Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 10E trường THPT dân tộc nội trú tỉnh Lào Cai

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 10E trường THPT dân tộc nội trú tỉnh Lào Cai

Các học sinh trả lời, giáo viên tổng hợp:

 Nguyên tắc 1: Chấp nhận thế giới quan của người khác

 Mỗi người có quan điểm, cách nhìn nhận về mọi thứ quanh ta (thế giới quan) khác nhau, bởi vì mỗi người có một niềm tin, kinh nghiệm , quan niệm sống và hoàn cảnh khác nhau. Vì vậy không có lý gì khi giao tiếp ta cứ bắt người khác phải theo ý của mình cũng như suy nghĩ của ta cứ phải làm theo ý của người khác.

 Nguyên tắc 2: Nói rõ ràng, chính xác, chi tiết

 Khi giao tiếp, nếu còn chưa rõ, chưa hiểu thì nên hỏi lại và ngược lại nếu người cùng giao tiếp còn mơ hồ thì hỏi lại xem họ đã hiểu ý bạn nói chưa

 Nguyên tắc 3: Lắng nghe, chân thành

 Kỹ năng đầu tiên là thái độ lắng nghe, bước thứ hai là sự phản hồi, diễn giải nội dung bạn muốn trình bày, đặt câu hỏi, cuối cùng và cũng là quan trọng nhất, đó là sự im lặng.

 

doc 28 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 314Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 10E trường THPT dân tộc nội trú tỉnh Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản của tập thể học sinh, quán triệt được toàn diện nội dung giáo dục, kế hoạch hoạt động của cá nhân và tập thể lớp chủ nhiệm bao gồm từ việc học tập, rèn luyện đạo đức, văn hóa, thể dục thể thao, sinh hoạt tập thể, hoạt động chính trị xã hội, quan hệ giao tiếp, ứng xử cộng đồng và trong tình bạn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
CHƯƠNG 2. 
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH NỘI TRÚ Ở TRƯỜNG PTDTNT TRONG CÔNG TÁC GVCN
2.1. Đặc điểm trường THPT DTNT tỉnh Lào Cai
	Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Lào Cai được thành lập từ năm 1992, đóng trên địa bàn thành phố Lào Cai, với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cán bộ nguồn có trình độ văn hóa, có sức khỏe và phẩm chất tốt để tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước nói chung, cho tỉnh nhà nói riêng.
	Đối tượng giáo dục là con em các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa trong tỉnh được tuyển chọn từ các trường trung học cơ sở và phổ thông dân tộc nội trú các huyện.	
Với đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ chuyên môn tốt, nhiệt tình, tâm huyết với giáo dục, đồng thời với sự quan tâm của nhà nước, cơ sở vật chất nhà trường đã được trang bị tương đối tốt nên chất lượng giáo dục của nhà trường nhiều năm đạt kết quả cao, đứng trong tốp đầu các trường THPT trong toàn tỉnh.
2.2. Thực trạng kỹ năng sống của học sinh lớp 10E ở trường THPT DTNT Lào Cai:
Hầu hết học sinh của nhà trường đều thực hiện các nội dung học tập và hoạt động ngoài giờ lên lớp theo đúng quy định của nhà trường. tuy nhiên việc thực hiện còn mang tính thụ động, luôn phải có giáo viên phụ trách nhắc nhở, đôn đốc thì mới thực hiện, còn mang tính ỷ lại, chưa chủ động rèn luyện các kĩ năng trong các hoạt động. cụ thể ở các kĩ năng sau:
Kĩ năng xác định mục tiêu:
	Nhiều học sinh chưa đặt được mục tiêu học tập, cũng như định hướng nghề nghiệp. học sinh đa phần chỉ học theo yêu cầu của các môn học trong sách giáo khoa, ít học sinh quan tâm đến các tài liệu tham khảo, ít đọc sách báo nắm bắt các thông tin về ngành nghề, xu hướng xã hội. Giáo viên cũng đã quan tâm đền việc hướng nghiệp cho học sinh, tuy nhiên vẫn còn mang tính định hướng chung, không thể cụ thể hoá với từng học sinh và bên cạnh đó, gia đình của ít quan tâm đến việc học, việc định hướng nghề nghiệp cho con em mình nên việc đặt mục tiêu học tập và định hướng nghề nghiệp của học sinh còn nhiều hạn chế.
