Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh cấp Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh cấp Tiểu học

5.Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1.Tính mới của sáng kiến:

Giáo dục kĩ năng sống là một trong những nội dung ,nhiệm vụ quan trọng

trong chương trình giáo dục hiện nay nhằm cụ thể những quan điểm, đường lối

chính sách của Đảng và nhà nước về đổi mới phương pháp giáo dục trong thời

kì hội nhập.

Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho

học sinh là vấn đề cần được quan tâm đúng mức nhằm góp phần trang bị cho

học sinh kiến thức, kỹ năng sống và phát triển trong một môi trường phát triển

bền vững.

“Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt

động Đội TNTP Hồ Chí Minh cấp tiểu học” nhằm:2

Tìm ra nội dung, hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng sống trong nhà

trường theo khung chương trình chung của Bộ giáo dục và Đào tạo đạt hiệu quả

cao nhất, đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội ở địa phương,

thực tế nhà trường.

Đề ra các giải pháp nhằm thực hiện chương trình giáo dục kĩ năng sống

có hiệu quả trong nhà trường.

Đổi mới phương pháp công tác Đội và hoạt động ngoài giờ lên lớp một

cách hiệu quả, thu hút được nhiều đội viên tham gia.

pdf 10 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 1272Lượt tải 7 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh cấp Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kĩ năng sống trong nhà 
trường theo khung chương trình chung của Bộ giáo dục và Đào tạo đạt hiệu quả 
cao nhất, đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội ở địa phương, 
thực tế nhà trường. 
Đề ra các giải pháp nhằm thực hiện chương trình giáo dục kĩ năng sống 
có hiệu quả trong nhà trường. 
Đổi mới phương pháp công tác Đội và hoạt động ngoài giờ lên lớp một 
cách hiệu quả, thu hút được nhiều đội viên tham gia. 
5.2.Nội dung sáng kiến: 
Để củng cố và khắc sâu kiến thức của các môn học, mở rộng và nâng cao 
hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú thêm 
vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể, rèn luyện các kỹ năng sống cơ bản 
phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học cần phải thực hiện tốt các vấn đề sau sau: 
 5.2.1. Bám sát nội dung giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh: 
 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cũng như các quá trình hoạt động 
giáo dục khác trong nhà trường đều có cấu trúc xác định. Nội dung giáo dục kỹ 
năng sống cho học sinh tập trung vào các kỹ năng tâm lý - xã hội là những kỹ 
năng được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác với người 
khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống. 
Những nội dung này hết sức đơn giản, gần gũi với học sinh, là những kiến thức 
tối thiểu để các em có thể tự lập... Và mục đích quan trọng nhất là giúp các em 
tự tin hơn, tự lập hơn trong cuộc sống”. Vì vậy khi tổ chức các hoạt động giáo 
dục kỹ năng sống cho học sinh cần: 
- Bám sát vào nội dung của giáo dục kỹ năng sống và vận dụng linh hoạt các 
nội dung của giáo dục kỹ năng sống tuỳ theo từng hoạt động giáo dục và điều 
kiện cụ thể. 
 - Xác định rõ các nội dung giáo dục kỹ năng sống (xác định rõ các kỹ năng 
sống cần hình thành và phát triển cho học sinh) để tích hợp vào nội dung của 
hoạt động Đội. 
 - Tạo ra động lực cho học sinh, làm cho học sinh tham gia một cách tích cực 
vào quá trình hình thành kỹ năng sống nói chung như: 
+ Kỹ năng giao tiếp: lắng nghe, chia sẻ, biểu lộ thái độ tình cảm. 
+ Kỹ năng trình bày, thuyết trình trước đám đông. 
+ Kỹ năng thương lượng, xử lý tình huống. 
