• Học sinh chọn đáp án A: Là những học sinh có ý thức tốt, có lòng quyết tâm đến trường. Những học sinh này mặc dù không thuộc đối tượng học sinh có nguy cơ bỏ học, nhưng GVCN cũng cần theo dõi khích lệ để sự quyết tâm của các em ngày càng cao.
• Học sinh chọn đáp án B: Là những đối tượng học sinh có nguy cơ bỏ học cao, GVCN cần đặc biệt chú ý.
• Học sinh chọn đáp án C: Là những học sinh chưa có sự quyết tâm đi học chuyên cần. Những em học sinh này cũng thuộc vào đối tượng học sinh có nguy cơ bỏ học, GVCN cần phải quan tâm đặc biệt
Câu hỏi 2: Lý do vì sao em không (hoặc chưa) quyết tâm đi học chuyên cần và duy trì đến cuối năm? (Điều tra số HS có nguy cơ bỏ học)
thức không trọn vẹn đó. Xét sâu xa hơn, việc bỏ học bất thường sẽ gây xáo trộn về mặt tâm lý của học sinh đang còn đi học, gây hậu quả xấu cho việc phổ cập giáo dục THCS, làm giảm niềm tin của xã hội vào nhà trường, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mai sau. Bác Hồ dạy: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.Đúng vậy, khi học sinh bỏ học tăng sẽ làm tăng thêm số lượng người thất học, mù chữ gây ra nhiều hậu quả cho nền kinh tế xã hội. Thanh niên là trụ cột của nước nhà, mặc dù ở tuổi THCS, các em chưa phải là thanh niên, nhưng các em sẽ lớn lên, sẽ trưởng thành, sẽ là chủ nước nhà. Vậy các em sẽ làm cho nước nhà thịnh hay suy với khối óc trống rỗng, không kiến thức, không kinh nghiệm; các em không hiểu rằng kiến thức tốt, kinh nghiệm phong phú sẽ là cơ hội cho người nghèo bứt phá, vượt lên phía trước tiếp cận với những cơ hộ có thu nhập cao, để cải thiện cuộc sống. 1.2. Khái niệm về “biện pháp”: Theo cuốn sách đại từ điển tiếng Việt trang 161, nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội 1999 thì khái niệm biện pháp được hiểu như sau: Biện pháp là cách làm, cách tiến hành giải quyết vấn đề cụ thể. Hiện nay chưa có định nghĩa nào về biện pháp khắc phục học sinh bỏ học ngoài định nghĩa của thạc sĩ Võ Văn Nhân với luận văn nghiên cứu về tình trạng học sinh THPT bỏ học ở vùng sâu tỉnh Trà Vinh Theo thạc sĩ Võ Văn Nhân thì học sinh bỏ học là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội; vì thế biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học bao hàm cả biện pháp giáo dục và quản lý đối với tất cả các đối tượng liên quan, tác động đến nguyên nhân bỏ học ở cấp vi mô và vĩ mô. 2. Thực trạng. Mặc dù trong những năm gần đây Ban Giám hiệu, tập thể giáo viên trường THCS Lê Quý Đôn đã nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh như tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã, Ban Chỉ đạo giáo dục cấp xã để chỉ đạo các trưởng thôn, buôn, các đoàn thể trên địa bàn đến nhà học sinh để nắm bắt tâm tư, suy nghĩ của học sinh và cha mẹ các em, đặc biệt là những học sinh có dấu hiệu nghỉ học, muốnbỏ học; nắm được số học sinh đi làm ăn xa, học nghề hoặc gia đình không đồng ý cho con đi học để làm tốt công tác vận động học sinh ra lớp trở lại; Cung cấp danh sách địa chỉ cụ thể từng học sinh để chính quyền xã chỉ đạo