SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng công tác Đội cho Ban chỉ huy Liên – Chi đội ở trường Tiểu học

SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng công tác Đội cho Ban chỉ huy Liên – Chi đội ở trường Tiểu học

Bồi dưỡng định kỳ.

 Bản thân tôi đã mở lớp bồi dưỡng cho BCH Liên - Chi đội theo định kỳ. Các bài học đều được soạn kỹ (soạn thành bài giảng điện tử). Qua các bài học đều có kiểm tra, bài kiểm tra vừa mang tính lý thuyết vừa có phân loại vận dụng sáng tạo. Bồi dưỡng theo hình thức mở lớp giúp cho các em tiếp thu có hệ thống, bài bản và sâu sắc. Các em được trang bị những kiến thức cơ bản, những lý luận chung rất cần cho hoạt động Đội. Phương pháp này cũng rất cần thiết và có tác dụng lớn đến đội ngũ BCH Đội về lý thuyết và thực hành.

- Đầu năm học: Cần tổ chức bồi dưỡng phương pháp cách tổ chức điều khiển Đại hội Chi đội, Liên đội, phương pháp xây dựng kế hoạch hoạt động năm, tháng, tuần, báo cáo, ghi chép sổ sách .

- Giữa năm học: Bồi dưỡng cho Ban chỉ huy kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội như: Nghi thức Đội, múa hát, trò chơi, và phương pháp hướng dẫn tổ chức điều khiển sinh hoạt tập thể. Qua những buổi sinh hoạt Đội, các em được giao nhiệm vụ điều kiển và hướng dẫn các bạn Đội viên thực hiện nghi thức Đội, múa hát tập thể, tổ chức các trò chơi. Từ đó các em nắm vững và từng bước hoàn thiện kỹ năng của mình.

 

doc 29 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 2884Lượt tải 8 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng công tác Đội cho Ban chỉ huy Liên – Chi đội ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nâng cao chất lượng hoạt động Đội, tính tự quản trong lực lượng Đội viên ở trường học. 
Tham mưu Ban giám hiệu nhà trường ra quyết định thành lập Câu lạc bộ chỉ huy Đội giỏi với đầy đủ các thành phần trong Câu lạc bộ như Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và các thành viên.
Đặc điểm của trường là 2 phân hiệu cách nhau 1km nên việc bầu chọn và thành lập sẽ được định hướng 1 chủ nhiệm và 2 phó chủ nhiệm nhằm chia đều ở hai phân hiệu thuận tiện cho việc giúp đỡ Tổng phụ trách điều khiển và quản lý mọi hoạt động. 
Có kế hoạch tổ chức sinh hoạt theo thời gian quy định 1 tháng/ lần với các nội dung đa dạng hình thức. Ví dụ tháng 9 sinh hoạt theo chủ đề “Truyền thống nhà trường”. Liên đội triển khai tập huấn các hoạt động về tìm hiểu và ôn lại lịch sử Anh hùng Nguyễn văn Trỗi, ngày thành lập và lịch sử của trường bằng cách tổ chức thi trên giấy để các em tự tìm hiểu và nhớ lâu hơn. Cứ như vậy theo từng tháng sẽ họp Câu lạc bộ và triển khai các hoạt động khác nhau. 
Liên đội còn tổ chức thành lập các Câu lạc bộ học tập, Thể dục thể thao, Âm nhạc, Mĩ thuật, Tuyên truyền măng non....Thông qua, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, các kĩ năng như: phát biểu trước tập thể, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng làm việc nhóm, tổ chức trò chơi; kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích, kỹ năng thực hành sơ cấp cứu, phương pháp phát thanh măng non trong trường học, tìm hiểu về vai trò Ban chỉ huy Đội trong trường học  đều được Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ tổ chức và được sự hưởng ứng nhiệt tình của các thành viên. Ngoài ra, các bạn trong Câu lạc bộ còn được hướng dẫn thực hiện Chương trình Rèn luyện đội viên. Hướng dẫn thực hành Nghi thức, Nghi lễ Đội, kỹ năng đội viên và thực hành các bài hát thiếu nhi, múa hát tập thể, múa dân vũ, tạo sân chơi sáng tạo khoa học trong Chi đội, Liên đội. 