Kĩ năng tự nhận thức về bản thân:
	Nhiều học sinh còn thờ ơ, bàng quan với cuộc sống xung quanh, rụt rè, nhút nhát, khi gặp khó khăn thường kêu ca, thiếu cố gắng, thích hưởng thụ và thực dụng, hời hợt trong quan hệ sống, thờ ơ trước những biến động xã hội, một số học sinh còn ham chơi điện tử, làm việc không có kế hoạch, còn mang tính thụ động, nhiều học sinh còn không biết rõ yêu cầu của xã hội với bản thân nên không chịu tu dưỡng, rèn luyện.
Kĩ năng giao tiếp trong cuộc sống:
	Nhìn chung, học sinh của trường chăm chú lắng nghe lời nói của giáo viên và của bạn (thông qua đánh giá xếp loại giờ học và các hoạt động khác trong nhà trường). Tuy nhiên, trong khi giao tiếp, tiếp xúc với người khác, học sinh còn có các hạn chế như: thiếu tự tin, không dám nhìn thẳng vào mặt và mặt của người cùng giao tiếp, lời nói chưa rõ ràng, không thể hiện rõ nội dung muốn nói
Kĩ năng ra quyết định:
	Với kĩ năng này, trước một vấn đề cần giải quyết thì đa phần học sinh phải nhờ người khác (cụ thể là giáo viên) quyết định thay mình, học sinh không quyết định được, chủ yếu trông chờ vào quyết định của giáo viên hoặc đưa ra quyết định khi chưa suy nghĩ thấu đáo. ít học sinh có khả năng nghĩ ra nhiều cách, rồi xem xét từng cách và chọn được phương án tối ưu. 
Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn:
	Khi có mâu thuẫn xảy ra, đa phần học sinh xử lý ôn hoà, do sợ bị kỉ luật của nhà trường. Tuy nhiên, việc tìm hiểu nguyên nhân, lắng nghe giải thích của người mâu thuẫn rất ít học sinh làm được, chủ yếu nhờ sự giải quyết của giáo viên chủ nhiệm. chủ yếu các em lầm lì, không nói hoặc không chơi với nhau nữa. một số học sinh còn thể hiện không tốt khi có mâu thuẫn như: nói xấu bạn, gây khó khăn cho các nhiệm vụ của bạn, nói tục với bạn trong các hoạt động chung của lớp
Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ:
	Đa phần các khó khăn trong cuộc sống, học sinh đều tìm đến sự giúp đỡ của người khác do nhiều em mới sống xa gia đình, chưa có kĩ năng tốt sử lý tốt các vấn đề cuộc sống.
Những khó khăn về học tập, chủ yếu học sinh nhờ đến sự giúp đỡ của giáo viên và các bạn học khá trong lớp, đây cũng là việc thực hiện tốt của các em.
Những khó khăn trong quan hệ với bạn bè, với thầy cô giáo, đa phần các em có quan hệ tốt hoà đồng, cởi mở. tuy nhiên vẫn còn một số không nhỏ học sinh còn ngại giao tiếp tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác, mặc cho diễn biến xảy ra, không quan tâm kết quả thế nào, với thái độ thờ ơ, bàng quan. 
*Nhận định:
Từ những thực trạng trên của học sinh lớp10E nói riêng, của học sinh trường nội trú nói chung, cho thấy rất cần giáo dục, tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện các kĩ năng đã nêu trên, từ đó tạo tiền đề cho các kĩ năng về kế hoạch học tập, phương pháp học tập để kết quả học tập tốt hơn cũng như việc giải quyết các vấn đề cuộc sống được tốt hơn. 
