Đề tài Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh THCS

Đề tài Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh THCS

Phối hợp với đoàn đội, gia đình, nhà trường, giáo viên bộ môn nhất là môn giáo dục công dân để giáo dục các em tốt hơn.

Đối với những học sinh học yếu và hay không thuộc bài thì cứ sau mỗi buổi học sẽ ở lại học và làm bài với sự hướng dẫn và giúp đỡ của ban cán sự và giáo viên chủ nhiệm.

Xếp loại thi đua, khen thưởng kỉ luật: Cuối mỗi tuần đều xếp loại thi đua. Phát thưởng học sinh giỏi và hoa điểm mười cuối tháng có mời ban đại diện cha mẹ học sinh. Để học sinh khắc phục khuyết điểm và phấn đấu.

Qua xếp loại giáo viên nắm bắt kịp thời tình hình học tập cũng như rèn luyện đạo đức, sự tiến bộ của học sinh để khen chê động viên khích lệ biểu dương kịp thời, có biện pháp uốn nắn cho phù hợp.

Để làm tốt công tác chủ nhiệm thì mỗi chúng ta ngoài lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm, năng lực quản lí, cần cù chịu khó thì phải rèn dũa cho mình một kỹ năng sử lí tình huống sư phạm nhanh, khéo léo và chính xác. Sau đây Tôi xin đưa ra một số tình huống sư phạm mà Tôi đã áp dụng ở trường Nguyễn Trãi và nó đã đem lại kết quả tốt:

Nghiện game online – Facebook, chính là hiểm họa – sự khởi đầu của những tệ nạn xã hội khác:

Tất cả các tệ nạn của học sinh hầu như bắt nguồn từ nghiện game – facebook mà ra.

Theo quan sát của Tôi thì rất nhiều học sinh nam ở trường nghiện game kể cả các học sinh ở lớp chọn, bởi các em đều có biểu hiện: hay cáu gắt – tức giận, căng thẳng, buồn chán, mất tập trung mất hứng thú với học tập, bỏ bê học hành, không học bài, không làm bài tập, lực học sa sút. Các em đến trường với đầu óc mơ hồ, giống như đang sống trong một thế giới ảo, không hề chú ý gì đến việc học. Mà từ đó dẫn đến những tệ nạn xã hội khác.

Cụ thể như: học sinh lớp 8A6 năm, vào đầu năm học các em đa số ngoan hiền, chịu khó học hành. Vậy mà bắt đầu học kì 2 các em có biểu hiện khác hẳn: nghịch ngợm, quậy phá, đi học không thuộc bài, không chép bài, ngồi học thì cứ mơ mơ màng màng. Đặc biệt là các học sinh nam, trong đó có em Minh, Kỳ, Tuấn, Đông. Những học sinh nghiện game này khi không có tiền chơi trở nên cáu bẩn, dể bị kích động rồi đánh nhau, thậm chí ăn cấp ăn trộm.

 

