Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giảng dạy Giáo dục công dân theo hướng giáo dục tích cực

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giảng dạy Giáo dục công dân theo hướng giáo dục tích cực

ĐẶT VẤN ĐỀ:

Trong những năm qua, việc thực hiện đổi mới nghành giáo dục nói chung, giáo dục

phổ thông nói riêng chúng ta đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên bên

cạnh đó vẫn còn những tồn tại cần tiếp tục đổi mới, bổ sung. Nghị quyết Hội nghị lần thứ

2 BCH TW Đảng khóa VIII đã chỉ rõ con đường đổi mới giáo dục- đào tạo phải bằng

“đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều,

rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”

Điều đó đặt ra yêu cầu cho việc dạy học cần pải tăng cường nhiều hơn nữa việc đổi

mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học, cần phải nghiên cứu và triển khai

việc áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho HS sinh năng lực tư

duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề.

Giáo dục công dân là một môn học ở trường phổ thông nên việc đổi mới dạy học theo

hướng trên là một yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với các nhà nghiên cứu lý luận dạy học bộ

môn. Thực trạng việc dạy học môn giáo dục công dân ở trường phổ thông hiện nay đang

còn là vấn đề nan giải. Sách giáo khoa và tài liệu phục vụ cho việc dạy học bộ môn đang

còn nhiều hạn chế về số lượng và chất lượng. Học sinh lơ là trong học tập,phụ huynh và

xã hội không quan tâm cho đây là” môn phụ” nên các em học một cách đối phó. Chính vì

vậy mà chất lượng đào taọ không đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu giáo dục của bộ môn

đề ra. Đó là những hạn chế lớn trong dạy học bộ môn giáo dục công dân ở trường THPT