CHƯƠNG 3.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH NỘI TRÚ LỚP 10E TRƯỜNG PTDTNT VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN 
3.1 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 10E của giáo viên chủ nhiệm
a. Nắm bắt những kĩ năng học sinh đã có và những kĩ năng cần có:
GVCN cần có kế hoạch kiểm tra định kì theo tháng, tuần và thường xuyên theo ngày để nắm bắt những khó khăn, vướng mắc mà học sinh đang gặp phải, những nhu cầu có về kĩ năng sống
GVCN cần theo dõi sát sao các hoạt động học tập cũng như các hoạt động NGLL của lớp chủ nhiệm
 	Trong các giờ sinh hoạt lớp tạo điều kiện để học sinh có thể bày tỏ, chia sẻ những vấn đề vướng mắc hoặc đang quan tâm.
	Quan tâm tới những học sinh đặc biệt như: gia đình khó khăn, gặp chuyện buồn, không hoà đồng với bạn bè Phân tích và tìm ra nguyên nhân của sự việc, thông qua nhiều thông tin khác nhau như: bạn bè trong lớp, gia đình, các thầy cô giáo bộ môn và cán bộ phụ trách các bộ phận trong nhà trường
	Thường xuyên nắm bắt các thông tin, dư luận trong trong học sinh về các vấn đề của tập thể lớp cũng như từng cá nhân học sinh
b. Thiết kế các chủ đề giáo dục kĩ năng sống:
	Hàng tuần, nhà trường đã đưa ra chủ đề sinh hoạt ngoại khoá về các vấn đề giáo dục tư tưởng đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống. Căn cứ vào đó, GVCN hướng dẫn học sinh thiết kế nội dung sinh hoạt ngoại khoá. 
c. Xây dựng các tình huống g iáo dục kĩ năng sống phù hợp với học sinh và môi trường nội trú:
 	Căn cứ vào các chủ đề sinh hoạt ngoại khoá của nhà trường và các vấn đề thực tiễn trong sinh hoạt của học sinh, giáo viên xây dựng các nội dung giáo dục kĩ năng sống phù hợp với điều kiện cụ thể với mục đích, định hướng rõ ràng, cần phong phú đa dạng, tránh nhàm chán. Đồng thời cần chú trọng đến những vấn đề nổi cộm, mang tính thời sự để có tính giáo dục kịp thời.
3.2 Tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10E trường THPT dân tộc nội trú Lào Cai: 
	Để học sinh được rèn luyện các kĩ năng cần thiết đã nêu ở trên, cũng như tạo ra môi trường thân thiện cho các em học sinh, tạo sự hoà đồng, cởi mở giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh thì giáo viên chủ nhiệm cần lựa chọn các chủ đề và xây dựng các hình thức tiến hành phù hợp, sau đây là một số chủ đề trong nhiều chủ đề mà tôi đã thực hiện:
Chủ đề 1: Kĩ năng tự nhận thức:
Với mục tiêu là thông qua chủ đề này, giúp cho học sinh biết được kĩ năng tự nhận thức là gì, biết đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Giúp cho học sinh thấy được cần phải cố gắng vấn đề nào, cần phát huy những mặt nào của bản thân, để học sinh có thể tự tin trong cuộc sống.
	Nội dung rèn luyện kĩ năng tự nhận thức
ND1: Tôi là ai?
Hoạt động 1: Phát phiếu thông tin cho từng học sinh (giao trước cho HS đề về nhà thực hiện điền thông tin)
PHIẾU THÔNG TIN
TÔI LÀ AI?
Họ và tên: .
Lớp: .
Những ưu điểm của tôi:
.
.
Những tồn tại của tôi: 
.
.....