doc 34 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 2446Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẫn nhau.
	Những học sinh hay nói chuyện và làm việc riêng nghồi vị trí giáo viên dễ quan sát và cạnh các bạn ban cán sự lớp để dễ quản lí. Những học sinh hay mắc nhiều lỗi xếp vào bàn cạnh bàn giáo viên đến khi nào các em tiến bộ thực sự sẽ chuyển sang chổ khác nhường chổ cho bạn vi phạm kế tiếp.
 Sau đó cho toàn lớp học nội quy trường lớp và thông báo thông tư xếp loại học lực và hành kiểm đến học sinh, Tôi đặc biết lưu ý cho học sinh việc học sinh được và không được làm.
 Tiến hành làm sổ chủ nhiệm và sổ theo dõi cho các tổ: Tổ chức cho ban cán sự lớp và tổ trưởng tập huấn một buổi. Hôm đó Tôi giao nhiệm vụ cụ thể và rõ ràng cho từng em và thông báo trước lớp. Làm sổ theo dõi cho các tổ và ban cán sự lớp, cách tính điểm dựa trên nội quy của trường. Đề nghị các em phải làm việc nghiêm túc, công bằng. Muốn tạo được lòng tin của tập thể thì trước tiên mình phải là người thật sự gương mẫu.
 Bầu ban cán sự - Giao nhiệm vụ tới ban cán sự: Ban cán sự lớp có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giáo viên quản lí và điều hành lớp, nên phải lựa chọn những học sinh có năng lực quản lí lớp, có tiếng nói và niềm tin với tập thể.
Nhiệm vụ của bốn tổ trưởng là theo dõi học tập, đạo đức và các hoạt động khác của từng thành viên trong tổ mình vào sổ thật nghiêm túc, công bằng, tránh bao che. Nếu tổ trưởng nào không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị sử lí. Nhiệm vụ của lớp trưởng là quản lí chung mọi mặt của lớp. Khi giáo viên chủ nhiệm không đến sinh hoạt 15 phút đầu giờ thì lớp trưởng lên bục giảng để quản lớp, cho lớp sinh hoạt theo kế hoạch trong tuần. Lớp phó học tập chịu trách nhiệm về mảng học tập của lớp, kiểm tra việc học tập và đôn đốc các bạn học, chữa bài tập khó vào 15 phút đầu giờ. Lớp phó văn thể mỹ cất hát đầu giờ và quan sát xem bạn nào không hát thì ghi vào sổ, tập bài hát mới cho cả lớp, tập luyện các tiết mục văn nghệ. Lớp phó lao động quản lí theo dõi về mặt lao động, vệ sinh và bảo vệ cơ sở vật chất của lớp.
 Nếu huấn luyện được một ban cán sự lớp tốt và tổ trưởng tốt, thì công việc của giáo viên chủ nhiệm rất nhẹ nhàng, mọi công việc phải tập cho các em làm, các em chịu trách nhiệm, tập và rèn luyện cho các em năng lực quản lí lớp. Như vậy nề nếp lớp sẽ nhanh chóng đi vào quỹ đạo. 
Tổ chức sinh hoạt 15 phút, sinh hoạt lớp: Khi sinh hoạt 15 phút giáo viên cần để ý xem học sinh có biểu hiện gì khác thường, đặc biệt qua sổ trực của cờ đỏ sổ đầu bài giáo viên nắm được tình hình của học sinh và giải quyết dứt điểm ngay hôm đó chớ đừng đợi đến cuối tuần.
Tôi luôn gương mẫu trong mọi hoạt động. Bởi Tôi giáo dục học sinh qua những hành động của mình chứ không phải qua lời nói. 
Tổ chức cuộc thi ước mơ của em vào sinh hoạt 15 phút hoặc HĐNGLL, để các em nói lên ước mơ của mình. Định hướng cho học sinh muốn thực hiện được ước mơ thì ngay từ bây giờ em phải làm gì?
Tôi cho lớp trưởng đánh giá tình hình chung của lớp, sau đó các tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ, đặc biệt chú ý đến các bạn đạt thành tích và các bạn phạm lỗi, xếp loại từng bạn lên bảng theo ba rem 
Sau đó điều quan trọng nhất cho các em phạm lỗi đứng lên, tự nhận xét trình bày ý kiến và nguyện vọng của mình về việc theo dõi của tổ và tự nhận hình thức kĩ luật cho mình. 