Hình 4 :Ban chỉ huy Liên đội nhiệm kỳ 2017 – 2018
3. Bồi dưỡng kỹ năng cho Ban chỉ huy Liên – Chi đội.
Muốn cho Ban chỉ huy Liên – Chi đội hoạt động thực sự có hiệu quả ngay sau khi lựa chọn, hình thành được đội ngũ Ban chỉ huy Liên - Chi đội, thì Tổng phụ trách phải tiến hành tập huấn bồi dưỡng cho các em có được những kiến thức:
- Hiểu biết và nắm vững kiến thức kỹ năng Đội thành thạo.
- Biết xây dựng kế hoạch hoạt động của bản thân và của Liên đội.
- Dám đấu tranh để bảo vệ và phát huy những mặt tích cực của Đội viên, ngăn chặn những mặt chưa tốt.
- Chủ động và có trách nhiệm trong công tác Đội.
- Luôn có ý thức học hỏi để không ngừng nâng cao tri thức, trình độ cho bản thân, tương ái giúp đỡ nhau trong học tập, công tác.
- Làm gương tốt cho nhi đồng noi theo, tích cực tham gia công tác Nhi đồng.
Để có được những điều đó cần phải có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng cụ thể cho các em như: 
3.1. Triển khai kế hoạch, chương trình bồi dưỡng theo định kỳ.
3.1.1. Xây dựng kế hoạch công tác của Liên đội
 Kế hoạch đầu năm học: Đó chính là bản phương hướng đã được xây dựng và thông qua đại hội Liên đội khi xây dựng phương hướng năm học cần lưu ý những nội dung:
- Đặc điểm chung của Liên đội (thuận lợi, khó khăn).
- Các chỉ tiêu phấn đấu của Liên đội, Chi đội.
- Chủ đề năm học và các chương trình hành động.
- Thời gian và tiến độ thực hiện.
 Xây dựng kế hoạch hoạt động Đội cho từng đợt thi đua:
- Căn cứ vào chủ đề của từng đợt thi đua mà lên kế hoạch sao cho phù hợp, ví dụ như: Với chủ đề của tháng 3 là “Uống nước nhớ nguồn”, có thể thay đổi mỗi một hoạt động tốt sẽ tương ứng với một bông hoa điểm tốt, cuối đợt thi đua sẽ tổng kết khen thưởng. 
- Tương tự như vậy, với các hoạt động khác, tuỳ theo chủ điểm, tuỳ theo các hoạt động mà lên kế hoạch sao cho hợp lý và phải mang tính vừa sức.
 Triển khai các kế hoạch hoạt động đến toàn Liên đội:
- Thông qua các buổi sơ kết, phát động thi đua mà triển khai các kế hoạch hoạt động tới Liên đội. Tuy nhiên vào những buổi sinh hoạt định kì của Ban chỉ huy Liên đội lại phải triển khai các kế hoạch này một cách cặn kẽ và các cán bộ lớp Ban chỉ huy Chi đội phải ghi chép cẩn thận. Có như vậy, kế hoạch Liên đội mới được Chi đội nắm rõ và thực hiện.
- Tất cả những kế hoạch này phải được thư kí trong Ban chỉ huy Liên đội ghi lại để tiện cho việc theo dõi đánh giá của từng chặng thi đua và cuối năm học.
3.1.2. Bồi dưỡng định kỳ.
	Bản thân tôi đã mở lớp bồi dưỡng cho BCH Liên - Chi đội theo định kỳ. Các bài học đều được soạn kỹ (soạn thành bài giảng điện tử). Qua các bài học đều có kiểm tra, bài kiểm tra vừa mang tính lý thuyết vừa có phân loại vận dụng sáng tạo. Bồi dưỡng theo hình thức mở lớp giúp cho các em tiếp thu có hệ thống, bài bản và sâu sắc. Các em được trang bị những kiến thức cơ bản, những lý luận chung rất cần cho hoạt động Đội. Phương pháp này cũng rất cần thiết và có tác dụng lớn đến đội ngũ BCH Đội về lý thuyết và thực hành.
- Đầu năm học: Cần tổ chức bồi dưỡng phương pháp cách tổ chức điều khiển Đại hội Chi đội, Liên đội, phương pháp xây dựng kế hoạch hoạt động năm, tháng, tuần, báo cáo, ghi chép sổ sách ...