Hoạt động 2: Chia nhóm, trao đổi, góp ý cho nhau trong từng nhóm, ghi báo cáo nhóm (Các nhóm có thể tự họp nhóm)
Hoạt động 3: Các trưởng nhóm lần lượt báo cáo trước lớp. học sinh khác có thể đóng góp thêm ý kiến
Hoạt động 4: Thảo luận cả lớp:
- Có ai chỉ có toàn ưu điểm, không có tồn tại không?
- Có ai giống nhau không?
Hoạt động 5: Kết luận
Không có ai là người hoàn hảo, ai cũng có những điểm mạnh, điểm yếu riêng. Vấn đề là nhận ra được để phát huy được những điểm mạnh, hạn chế khắc phục những điểm yếu của bản thân. 
ND2: Bạn là ai? (theo hình thức trò chơi)
*Chuẩn bị: Giấy A4, bút, băng dính
* Thực hiện:
- Học sinh ngồi thành 2 vòng tròn (với 35 HS), người sau dán giấy lên lưng bạn phía trước.
- Trong vòng 3 phút HS ghi lời nhận xét của mình với bạn lên giấy (với tinh thần góp ý chân thành, mang tính tích cực)
- Khi hết thời gian, HS gỡ giấy trên lưng mình để xem.
- GV chọn một số HS đọc lời nhận xét của bạn và phát biểu suy nghĩ của bản thân về sự nhận xét đó.
* Tổng kết:
	Khi có những nhận xét của người khác với bản thân, cần giữ bình tĩnh xem xét ý kiến nào là khách quan, chân thực thì ta tiếp nhận, những lời khen quá lời hay ý kiến không khách quan thì ta tham khảo, tránh vì lời khen không đúng làm tăng sự tự cao, lời chê làm mất đi sự tự tin. Từ đó có sự bao dung những hạn chế của người khác, cũng như nhìn nhận chủ yếu vào những mặt tốt của bạn.
Chủ đề 2: Kĩ năng giao tiếp:
Với mục tiêu là thông qua chủ đề này, giúp cho học sinh biết cách giao tiếp với người khác có hiệu quả, biết lắng nghe người khác, biết bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của bản thân, biết thương lượng và biết từ chối từ đó có thể tự tin sống, học tập và làm việc ở các môi trường sống khác nhau.
Hoạt động 1: Cho học sinh xem video về kĩ năng giao tiếp hiệu quả đã được tải về trên Internet theo đường dẫn 
Hoạt động 2: Thảo luận
Câu hỏi 1: Nội dung của video nêu những nguyên tắc nào để có kĩ năng giao tiếp hiệu quả?
Câu hỏi 2: Nội dung của video nêu những phương pháp nào để có kĩ năng giao tiếp hiệu quả?
Các học sinh trả lời, giáo viên tổng hợp:
	Nguyên tắc 1: Chấp nhận thế giới quan của người khác
	Mỗi người có quan điểm, cách nhìn nhận về mọi thứ quanh ta (thế giới quan) khác nhau, bởi vì mỗi người có một niềm tin, kinh nghiệm , quan niệm sống và hoàn cảnh khác nhau. Vì vậy không có lý gì khi giao tiếp ta cứ bắt người khác phải theo ý của mình cũng như suy nghĩ của ta cứ phải làm theo ý của người khác.
	Nguyên tắc 2: Nói rõ ràng, chính xác, chi tiết
	Khi giao tiếp, nếu còn chưa rõ, chưa hiểu thì nên hỏi lại và ngược lại nếu người cùng giao tiếp còn mơ hồ thì hỏi lại xem họ đã hiểu ý bạn nói chưa
	Nguyên tắc 3: Lắng nghe, chân thành
	Kỹ năng đầu tiên là thái độ lắng nghe, bước thứ hai là sự phản hồi, diễn giải nội dung bạn muốn trình bày, đặt câu hỏi, cuối cùng và cũng là quan trọng nhất, đó là sự im lặng.