Đặc biệt các em vi phạm sẽ được gởi một phiếu liên lạc về cho phụ huynh, để gia đình nắm bắt tình hình phối hợp với giáo viên chủ nhiệm giáo dục. 
Khi vi phạm nhiều lần, mời phụ huynh đến họp phải có biên bản cụ thể. Giáo viên nên lưu ý gửi giấy mời cho các bạn gần nhà. Khi có biên bản họp phụ huynh thì thông báo cho toàn lớp nhằm giáo dục và răng đe các em phạm lỗi. Đặc biệt giáo viên phải xử lí học sinh bằng cách sai đâu sửa đó.
Nếu học sinh vi phạm lỗi đựơc giáo dục nhiều lần nhưng không tiến bộ thì giáo viên lập danh sách đưa lên ban nề nếp.
Nếu học sinh vẫn không tiến bộ, thì ba tuần sinh hoạt lớp liên tiếp cho lớp làm biên bản, đưa lên nhà trường phê bình.
Đối với học sinh cá biệt không phê bình gây gắt trước lớp mà gặp riêng em, để tránh tạo tâm lí căng thẳng và định kiến của lớp dành cho học sinh đó. Tôi khuyến khích em nói lên suy nghĩ chủa mình, đưa ra những lời khuyên chân thành và có cam kết riêng của hai cô trò.
Đối với học sinh hay vi phạm đạo đức, hay bỏ học. Tôi tìm hiểu xem em đó vi phạm là do nguyên nhân nào: do chán học, do gia đình khó khăn, hay ham chơi đua đòi theo bạn, do bố mẹ li dị, do được nuông chiều, hay do đời sống khó khăn bố mẹ không quan tâm đến việc học hành của các em. Tùy từng đối tượng để mình đưa ra biện pháp giáo dục và xử lí.
Nên tổ chức tiết sinh hoạt lớp đa dạng, mỗi tiết là một nội dung khác nhau, nhưng cần chú ý biểu dương, khen thưởng theo sự tiến bộ của học sinh, đặc biệt là học sinh cá biệt. 
	 Lễ tuyên dương học sinh cuối tuần
Có thể dùng biện pháp chung cho học sinh vi phạm như sau:
Lần 1: Dọn vệ sinh.
Lần 2: Dọn vệ sinh + Bản kiểm điểm.
Lần 3: Dọn vệ sinh + Bản kiểm điểm + Mời phụ huynh.
Giáo viên đưa ra biện pháp trong đại hội chi đội, khi học sinh vi phạm phải thực thi biện pháp kỷ luật ngay. Đừng nói mà không làm, vì như thế học sinh sẽ lờn mặt, xem thường . Tuy nhiên đối với những học sinh vi phạm lỗi với nhiều nguyên nhân khác nhau thì ta phải có biện pháp khéo léo khác nhau để giáo dục. Ví dụ như học sinh vi phạm lỗi do bố mẹ li dị, thì ta phải khuyên các em cố gắng học để làm mẹ vui lòng. Còn nếu em có hoàn cảnh khó khăn thì mượn sách thư viện cho em, vận động học sinh trong lớp ủng hộ để giúp đỡ em đóng các khoản tiền, từ sự giúp đõ đó em sẽ thấy được niềm vui trong học tập và thấy được có rất nhiều người quan tâm đến mình, mình phải cố gắng vươn lên để không phụ lòng thầy cô và các bạn, tránh được học sinh bỏ học.
Giáo viên phải nói đi đôi với làm. Gương mẫu trong tất cả mọi việc dù là nhỏ nhất. Ví dụ giáo viên cho học sinh đi lao động, thông báo cho các em 7 giờ có mặt. Thì 6 giờ 50 phút giáo viên phải có mặt ở đó. Nếu em nào đến muộn thì giáo viên phải nhắc nhở và nếu tái phạm sẽ có hình phạt. Như vậy mới có uy tín với học sinh. Còn nếu giáo viên đến muộn mặc dù không nói ra, nhưng trong lòng học sinh không phục, học sinh sẽ nói thầm bà cũng đến muộn mà nói gì mình. Nếu vậy việc giáo dục đạo đức học sinh sẽ không thành công.
Khi xử lí học sinh cá biệt giáo viên phải phân loại các em thành hai nhóm: Một là thích nhẹ nhàng, hai là thích nghiêm khắc - hình phạt. Nếu học sinh có tính kỉ luật mà phạm lỗi thì đưa ra các hình phạt như bản kiểm điểm, dọn vệ sinh... Còn học sinh thích nhẹ nhàng thì giáo viên phải gặp riêng để khuyên bảo, phân tích cho các em thấy lỗi của mình và cách sửa chữa lỗi đó.