hiện nay

pdf 20 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 735Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giảng dạy Giáo dục công dân theo hướng giáo dục tích cực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trị, đạo đức, pháp luật Việt Namvì vậy làm sao đẻ có được một bài học 
mang tính “công nghệ hóa” đại trà? Trong thực tế việc chỉ đạo và bồi dưỡng giáo viên 
giảng dạy GDCD cũng như kinh nghiệm của từng giáo viên đẫ chỉ ra một chân lý, không 
có sự cào bằng hay đồng nhất nội dung cũng như phương pháp giảng dạy cho một bài học 
GDCD. Không cần giáo viên phải giảng giải cặn kẽ, từng câu, từng chữ từng vấn đề trong 
SGK.Vấn đề cần quan tâm ở đây là đòi hỏi giáo viên phải là người hướng dẫn, người tổ 
chức cho học sinh tìm hiểu, trao đổi, giải quyết vấn đề một cách tự nhiên, bình đẳng, làm 
sao lôi cuốn và lay động từng đối tượng học sinh trong lớp học.Đó chính là việc tích cực 
hóa hoạt động của học sinh trong học tập bộ môm GDCD. Mọi việc xây dựng bài học 
GDCD phải đáp ứng được mục đích tối cao của hoạt động học tập môn GDCD ở học sinh 
trong mỗi giờ học. 
 Đó chính là việc tích cực hóa hoạt động của học sinh trong học tập bộ môn GDCD. 
Mọi việc xây dựng bài học GDCD theo phương pháp giáo dục tích cực phải đáp ứng 
được mục đích tối cao của hoạt động học tập môn GDCD ở học sinh trong mỗi giờ học. 
 Với tinh thần như trên, có thể chấp nhận một mô hình bài học GDCD làm sao để 
đảm bảo được tính khách quan của nội dung kiến thức, tính quy luật của quá trình cảm 
nhận, chiếm lĩnh nội dung kiến thức bộ môn GDCD của học sinh. 
 2. Bài soạn giáo dục công dân theo phương pháp giáo dục tích cực: 
 2.1 Công tác chuẩn bị trước khi biên soạn: 
 Bất cứ môn học nào cũng vậy, khi lên lớp giáo viên phải có giáo án. Để biên soạn 
được một giáo án nói chung, giáo án theo phương thức giảng dạy tích cực nói riêng đòi 
hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị công phu và nghiêm túc. Đối với môn GDCD, để có 
được bài soạn theo phương pháp giáo dục tích cực, theo tôi giáo viên cần thưc hiện một 
số công việc chuẩn bị cơ bản như sau : 
 2.1.1 Tham khảo SGK và tài liệu có liên quan: 
Một số phương pháp giảng dạy Giáo dục công dân theo hướng giáo dục tích cực 
(Áp dụng ở bài một số phạm trù cơ bản của đạo đức học trong chương trình GDCD lớp 10) 
Phạm Thị Thúy Phương 5
 Để xây dựng bài học GDCD theo phương pháp cổ truyền hay phương pháp giáo dục 
tích cực vấn đề tài liệu cho bài giảng là khâu quan trọng nhất. 
 Trước hết giáo viên phải tham khảo những tài liệu có liên quan đến nội dung bài học 
như: SGK, SGV, Chuẩn kiến thức kỹ năng, thiết kế bài giảng, báo chí, ca dao-tục ngữ, 
tranh ảnh, băng đĩa, bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm Việc làm này tuy đơn giản, 
thường xuyên , đôi lúc là phút giải lao thư giản hàng ngày nhưng đối với bộ môn GDCD 
là cả một vấn đề quan trọng. Vì vậy người giáo viên phải luôn luôn tiếp cận với những 
vấn đề nhạy bén mang tính thời sự để vận dụng vào bài giảng của mình, nhằm nâng cao 
năng lực nhận thức của học sinh đối với thực tiễn xã hội. 
 Chẳng hạn như ‘Nhật ký Đặng Thùy Trâm” vào giảng dạy bài “Công dân với sự 
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” hoặc báo phụ nữ, hạnh phúc gia đình, tài hoa trẻ, 
hoa học tròcó nhiều nội dung nói về tình yêu lứa đôi hay những vấn đề thầm kín của 
tuổi mới lớn hay sụ bất bình đẳng trong quan hệ vợ chồngnhững bài báo này vừa là 