- Giữa năm học: Bồi dưỡng cho Ban chỉ huy kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội như: Nghi thức Đội, múa hát, trò chơi,  và phương pháp hướng dẫn tổ chức điều khiển sinh hoạt tập thể. Qua những buổi sinh hoạt Đội, các em được giao nhiệm vụ điều kiển và hướng dẫn các bạn Đội viên thực hiện nghi thức Đội, múa hát tập thể, tổ chức các trò chơi. Từ đó các em nắm vững và từng bước hoàn thiện kỹ năng của mình.
- Cuối năm học: Hướng dẫn phương pháp tổng hợp đánh giá thi đua, kiểm tra chéo các Chi đội cuối năm học. Qua đó, các em được bồi dưỡng về kỹ năng đánh giá xếp loại thi đua giữa các Chi đội
Ví dụ : Tổng phụ trách cần lên kế hoạch hàng tháng, tuần làm những công việc gì sau đó BCH cụ thể các công việc đó và thực hiện. Bồi dưỡng cho đội ngũ BCH về cách chấm điểm, thang điểm, cách đánh giá thi đua. 
3.1.3. Bồi dưỡng thường xuyên.
Xây dựng bồi dưỡng kỹ năng BCH Liên – Chi đội thường xuyên ngay từ đầu năm học theo tuần, tháng, học kỳ. Hướng dẫn nội dung yêu cầu, tổ chức sinh hoạt theo chủ đề, chủ điểm. Phải thường xuyên duy trì hoạt động này và nên tổ chức họp vào đầu tháng để Tổng phụ trách Đội đánh giá hoạt động tháng trước đưa ra những tồn tại, yếu kém để khắc phục và triển khai kế hoạch tháng tới. 
3.1.4. Một số hình thức bồi dưỡng kỹ năng cứng và mềm.
Bồi dưỡng về kiến thức Đội
 - Phần nghi thức : Điều này với Ban chỉ huy Liên đội không khó bởi vì là một đội viên bình thường các em phải nắm được những kiến thức đó, song yêu cầu với các em ở mức độ cao hơn, chắc hơn. Để thực hiện tốt điều này trong những buổi họp Ban chỉ huy Liên đội và đội hình mẫu nên kết hợp tập huấn ôn tập những kiến thức này cho các em.
Tập huấn kỹ năng nghi thức từ Tổng phụ trách Đội làm mẫu các em thực hiện theo và tổ chức để các chi đội kết nghĩa để các em tự thực hành trao dồi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Ví dụ: Trong thời gian đầu có thể dành ra một buổi ôn lại toàn bộ phần nghi thức đội. Những tuần sau đó chỉ cần ôn từng phần giúp các em khắc sâu và rèn luyện kỹ năng về nghi thức đội. Trên cơ sở đó tạo điều kiện cho các em giúp các Chi đội, và Đội viên trong Liên đội. Điển hình như các bài trống quy định được tập huấn cho các em học sinh lớp 5 đánh thành thạo và từ đó các em học sinh lớp 5 tự hướng dẫn cho các em học sinh khối 3, trong thời gian này các em thỏa mái trao đổi và tiếp thu nhanh hơn.
Với các nội dung sau: Múa hát tập thể, Nghi thức và phương pháp hướng dẫn nghi thức, các phương pháp tổ chức trò chơi, dấu đi đường, mật thư, tín hiệu Morse, cắm trại, Khi bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ Đội cần chú ý các loại hình cho phù hợp như: Luyện tập cho đội nòng cốt, luyện tập chung, tổ chức kiểm tra nghiệp vụ bằng các hội thi và kiểm tra dưới cờ.
- Tập hợp đội hình đội ngũ: cách tập hợp, cách chỉnh đốn đội hình theo cự ly rộng, hẹp.
+ BCH đọc kỹ nội dung cách tập hợp đội hình.
+ Thực hành: Chia BCH của một Chi đội thành một phân đội, Liên đội trưởng chỉ huy cho tập hợp đội hình: hàng dọc, hàng ngang, chữ U, vòng tròn. Khi BCH đã nắm vững tập đội hình, tập hợp lại đội hình hàng dọc và tập hợp điểm số, báo cáo sĩ số theo từng phân đội và toàn Chi đội, Liên đội. 