Muốn giáo dục học sinh thì phải nắm được đặc điểm tâm sinh lí của học sinh: Các em biểu lộ tình cảm một cách hồn nhiên, chân thật. Tình cảm chưa bền vững: thể hiện trong việc thiết lập mối quan hệ với bạn bè, lúc thích cái này lúc thích cái khác. Không đối xử thiếu tế nhị, coi thường học sinh. 
Tham gia hoạt động phong trào và HĐNGLL: Động viên học sinh mạnh dạn tham gia học sinh giỏi để có cơ hội thử sức mình, giúp học sinh tự tin hơn.
Kết hợp ban cán sự đôn đốc nhắc nhở thường xuyên để lớp tham gia nhiệt tình các phong trào do nhà trường và liên đội phát động, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: nói không với game online, kỹ năng phòng chống đuối nước, kỹ năng nói không khi có kẻ mời hút thuốcQua đó để các em bộc lộ quan điểm của mình và giáo viên đưa ra lời khuyên bổ ích để học sinh nhận thức được cái đúng cái sai và tự mình rút ra bài học kinh nghiệm.
Động viên khuyến khích học sinh mạnh dạn tham gia các phong trào thể dục thể thao, hội thi văn nghệ để các em có cơ hội vui chơi và qua đó các em sẽ mạnh dạn hơn.
 Tham gia cuộc thi giai điệu tuổi hồng chào mừng 20/11
 Học sinh trường Nguyễn Trãi tham gia làm lồng đèn trung thu
 Học sinh trường Nguyễn Trãi tham gia ngày hội đọc sách
 Học sinh trường Nguyễn Trãi tham gia trò chơi kéo co
Tùy từng lớp giáo viên có thể đưa thêm các phong trào thi đua khác để đưa học sinh vào hoạt động tốt như “ cùng là dũng sĩ” “ hoa điểm 10” “ nói lời hay làm việc tốt” “ đồng hành cùng bạn đến lớp”
Qua các phong trào giáo viên có thêm thời gian và cơ hội để gần gũi dể dàng nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh trong lớp từ đó hiểu các em nhiều hơn, rút ngắn khoảng cách giữa cô và trò để có biện pháp giáo dục phù hợp hơn. Đặc biệt các em có cơ hội hiểu nhau và đoàn kết hơn.
 Việc kết hợp giữa giáo viên và gia đình: Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu tiên giáo viên phải phân chia công việc rạch ròi giữa giáo viên và phụ huynh. Khi học sinh đến lớp trong các giờ học giáo viên chịu trách nhiệm quản lí, đôn đốc, giáo dục học sinh. Khi về nhà phụ huynh phải giáo dục, nhắc nhở con em mình thường xuyên. Đặc biệt là phải kiểm tra việc học tập của học sinh ở nhà. Phụ huynh phải kiểm tra được buổi học thứ 2,3 có những môn nào, học sinh đã làm đủ bài tập chưa, đã học thuộc bài chưa. Ví dụ như thứ 2 có môn Toán thầy cho 10 bài tập về nhà học sinh đã làm chưanếu đến lớp học sinh chưa làm bài tập và chưa thuộc bài thì phụ huynh là người chịu trách nhiệm. Sau đó Tôi cho những phụ huynh có những học sinh hay vi phạm lỗi viết bản cam kết sẽ giáo dục con em mình về đạo đức cũng như học tập. Làm tư tưởng với phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Thường xuyên đi thực tế gia đình học sinh đặc biệt là học sinh cá biệt để nắm bắt hoàn cảnh của từng em, lựa chọn được phương pháp giáo dục phù hợp.
Phối hợp với đoàn đội, gia đình, nhà trường, giáo viên bộ môn nhất là môn giáo dục công dân để giáo dục các em tốt hơn.
Đối với những học sinh học yếu và hay không thuộc bài thì cứ sau mỗi buổi học sẽ ở lại học và làm bài với sự hướng dẫn và giúp đỡ của ban cán sự và giáo viên chủ nhiệm.
Xếp loại thi đua, khen thưởng kỉ luật: Cuối mỗi tuần đều xếp loại thi đua. Phát thưởng học sinh giỏi và hoa điểm mười cuối tháng có mời ban đại diện cha mẹ học sinh. Để học sinh khắc phục khuyết điểm và phấn đấu.
Qua xếp loại giáo viên nắm bắt kịp thời tình hình học tập cũng như rèn luyện đạo đức, sự tiến bộ của học sinh để khen chê động viên khích lệ biểu dương kịp thời, có biện pháp uốn nắn cho phù hợp.