Ban Tự quản các thôn buôn cùng tham gia công tác tuyên truyền, vận động.Thành lập ban duy trì sĩ số, phân công rõ trách nhiệm của Lãnh đạo nhà trường, cán bộ, giáo viên, nhân viên trong công tác vận động học sinh duy trì sĩ số đến từng lớp, từng thôn buôn, từng học sinh. Tổ chức dạy phụ đạo chohọc sinh yếu kém, tăng cường các hoạt động ngoại khóa, văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao tạo sân chơi bổ ích lôi cuốn học sinh tham giaTuy nhiên tỉ lệ học sinh bỏ học vẫn còn cao. Bảng thống kê số lượng HS bỏ học của trường THCS Lê Quý Đôn trong các năm học từ 2014 đến 2017: STT Năm học Số HS bỏ học Số HS bỏ học trong hè 1 2014-2015 19 10 2 2015-2016 21 18 3 2016-2017 22 19 Qua bảng thống kê thì tình hình bỏ học còn rất cao.Đặc biệt là số học sinh bỏ học trong hè. Lý do là trong hè một số học sinh học yếu ham chơi bị bạn bè rủ rề lôi cuốn nên không muốn trở lại trường, một số em trong hè theo bạn đi làm xa rồi không muốn về đi học lại, các em học sinh yếu kém phải ôn tập để thi lại, nhưng quá trình thi lại các em không đủ điều kiện lên lớp nên chán nản và bỏ học. Bảng theo dõi tình hình học sinh lớp 6B Học kỳ I năm học 2015-2016 và lớp 6B học kì I 2016-2017: Năm học Tổng số HS Nữ Dân tộc Hộ nghèo Cận nghèo 2015-2016 26 14 20 04 02 2016-2017 27 12 21 03 03 Bảng theo dõi tình hình số lần vắng học của học sinh lớp 6B năm học 2015 -2016 và lớp 6B năm học 2016-2017 trong học kì I: Năm học Số lần vắng có phép Số lần vắng không phép 2015-2016 30 50 2016-2017 25 45 2.1. Về phía gia đình và học sinh: Nguyên nhân quan trọng nhất của hiện tượng bỏ học là từ phía gia đình và học sinh, cụ thể như sau: Học sinh có lực học yếu, không nắm được kiến thức căn bản, dẫn đến tình trạng lười học, chán học và lâu dần trở thành bỏ học. Một số học sinh do bạn bè rủ rê lôi kéo, không xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, không có ước mơ làm mục tiêu phấn đấu. Học sinh thuộc gia đình nghèo, đông con, các em không có áo quần lành lặn để đến lớp như bao bạn khác. Những học sinh này thường hay mặc cảm, tự ti về hoàn cảnh, tự tách biệt khỏi tập thể, các em luôn cảm thấy lòng tự trọng bị tổn thương và chán nản dẫn đến bỏ học. Hình 1: Căn nhà tranh lụp xụp của hai bà cháu Bình Minh Phần đa học sinh người dân tộc, bố mẹ các em biết ít chữ, ít quan tâm đến việc học của con nên khi đi học về không có ai kèm, nhắc nhở dẫn đến tình trạng các em thường không học bài cũ ở nhà nên học lực ngày càng yếu dẫn đến chán nản và muốn bỏ học Mộtsố học sinh bố mẹ ít dành thời gian cho con cái, lo kiếm sống không quản lý giờ giấc của con em mình.Gia đình một số học sinh nghèo đi làm thuê ở xa, để con em ở nhà với anh chị, ông, bà, hoặc người thân. Những học sinh này thường nói dối cha mẹ, thầy cô, thường xuyên nghĩ học không lí do, cúp tiết đi chơi lâu ngày dẫn đến chán học và bỏ học. Học sinh thuộc gia đình thiếu thốn tình cảm của bố mẹ.Tức là bố mẹ ly hôn, bố mẹ hay cãi nhau hoặc có những học sinh mồ côi. Những học sinh này thường có tính khí bất thường, hay quậy phá, đánh nhau, hoặc tự ti, mặc cảm xa lánh bạn bè nên hay dẫn đến tình trạng bỏ học. Hình 2: Ba mẹ thường xuyên cãi nhau dẫn đến trẻ mặc cảm, tự ti Do kinh tế gia đình khó khăn đã khiến nhiều học sinh phải theo cha mẹ đi làm nương rẫy, hoặc bỏ học để phụ giúp công việc gia đình. Hình 3: Học sinh nghỉ học để đi chăn bò phụ giúp cha mẹ Một số em do nhà xa trường trên 10 km như học sinh ở Buôn Kuốp, Buôn Tuor B, thôn Đồng Tâm.