+ Điểm số báo cáo: từng thành viên trong BCH thay nhau tập cách báo cáo và biết hướng dẫn bạn mình báo cáo. 
- Tập huấn 6 kỹ năng và 3 bài trống. 
Kỹ năng:
+ Thuộc, hát đúng Quốc ca, Đội ca.
+ Thắt -Tháo khăn quàng đỏ.
+ Chào kiểu Đội viên
+ Cầm cờ, giương cờ, vác cờ, kéo cờ.
+ Hô, đáp khẩu hiệu đội.
+ Các động tác cá nhân tại chổ và di động.
Bài trống: Chào cờ, chào mừng, hành tiến
+ TPT soạn nội dung 6 kỹ năng và 3 bài trống. thực hiện mẫu và kỹ năng kết hợp lời nói. 
+ BCH tập kỹ năng và biết cách hướng dẫn cho các đội viên khác. 
+ Ba bài trống của Đội chỉ tập cho BCH và đội nghi thức mẫu của trường đánh chuẩn. Còn các đội viên nắm nội dung bài trống, biết điểm đúng nhịp.
- Triển khai các bài múa của Đội (hành khúc Đội TNTP Hồ Chí Minh, Đi ta đi lên.v.v..) 
+ TPT hướng dẫn cho các em nắm rõ từng động tác chân (nhịp đi) tay và biết kết hợp lời hát với điệu múa.
+ BCH biết hướng dẫn cho các bạn khác các động tác múa. 
- Triển khai các trò chơi, hình phạt.
+ TPT soạn cụ thể nội dung của từng trò chơi như: cách chơi, luật chơi. 
+ TPT thực hiện mẫu các trò chơi, khi các em nắm được cho các em lần lượt làm người quản trò của các trò chơi và biết triển khai ở Chi đội của mình. 
Hình 5 : Tập huấn các kỹ năng yêu cầu của Đội viên.
- Phần lí thuyết: Giúp các em có được những hiểu biết về Đội, Đoàn, Đảng và Bác Hồ. Tổng phụ trách cần sưu tầm những cuốn sách nói về công tác đội như: Điều lệ đội, hướng dẫn chương trình rèn luyện đội viên, nghi thức đội viên, phụ trách sao nhi đồng, ...Sau đó đưa cho từng em trong Ban chỉ huy Liên đội để các em tự đọc, tự nghiên cứu. Mặt khác, cần động viên, khích lệ các em tự tìm hiểu thông qua sách báo trong giờ ra chơi tại thư viện hoặc tổ chức các hội thi lý thuyết tìm hiểu trong các giờ sinh hoạt tập thể, chào cờ giúp các em ghi nhớ nhanh hơn.
Bồi dưỡng kĩ năng xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác Đội
- Đây là những kĩ năng không thể thiếu và rất quan trọng đối với Ban chỉ huy Liên đội. Một Liên đội hoạt động mạnh hay yếu phụ thuộc vào khả năng xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác Đội. Bởi vì bất kể công tác gì trong lĩnh vực hoạt động nào, dù lớn hay nhỏ đều đòi hỏi phải có kế hoạch.
- Kế hoạch hoạt động của Liên đội trong một năm đã được Đại hội Liên đội thảo luận và thông qua. Nhưng với Ban chỉ huy Liên đội mới nhất thiết phải cho các em đọc, thảo luận lại để các em nắm chắc hơn. Bởi vì trong ban chỉ huy Liên đội mới có những em không trực tiếp xây dựng kế hoạch này. Đồng thời qua đó bồi dưỡng cho các kỹ năng xây dựng kế hoạch hoạt động Đội trong năm học tới.
- Kế hoạch hoạt động Đội trong từng đợt thi đua sẽ được dựa trên kế hoạch chung và dựa trên chủ đề hoạt động Đội trong từng đợt và chú ý đến biện pháp thực hiện những kế hoạch đó.
Để bồi dưỡng các kỹ năng này có thể làm theo các cách:
- Cho các em tập lập kế hoạch theo chủ đề theo từng đợt thi đua rồi thảo luận tổng hợp thành một kế hoạch có khả năng đạt hiệu quả nhất.