Để làm tốt công tác chủ nhiệm thì mỗi chúng ta ngoài lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm, năng lực quản lí, cần cù chịu khó thì phải rèn dũa cho mình một kỹ năng sử lí tình huống sư phạm nhanh, khéo léo và chính xác. Sau đây Tôi xin đưa ra một số tình huống sư phạm mà Tôi đã áp dụng ở trường Nguyễn Trãi và nó đã đem lại kết quả tốt: 
Nghiện game online – Facebook, chính là hiểm họa – sự khởi đầu của những tệ nạn xã hội khác:
Tất cả các tệ nạn của học sinh hầu như bắt nguồn từ nghiện game – facebook mà ra. 
Theo quan sát của Tôi thì rất nhiều học sinh nam ở trường nghiện game kể cả các học sinh ở lớp chọn, bởi các em đều có biểu hiện: hay cáu gắt – tức giận, căng thẳng, buồn chán, mất tập trung mất hứng thú với học tập, bỏ bê học hành, không học bài, không làm bài tập, lực học sa sút... Các em đến trường với đầu óc mơ hồ, giống như đang sống trong một thế giới ảo, không hề chú ý gì đến việc học. Mà từ đó dẫn đến những tệ nạn xã hội khác.
Cụ thể như: học sinh lớp 8A6 năm, vào đầu năm học các em đa số ngoan hiền, chịu khó học hành. Vậy mà bắt đầu học kì 2 các em có biểu hiện khác hẳn: nghịch ngợm, quậy phá, đi học không thuộc bài, không chép bài, ngồi học thì cứ mơ mơ màng màng. Đặc biệt là các học sinh nam, trong đó có em Minh, Kỳ, Tuấn, Đông. Những học sinh nghiện game này khi không có tiền chơi trở nên cáu bẩn, dể bị kích động rồi đánh nhau, thậm chí ăn cấp ăn trộm.
Khi nghiện game rất khó cai nếu như giáo viên chúng ta không kiên trì không nhiệt tình kết hợp với gia đình để giúp đỡ các em.
Học sinh trốn học đi chơi game: 
Em Minh học sinh lớp 8A5 là học sinh ngoan và chăm học, nhưng thời gian gần đây có biểu hiện đi học không thuộc bài, không chép bài, ngồi học thì cứ mơ mơ màng màng, bỏ một số tiết học đi chơi game và kết quả học tập xa sút. Sau khi tìm hiểu cô Châu mới biết bố mẹ Minh mới li hôn vì thế Minh chán học và bỏ tiết đi chơi game. Khi cô Châu gọi riêng Minh nhắc nhở thì em trả lời: “ Bố mẹ có quan tâm em đâu, em học để làm gì”. 
Là giáo viên chủ nhiệm ta phải sử lí tình huống trên như sau: Thông cảm, gần gủi, chia sẻ, động viên em cố gắng vượt qua khó khăn để tập trung vào học tập. Phân tích cho em thấy bố mẹ nào cũng yêu thương con, mong muốn con giỏi gian nên người. Nhưng trong cuộc sống không phải việc gì cũng theo ý mình. Việc bố mẹ không ở với nhau không có nghĩa là không thương em. Bản chất em là một học sinh ngoan, chăm học, em đừng để chuyện người lớn ảnh hưởng đến việc học. 
Vả lại em chơi game nhiều sẽ nghiện. Nghiện game là game thay thế và bạn bè và gia đình trong đời sống cảm xúc của hoc sinh. Người chơi game phụ thuộc hoàn toàn vào game, cả về cảm xúc – tâm lí – nhận thức – niềm vui – nổi buồn. Nghiện game dẫn đến hậu quả tiêu cực như lừa dối gia đình để trốn học đi chơi game, bỏ học, phạm tội trộm cắp để có tiền đi chơi, giết người. Hậu quả về giáo dục và nghề nghiệp: học hành giảm sút, bỏ thi, thi trượt, bị lưu ban, không thể xin được việc khi đã tốt nghiệp nghành nghề. Có học sinh – sinh viên từng là học sinh giỏi do chơi game đã không qua khỏi kì thi. Nguy hiểm hơn, nhiều game thủ có ý nghĩ muốn chết và có hành vi tự sát. Mà một khi đã nghiện là sẽ rất khó cai giống như nghiện ma túy vậy. 
