Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn huyện Mường Khương

Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn huyện Mường Khương

Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định cùa Luật Trợ giúp pháp lý, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.

Sau 3 năm thực hiện Quyết định số 52/2010/ QĐ-TTg ngày 18/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức hiểu biết pháp luật cho ng¬ười nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011-2020, trên địa bàn huyện Mường Khương đã thành lập 01 chi nhánh tại huyện và 16 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý tại các xã, thị trấn với 10 cộng tác viên và hơn 100 thành viên các câu lạc bộ.

 

doc 5 trang Người đăng hoangphat_259 Lượt xem 5969Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn huyện Mường Khương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên sáng kiến
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRÊN ĐỊA BÀN 
HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG
Tên tác giả: Vàng Sảo Dũng
Chức vụ: Phó Trưởng phòng
Đơn vị công tác: Phòng Tư pháp huyện Mường Khương 
 Mường Khương, ngày 25 tháng 11 năm 2013
1. Đặt vấn đề
Mường Khương là một huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, là huyện miền núi, vùng cao, biên giới giáp với huyện Mã Quan và huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, nằm phía Đông bắc tỉnh, cách Thành phố Lào Cai 50 km. Huyện có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng, với tổng chiều dài đường biên giới đát liền với nước bạn Trung quốc hơn 80 km, huyện có cửa khẩu quốc gia Mường Khương, cửa khẩu phụ Pha Long và các lối mở là điều kiện để giao lưu, trao đổi kinh tế, văn hóa giữa hai nức Việt Nam - Trung quốc. 
Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính gồm: 15 xã và 01 thị trấn với 231 thôn, bản và tổ dân phố, có 09 xã với 45 thôn, bản giáp biên giới, huyện có 14 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đến 88%,. Huyện có tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 55.614 ha nhưng địa hình chia cắt phức tạp, có nhiều vực sâu chia cắt, xen kẽ giữa các giải thung lũng hẹp và sơn nguyên đá vôi thấp, các dân tộc trong địa bàn huyện thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau, mỗi dân tộc đều có nền văn hoá, phong tục tập quán khác nhau đã góp phần cho nền văn hoá các dân tộc trên địa bàn huyện đa dạng.
	Trong những năm qua được Đảng và Nhà nước quan tâm đã đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng do đó đời sống kinh tế, văn hóa xã hội của các dân tộc huyện Mường Khương đã được cải thiện, tuy nhiên tỉ lệ hộ nghèo còn cao do đó Đảng và Nhà nước đã triển khai chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011-2020.
	2. Những căn cứ đề xuất sáng kiến
- Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006;
- Căn cứ Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;
- Căn cứ Nghị định số 14/2013/NĐ-CP Ngày 05/02/2013 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;
- Căn cứ Quyết định số 52/2010/ QĐ-TTg ngày 18/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011-2020;
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BTP-UBDT ngày 17/01/2012 của Bộ Tư pháp, Ủy ban dân tộc về việc hướng dẫn thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số;
- Căn cứ Quyết định số 414/QĐ-UBND ngày 07/02/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai phê duyệt Kế hoạch số 02/KH-TP ngày 14/01/2013 của Sở Tư pháp tỉnh Lào Cai về triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm ngành Tư pháp Lào Cai năm 2013.
- Căn cứ Quyết định số 152/QĐ-UBND ngày 28/02/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Mường Khương phê duyệt Kế hoạch số 21/KH-TP ngày 25/02/2013 của Phòng Tư pháp huyện Mường Khương về triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm ngành Tư pháp năm 2013.
- Căn cứ vào hiệu quả thực hiện công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn huyện Mường Khương trong những năm vừa qua.
3. Sự cần thiết phải tăng cường công tác trợ giúp pháp lý 
Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định cùa Luật Trợ giúp pháp lý, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.
Sau 3 năm thực hiện Quyết định số 52/2010/ QĐ-TTg ngày 18/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011-2020, trên địa bàn huyện Mường Khương đã thành lập 01 chi nhánh tại huyện và 16 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý tại các xã, thị trấn với 10 cộng tác viên và hơn 100 thành viên các câu lạc bộ.
Thực tiễn công tác trợ giúp pháp lý cho thấy đây là chính sách hợp lòng dân, phù hợp với đạo lý của dân tộc và xu hướng phát triển của đất nước. Trước yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, thực hiện cải cách các thủ tục hành chính, cải cách hoạt động tư pháp và chủ động hội nhập quốc tế cũng như thực tiễn phát triển mạnh mẽ của công tác trợ giúp pháp lý.
Công tác trợ giúp pháp lý là một trong những chính sách xã hội thể hiện nhất quán chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc giúp đỡ pháp luật, hỗ trợ về mặt pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho nhân dân đặc biệt là người nghèo, người có công với cách mạng, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...Mặc khác trợ giúp pháp lý là cầu nối chuyển tải pháp luật vào cuộc sống, giảm chanh lệch về hiểu biết pháp luật, đánh dấu bước phát triển quan trọng và đưa công tác trợ giúp pháp lý lên một tầm cao mới phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn đất nước.