- Cho các em tập lập kế hoạch theo một kế hoạch mẫu của Tổng phụ trách Đội; Lập kế hoạch sẽ giúp cho mọi hoạt động đội của Liên đội có sự suy tính, cân nhắc, có mục tiêu rõ ràng. Sự lựa chọn công việc chủ yếu nhất, quan trọng nhất trong từng thời gian.
- Chính vì vậy, lập kế hoạch cho hoạt động của Liên đội cần sự nhẫn nại, kiên trì phải kiểm tra đi, kiểm tra lại cho chắc chắn trước khi quyết định. Lập kế hoạch kỹ lưỡng là điều kiện tốt để thành công trong hoạt động Đội.
Tổng phụ trách Đội phải theo dõi hướng dẫn cụ thể cho các em bởi vì các em đội viên Tiểu học còn nhỏ nên việc để các em tự làm kế hoạch là rất khó khăn và hiệu quả sẽ không đảm bảo.
 Bồi dưỡng kỹ năng nói và viết cho Ban chỉ huy Liên đội:
- Bồi dưỡng kỹ năng nói: Đây là kỹ năng cần thiết đối với mỗi thành viên trong Ban chỉ huy Liên đội. Vì thường xuyên các em phải tiếp xúc và điều hành hoạt động Đội, nếu không nói năng rõ ràng, truyền cảm, có sức thuyết phục thì khả năng triển khai của hoạt động sẽ kém hiệu quả.
Thông thường những em được chọn vào Ban chỉ huy Liên đội thì đã có chú ý năng khiếu này. Nhưng các em vẫn thường mắc một số lỗi như: Lúng túng trong diễn đạt.
Bồi dưỡng kỹ năng này không thể chỉ một sớm một chiều, mà phải thường xuyên thông qua các hoạt động cụ thể như: Chủ trì trong các cuộc họp Ban chỉ huy Liên đội, đội nòng cốt, Đại hội Liên đội, các buổi nhận xét hoạt động Đội, các hoạt động tập thể...
Qua các hoạt động này các em sẽ cứng cáp hơn trong khả năng nói. Cũng cần lưu ý nhắc nhở, uốn nắn trong các lỗi và các hoạt động lớn (Đại hội Liên đội, Cháu ngoan Bác Hồ), cần phải tập dượt trước.
 	Bồi dưỡng kỹ năng viết: Các em học tập cách ghi biên bản, thực hiện ghi đúng sổ sách của Đội, dự thảo nghị quyết, báo cáo thi đua, báo cáo tổng kết, ... Học tập phương pháp tổ chức họp ban chỉ huy; phương pháp xây dựng kế hoạch (theo chủ đề, kế hoạch tháng, tuần), kế hoạch tổ chức các phong trào thi đua; phương pháp tổ chức điều khiển sinh hoạt Đội cũng như các hoạt động tập thể. Bên cạnh đó, cần hướng dẫn các em học tập phương pháp kiểm tra, đánh giá các phong trào, phương pháp chỉ đạo và tổng kết, rút kinh nghiệm.
- Cách ghi chép sổ sách của Đội theo qui định như sổ Chi đội, sổ Liên đội và các loại sổ khác do trường qui định.
Ví dụ: Sổ Chi đội thì thư ký của các Chi đội nắm rõ cách ghi chép sổ Chi đội, thư ký của Liên đội ghi chép sổ Liên đội (các em khác cũng phải theo dõi cách ghi).
- Cách viết biên bản của các cuộc họp của Chi đội và Liên đội (Tổng phụ trách hướng dẫn cách viết cụ thể của từng loại biên bản).
- Báo cáo hoạt động tháng, báo cáo sơ kết phong trào.v.v..
- Cách tổ chức họp BCH Chi đội và Liên đội.
Ví dụ: Hướng dẫn và chọn Chi đội 5A họp BCH cho các Chi đội khác theo dõi tiến trình của cuộc họp diễn ra (cuộc họp tháng 11 của BCH Chi đội).
- Chi đội phó thông qua chương trình cuộc họp.
- Chi đội trưởng đánh giá hoạt động tháng 10 và nêu ra nội dung hoạt động tháng 11.
+ Ý kiến của từng thành viên trong BCH Chi đội. 