công cụ giải trí của giáo viên vừa góp phần quan trọng vào giảng dạy bài “ Công dân với 
tình yêu hôn nhân-gia đình” trong chương trình GDCD lớp 10. 
 Không những thế tri thức khoa học nói chung và tri thức của từng bộ môn cụ thể trong 
đó có môn GDCD nói riêng, suy cho cùng đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, là sự tổng 
kết khái quát từ lao động hàng ngày của con người. Cho nên mọi sự kiện tưởng chừng 
như đơn giản xảy ra hàng ngày, hàng giờ cũng là minh chứng, ví dụ minh họa cho bài học 
GDCD ở trường phổ thông. Do vậy trong cuộc sống hằng ngày người giáo viên dạy 
GDCD phải luôn tiếp cận,cập nhật với những vấn đề ấy để thấy rằng sự việc xảy ra là 
đúng hay sai.Từ đó làm tư liệu cho bài giảng của mình. 
 Chẳng hạn như cái chết của trùm khủng bố Binlađen hay động đất ở Nhật Bản và sự 
cố của nhà máy hạt nhân của Nhật mà chương trình thời sự đưa tin hàng ngày là tin tức 
quan trọng để giáo viên vận dụng vào giảng dạy bài “ Công dân với những vấn đề cấp 
thiết của nhân loại hiện nay ”. 
 Giáo viên không chỉ tiếp thu những gì xảy ra xung quanh để coi đó là nguồn tư liệu 
chủ yếu cho quá trình dạy học của mình mà đòi hỏi phải tham khảo những tư liệu khác 
phục vụ cho dạy học. Những tư liệu liên quan đến nội dung, chương trình bộ môn GDCD 
có rất nhiều. Vì bản thân tri thức của môn học này là sự tổng hợp của nhiều tri thức khác 
nhau. Do vậy tài liệu có liên quan đến bài giảng bộ môn GDCD là rất cần thiết. Giáo viên 
phải nắm vững những vấn đề có liên quan ấy để làm sáng tỏ hơn cho bài học. 
 Chẳng hạn như chương trình GDCD lớp 10 thì nội dung tri thức chủ yếu gồm 2 phần: 
Triết học Mac-lênin và đạo đức học do vậy giáo viên phải có tài liệu liên quan đến nội 
dung từng phần, từng bài cụ thể. 
 Về SGK, đây là nguồn tư liệu chủ yếu chứa đựng cả nội dung bài học. Bất cứ môn 
học nào cũng vậy, giáo viên phải dựa vào SGK mà tìm ra những kiến hức cần thiết để từ 
đó bổ sung thêm kiến thức nhằm xây dựng bài giảng của mình thêm sinh động hơn. Hơn 
nữa nội dung tri thức của bộ môn GDCD là một chuỗi kiến thức có lôgic với nhau. Nội 
dung bài học đi từ đơn giản đến phức tạp, bài này là tiền đề cho bài học sau, nội dung này 
là cơ sở của chương sau. Tính lôgic, tính hệ thống là như vậy nên trước khi soạn bài, giáo 
Một số phương pháp giảng dạy Giáo dục công dân theo hướng giáo dục tích cực 
(Áp dụng ở bài một số phạm trù cơ bản của đạo đức học trong chương trình GDCD lớp 10) 
Phạm Thị Thúy Phương 6
viên phải đọc và tham khảo trước những gì có liên quan đến nội dung bài trong SGK. Từ 
đó giáo viên xây dựng cho mình một giáo án đầy đủ tri thức cũ và mới. 
 2.1.2 Chọn những tình huống có vấn đề, nêu câu hỏi và cách giải quyết. 
 Sau khi thu thập những tài liệu chuẩn bị cho việc xây dựng bài học GDCD theo 
phương pháp giáo dục tích cực , vấn đề quan trọng tiếp theo là giáo viên chọn những tình 
huống có vấn đề. Bỡi lẽ, nội dung kiến thức của một bài học thì nhiều, mỗi bài có nhiều 
nội dung khác nhau, có những phần không vận dụng được phương pháp giáo dục tích cực 
được. Đồng thời cũng có những phần không cần thiết phải vận dụng phương pháp giáo 
dục tích cực mà dành cho học sinh tự nghiên cứu và xem SGK 
 Việc chọn những tình huống có vấn đề không chỉ dừng lại ở kiến thức có trong SGK 
mà giáo viên phải lựa chọn những tình huống nào cho phù hợp với khả năng tự phát huy 