Những lúc buồn em có thể chia sẽ với một người bạn thân hoặc với cô, cô sẳn sàng lắng nghe em tâm sự như một người bạn và cho em những lời khuyên chân thành. Vì khi nỗi buồn cho đi thì nỗi buồn chỉ còn một nữa. Sau đó có một lời hứa giữa hai cô trò và nói: “ Cô tin là em làm được”. Trao đổi với cha mẹ học sinh về tình hình học tập và những suy nghĩ của em về gia đình. Phối hợp với giáo viên
bộ môn, ban đại diện cha mẹ học sinh quan tâm, theo dõi những chuyển biến tâm lí của học sinh để cùng giúp đỡ.
Mặt trái của Facebook: 
Mạng xã hội Facebook ngày nay đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của giới trẻ. Họ sử dụng Facebook như một phương tiện kết nối, chia sẽ thông tin hữu ích trong cuộc sống và học tập. Tuy nhiên việc lam dụng nó cũng mang lại những hệ lụy là gây nghiện và stress, là mối đe dọa nghiêm trọng đến năng suất học tập, lao động do lãng phí thời gian trên Face. Họ tốn trung bình 2 giờ mỗi ngày để lên Face. Việt Nam là một trong 10 nước truy cập Facebook nhiều nhất thế giới.
Hiện nay các em ham mê các trò chơi điện tử, facebook, hút thuốc, nghiện ma túy không có tiền trở nên trộm cắp, bỏ họcVà các tệ nạn trên mỗi ngày diễn ra càng phức tạp, càng nghiêm trọng, nó mang lại hậu quả khôn lường. Đây chính là nỗi lo lắng trăn trở của biết bao giáo viên, phụ huynh và các cấp chính quyền.
Em An lớp 7A1 và Thành lớp 8A6 trao đổi giao lưu với nhau qua trang mạng facebook có những lời lẽ xúc phạm nhau dẫn đến mâu thuẩn đánh nhau ở nhà, hậu quả gây thương tích phải nhập viện.
Là giáo viên chủ nhiệm khi gặp trường hợp này chúng ta cần: Trực tiếp đến viện cùng ban cán sự thăm hỏi gia đình, động viên học sinh. Trao đổi với hai học sinh, bạn bè của các em, gia đình để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến mâu thuẩn và phân tích sai lầm của mỗi bên, hậu quả có thể xảy ra. Phân tích cho hai em thấy các em có thể vào facebook để tâm sự chia sẽ vui buồn và giúp đỡ nhau trong học tập. Trái lại dùng lời lẽ xúc phạm nhau để dẫn đến đánh nhau đó là mặt trái của face. Các em có biết cũng có nhiều người vì facebook mà chết không? Giáo viên có thể đưa ra vài dẫn chứng cụ thể để các em trấn tỉnh. Từ đó cho học sinh nhận lỗi và viết cam kết, hứa là sẽ dùng thời gian hợp lí để lên facebook. Bên cạnh đó giáo viên có thể dùng môt nick khác để theo dõi việc thực hiện lời hứa của các em. Kết hợp với gia đình quản lí giờ giấc của các em. Phối hợp với nhà trường, địa phương, cơ quan chức năng để cùng phối hợp xử lí triệt để mâu thuẩn. Kết hợp nhà trường, đoàn đội tổ chức sinh hoạt chủ điểm giáo dục cho học sinh cả lớp cả trường thấy tác hại hai mặt của các trang mạng xã hội.
Bạo lực học đường bắt nguồn từ Facebook:
Đây là tình huống thường gặp ở lứa tuổi học sinh THCS. Vì ở độ tuổi này các em vẫn còn khá sốc nổi, dể bị kích động, hiếu thắng, thích thể hiện mình. Nên đôi khi chỉ vì những lí do rất nhỏ nhặt như: một câu nói trêu chọc, một cái huýt vô tình, hay thậm chí là một cái nhìn đểucũng có thể dẫn đến mâu thuẩn và đánh nhau.
Do có mâu thuẩn xích mích từ trước, vào giờ tan trường một nhóm thanh thiếu niên bên ngoài chặn đánh một học sinh lớp 7A7 của cô Dịu chủ nhiệm gây thương tích nhẹ. Qua tìm hiểu cô Dịu biết được do Bình lên facebook tán người yêu của Hằng ở lớp 8A6. Nên Hằng mới về gọi bạn bè hàng xóm lên đánh Bình.
