biết vận dụng 
những kiến thức đã học vào giải quyết tình huống thực tiễn, giáo viên kiểm tra 
học sinh bằng cách cho học sinh làm bài. Thời gian kiểm tra 30 phút cho một 
câu hỏi. Qua đó sẽ củng cố kiến thức cho các em học sinh và rèn luyện được kỹ 
năng làm bài. 
Thông qua việc xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi tôi nhận 
thấy: Đây là bước quan trọng quyết định đến kết quả thi của học sinh. Nếu người 
giáo viên không có kế hoạch bồi dưỡng, không nắm chắc cấu trúc, yêu cầu của 
đề thi học sinh giỏi, thấy cái gì hay, cái gì khó thì dạy mà không có hệ thống thì 
sẽ dẫn đến học sinh không khái quát được kiến thức, nội dung, làm cho học sinh 
hoang mang, không khắc sâu nội dung giáo viên hướng dẫn. 
Học sinh nắm nội dung giáo viên hướng dẫn một cách logic, rèn luyện 
được kỹ năng làm bài. 
Khi tôi xây dựng chuyên đề theo hệ thống đã phủ kín hết toàn bộ chương 
trình theo yêu cầu, các dạng đề thi học sinh giỏi. Vì vậy, khi học sinh bước vào 
kỳ thi cho dù bắt gặp đơn vị kiến thức nào, dạng đề nào thì học sinh không bị 
ngợp mà các em vẫn rất tự tin để làm bài. 
Tuy nhiên, thông qua việc xây dựng chuyên đề cũng cần lưu ý rằng, sau 
bước xây dựng chuyên đề bồi dưỡng, giáo viên phải có kế hoạch dạy phù hợp, 
chuẩn bị tài liệu chu đáo. Giáo viên cần cung cấp và hướng dẫn tài liệu cho học 
sinh. Đối với bộ môn này thì thực sự mà nói tài liệu hầu như không có gì nhiều 
ngoài sách giáo khoa giáo dục công dân 10 và giáo dục công dân 11. Do đó 
ngoài việc giáo viên giới thiệu chương trình sách giáo khoa, các loại sách tham 
khảo thì giáo viên phải tự tìm tòi nguồn tài liệu bằng cách truy cập Internet để 
tìm tài liệu, khai thác các thông tin để có thể vận dụng trong quá trình giảng 
dạy. Ngoài ra sưu tầm các quyển sách về các tình huống đạo đức, các câu 
chuyện đạo đức, các tình huống trong thực tiễn cuộc sống, các vấn đề trong xã 
hội để vận dụng kiến thức vào nhằm giải quyết các vấn đề đó. Đồng thời phải 
sưu tầm các bài văn nghị luận xã hội hay về các vấn đề đạo lí hoặc các vấn đề 
xã hội để phục vụ cho quá trình dạy bồi dưỡng. Bởi vì đề thi môn Giáo dục 
17 
công dân hướng vận dụng rất cao và có một câu nghị luận xã hội về các vấn đề 
đạo đức, đạo lí hoặc các vấn đề trong xã hội 
Trong quá trình bồi dưỡng, trên cơ sở chuyên đề xây dựng, người giáo 
viên cần dạy học sinh nắm chắc chắn kiến thức cơ bản rồi mới dạy nâng cao. 
Học sinh phải nhớ kiến thức của từng bài nhuần nhuyễn thì mới có khả năng giải 
quyết tình huống vận dụng trong thực tiễn. 
Sau khi học sinh nhớ các kiến thức cơ bản thì giáo viên sẽ hướng dẫn học 
sinh biết cách giải quyết, khai thác một đơn vị kiến thức, một bài tập hay vận 
dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề đặt ra. Từ đó rèn luyện cho các em khả 
năng tư duy logic, tư duy độc lập sáng tạo và biết cách tương tự hóa, mở rộng 
hóa, tổng quát hóa một vấn đề của kiến thức. 