Hoạt động 3: Thực hành (có thể thực hiện ở nhiều buổi khác nhau như: thảo luận một vấn đề trong giờ sinh hoạt lớp, bình xét hạnh kiểm, trong lúc kiểm tra phòng ở KTX)
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá của giáo viên với quá trình thực hiện giao tiếp của học sinh (thông qua cách thức trao đổi, uốn nắn, giúp đỡ học sinh trong các hoạt động của học sinh đã nêu ở hoạt động thực hành ở trên.)
Chủ đề 3: Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn:
Với mục tiêu là thông qua chủ đề này, giúp cho học sinh biết cách nhận biết được các loại mâu thuẫn thường xảy ra trong cuộc sống, nhận thức được nguyên nhân tạo ra mâu thuẫn từ đó biết lựa chọn cách giải quyết mâu thuẫn một cách hợp lý với thái độ thiện chí và tích cực.
Hoạt động 1: Yêu cầu học sinh ghi ra giấy những mâu thuẫn đã gặp trong cuộc sống? Với ai?
Hoạt động 2: Thu phiếu, tổng hợp
Hoạt động 3: GV nêu một số mâu thuẫn của học sinh, yêu cầu học sinh thảo luận đưa ra cách giải quyết mâu thuẫn, ghi vào bảng phụ ( thông qua cách thức hoạt động nhóm), các trưởng nhóm lần lượt trình bày nội dung của nhóm.
Các cách giải quyết HS đã sử dụng:
 - Nói chuyện với nhau để hiểu và thông cảm/ bỏ qua cho nhau.
 - Cãi nhau, sau đó giận nhau không chào hỏi nhau
 - Đánh nhau, sau đó không thèm nhìn mặt nhau, có khi còn nuôi hận chờ dịp báo thù.
 - Đánh nhau một cách dã man, cố tình xúc phạm, hủy hoại tinh thần và thể chất nhau...
Ngoài ra, còn những cách giải quyết khác....
Hoạt động 4: Tổng hợp, nhận xét
Hoạt động 5: Tổ chức trò chơi “Thoát khỏi dây buộc”
. Thể lệ:
Chọn 6 học sinh ( 3 nam, 3 nữ) tạo thành 3 cặp chơi (mỗi cặp gồm 1 nam và 1 nữ)
GV buộc 1 sợi dây vào 2 tay mỗi học sinh, 2 sợi dây của mỗi cặp chơi đan vào nhau.
Yêu cầu sau 2 phút các học sinh phải tìm cách thoát khỏi nhau, mà không được tháo dây, hay làm đứt dây.
. Tiến hành:
Các cặp chơi: thực hiện trò chơi (99% là không hoàn thành được yêu cầu).
Học sinh còn lại: cổ vũ. 
Giáo viên: + hướng dẫn gỡ dây, giải thích (tìm được chỗ gỡ, nút thắt)
+ Liên hệ việc tìm chỗ nút thắt của trò chơi với việc giải quyết mâu thuẫn.
Hoạt động 6: Tổng kết.
Các loại mâu thuẫn.
Cách giải quyết mâu thuẫn:
Bước 1: Khám phá vấn đề: Chuyện gì đã xảy ra
Bước 2: Tìm hiểu cảm xúc: Cảm thấy thế nào
Bước 3: Đề ra giải pháp và lựa chọn giải pháp (Muốn gì, muốn như thế nào?)
Bước 4: Cam kết thực hiện
Lưu ý: 
- Trong thực tế, GVCN không chỉ quan tâm giải quyết những mâu thuẫn đã bộc lộ thành xung đột, mà cần phải quan tâm phòng tránh bằng cách trang bị cho các em cách ngăn ngừa mâu thuẫn bộc lộ và phát triển.
- Khi giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh giữa HS cần dành thời gian để HS tạm lắng yên, rồi cầu các em tuân thủ các nguyên tắc và lắng nghe tích cực để tìm giải pháp giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực nhất. 