+ Chi đội trưởng giải trình ý kiến và cuối cùng tập thể thống nhất kế hoạch hoạt động. 
Các Chi đội khác đóng góp ý kiến cho buổi họp mẫu.
- Cách điều khiển chương trình: chào cờ đầu tuần, các cuộc thi của Đội do trường tổ chức, tổ chức các hoạt động. 
- Tập huấn BCH trở thành cán bộ Đội gương mẫu trong các hoạt động, có uy tín và sức thuyết phục trước tập thể. (cách nói của các em nhẹ nhàng, tình cảm, gần gủi, bản thân các em trong BCH phải thực hiện trước mọi phong trào như: Kế hoạch nhỏ, nuôi heo đất, giữ vệ sinh môi trường.v.v..)
Tóm lại, với kỹ năng nói và viết là những kỹ năng không những cần cho hoạt động Đội mà còn là hành trang cho các em sau này. Nên ngoài các kỹ năng trong lĩnh vực hoạt động Đội còn giúp các em có được những kỹ năng trong ứng xử, giao tiếp với thầy cô, bạn bè, xã hội... 
3.2. Bồi dưỡng thông qua việc tổ chức các hoạt động lớn.
Một trong những cách bồi dưỡng kỹ năng thiết thực nhất để giúp bồi dưỡng cho các em nhanh hiểu và thực hiện một cách thực tế và tốt nhất, nắm bắt được nhiều kỹ năng nhất tổ chức các hội thi lớn tại Liên đội như “Em yêu lịch sử Việt Nam”, “Hội thi nghi thức Đội – chỉ huy đội giỏi” “Hội thi phụ trách Sao giỏi’ thông qua đó giúp các em nắm vững được các ngày lễ lớn, các Anh hùng của dân tộc, các kỹ năng thực hành nghi lễ, nghi thức một cách thiết thực, rõ ràng và từ đó lấy kết quả công nhận rèn luyện chuyên hiệu cho Đội viên.
Hình 5,6 : Các hội thi của Liên đội
Hình 7,8 : Tham gia trại kỹ năng cấp Huyện, Tỉnh.
3.3. Bồi dưỡng thông qua hình thức ngoại khóa thực tế. 
Liên đội tổ chức tham quan học hỏi tại Bảo tàng Đắk Lắk, nhà đày Buôn Ma Thuột sau đó lồng ghép vào các tiết học địa phương, tổ chức viết bài thu hoạch giúp các em nắm rõ lịch sử tại địa phương, tổ chức làm mô hình cổng trại ở tại Liên đội để giúp các em thực hành kỹ năng nút dây.
Phối hợp tổ chức các chuyên đề về kỹ năng đuối nước, xâm hại, An toàn giao thông được các em trực tiếp tham gia và chia sẽ kinh nghiệm từ các cán bộ tuyên truyền các cấp.
Những hoạt động thực tế này giúp các em rút ra được nhiều bài học thực hành thực tiễn cho bản thân.
Tổ chức cho các em trong BCH sinh hoạt cùng đội viên trong Chi đội mình, với những kiến thức đã học được các em vân dụng thực hành ở các Chi đội. Trong quá trình đó sẽ bộc lộ những ưu, nhược điểm; từ đó bồi dưỡng thêm cho các em để khắc sâu hơn, có kế hoạch rèn luyện bản thân hơn nữa để làm việc ngày càng hiệu quả, đạt chất lượng cao.
Hình 6,7 : Tham gia thực địa tại Buôn Ma thuột.
Hình 8,9 : Chuyên đề các kỹ năng.
3.4. Tạo sự say mê và hứng thú cho các đội viên trong Ban chỉ huy.
- Sự say mê hứng thú trong công việc bao giờ cũng mang lại kết quả, thành công cao.
- Đối với BCH Liên – Chi đội, chúng ta cũng phải tạo cho các em niềm say mê và hứng thú vì: Các em phải có đam mê mới cố gắng, quyết tâm với đội, có hứng thú mới lôi cuốn các em hăng hái tham gia các hoạt động.