Giáo viên bồi dưỡng không được nhồi nhét kiến thức cho các em một 
cách thụ động mà phải dạy những kiến thức các em cần phù hợp theo từng cấp 
độ từ thấp đến cao. Đừng hiểu nhầm học sinh giỏi, cái gì các em cũng biết, cái gì 
các em cũng dễ dàng tiếp thu. Vì vậy giáo viên bồi dưỡng không nên giao cho 
các em những nhiệm vụ bất khả thi mà giao bài tập hay nhiệm vụ phải phù hợp 
với từng đối tượng học sinh, để tạo niềm tin, say sưa, đam mê, hứng thú trong 
học tập cho các em. Bên cạnh đó giáo viên cần nhắc nhở học sinh phải có thái 
độ học tập nghiêm túc, ghi bài và làm bài đầy đủ, có đầy đủ tài liệu học tập theo 
hướng dẫn của giáo viên, trong đó bao gồm các bài tập hay, các đề và đáp án, 
các kiến thức tự tìm hiểu, đúc kết sau một quá trình học tập, Những ghi chép 
này rất cần thiết cho việc học tập, rèn luyện nâng cao kiến thức của học sinh giỏi. 
3.3. Sử dụng phương pháp dạy học tích cực để phát huy tính sáng tạo 
của học sinh trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi 
Phương pháp dạy học tích cực là các biện pháp, cách thức hành động của 
giáo viên và học sinh trong trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện 
và điều khiển quá trình dạy học. Với cách dạy này đòi hỏi giáo viên phải có bản 
lĩnh, chuyên môn tốt và kiên trì xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ 
động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. Tuy nhiên, khi đổi mới phương pháp 
dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động 
dạy với hoạt động học thì mới thành công. 
Phương pháp dạy học tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập 
cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là 
một mục tiêu dạy học. Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh chóng, với sự 
bùng nổ thông tin, khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão thì không 
thể nhồi nhét vào đầu óc học sinh khối lượng kiến thức ngày càng nhiều. Phải 
quan tâm dạy cho học sinh phương pháp học như thế nào mới có hiệu quả. Bên 
cạnh đó hướng dẫn học sinh tự học cũng là một yếu tố cốt lõi để có hiệu quả. 
18 
Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự 
học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con 
người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. 
Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, việc sử dụng các phương pháp 
dạy học tích cực để phát huy tính tư duy độc lập sáng tạo của học sinh là rất cần 
thiết và giữ vai trò quyết định đến kết quả thi của các em học sinh. Bởi lẽ khi 
giáo viên rèn luyện cho học sinh tư duy độc lập, sáng tạo thì học sinh có thể làm 
chủ trong mọi tình huống. Đặc biệt khi gặp những câu hỏi khó, học sinh không 
lúng túng mà các em có thể bình tĩnh, đủ tự tin để chinh phục. 
Các phương pháp dạy học tích cực tôi thường sử dụng trong quá trình bồi 
dưỡng học sinh giỏi đó là: phương pháp động não, phương pháp giải quyết vấn 
đề, phương pháp tình huống kết hợp với một số kỹ thuật dạy học tích cực để 
tăng thêm hiệu quả. 
3.3.1. Phương pháp giải quyết vấn đề 
Đây là phương pháp dạy học trong đó giáo viên tạo ra những tình huống 
có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ 
động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn 
luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác. Đặc trưng cơ bản của 
dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là "tình huống gợi vấn đề" vì "Tư duy chỉ 
bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề". 
Căn cứ vào đề thi học sinh giỏi tỉnh hàng năm, tôi nhận thấy rằng việc áp 
dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề rất phù hợp và hiệu quả trong qua trình 
dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. Phương pháp dạy học này rất quan trọng giúp cho 
các em học sinh biết nhận diện và giải quyết vấn đề. 
Ví dụ khi dạy ở chuyên đề 1: Công dân với đạo đức với chủ đề Quan niệm 
về đạo đức giáo viên đã đưa ra tình huống có vấn đề: 
“H là con lớn trong gia đình. H không những là học sinh giỏi của lớp và 
còn là người con ngoan, luôn yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với bố mẹ. Những 
khi ở nhà, ngoài công việc học hành, H còn thường xuyên giúp bố mẹ trong một 
số công việc gia đình. Ai cũng khen H là người chăm chỉ và ngoan ngoãn. 