+ Kỹ năng tự khẳng định về bản thân. 
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề. Kỹ năng làm việc hợp tác. 
+ Kỹ năng nói lời yêu cầu đề nghị, nói lời cảm ơn, xin lỗi, từ chối yêu cầu 
đề nghị của người khác. 
+ Kỹ năng kiểm soát tình cảm, kìm chế thói hư tật xấu, sở thích cá nhân. 
Biết phân biệt hành vi đúng - sai, phòng tránh tai nạn, thương tích, bom mìn, 
cháy nổ 
+ Kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu như động đất, sóng thần, bão lũ; 
+ Kỹ năng ứng phó với tai nạn đuối nước 
3
+ Kỹ năng sống còn là những kiến thức về giới tính, chống lại sự cám dỗ 
từ tệ nạn xã hội, chống xâm hại tình dục. 
+ Kỹ năng ứng phó với một số tình huống bạo lực trong học sinh. 
 5.2.2. Phát huy vai trò tác dụng và hiệu quả của giờ chào cờ đầu tuần 
và sinh hoạt đội để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 
 Cần tổ chức tốt các buổi chào cờ đầu tuần không chỉ là đánh giá xếp loại nền 
nếp, học tập, các hoạt động giáo dục trong tuần qua, triển khai kế hoạch tuần tới 
của BGH nhà trường, của Liên đội mà cần thay đổi hình thức buổi lễ chào cờ 
một cách sáng tạo, rèn luyện các kỹ năng cho học sinh. Chẳng hạn như để các 
em được thay mặt lớp trực đánh giá, nhận xét thêm phần giao lưu với toàn 
trường qua các tiết mục văn nghệ, kể chuyện, câu đố, trò chơi, trao đổi về kinh 
nghiệm học tập  do chính các em đứng ra tổ chức dưới sự giúp đỡ và hướng 
dẫn của GVCN và giáo viên tổng phụ trách 
Để lồng ghép chương trình giáo dục kỹ năng sống vào giờ sinh hoạt Đội, 
giáo viên phụ trách cần xây dựng kịch bản giờ sinh hoạt Đội sao cho tăng tính 
chủ động của học sinh, nâng cao vai trò của tập thể lớp chứ không phải vai trò 
của giáo viên chủ nhiệm hay chi đội trưởng . 
Mục đích của chúng ta là biến giờ sinh hoạt Đội thành một buổi vui chơi với 
nhiều trò chơi khác nhau mà nội dung được giáo viên phụ trách chuẩn bị trước. 
Các trò chơi này phải được lựa chọn và có chủ đích nhằm giáo dục kỹ năng 
tương ứng cho học sinh. Việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào giờ sinh hoạt chủ 
yếu với cách làm sao cho tăng tính chủ động của học sinh, phát huy khả năng 
từng cá nhân và nhấn mạnh vai trò của tập thể, để học sinh thấy được và luôn 
phát huy khả năng phối hợp của nhóm trong khi giải quyết các vấn đề chung, 
không nên sa đà vào việc tổ chức các trò chơi mang tính giải trí đơn thuần, sẽ 
làm sai lệch mục đích của việc lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống trong 
giờ sinh hoạt. 
 5.2.3. Vận dụng linh hoạt các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức 
hoạt động Đội để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 
 Luôn "làm mới" các hình thức thực hiện và đa dạng hoá các loại hình hoạt 
động theo từng chủ đề. Sự mới lạ bao giờ cũng có sức hấp dẫn đối với học sinh 
khiến các em say mê khám phá. Các hoạt động mà nội dung đơn điệu, hình thức 
không phong phú học sinh dễ chán nản hoặc thờ ơ. Vì vậy cần sử dụng linh hoạt 
các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động Đội để thực hiện mục 
tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 
Sau đây tôi đưa ra một hình thức tổ chức hoạt động Đội lồng ghép giáo 
dục kỹ năng sống cho học sinh: 
Giáo viên phụ trách cần phải xây dựng các hoạt động theo từng chủ đề, chủ 
điểm của từng tháng và có kịch bản cho từng hoạt động và có sự chuẩn bị chu 
đáo về cả hình thức tổ chức và các điều kiện phục vụ cho hoạt động đó. 
Khi tiến hành tổ chức một hoạt động cần phải tiến hành theo các bước sau: 
Bước 1: Đặt tên chủ đề hoạt động và xác định các yêu cầu giáo dục phải 
đạt được. 
4
Bước 2: Giáo viên phụ trách cần vạch kế hoạch, thời gian tiến hành. Chuẩn 