tính tích cực của học sinh. Điều quan trọng ở đây là giáo viên phải biết cách sắp xếp các 
tình huống đó như thế nào để khi bắt gặp tình huống, qua quá trình nghiên cứu, học tập, 
trao đổi học sinh có thể nắm được tri thức bài học một cách dễ dàng. 
 Thông thường có những tình huống giáo viên đưa ra, nhưng do sự suy nghĩ, hiểu biết 
của học sinh có thể đi chệch hướng với yêu cầu của giáo viên về nội dung kiến thức mà 
mình đã sắp xếp. cho nên việc lựa chọn và sắp xếp tình huống là rất quan trọng trong việc 
xây dựng một bài học GDCD theo phương pháp giáo dục tích cực. Vì vậy, giáo viên phải 
lựa chọn tình huống như thế nào vừa phù hợp với nội dung kiến thức cần truyền đạt cho 
học sinh, vừa lựa chọn như thế nào cho phù hợp với tri thức từng học sinh. Cho nên đối 
với giáo viên cần nhớ rằng không nên đặt vấn đề mà thiếu đi sự cấp thiết hóa sơ bộ một 
nhóm tri thức mà học sinh đã được lĩnh hội trước đây có liên quan đến nội dung phải lĩnh 
hội bằng cách giải quyết vấn đề. Nếu không, học sinh sẽ không hiểu và không chấp nhận 
tình huống có vấn đề đó, hoặc việc giải quyết tình huống có vấn đề sẽ mang tính chất sáng 
tạo. Đồng thời giáo viên phải biết năng lực của HS và xuất phát từ đặc điểm dạy học có 
thể đặt trước cho HS những tình huống có vấn đề đã gặp trước đây. 
 Cùng với việc đưa ra tình huống có vấn đề, giáo viên đưa ra một hệ thống các câu hỏi 
và cách giải quyết vấn đề làm sao buộc HS phải huy động vốn tri thức đã có,vận dụng 
phương pháp tư duy lôgic để giải quyết vấn đề.Như vậy câu hỏi và cách giải quyết vấn đề 
mà giáo viên đưa ra phải làm sao cho phù hợp với trình độ nhận thức của HS. Câu hỏi 
phải làm sao giải quyết được thực chất của vấn đề đã nêu ra. 
 Mặc dù vậy, câu hỏi và cách giải quyết vấn đề đẫ được giáo viên chuẩn bị trước, 
nhưng tùy theo tình hình học tập của HS trong buổi học, trong tiết học mà giáo viên có 
thể thay đổi câu hỏi và cách giải quyết vấn đề cho phù hợp. 
 Nói tóm lại, muốn xây dựng một bài học GDCD theo phương pháp giáo dục tích 
cực, giáo viên phải tiến hành lần lượt các bước tham khảo tài liệu, SGK đến việc lựa chọn 
tình huống có vấn đề. Có như vậy bài soạn của giáo viên mới chặt chẽ hơn, đảm bảo cho 
HS tiếp thu tri thức chính xác, khoa học hơn. Cuối cùng là mục đích của phương pháp 
giáo dục tích cực. 
 3. Một số yêu cầu cần nắm khi biên soạn: 
Một số phương pháp giảng dạy Giáo dục công dân theo hướng giáo dục tích cực 
(Áp dụng ở bài một số phạm trù cơ bản của đạo đức học trong chương trình GDCD lớp 10) 
Phạm Thị Thúy Phương 7
 Sau khi thu thập tài liệu, nắm chắc nội dung các bài học hay nói đúng hơn là sau khi 
tìm được giải pháp cho việc xây dựng một bài học GDCD theo phương pháp giáo dục tích 
cực, giáo viên tiến hành soạn giáo án. Giáo án của bài học theo phương pháp giáo dục tích 
cực chính là việc sắp đặt các tình huống có vấn đề và lập câu hỏi cho bài học theo đề tài. 
Khi tiến hành xây dựng bài, giáo viên cần chú ý những điểm sau đây: 
 3.1 Giaó viên cần phải đọc kỹ những nội dung nhỏ trong bài học để chọn ra những 
phần nào có thể sử dụng phương pháp giáo dục tích cực, phần nào giải cho HS hiểu và có 
phần HS tự tham khảo lấy. Bởi vì, trong một bài học có nhiều nội dung, nhiều phần, trong 
khi đó thời gian lên lớp có hạn, sử dụng phương pháp giáo dục tích cực lại tốn nhiều thời 
gian để HS suy nghĩ và trao đổi để rút ra kết luận. 
 3.2 Trong trường hợp sử dụng truyện kể để xây dựng tình huống có vấn đề, giáo 