- Để làm được điều này tổng phụ trách phải giúp các em thấy được vai trò quan trọng của BCH trong tổ chức Đội. Thông qua đó cho các em thấy được sự vinh dự khi đứng trong hàng ngũ của BCH, tạo cho các em tinh thần phấn đấu, nổ lực. Giới thiệu một mô hình hoạt động đội có hiệu quả (tìm hiểu trên mạng và tạp chí người TPT, các trường bạn) nhằm lôi cuốn các em đến với tổ chức đội.
- Lồng ghép trong buổi tập luyện là những trò chơi nhỏ, những tiết mục văn nghệ và những câu chuyện hay.
- Thực hiện phương châm “gần gũi, lắng nghe và chia sẻ” đến từng đội viên trong đội. khi người tổng phụ trách biết lắng nghe và chia sẽ với các em, giúp các em thổ lộ tâm tư, tình cảm của mình, từ đó các em thấy thân thiện với tổ chức, với mọi người
Ví dụ : Khi có một em trong BCH không hoàn thành tốt công việc được giao, tôi đã tìm hiểu nguyên nhân và hướng dẫn cho em cái khó mà em gặp phải, khuyến khích, khích lệđể em cố gắng hơn và đạt đựợc kết quả tốt trong thời gian sau đó..
- Các em học sinh có lịch học dày đặc nên việc sắp xếp thời gian để tham gia tập luyện, bồi dưỡng là rất khó khăn, người tổng phụ trách phải biết làm cho các em nhận thức được rằng khi đi tham gia bồi dưỡng, tập luyện cũng giống như là một buổi vui chơi, giải trí. Bên cạnh đó phải tích cực tham mưu với ban giám hiệu, anh chị phụ trách, phụ huynh học sinh sắp xếp thời gian, cũng như ủng hộ về mặt tinh thần cho các em thỏa mái tham gia tập luyện.
Ví dụ: Chiều thứ 6 các em được nghỉ, thay vì tập luyện vào thứ 7 và chủ nhật, tôi điều các em đến phòng đội để cùng tập luyện, hướng dẫn các em ghi chép hồ sơ Đội ... để không ảnh hướng tới 2 ngày nghỉ của các em.
4. Giao nhiệm vụ, kiểm tra, đánh giá các hoạt động
4.1. Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên ban chỉ huy.
Giao nhiệm vụ cho Ban chỉ huy liên đội là nhằm kích thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi cá nhân, thông qua đó giáo dục lòng tự tin, tinh thần trách nhiệm, ý chí tổ chức kỉ luật và tính tự quản của các em.
Việc giao nhiệm vụ phải đảm bảo tính chính xác, cụ thể, rõ ràng và phù hợp với năng lực của từng em .
Phân công cụ thể từng công việc cho các thành viên để các em có ý thức trong công việc của mình. Cụ thể với Ban chỉ huy Liên đội đã được phân công với từng công việc cụ thể, tôi đã tiến hành tập huấn cho các mảng như sau:
Bảng 2 : Danh sách Ban chỉ huy Liên đội nhiệm kỳ 2017 – 2018.
STT
HỌ VÀ TÊN
LỚP
CHỨC VỤ
GHI CHÚ
1
Lê Nhật Khôi My
4B
Liên đội trưởng
Phụ trách chung
2
Nguyễn Trần Thanh Tráng
5A
Liên đội phó
- Phụ trách chung công tác thi đua Liên đội. (Phân hiệu 1)
- Kiêm phụ trách công tác Lao động - vệ sinh, nề nếp ở phân hiệu 1
3
Huỳnh Thị Hà Điệp
4D
Liên đội phó
- Phụ trách chung công tác thi đua Liên đội. (Phân hiệu 2)
- Kiêm phụ trách công tác Lao động - vệ sinh, nề nếp ở phân hiệu 2
4
Nguyễn Hương Sang
5C
Uỷ viên
Công tác đội sao đỏ
5
Nguyễn Ngọc Hùng
4B
Uỷ viên
- Phụ trách Đội tuyên truyền măng non Liên đội . 
- Kiêm phụ trách Công trình măng non. 
- Phụ trách thể dục đầu giờ và giữa giờ.
6
Hà Thị Diễm Như
5D
Uỷ viên
- Phụ trách Đội tuyên truyền măng non Liên đội . 
- Kiêm phụ trách Công trình măn

Tài liệu đính kèm:

  • docLE THI HIE TRANG.THNVTROI.doc