Đoạn đường tới trường gồ gề, bụi vào mùa nắng và lầy lội vào mùa mưa. Các em muốn đi học phải thức dậy chuẩn bị từ 4h sáng. Chính vì vậy tạo nên cảm giác chán nản muốn bỏ học. Hình 4: Con đường đến trường đầy bụi bặm Sự phối hợp giữa phụ huynh học sinh với nhà trường chưa thực sự chặt chẽ, nhiều phụ huynh còn có tư tưởng trông chờ, phó mặc con em mình cho nhà trường. 2.2. Về phía nhà trường. Cơ sở vật chấtcủa nhà trường còn thiếu thốn: Trường chỉ đủ số phòng học cho các lớp chính khóa, thiếu phòng học phụ đạo cho học sinh yếu kém. Một số giáo viên chủ nhiệm chưa thực sự quan tâm đến lớp. Sự kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và tổ chức hội phụ huynh trong việc giáo dục học sinh yếu kém, học sinh cá biệt còn hạn chế. Việc thực hiện phân loại học sinh trong lớp để lên kế hoạch bồi dưỡng, tổ chức phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém trong nhà trường hiện nay chưa thật tích cực.Trong khi, công việc này lại đòi hỏi nhiều công sức, sự kiên trì và tâm huyết của những người có liên quan đặc biêt là giáo viên chủ nhiệm. 2.3. Về phía xã hội. Trường THCS Lê Quý Đôn nằm trên địa bàn xã Dray Sáp. Tình hình kinh tế của xã còn gặp nhiều khó khăn. Xã có nhiều Buôn gồm nhiều hộ gia đinh người dân tộc sinh sống nên tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số của trường cao, chiếm gần 50% số học sinh toàn trường Trước thực trạng của địa phương, của trường, của lớp chủ nhiệm như trên, khi nhận nhiệm vụ là một giáo viên chủ nhiệm, tôi cảm thấy bản thân phải tìm cách nào đó để duy trì tốt nhất sĩ số của lớp mình, góp phần hạn chế tình trạng học sinh bỏ học của lớp chủ nhiệm. Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã điều tra bằng hình thức trắc nghiệm trong học sinh về mức độ chuyên cần, mức độ duy trì sĩ số đến cuối năm bằng hình thức phát phiếu thăm dò cho lớp 6B về các nội dung sau: Câu hỏi: Em có quyết tâm sẽ đi học chuyên cần và duy trì đến cuối năm học hay không? (Điều tra cả lớp) A: CÓ B: KHÔNG C: CHƯA BIẾT Kết quả thống kê cho thấy: Lớp Sĩ số Đáp án A Đáp án B Đáp án C SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 6B (2015 – 2016) 26 19 73,1 4 15,4 3 11,5 6B (2016 – 2017) 27 19 70,4 5 18,5 3 11,1 Qua bảng kết quả thăm dò tôi thấy số lượng HS có nguy cơ bỏ học cao. Tôi xác định được rằng: Học sinh chọn đáp án A: Là những học sinh có ý thức tốt, có lòng quyết tâm đến trường. Những học sinh này mặc dù không thuộc đối tượng học sinh có nguy cơ bỏ học, nhưng GVCN cũng cần theo dõi khích lệ để sự quyết tâm của các em ngày càng cao. Học sinh chọn đáp án B: Là