bị về nội dung, hình thức hoạt động, các phương tiện cần thiết phục vụ cho hoạt 
động. Phân công công việc cụ thể, dự kiến các tình huống xảy ra. Thường xuyên 
đôn đốc, kiểm tra sự chuẩn bị. 
Bước 3: Tiến hành hoạt động: 
Đối với các hoạt động của lớp, cần cố gắng tạo điều kiện để học sinh tự 
quản, tự điều khiển, còn giáo viên nên đóng vai trò là người hỗ trợ, là người 
giúp đỡ các em. Lựa chọn phương pháp, kỹ thuật và hình thức tích hợp nội dung 
giáo dục kỹ năng sống thông qua chủ đề. Những phương pháp, kỹ thuật được 
lựa chọn phải phù hợp với nội dung hoạt động và nội dung giáo dục kỹ năng 
sống cho học sinh. Tạo cơ hội cho học sinh có môi trường trải nghiệm, rèn luyện 
kỹ năng sống thông qua hợp tác với bạn, hợp tác với thầy cô. 
Thiết kế hoạt động trong tổ chức chủ đề. Khi thiết kế chủ đề có tích hợp nội 
dung giáo dục kỹ năng sống, cần tăng cường các hoạt động nhóm làm việc hợp 
tác, xử lý tính huống, giải quyết vấn đề, thuyết trình v.v... Những hoạt động này 
sẽ thu hút được người học tham gia một cách tự giác, tích cực vào quá trình học 
tập, rèn luyện kỹ năng sống. 
Bước 4: Rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả: 
Cần phải rút kinh nghiệm để các hoạt động tiếp theo được tốt hơn, hiệu quả 
hơn. Khi rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả cần tập trung vào hình thức tổ chức 
hoạt động, nội dung hoạt động, quá trình tự quản, tự điều khiển của học sinh để 
bước chuẩn bị cho những hoạt động tiếp theo đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra. Kiểm 
tra kết quả thực hiện chủ đề, nội dung hoạt động đã tích hợp giáo dục kỹ năng 
sống cho học sinh như thế nào? Những kiến thức, kỹ năng nào đã được học sinh 
tích lũy, trải nghiệm; kiến thức, kỹ năng nào chưa được học sinh tích lũy, trải 
nghiệm và cần phải bổ sung. Cuối mỗi hoạt động phải đánh giá được kết quả để 
định hướng cho hoạt động giáo dục tiếp theo. 
 5.2.4. Một số hoạt động Đội ở trường TH Thanh Phú A năm học 2019-
2020 nhằm thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 
 Xuất phát từ nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp và nội dung, nguyên tắc 
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, chúng tôi đã tiến hành các hoạt 
động thông qua các giờ chào cờ đầu tuần (kể chuyện dưới cờ, sân chơi đầu tuần, 
tiểu phẩm truyền thông điệp cuộc sống,). 
Giáo dục KNS thông qua hoạt động giữ gìn trường em “ xanh – sạch – đẹp”. 
Giáo dục KNS thông qua hoạt động phong trào “Kế hoạch nhỏ” “Heo đất tình 
thương” “ Cây mùa xuân vì bạn” “Săc màu tuổi thơ”...cụ thể như sau: 
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các phong trào, hoạt động bảo vệ môi 
trường. 
- Tổ chức các trò chơi dân gian có tác dụng rèn luyện sức khỏe, sự khéo léo, 
trở nên nhanh nhẹn hoạt bát, tạo sự hòa đồng, thân thiện, đoàn kết, tham gia các 
trò chơi trực tuyến có ý nghĩa giáo dục, lành mạnh, tránh xa các trò chơi độc hại, 
có yếu tố bạo lực. 
- Tổ chức câu lạc bộ văn nghệ, thể dục thể thao, tạo môi trường an toàn, lành 
mạnh để đội viên nâng cao kỹ năng sống, phát triển năng khiếu, bồi dưỡng ươm 
5
mầm tài năng nhỏ tuổi. Duy trì tốt hoạt động các câu lạc bộ: Quyền trẻ em, Đội 
tuyên truyền măng non,Cộng tác viên thư viện, CLB Ông kể cháu nghe... tạo môi 
trường cho đội viên thể hiện, nói lên tiếng nói của chính mình. Tham gia Giải 
Cờ vua, giải Điền kinh, Giải bóng đá cấp trường. 
- 100 % đội viên tiếp tục nắm vững nội dung cơ bản và thực hiện tốt phong 
trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", phong trào: 
”Nói không với bạo lực học đường” và thực hiện "Quy tắc ứng xử văn hóa”, 
"Nội quy học sinh”, nhiệm vụ của người học sinh. 