Là giáo viên chủ nhiệm chúng ta nên xử lí: Yêu cầu học sinh lưu lại trường, tiến hành sơ cứu cho học sinh, báo cho ban giám hiệu nhà trường, bảo vệ, ban nề nếp để xử lí tình huống như ngăn chặn, giải tỏa đám thanh niên đó, tìm hiểu các thành viên tham gia. Gọi điện cho gia đình đến đón Bình về. Phối hợp cùng gia đình, chính quyền địa phương, cơ quan chức năng để giải quyết triệt để mâu thuẩn và nhờ can thiệp khi cần thiết. Hôm sau gặp Bình để tìm hiểu nguyên nhân vì sao em bị đánh và giáo dục em, phân tích cho em thấy tác hại của facebook. Đưa sự việc ra trước lớp để giáo dục học sinh cả lớp. Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm của em Hằng để giải quyết. Kết hợp nhà trường, đoàn, đội tổ chức sinh hoạt chủ điểm tìm hiểu tác hại của facebook và bạo lực học đường.
Vi phạm pháp luật – Trộm cắp bắt nguồn từ nghiện game:
Một hôm thầy Tỉnh được mời lên làm việc tại phòng hiệu trưởng với lí do em Chiến học sinh của lớp thầy bị nghi vấn đã tham gia vào một vụ trộm cắp ở địa phương. Chiến là một học sinh được thầy đánh giá là học sinh ngoan.
Là giáo viên chủ nhiệm ta cần bình tĩnh nghe hiệu trưởng phản ánh sự việc và trao đổi những nhận xét của mình về học sinh đó với hiệu trưởng, nhận là sẽ tìm hiểu vấn đề qua kênh thông tin từ bạn bè, gia đình và xã hội và sẽ báo cáo lại trong thời gian sớm nhất. Gặp học sinh, gia đình học sinh tìm hiểu thì thầy Tỉnh mới biết: tuy ban đầu Chiến là một học sinh ngoan, chăm học. Nhưng do gần đây bị nghiện game, không có tiền chơi mới làm liều ăn cắp. Trong trường hợp này thầy Tỉnh đã chưa thật sự quan tâm đi sâu đi sát học sinh, nên chưa kịp thời nắm bắt được sự thay đổi của Chiến một cách kịp thời. Giáo viên chủ nhiệm động viên học sinh, gia đình học sinh phối hợp với công an và đồng thời báo với công an. Sau đó gặp riêng học sinh phân tích cho em hiểu tác hại của game, em thấy đó em chơi game là đã sai, mà nghiện game và trở thành người ăn cắp lại càng sai, em đã vi phạm pháp luật, nếu ở mức độ nặng thì em có thể bị ở tù. Giáo viên gần gũi, động viên giúp học sinh cai nghiện và hứa là sẽ không tái phạm nữa. Kết hợp nhà trường, đoàn đội tổ chức sinh hoạt chủ điểm giáo dục cho học sinh cả lớp cả trường thấy tác hại của game.
Sử dụng chất gây nghiện:
Hiện nay một số học sinh đã tham gia vào một tệ nạn xã hội vô cùng nguy hiểm, nó đe dọa tính mạng và cướp đi tương lai của chính các em.
Em Đạt lớp 9A6 do thầy Trí chủ nhiệm, bị một nhóm thanh niên lêu lỏng dụ dỗ, lôi kéo ban đầu là hút thuốc lá và sau đó đã sử dụng chất gây nghiện Sisha.
Là giáo viên chủ nhiệm ta nên xử lí: Đầu tiên là gặp học sinh tìm hiểu phân tích cho em hiểu về tác hại của thuốc lá và chất gây nghiện Sisha. Hút thuốc có hại cho sức khỏe vì khói thuốc lá chứa 7000 chất hóa học, 69 chất gây ung thư. Thuốc lá là nguyên nhân thứ 2 trong số các nguy cơ gây tử vong, sau dinh dưỡng và trên huyết áp, rượu bia. Thuốc lá gây ra 11 loại ung thư khác nhau, nhiều nhất là ung thư phổi - khí quản - phế quản. Nó còn là nguyên nhân của bệnh tim mạch. 
Sisha là dạng thuốc lào ả rập, có lượng nicotine cao hơn thuốc lào 75%, nó có tẩm hương liệu trái cây. Ở Việt Nam nó được dùng như thuốc lào nhưng gây cảm giác khoan khoái hơn, nên nhiều người cứ tưởng giống như mình đang hút thuốc mà không hề biết gì về tác hại của nó, đến khi phát hiện ra thì đã nghiện mất rồi. Em có biết nó có tác hại: nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường hô hấp, hệ thần kinh, nó có các chất gây ung thư gấp 100 lần so với thuốc lá. Khi đã thử m

Tài liệu đính kèm:

  • docthcs_73_3296_2010967.doc