những đối tượng học sinh có nguy cơ bỏ học cao, GVCN cần đặc biệt chú ý. Học sinh chọn đáp án C: Là những học sinh chưa có sự quyết tâm đi học chuyên cần. Những em học sinh này cũng thuộc vào đối tượng học sinh có nguy cơ bỏ học, GVCN cần phải quan tâm đặc biệt Câu hỏi 2: Lý do vì sao em không (hoặc chưa) quyết tâm đi học chuyên cần và duy trì đến cuối năm? (Điều tra số HS có nguy cơ bỏ học) (Học sinh tự ghi ra lí do của mình ra giấy) Đây là một câu hỏi khá tế nhị lại dành cho đối tượng học sinh có nguy cơ bỏ học, có những học sinh không hợp tác trả lời nên để có đáp án chính xác, tôi vừa tổng hợp từ giấy, vừa gặp riêng các em đểhỏi đồng thời tìm hiểu thông qua bạn bè, gia đình của các em. Kết quả thu được như sau: Danh sách học sinh có nguy cơ bỏ học năm học 2015-2016: STT Họ và tên học sinh Nguyên nhân 1 Y Guốt Hđơk Học yếu, ham chơi điện tử 2 H Diêm Niê Học yếu, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa. 3 Y Chiến Bkrông Lưu ban, chán học 4 H Ôn Niê Nhà xa, không có xe đạp đến trường 5 Y Thép Byă Gia đình khó khăn, sau giờ học phải đi chăn bò phụ giúp bố mẹ 6 Y Huynh Kbuor Lưu ban, chán học, mồ côi bố, mẹ đi lấy chồng, không ai quan tâm đến em 7 Trần Văn Tài Hay thức dậy muộn, đi trễ, bố mẹ đi làm sớm, về muộn, không ai quan tâm đến việc học của con Danh sách học sinh có nguy cơ bỏ học năm học 2016-2017: STT Họ và tên học sinh Nguyên nhân 1 Y Kênan Hđơk Học yếu, lười học 2 H Nguê Êya Gia đình có hoàn cảnh khó khăn 3 H Ria Êban Nhà đông con, ở nhà phụ giúp nương rẫy 4 Nguyễn Thị Bình Minh Gia đình có hoàn cảnh khó khăn 5 Y Romi Kbuor Ba mẹ ly hôn 6 Y Sanra Bkrông Lưu ban, học yếu 7 Y Tươi Ktul Nhà xa trường đi lại khó khăn 8 Y Vinh Niê Lười học, bị bạn bè lôi kéo,nghiện game Qua kết quả khảo sát cho ta thấy tỉ lệ học sinh có nguy cơ bỏ học chiếm tỉ lệ cao (khoảng 30%) với nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy là giáo viên chủ nhiệm chúngta phải có biện pháp gì để giúp học sinh có thêm động lực và sự quyết tâm đi học chuyên cần?và đó cũng chính là lý do thôi thúc tôi đi tìm hiểu, nghiên cứu các biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng bỏ học của học sinh lớp chủ nhiệm có hiệu quả hơn. 3. Giải pháp, biện pháp. 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp. Với những giải pháp, biện pháp mà tôi đưa ra sau đây đã giúp học sinh của lớp chủ nhiệm đi học chuyên cần hơn nhằm giảm thiểu những nguy cơ bỏ học của học sinh góp phần nâng cao tỉ lệ duy trì sĩ số. Đồng thời tạo cho các em môi trường học tập, nghị lực vươn lên những khó khăn mà bản thân gặp phải, giúp các em có ước mơ hoài bão để các em không còn có tư tưởng nghỉ học giữa chừng Xuất phát từ kinh nghiệm của bản thân và công tác chủ nhiệm, bản thân tôi nhận thấy để giúp học sinh đang và sẽ có nguy cơ bỏ học từ bỏ ý định của mình thì vấn để then chốt ở đây là giúp bản thân các em tìm được niềm vui trong học tập, loại bỏ những yếu tố tiêu cực cả chủ quan và khách quan dẫn tới việc bỏ học. 3.2.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. 