viên nên chọn những câu chuyện ngắn gọn để khỏi ảnh hưởng đến thời gian của tiết học. 
Câu chuyện phải thực tế sinh động, phải mang tính chất sâu sắc, không sử dụng những 
câu chuyện lôi cuốn HS theo chiều hướng khác, không còn là tiết học GDCD nữa. 
 3.3 Về câu hỏi, đây là nội dung quan trọng của một bài học GDCD theo phương 
pháp giáo dục tích cực, giáo viên chỉ trình bày một số câu hỏi quan trọng nhất của đề tài 
và sắp xếp chúng theo trình tự để sao cho mỗi câu hỏi sau xuất phát từ câu trả lời của câu 
hỏi trước. Việc sắp xếp, trình bày các câu hỏi phải được suy nghĩ cẩn thận, câu hỏi phải 
có sự chuẩn bị trước của giáo viên trong giáo án, không nên để đến lớp mới đặt câu hỏi 
một cách tùy tiện ngẫu nhiên. 
 3.4 Trong giáo án bài giảng phải ghi đầy đủ những tài liệu hướng dẫn, chứng cứ, 
những sách mà giáo viên sử dụng, ghi những dấu hiệu dể nhớ. Giáo viên không nên soạn 
giáo án quá cụ thể, giáo án đó sẽ làm cho giáo viên gặp khó khăn và mất tự do hơn. 
 3.5 Trong giờ học, các câu trả lời của HS có thể không trả lời được nội dung tri 
thức mà bài học đòi hỏi. Do vậy giáo viên phải chuẩn bị câu hỏi phụ hoặc chủ động giảng 
giải cho HS hiểu được vấn đề. 
V. CÁCH THỰC HIỆN : 
B. MINH HỌA CỤ THỂ 
Trên cơ sở lí luận và những điểm cần lưu ý tôi tiến hành chọn và biên soạn cụ thể qua 
bài 11: “ Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học” trong chương trình GDCD lớp 10. 
Bài 11: Một Số Phạm Trù Cơ Bản Của Đạo Đức Học ( Tiết 1) 
I. LÝ DO CHỌN BÀI : 
 “ Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học”, đây là một bài học rất gần gũi với HS. 
Trong bài có nhiều khái niệm, thuật ngữ và những nội dung được mọi người sử dụng 
trong đời sống hằng ngày nên giúp cho các em ý thức được khi nào cần kết hợp giữa nhu 
cầu lợi ích của bản thân với nhu cầu lợi ích của tập thể của xã hội.Từ đó biết thực hiện 
Một số phương pháp giảng dạy Giáo dục công dân theo hướng giáo dục tích cực 
(Áp dụng ở bài một số phạm trù cơ bản của đạo đức học trong chương trình GDCD lớp 10) 
Phạm Thị Thúy Phương 8
được nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội. Biết điều chỉnh hành vi của 
mình cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, phấn đấu trở thành người công dân 
tốt, có ích cho xã hội. Bên cạnh đó, còn giúp các em biết giữ gìn nhân phẩm, danh dự của 
bản thân và biết bảo vệ nhân phẩm danh dự của người khác, biết kiềm chế những phản 
ứng bản năng thấp kém. Biết lắng nghe , học hỏi , tạo niềm tin và động lực để các em 
phấn đấu cho hạnh phúc của bản thân, gia đình và xã hội. Chính sự gần gũi trên giúp cho 
việc sử dụng phương pháp giáo dục tích cực đạt hiệu quả hơn, học sinh dễ tiếp thu bài 
hơn. Mặt khác, với những phạm trù đạo đức rất thuận tiện cho việc sử dụng bài tập tình 
huống. Tuy nhiên, với những tình huống quá gần gũi về nội dung dễ làm cho HS dễ hiểu 
sai lệch. Cho nên vận dụng một số phương pháp giáo dục tích cực để giảng dạy bài này 
nhằm phát huy tính tích cực của HS trong dạy học, đồng thời giúp cho HS nắm được nội 
dung bài học một cách tốt hơn. 
 II. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 
1. Mục tiêu cần đạt : 
 1.1: Về kiến thức: 
 Biết được thế nào là nghĩa vụ, lương tâm. 
 1.2: Về kỹ năng : 
 - Biết thực hiện các nghĩa vụ đạo đức liên quan đến bản thân 
 - Biết điều chỉnh hành vi và phấn đấu trở thành người công dân tốt 
 1.3: Về thái độ: 