- Học sinh được nghe tuyên truyền An toàn giao thông, tiếp tục tham gia xây 
dựng cổng trường an toàn; được nghe tuyên truyền phòng tránh tai nạn thương 
tích; tuyên truyền phòng tránh đuối nước; bảo vệ môi trường; truyền thông về 
phòng chống dịch và các bệnh theo mùa. 100% Đội viên trong nhà trường ký 
cam kết thực hiện nghiêm các quy định về an toàn giao thông khi tham gia giao 
thông. 
Nâng cao nhận thức cho đội viên khi điều khiển xe đạp, xe đạp điện, góp 
phần đảm bảo TTATGT. Thực hiện tốt văn hóa giao thông và phòng tránh tai 
nạn giao thông góp phần giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. 
- Được nghe Hướng dẫn phòng chống tai nạn đuối nước cho đội viên bằng 
những việc cụ thể như nghe tuyên truyền hướng dẫn về kỹ năng bơi lội; không 
tự ý tắm sông suối, ao, hồ. 
- Tham gia cuộc thi Vẽ tranh với chủ đề bảo vệ môi trường và phòng chống 
HIV AIDS. 
- Thực hiện tốt “Nội quy học sinh”, “Quy tắc ứng xử văn hóa ”, nhiệm vụ và 
quyền hạn của người học sinh. Đội viên xây dựng kế hoạch Kỉ luật tự giác của 
cá nhân từ đó nâng cao ý thức tự giác cho các bạn đội viên trong học tập và rèn 
luyện. 
- Thực hiện tốt cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thực hiện tốt 5 điều Bác 
Hồ dạy” . 
- Tổ chức cho đội viên đăng ký thực hiện tốt phong trào “Nghìn việc tốt”, 
“Thiếu nhi Việt Nam thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”, thực hiện tốt phong trào 
“Nhặt của rơi trả lại người mất”. 
- Triển khai thực hiện tốt phong trào "Kế hoạch nhỏ”, kết quả có 100% đội 
viên tham gia. 
* Những kỹ năng sống cơ bản mà học sinh học được thông qua việc tổ chức các 
hoạt động trên: 
+ Hoạt động văn hóa nghệ thuật: 
Đây là một loại hình hoạt động quan trọng, không thể thiếu được trong sinh hoạt 
tập thể của trẻ em, nhất là học sinh tiểu học. Hoạt động này bao gồm nhiều thể 
loại khác nhau: Hát, múa, nhảy, thơ ca, kịch, thi kể chuyện Các hoạt động này 
góp phần hình thành cho các em kỹ năng mạnh dạn, tự tin trước đám đông. Đây 
là một trong những kỹ năng rất quan trọng. Xác định được tầm quan trọng của 
hoạt động này nhà trường đã thường xuyên tổ chức các hoạt đông phù hợp với 
chủ điểm từng tháng và các ngày lễ lớn trong năm. 
+ Hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao: 
6
Vui chơi, giải trí là nhu cầu thiết yếu của trẻ, đồng thời là quyền lợi của các em. 
Nó là một loại hoạt động có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với học sinh. Hoạt động 
này làm thỏa mãn về tinh thần cho trẻ em sau những giờ học căng thẳng, góp 
phần rèn luyện một số phẩm chất: tính tổ chức, kỉ luật, nâng cao tinh thần trách 
nhiệm, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái Nói về hoạt động này thì nhà trường 
đã tổ chức thực hiện có hiệu quả đạt mục tiêu đã đề ra. Như tổ chức văn nghệ, 
thể dục thể thao. 
+ Hoạt động xã hội: 
Bước đầu đưa học sinh vào các hoạt động xã hội để giúp các em nâng cao hiểu 
biết về con người, đất nước, xã hội. Đây là một hoạt động tuy khó nhưng nó 
mang một ý nghĩa vô cùng to lớn. Thông qua hoạt động này, giáo dục cho các 
em tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc và giáo dục các em có tinh 
thần trách nhiệm, có nghĩa vụ đối với cộng đồng; các em sẽ được bồi dưỡng 
thêm về nhân cách, đặc biệt là tình người. Trong thực tế, hoạt động này đã được 
nhà trường tiến hành tương đối tốt nhằm phát triển tối đa nhân cách ở các em. 
+ Hoạt động lao động công ích: 
Đây là một loại hình đặc trưng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Thông 
qua lao động công ích sẽ giúp các em gắn bó với đời sống xã hội, với công cuộc 
xây dựng đất nước. Ngoài ra lao động công ích còn góp phần làm cho học sinh 