- GVCN cần nhận thức được và làm cho HS hiểu là điều quan trọng không phải là chuyện gì đã xảy ra mà là cách chúng ta phản ứng với nó như thế nào. Đó chính là điểm mấu chốt giúp con người đề phòng và kiểm soát thái độ, hành vi tiêu cực, để có thái độ và hành vi tích cực
* Chủ đề Xác định mục tiêu cuộc sống:
	Hình thức: 
	- Xem video “ Chiếc bình kì diệu”
	- Thảo luận
	- Thực hành: lên kế hoạch hoạt động cá nhân
* Chủ đề Tư duy tích cực:
	Hình thức: 
	- Xem video “Phương pháp tư duy tích cực” của diễn giả Nguyễn 	Thành Nhân
	- Thảo luận
(Do thời gian có hạn, nên tôi không trình bày chi tiết 2 chủ đề này)
3.3. Tổ chức thực hiện
a. Đối với nhà trường:
- Đã xây dựng chi tiết kế hoạch hoạt động NGLL trong năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần và kế hoạch hoạt động các ngày chủ điểm như ngày kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày quốc phòng toàn dân 22/12 trong năm học.
- Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức ngoại khóa tạo sức cuốn hút học sinh tham gia. Tổ chức khoa học các hoạt động để nhiều học sinh được tham gia, được rèn luyện và được phát huy năng lực của bản thân.
- Phát huy mạnh mẽ vai trò của Đoàn thanh niên, các tổ chức đoàn thể trong việc phối hợp giáo dục thế hệ trẻ.
- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh. Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa đầu tuần của Ban hoạt động ngoài giờ và của các tổ chuyên môn, đoàn thể. Thông qua hoạt động ngoại khóa, giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, tinh thần đoàn kếtđồng thời giáo dục ý thức đạo đức, hành vi ứng xử thân thiện cho học sinh.
- Duy trì tốt kỷ cương nền nếp trường học; tổ chức tốt đội cờ đỏ trực nền nếp, chấn chỉnh kịp thời những trường hợp học sinh vi phạm nội qui trường học
b. Đối với lớp 10 E ( lớp chủ nhiệm):
* Thực hiện giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh.
	- Triển khai học tập nghiêm túc điều lệ trường THPT tổ chức cho học sinh tham gia thảo luận nội quy và thực hiện. Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với các hoạt động thiết thực: học tập không ngừng, vượt khó học tập, đoàn kết, giản dị, tiết kiệm. Phát huy vai trò giáo dục đạo đức của nhiều lực lượng trong nhà trường, trong đó chú trọng giáo dục đạo đức trong sinh hoạt tập thể, sinh hoạt lớp, trong công tác thi đua hàng ngày. thông tin tuyên truyền đến học sinh về gương người tốt, việc tốt. Đồng thời xử lí chính xác, công bằng, kịp thời giáo dục đối với học sinh còn mắc khuyết điểm.
	- Tổ chức cho học sinh học tập các chuẩn mực đạo đức cơ bản tốt đẹp của dân tộc như cầu thị, ham học, trung thực ... từ đó hình thành giá trị đạo đức, thái độ, tình cảm, hành vi đạo đức cho học sinh.
	- Duy trì mối liên hệ chặt chẽ giữa GVCN với phụ huynh học sinh, phối hợp kịp thời với phụ huynh học sinh trong việc giáo dục đạo đức lối sống, động viên học sinh trong việc học tập và rèn luyện, tu dưỡng.
	- Tổ chức tốt các giờ sinh hoạt lớp với các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể để giáo dục đạo đức, bồi dưỡng năng lực, phẩm chất, lối sống cho học sinh. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống văn hóa dân tộc, khai thác các yếu tố tích cực trong văn hóa truyền thống các dân tộc để giáo dục học sinh, thi tìm hiểu kiến thức pháp luật, tìm hiểu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
* Thực hiện giáo dục các kĩ năng sống và giáo dục các hoạt động NGLL:
- Tham gia đầy đủ chương trình dạy học NGLL, hướng nghiệp, môn nhạc theo chương trình, kết hợp với các hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh như tổ chức các trò chơi dân gian, hát dân ca, ...
	- Tổ chức cho học sinh các hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo chủ đề (như một số chủ đề đã nêu ở phần trên và các chủ đề khác: phương pháp tư duy tích cực, tính kỉ luật, xác định mục tiêu...) bằng các hình thức xem video, trình chiếu các chương trình quà tặng cuộc sống, các chương trình giáo dục kĩ năng sống của các nhà tâm lý, diễn giả nổi tiếng của Việt Nam, và trên thế giới như diễn giả Nguyễn Thành Nhân, Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, Nick Vujicic	... được tải về qua mạng Internet. Sau đó tổ chức cho học sinh thảo luận, học tập, cùng với các trò chơi gắn với việc giáo dục kĩ năng sống....
	- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể thực hiện bồi dưỡng kĩ năng sống cho học sinh. Tham gia câu lạc bộ “dấu hỏi xanh” để giáo dục kĩ năng phòng chống các tệ nạn xã hội như phòng chống ma túy, mại dâm, buôn bán người, giáo dục giới tính, tìm hiểu luật an toàn giao thông... Tích cực tham gia các câu lạc bộ thể thao, văn nghệ, hội khỏe Phù Đổng trong nhà trường.
	- Xây dựng nền nếp tự quản, lấy cán bộ lớp, cán bộ đoàn, cán sự môn học làm nòng cốt. Hướng dẫn HS tự quản, giao nhiệm vụ tự quản cho học sinh gắn với các nội dung thi đua.
- Chú trọng giáo dục kĩ năng phòng chống bệnh tật, tự chăm sóc, rèn luyện sức khỏe, kiến thức phòng chống dịch bệnh, xây dựng cuộc sống văn minh.
- Thường xuyên động viên, giáo dục học sinh trong các thời gian bám sát lớp, giờ sinh hoạt để học sinh có ý thức đoàn kết và luôn cố gắng thi đua xây dựng một tập thể lớp đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ.
- Luôn khuyến khích động viên mỗi học sinh phát huy tính trung thực, nghiêm túc tự phê bình và thẳng thắn phê bình trước lớp với những biểu hiện, thái độ không đúng của các bạn trong lớp để giúp nhau tiến bộ.
- Thực hiện kiểm tra đột xuất, thường xuyên các HĐNGLL để kịp thời động viên những cố gắng của học sinh hoặc nhắc nhở, uốn nắn những sai sót, thái độ chưa đúng nhằm mục đích học sinh dần dần tự biết điều chỉnh hành vi của bản thân.
- Thường xuyên cập nhật thông tin thi đua về các mặt HĐNGLL trên bảng thông báo của BGH nhà trường, trên bảng tin để chỉ đạo thực hiện hoặc khắc phục kịp thời những tồn đọng về HĐNGLL của lớp. 
- Chỉ đạo học sinh lao động hàng tuần, có kiểm tra đánh giá khen chê.
- Phối hợp chặt chẽ với ban lao động trong nhận xét đánh giá kết quả lao động.
- Thường xuyên kiểm tra các hoạt động ngoài giờ, tuyên dương, nhắc nhở, phê bình kịp thời.
- Ban cán bộ lớp, đoàn theo dõi các hoạt động, báo cáo ngay với GVCN những hiện tượng bất thường xảy ra trong lớp.
* Thực hiện giáo dục trong hoạt dộng học tập, tự học:
- Giáo viên chủ nhiệm thực hiện kiểm tra đột xuất, thường xuyên hoạt động học tập và tự học để kịp thời động viên những cố gắng của học sinh hoặc nhắc nhở, uốn 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ki_nang_song.doc
  • docBÁO CÁO TÓM TẮT HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN.doc
  • docĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN.doc