Khi nói về H, các bạn trong lớp có các ý kiến khác nhau: 
- Một số bạn nói việc H yêu quý bố mẹ, kính trọng và giúp đỡ bố mẹ là 
thực hiện nghĩa vụ của người con đối với cha mẹ theo quy định của pháp luật. 
- Một số bạn khác lại cho rằng đấy chẳng phải là nghĩa vụ theo pháp luật 
mà là xuất phát từ tình cảm của H, là hành vi xử sự theo chuẩn mực đạo đức. 
1. Quan điểm của em về các ý kiến trên. 
2. Trình bày mối quan hệ giữa đạo đức với pháp luật.” 
19 
Với tình huống trên giáo viên hướng dẫn học sinh giải quyết theo các bước: 
Bước 1: Phát hiện vấn đề và giải thích và chính xác hóa tình huống để 
hiểu đúng vấn đề được đặt ra. 
Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để học sinh phát hiện vấn đề: Tình huống 
trên thuộc nội dung bài học nào? Liên quan đến đơn vị kiến thức nào? Việc con 
cái làm những công việc nhà để giúp đỡ bố mẹ có phù hợp với chuẩn mực đạo 
đức không? Em biết được quy định nào của pháp luật về nghĩa vụ của con cái 
đối với cha mẹ không? 
Những câu hỏi gợi mở vấn đề giúp học sinh nhận diện và phát hiện ra vấn 
đề để đi đến câu trả lời chính xác. 
Bước 2: Hướng dẫn HS tìm hướng giải quyết vấn đề. Cần thu thập, tổ 
chức dữ liệu, huy động tri thức; sử dụng những phương pháp, kĩ thuật nhận thức, 
tìm đoán suy luận liên quan những vấn đề đã học; phương hướng đề xuất có thể 
được điều chỉnh khi cần thiết. Kết quả của việc đề xuất và thực hiện hướng giải 
quyết vấn đề là hình thành được một giải pháp. Nếu đưa ra lựa chọn và giải 
thích đúng thì đi đến học sinh có thể tiếp tục trình bày. Nếu đưa ra lựa chọn sai 
thì quay lại phân tích vấn đề để tìm ra đáp án phù hợp nhất. 
Với những câu hỏi giáo viên gợi mở, học sinh chọn câu trả lời. Trong tình 
huống trên, học sinh đưa ra quan điểm mỗi ý kiến có ý đúng nhưng chưa đủ. 
Bước 3: Giải thích, trình bày phương án đã chọn. 
Trên cơ sở phương án đã chọn, học sinh giải thích vì sao mỗi ý kiến có ý 
đúng nhưng chưa đủ, từ đó đưa ra quan điểm của mình. 
Bước 4: Tìm hiểu khả năng ứng dụng của kết quả, liên hệ. 
Sau bài viết, học sinh có sự đánh giá, nhận xét và liên hệ đến bản thân học sinh. 
Trong chuyên đề 2: Công dân với kinh tế với chủ đề Thực hiện nền kinh tế 
nhiều thành và tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước giáo viên nêu tình 
huống có vấn đề: 
“Thông tin: “Đầu tư nước ngoài đang ngày càng trở thành kênh cấp vốn 
quan trọng, trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, đóng góp đáng 
kể vào ngân sách nhà nước. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có mặt ở 
hầu hết các địa phương, tham gia vào nhiều lĩnh vực trên phạm vi cả nước...” 
 (Nguồn: báo hanoimoi.com.vn ngày 13/12/2019) 
1. Thông tin trên nói đến thành phần kinh tế nào? Trình bày hiểu biết của 
em về thành phần kinh tế đó. 
2. Trong tương lai em có dự đ

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmot_so_bien_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_boi_duong_hoc_sinh_g.pdf