3.2.1. Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu đặc điểm tình hình của lớp, từng học sinh. Ngay sau khi nhận lớp chủ nhiệm, tôi đã tìm hiểu, nắm bắt thông tin về từng đối tượng học sinh của lớp mình chủ nhiệm, việc nắm bắt thông tin này được thu thập qua các kênh khác nhau như: Điều tra qua học bạ tiểu học của học sinh, lập phiếu điều tra thông tin cá nhân và nguyện vọng trong năm học, quan sát thực tiễn các giờ học, các giờ ra chơi. Ngoài ra tôi còn thu thập kết quả qua những bài kiểm tra đầu năm học của các môn học. Việc nắm bắt các thông tin trên là căn cứ để lựa chọn học sinh có năng lực, nhiệt tình vào Ban cán sự lớp, Ban chấp hành chi đội; học sinh có học lực yếu cần bổ trợ kiến thức, những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng thời nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các em nhằm đưa ra một số biện pháp phù hợp nhằm giảm thiểu tình trạng bỏ học của học sinh trong lớp mình chủ nhiệm. Qua điều tra lớp chủ nhiệm, tôi nhận thấy: Năm học 2015-2016: Học sinh Trần Văn Tài là học sinhhay thức dậy muộn, đi trễ, bố mẹ đi làm sớm, về muộn, không ai quan tâm đến việc học của con Học sinh Y Thép Byă là học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, sau giờ học phải đi chăn bò phụ giúp bố mẹ Học sinh Y Huynh Kbuor là học sinh lưu ban, chán học, mồ côi bố, mẹ đi lấy chồng, không ai quan tâm đến em Năm học 2016-2017: Học sinh Nguyễn Thị Bình Minh là học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Bố mẹ ly hôn và đều có gia đình mới, không ai chịu nuôi em, em phải sống với bà ngoại. Bà ngoại của Bình Minh đã già và gần như không còn khả năng lao động. Tiền sinh hoạt trong gia đình chủ yếu dựa vào lương hưu và trợ cấp của xã. Tôi xác định đây là những hoàn cảnh thiếu thốn về vật chất lẫn tình cảm. Học sinh Y Vinh Niê thường xuyên có hành vi bắt nạt bạn và thái độ bướng bỉnh khi thầy cô nhắc nhở, có hiện tượng cúp học để đi chơi game, bi – a Học sinh Y Sanra Bkrông và Y Kênan Hđơk là hai học sinh lưuban,chán học, thường xuyên không học bài cũ, nghỉ học không lý do. 3.2.2. Gặp gỡ, trao đổi với cha mẹ học sinh. Việc phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong công tác duy trì sĩ số của lớp là giải pháp cực kì quan trọng. Do vậy, ngay trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã lập danh sách ghi số điện thoại của phụ huynh, bầu ra các phụ huynh làm ban đại diện ở các thôn buôn. Thường xuyên phối hợp với các ban đại diện để nắm bắt, trao đổi kịp thời tình của các em đến gia đình. Ngoài tra tôi đã tích cực gặp gỡ phụ huynh học sinh, nhất là những học sinh đặc biệt như Y Sanra Bkrông, Y Kênan Hđơk, Y Vinh Niê Hình 5: GVCN tới hỏi thăm và động viên học sinh đi học chuyên cần 3.2.3. Xây dựng ban cán sự lớp năng nổ, nhiệt tình Xây dựng ban cán sự lớp năng nổ, nhiệt tình nhằm quản lí lớp đồng thời hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm trong việc giảm thiểu nguy cơ bỏ học của học sinh. Ban cán sự là đội ngũ truyền thông tin nhanh nhất, giúp