 Coi trọng và giữ gìn cho lương tâm luôn trong sáng , lành mạnh. 
2. Tiến trình tổ chức thực hiện lên lớp: 
2.1 Kiểm tra bài cũ : 
 - GV chuẩn bị câu hỏi trên bảng phụ cho 3 HS lên kiểm tra. 
 - Cho một HS ở dưới lớp trả lời một số câu hỏi về kiến thức cũ. Cả lớp nghe và 
nhận xét 
 Câu 1: Đạo đức là gì ? Cho vài ví dụ về chuẩn mực đạo đức mà em biết? 
 Câu 2: Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán? Cho ví dụ? 
 Câu 3: Cho vài ví dụ về hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng 
lại trái với những chuẩn mực đạo đức của bản thân? 
2.2: Giới thiệu vào bài mới: 
Phạm trù đạo đức bao hàm nhiều khái niệm đạo đức cơ bản phản ánh những đặc 
tính căn bản, những phương tiện và những quan hệ phổ biến nhất của những 
hiện tượng đạo đức trong đời sống hiện thực. Trong khuôn khổ của bài chúng ta 
chỉ tìm hiểu khái niệm Nghĩa vụ và Lương tâm mang tính chung nhất và được 
đơn giản hóa nhất. 
Một số phương pháp giảng dạy Giáo dục công dân theo hướng giáo dục tích cực 
(Áp dụng ở bài một số phạm trù cơ bản của đạo đức học trong chương trình GDCD lớp 10) 
Phạm Thị Thúy Phương 9
III. NỘI DUNG KIẾN THỨC CỦA BÀI HỌC : 
1. Nghĩa vụ: 
Giáo viên sử dụng phương pháp nêu vấn đề: 
 Chúng ta cùng nhau đọc và thảo luận ví dụ SGK trang 68 
 Sói mẹ nuôi con. Khi sói con đã lớn, sói mẹ xua đuổi con đi nơi khác sống tự 
lập. Khi ấy quan hệ giữa sói mẹ chỉ còn là quan hệ bình thường giữa những 
loài sói. Ta nói, hoạt động nuôi con của sói mẹ là hoạt động thể hiện bản năng 
của loài sói. 
Cha mẹ nuôi con đến tuổi trưởng thành. Bên cạnh việc khuyến khích và tạo 
điều kiện để con cái biết tự lập, cha mẹ luôn luôn yêu thương, quan tâm, giúp 
đỡ con mình cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Ta nói,cha mẹ thực hiện nghĩa vụ 
với con cái. 
Giáo viên: -Em có nhận xét gì về hoạt động nuôi con của sói mẹ ? 
 -Cha mẹ nuôi con đến khi trưởng thành ? 
HS : Trả lời theo ý kiến cá nhân 
 Cả lớp cùng trao đổi 
GV :Nhận xét và đưa ra kết luận. 
 Sói mẹ nuôi con theo bản năng của loài sói 
 Cha mẹ thực hiện nghĩa vụ với con cái. 
GV nhấn mạnh điểm khác nhau giữa người và động vật là con người có ý thức, 
có văn hóa và có đạo đức. 
 GV cho HS thảo luận nhóm 
Nhóm 1: Theo em, cá nhân có thể tự thỏa mãn tất cả nhu cầu của mình không? 
Vì sao? 
HS: không. Mà phải kết hợp với mọi người với xã hội 
Nhóm 2: Dựa và ví dụ sau em hãy cho biết nghĩa vụ đặt ra ở đây là gì ? 
Con người cần có cuộc sống tự do, bình đẳng, và được sống trong một đất nước 
hòa bình 
Nghĩa vụ đặt ra: - Mọi người phải cùng nhau bảo vệ tổ quốc 
- - HS đủ 18 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự 
GV: Nghĩa vụ là gì? 
HS: Nghĩa vụ là ý thức trách nhiệm của bản thân cá nhân trong mối quan hệ 
với người khác và xã hội 
Một số phương pháp giảng dạy Giáo dục công dân theo hướng giáo dục tích cực 
(Áp dụng ở bài một số phạm trù cơ bản của đạo đức học trong chương trình GDCD lớp 10) 
Phạm Thị Thúy Phương 10
GV tiếp tục cho HS thảo luận các tình huống sau: 
- Ông giám đốc A thu vén, lấy tài sản của Nhà nước làm giàu cho bản thân. 
- Công ty Veodan xã nước thải ra dòng sông Thị Vải làm ô nhiễm môi 
trường và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân quanh vùng. 
HS: - nêu ý kiến cá nhân 
 - cả lớp cùng trao đổi 
GV : - Nhận xét chung 
 - Em rút ra bài học gì ? 
Bài học : Cá nhân phải biết đặt nhu cầu, lợi ích của xã hội lên trên. Khi cần cá 