	4. Nội dung sáng kiến
Tăng cường công tác trợ giúp pháp lý 
Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 52/2010/ QĐ-TTg ngày 18/8/2010 về triển khai chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011-2020, đó là thể hiện trách nhiệm của Nhà nước đồng thời cũng là trách nhiệm chung của toàn xã hội đối với người nghèo, người có công với cách mạng, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người sống ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, qua đó thể hiện bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; từng bước xã hội hoá công tác trợ giúp pháp lý; trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt; khuyến khích, hướng dẫn, huy động sự tham gia đóng góp của các lực lượng xã hội vào công tác nào.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn về công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn huyện. Là người được giao nhiệm vụ tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện quản lý công tác tư pháp trên địa bàn, tôi đã thường xuyên chỉ đạo chi nhánh trợ giúp pháp lý số 5 huyện Mường Khương tăng cường và phát triển mạnh các hoạt động trợ giúp pháp lý, tổ chức các đợt trợ giúp pháp lý lưu động về các xã, thôn, bản. Thực hiện tư vấn pháp luật, hoà giải và các hình thức hỗ trợ pháp lý khác cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách và các nhóm đối tượng xã hội khó khăn khác trên địa bàn huyện Mường Khương.
Kết quả triển khai thực hiện
Qua một năm triển khai thực hiện tăng cường công tác trợ giúp pháp lý về cơ sở đến nay 16/16 xã, thị trấn bằng 100% số xã trên địa bàn huyện có câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, các câu lạc bộ có từ 10-15 thành viên, có quyết định thành lập và quy chế hoạt động, thường xuyên sinh hoạt, trợ giúp cho nhân dân ở xã mình, hàng năm đội ngũ thành viên các câu lạc bộ được tập huấn năng cao chuyên môn, nghiệp vụ pháp luật, cũng như kỹ năng trợ giúp pháp lý.
Điển hình cho việc triển khai sáng kiến này là góp phần nâng cao nhận thức hiểu biết pháp luật cho các đối tượng, ngoài việc các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý của xã, thị trấn sinh hoạt và trợ giúp lưu động tại các thôn bản, một số câu lạc bộ đã phối hợp với chinh nhánh trợ giúp pháp lý tổ chức trợ giúp lưu động tại xã và tại thôn, được đông đảo bà con nhân dân đồng tình ủng hộ. Qua công tác trợ giúp pháp lý đã kịp thời giải đáp được những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, nhất là những vướng mắc về Đất đai, Hôn nhân và gia đình, Dân sự, hoà giải kịp thời những mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư, hạn chế đơn thư khiếu kiện vượt cấp, góp phần giữ gìn tình làng, nghĩa xóm và trong cộng đồng dân cư.
Năm 2013 các cộng tác viên, thành viên của các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý trong huyện thông qua trợ giúp lưu động và sinh hoạt câu lạc bộ đã tuyên truyền pháp luật tại các thôn, bản cho: 6.540 lượt người; trợ giúp pháp lý được 124 việc. Trong đó: Dân sự: 01 việc; Đất đai: 18 việc; Hôn nhân và gia đình: 30 việc; Chế độ chính sách: 23 việc; Việc khác: 52 việc.
5. Kiến nghị, đề xuất
Qua việc tăng cường công tác trợ giúp pháp lý về cơ sở trên địa bàn huyện năm 2013 cho thấy ở địa phương nào có sự quan tâm lãnh chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền đến công tác trợ giúp pháp lý thì nhận thức pháp luật cũng như ý thức chấp hành pháp luật người dân được nâng cao, số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp giảm rất nhiều, vì vậy đề nghị trong năm tới cần làm tốt một số việc sau:
	- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Luật trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành luật tới tất cả cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân các dân tộc trên đia bàn huyện.
- Tổ chức trợ giúp pháp lý và cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.
- Phối kết hợp với các ban, ngành, tổ chức, đoàn thể ở thôn, bản, Hoà giải kịp thời những mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư, hạn chế mức thấp nhất đơn thư khiếu nại tố cáo vượt cấp.
- Triển khai thực hiện tốt Quyết định số 52/2010/ QĐ-TTg ngày 18/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011-2020.
6. Kết luận
Là một cán bộ được Uỷ ban nhân dân huyện giao nhiệm vụ quản lý và điều hành hoạt động cơ quan Phòng Tư pháp, tôi luôn xác định rõ vai trò trách nhiệm của bản thân trong công việc, chủ động sắp xếp công việc một cách khoa học, hợp lý như: xây dựng chương trình công tác tuần, tháng cho cán bộ trong cơ quan, điều hành hoạt động của cơ quan đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.
Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính tiên phong gương mẫu của người cán bộ quản lý, có ý thức tổ chức kỷ luật trong công việc, tận tụy trong công việc, bảo đảm kỷ luật công tác, không ngừng học tập nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực công tác, trước hết là kiến thức pháp luật, nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của bản thân đúng theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo, điều hành cơ quan hoạt động đảm bảo chất lượng, hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý cho các đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí theo quy định./.
 NGƯỜI THỰC HIỆN
 Vàng Sảo Dũng

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tro_giup_phap_ly_6237.doc