giáo viên nắm bắt sớm tình hình của lớp. Những phong trào vui học tập, giúp đỡ bạn, khơi gợi niềm hứng thú học tập của học sinh, giúp các em thấy được mỗi ngàyđến trường là một ngày vui nhằm giảm thiểu tình trạng nghĩ học,cúp tiết của một học sinh được thực hiện thành công cũng nhờ vào đội ngũ ban cán sự này. 3.2.4. Phụ đạo cho học sinh yếu kém. Nhiều học sinh học yếu, chán học nên có tư tưởng cúp tiết, trốn học đi chơi như: Y Vinh Niê, Y Kênan Hđơk.Tôi đã gặp riêng các em vào các giờ ra chơi để trao đổi.Cuối các buổi học tôi thường tranh thủ giảng lại bài cho các em. Đồng thời tôi cũng phân công cho các học sinh khá giỏi kềm cặp, giảng giải thêm cho các em học sinh yếu kém này, để các em không rơi vào cảm giác lạc lỏng, chán nản dẫn đến bỏ học. Hình 6: GV phụ đạo thêm cho học sinh yếu kém 3.2.5. GVCN chia sẻ tâm tư tình cảm với học sinh. Các em lớp tôi đa phần là người dân tộc, cuộc sống của các em rất khó khăn, các em hay tự ti ít giao tiếp với các bạn người Kinh cũng như với thầy cô. Hiểu được điều đó tôi luôn tìm cách xóa bỏ khoảng cách thầy – trò, làm một người bạn thật sự của các em.Để các em trao đổi, tâm sự với tôi về những khó khăn trong cuộc sống và học tập mà các em gặp phải. Vào cuối buổi học tôi hay gặp riêng những em có biểu hiện không tốt trong giờ học, thay vì trách mắng tôi đã tìm hiểu nguyên nhân, động viên và có những lời nói tích cực động viên các em. Như học sinh H – Gum Hlong thời gian đầu rất nhút nhát, thu mình, lầm lì, hỏi không nói, vắng học không lí do. Sau một thời gian gặp riêng hỏi han và động viên, em đã trở thành một học sinh hoạt bát, mạnh dạn tham gia các trò chơi với các bạn. Đặc biệt, em ít nghỉ học hẳn, nếu có vắng học thì em đều có viết giấy xin phép. 3.2.6. Tạo môi trường vui chơi lành mạnh cho học sinh. Khơi dậy sự yêu thích đến trường ở học sinh. Các hoạt động kết hợp giữa học tập và vui chơi luôn được trường THCS Lê Quý Đôn quan tâm, các hoạt động này được diễn ra trong xuyên suốt năm học như: Trang trí lớp học thân thiện, chăm sóc công trình măng non, hội vuihọc tập, hoạt động ngoài giờ lên lớp, làm báo tường, vẽ tranh, làm thiệp chúc mừng 20/11, thi làm lồng đèn, làm mâm ngủ quả. Hình 7: Học sinh chơi chuyền thun tiếp sức Hình 8: Học sinh trong hội thi xếp sách nghệ thuật Trong những các hoạt động này tôi luôn chú ý giao nhiệm vụ cho những em cónguy cơ bỏ học để các em cảm thấy mình được coi trọng và có trách nhiệm hơn với lớp từ đó giúp các em cảm thấy yêu thích đến trường hơn. Như học sinh Y – Tươi Bkrông học yếu, bướng bỉnh, hay đầu năm hay có hiện tượng cúp học đi chơi điện tử. Trong các tiết học, thường xuyên không học bài cũ, nằm dài trên bàn, thầy cố nhắc nhỡ không nghe. Nhân hội khai giảng có cuộc thi nhảy bao bố nam, tôi đã hướng cho lớp chọn em tham gia trò chơi, sau buổi học tôi cùng em tập luyện. Nhờ những buổi tập luyện cùng em, thầy trò gần gũi nhau, tôi đã khuyên nhủ, khích lệ, động viên em. Kết quả, em đã trở thành học sinh ngoan hơn, nghe lời thầy cô có trách nhiệm với lớp, không