nhân còn phải biết hy sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chung. 
GV : cho HS nêu ví dụ minh họa 
 Ví dụ : - Việc giải tỏa đền bù đất đai ở thành phố Tam kỳ có nhiều người 
dân hiến đất xây trường, xây khu vui chơi giải trí 
 - Ông Luân Xuân Nguyên ở Phú Thọ một ngườ thương binh mù đã 2 
lần hiến đất để xây dựng trường học, xây bệnh viện 
Nhóm 3: Nghĩa vụ của người thanh niên Việt Nam hiện nay: 
 - Chăm lo rèn luyện đạo đức bản thân 
 - Không ngừng học tập để nâng cao trình độ văn hóa 
 - Tích cực lao động cần cù, sáng tạo 
 - Sẵn sàng tham gia sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc 
GV : Người HS hiện nay cần có nghĩa vụ gì đối với gia đình , nhà trường và xã 
hội? 
HS : - Trả lời ý kiến cá nhân 
 - Cả lớp trao đổi 
GV: nhận xét chung 
3. Lương Tâm: 
 GV cho HS thảo luận nhóm. 
 Nhóm 1: Lương là gì? Tâm là gì? Lương Tâm là gì? Cho ví dụ? 
 HS : Lương là tốt. Tâm là tấm lòng. 
 Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức trong mối 
quan hệ với người khác và xã hội. 
 B Nhóm 2: Có mấy trạng thái lương tâm? Cho ví dụ? 
 Có 2 trạng thái lương tâm: + Lương tâm thanh thản, trong sáng 
 + Lương tâm cắn rứt 
Một số phương pháp giảng dạy Giáo dục công dân theo hướng giáo dục tích cực 
(Áp dụng ở bài một số phạm trù cơ bản của đạo đức học trong chương trình GDCD lớp 10) 
Phạm Thị Thúy Phương 11
GV nhấn mạnh khi con người làm điều xấu, ác mà lương tâm không bị cắn rứt gọi 
là hành vi - vô lương tâm 
 GV cho HS trao đổi ví dụ SGK trang 69 
Bà A mất một con gà mái, tìm mãi không thấy nên bà có ý nghi ngờ nhà hàng xóm 
bắt trộm, đã nói bóng gió sự nghi ngờ của mình. Mấy tuần trôi qua, một hôm con gà 
mái trở về nhà và dẫn theo gần chục gà con. Hóa ra, con gà đẻ trứng trong bụi cây 
đến ngày ấp nó nằm ở đó. Nay trứng nở, gà mẹ dẫn con về nhà. Nhìn đàn gà nằm 
sưởi nắng trước sân, bà A thấy hối hận vì đã nghi ngờ cho nhà bên cạnh. Bà tự nhủ: 
Nếu sau này có mất gì thì mình cần phải bình tĩnh xem xét, không nên phản ứng vội 
vàng, làm tổn hại đến tình làng nghĩa xóm! 
Cảm giác hối hận của bà A được gọi là gì? Tác động như thế nào đến bà ta? 
HS: gọi hối hận. Làm bà A ray rứt , hối hận và tự điều chỉnh hành vi của mình 
GV : Bản thân em có khi nào cắn rứt lương tâm chưa? Cho ví dụ? 
Nhóm 3: Làm thế nào để trở thành người có lương tâm? Liên hệ bản thân HS? 
 Đối với mọi người: 
 + Thường xuyên rèn luyện tư tưởng, đạo đức theo quan điểm cách 
mạng, tiến bộ. 
 + Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bản thân một cách tự giác 
 + Bồi dưỡng tình cảm trong sáng, bao dung và nhân ái 
 Đối với HS: 
 + Tự giác thực hiện nghĩa vụ HS 
 + Ý thức đạo đức, tác phong, kỹ luật tốt 
 + Biết quan tâm giúp đỡ người khác 
 + Có lối sống lành mạnh tránh xa các tệ nạn xã hội 
GV : phát phiếu học tập cho HS 
Câu 1: Sắp xếp các cột A tương ứng với cột B 
 A B 
 1. Trẻ em đi học a. Đóng thuế 
 2. Kinh doanh hàng 
hóa 
 b. Trường học-Thầy cô 
 3. Chăm sóc yêu 
thương 
 c. Cha mẹ nuôi con 
 4. Sống tự do hạnh 
phúc 
 d. Bảo vệ tổ quốc 
Một số phương pháp giảng dạy Giáo dục công dân theo hướng giáo dục tích cực 
(Áp dụng ở bài một số phạm trù cơ bản của đạo đức học trong chương trình GDCD lớp 10) 
Phạm Thị Thúy Phương 12
Câu 2: Phân tích các trạng thái lương tâm của các tình huống sau và nói rỏ thái 
độ của bản thân em như thế

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_giang_day_giao_duc.pdf