hiểu thêm về giá trị lao động, từ đó giúp trẻ có ý thức lao động lành mạnh. Lao 
động công ích giúp học sinh vận dụng kiến thức vào đời sống như: Trực nhật, vệ 
sinh lớp học, sân trường, làm đẹp bồn hoa, cây cảnh cho đẹp trường, trang trí 
lớp học. Đây là hoạt động thật sự cần thiết giúp các em thích nghi với cuộc sống 
xung quanh. Sau này dù có rơi vào hoàn cảnh khắc nghiệt nào thì các em vẫn có 
thể tồn tại được. Đó là nhờ các em biết lao động. Hoạt động này được tiến hành 
thường xuyên trong nhà trường. 
 5.2.5. Phối hợp tổ chức câu lạc bộ , đội nhóm 
Mục đích của câu lạc bộ, đội nhóm là: 
 - Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và giáo dục đạo đức, truyền thống cho học 
sinh. 
 - Tạo điều kiện cho học sinh giao tiếp, ứng xử, vui chơi giải trí lành mạnh. Bày 
tỏ quan điểm, tâm tư nguyện vọng trong học tập và cuộc sống. 
 - Giúp các em giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong học tập, lao 
động và trong cuộc sống hàng ngày . . . 
Tham mưu cho nhà trường phân công tổ chức các Câu lạc bộ và nhóm như : câu 
lạc bộ quyền trẻ em, thể dục thể thao, nhóm cộng tác viên thư viện và cộng tác 
viên y tế, đội cờ đỏ, đội phát thanh măng non, cụ thể như: 
+ Các câu lạc bộ bộ môn giúp các em giúp các em trao đổi, nghiên cứu 
những vẫn đề về môn học. 
 + Các câu lạc bộ thể dục thể thao giúp các em rèn luyện sức khỏe, sự khéo 
léo, trở nên nhanh nhẹn hoạt bát, tạo sự hòa đồng, thân thiện, đoàn kết, tham gia 
các trò chơi trực tuyến có ý nghĩa giáo dục, lành mạnh, tránh xa các trò chơi độc 
hại, có yếu tố bạo lực. 
7
+ Đội cờ đỏ: Chấm điểm thi đua về các nề nếp trong nhà trường: đi học 
đúng giờ, vệ sinh, tập thể dục, tác phong , ăn mặc, cách ứng xử hàng ngày, tham 
gia phong trào thi đua và hàng tuần Ban chỉ huy liên đội đánh giá nề nếp dưới 
cờ và trao cờ thi đua. 
+Đội phát thanh măng non : Thứ Ba và Thứ Năm hàng tuần các em được 
phát thanh trên hệ thống phát thanh của nhà trường một số nội dung theo chủ đề, 
theo tiến trình hoạt động của trường, Liên đội hoặc những nội dung truyên 
truyền giáo dục khác đã được chuẩn bị trước. 
 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: 
 Giải pháp được áp dụng cho học sinh cấp tiểu học . 
 6. Những thông tin cần được bảo mật: không có 
 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
+ Cần tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ của các giáo viên chủ nhiệm, giáo 
viên bộ môn, tổ chuyên môn, ban giám hiệu nhà trường, các đoàn thể và chính 
quyền địa phương. 
+ Dựa vào đặc điểm tâm lý lứa tuổi các em rất thích hoạt động hơn thế 
nữa rất thích được tự mình trải nghiệm thực tế, để khám phá và tìm cách giải 
quyết vấn đề. Cần tham khảo ý kiến của các em cùng các em lập kế hoạch và 
tìm cách giải quyết thích hợp. 
+ Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của các em, động viên khích lệ các em, 
biểu dương kịp thời những việc làm tốt để nhân điển hình. 
+ Cần tập huấn cho các em trong BCH liên đội, đội tuyên truyền măng 
non các kỹ năng sống cơ bản, như kỹ năng giao tiếp, giải quyết mâu thuẩn, 
thương lượng, thuyết trình, thu thập thông tin, viết tin bài, kỹ năng dẫn chương 
trình, phát thanh, hùng biện. 
+ Giáo dục các em bằng những tấm gương, câu chuyện cụ thể trong cuộc 
sống hằng ngày ở địa phương, qua sách báo và các phương tiện thông tin đại 
chúng. 
+ Người GV- TPT cần nắm vững đặc điểm tâm, sinh lí lứa tuổi, nhu cầu 
của học sinh để có cách sử dụng phương pháp giáo dục thích hợp. Dùng tình 
thương yêu, động viên, khích lệ và việc làm cụ thể của bản thân hằng ngày để 
giáo dục trẻ là biện pháp hữu hiệu nhất. GV- TPT Đội tổ chức và điều hành các 
hoạt động Đội thiết kế và tổ chức các hoạt động ĐộiThường xuyên tham mưu 
với BGH, chi bộ Đảng, chi Đoàn trườngvề những vấn đề có liên quan đến 
công tác Đội. Hơn ai hết người TPT Đội có vai trò, trách nhiệm quan trọng và có 
điều kiện thuận lợi để thiết kế tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho 
học sinh góp phần cùng các lực lượng khác xây dựng một môi trường giáo dục 
an toàn, thân thiện, hiệu quả, nâng cao chất lượng giáo dục. 
 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 
a. Kết quả: 
Qua thời gian thực hiện các giải pháp trên, tôi nhận thấy kết quả đạt được 
như sau: 
8
 + Tinh thần và thái độ học tập có nâng lên ,qua các tiết học lý thuyết, luyện 
tập, thực hành học sinh tự tin hơn, năng động hơn, mạnh dạng phát biểu ý kiến 
hơn .Thể hiện qua việc đánh giá và hội ý rút kinh nghiệm sau các tiết dạy của 
giáo viên. 
*Minh chứng : 
 100% số tiết dạy của giáo viên đều đánh giá tốt. 
 + Điểm thi đua hàng tuần và học kỳ, cuối năm: 100% các lớp xếp loại tốt và 
chất lượng, hiệu quả tăng lên một cách rõ rệt. 
 + Các em học sinh biết cách giải quyết mâu thuẫn và các xung đột phát sinh 
trong và ngoài nhà trường, tình trạng các em gây gổ với nhau giảm đáng kể. Đặc 
biệt là nạn bạo lực trong nhà trường trong năm học này không xảy ra. 
 + Khả năng diễn đạt trước đám đông của một bộ phận học sinh trước đây 
rất nhút nhát, rụt rè khi phát biểu trong lớp, trong tiết sinh hoạt dưới cờ nay tự 
tin hơn ,dạn hơn, đã phát biểu nhận xét một cách khá đầy đủ, lưu loát suy nghĩ 
của mình khi được yêu cầu phát biểu đánh giá hoặc ý kiến. 
 + Khi tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chúng tôi nhận thấy: 
 100% học sinh của trường rất hào hứng và thích thú với hoạt động này. Nó 
đã cuốn hút các em; khuyến khích các em cố gắng vươn lên, tạo điều kiện cho 
tất cả học sinh cùng tham gia và có cơ hội trình bày, trao đổi và nhận xét lẫn 
nhau.Từ đó giúp cho các em nắm những kỹ năng sống cơ bản như khả năng 
nhanh nhẹn, khéo léo, mạnh dạn, tự tin và tạo không khí thi đua lành mạnh. 
 Thông qua hoạt động này, đã giúp các em tự điều chỉnh, bổ sung trao đổi, 
hợp tác tốt hơn để góp phần giáo dục cho các em những kỹ năng thực hiện các 
công việc lao động đơn giản, các kỹ năng sáng tạo nghệ thuật, thực hiện các bài 
thể dục, các trò chơi, các hành vi ứng xử đối với mọi người trong gia đình, trong 
nhà trường và trong xã hội. Những kỹ năng tham gia hoạt động tập thể, kỹ năng 
tổ chức những hoạt động chung cùng nhau, biết phối hợp với mọi người cùng 
thực hiện hoạt động chung, nâng cao ý thức tự chủ, tự tin, chủ động và giao tiếp 
với mọi người. Dựa vào những kỹ năng, hành vi này để rèn luyện những kỹ xảo, 
thói quen đạo đức bền vững và tự quản trong sinh hoạt tập thể. 
 + Việc ứng xử giao tiếp có văn hóa, văn minh lịch sự hơn trước. 
 + Trong năm học vừa qua, học sinh trong trường chấp hành rất tốt luật giao 
thông, không có học sinh vi phạm tệ nạn xã hội. Hình thành kỹ năng tự khẳng 
định về bản thân, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc hợp tác, kỹ năng 
nói lời yêu cầu đề nghị, nói lời cảm ơn, xin lỗi, từ chối yêu cầu đề nghị của 
người khác, kỹ năng kiểm soát tình cảm, kìm chế thói hư tật xấu, sở thích cá 
nhân. Biết phân biệt hành vi đúng - sai, phòng tránh tai nạn, thương tích, bom 
mìn, cháy nổKỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu; Kỹ năng ứng phó với tai 
nạn đuối nước, và những kiến thức về giới tính, chống lại sự cám dỗ từ tệ nạn xã 
hội, chống xâm hại tình dục. Kỹ năng ứng phó với một số tình huống bạo lực 
trong học sinh. 
 b. Bà

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho.pdf