còn hiện tượng cúp học đi chơi điện tử. Hình 9: Học sinh với phần thi nhảy bao bố trong hội khai giảng Tuyên truyền tác hại của những tệ nạn xã hội Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng chịu nhiều áp lực từ cuộc sống, chính vì thế cũng ngày càng xuất hiện nhiều nhiều tệ nạn xã hội và đặc biệt việc phòng chống tệ nạn xã hội trong học đường luôn được coi trọng hàng đầu. Phòng chống tệ nạn xã hội trong học đường, luôn được đưa lên hàng đầu bởi học sinh luôn là những mầm non của đất nước, việc phòng chống đó sẽ giúp cho mọi người có thêm nhiều điều kiện để phát triển bản thân, nâng cao tri thức, phát triển bản thân mỗi ngày. Việc phòng chống tệ nạn trong nhà trường luôn được nhà trường và bản thân tôi quan tâm. Trường đã thực hiện các chuyên đề tuyên truyền cho học sinh về tác hại của game online, tác hại của ma túy, thuốc lá. Ngoài ra tôi thường kết hợp trong các buổi sinh hoạt lớp để tuyên truyền phòng chống tác hại của phim ảnh đồi trụy,cờbạc, lô đề Kêu gọi tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách : Tục ngữ ta có câu “ lá lành đùm lá rách”, đó là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Là giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh nằm trong hoàn cảnh đặc biệt này, bản thân tôi đã giúp đở các em một phần nào về vật chất để giải quyết những khó khăn nhất thời, tôi cố gắng vận động các nguồn hỗ trợ từ trong và ngoài nhà trường, kêu gọi những tấm lòng vàng và tạo điều kiện cho các em được tiếp tục đến trường theo đuổi ước mơ và nguyện vọng của mình. Hình 10: GVCN trao cặp sách cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn Ngay tại lớp của mình, tôi đã phát động các phong trào kế hoạch nhỏ, ngoài các phong trào mà đội phát động như quyên góp giấy vụn, lon bia, nuôi heo đất nhằm mục đích giúp đỡ các bạn nghèo trong lớp mua sách vở Hình 11: Học sinh thu gom vỏ lon bia tham gia kế hoạch nhỏ của lớp Tôi cũng trao đổi với nhà trường, đội về hoàn cảnh của các em để tranh thủ sự giúp đỡ từ các quỹ học bổng Như trường hợp em Bình Minh nhà ở xa trường, nhà nghèo không có xe đạp đến trường, thường phải đi nhờ xe bạn, bữa nào bạn không chở đi thì em phải nghỉ học. Biết được hoàn cảnh của em tôi đã trao đổi với nhà trường, với đồng nghiệp. Rất may có giáo viên trong trường có xe đạp cũ không dùng tới, đồng ý tặng xe cho em, nhờ thế em đã có xe đạp để đến trường Em Y Rin Bkrông chỉ có một bộ quần áo để đi học.Có hôm trời mưa, áo quần không kịp khô nên em phải nghỉ học. Biết được hoàn cảnh của em, tôi đã bí mật gặp những học sinh trên lớp có hoàn cảnh khá giả hỏi xem các em có áo quần cũ để xin và trao lại cho em để giúp em có đồng phục mặc tới trường 3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Các giải pháp đưa ra đều có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau từ đó tạo ra kết quả nghiên cứu của đề tài. Thiếu một trong các giải pháp trên sẽ gây khó khăn, tạo rào cản trong khi thực hiện thậm chí làm cho quá trình nghiên cứu không thu được kết quả.
Tài liệu đính kèm: