SKKN Khắc phục khó khăn tâm lý của học sinh THPT khi học trực tuyến

SKKN Khắc phục khó khăn tâm lý của học sinh THPT khi học trực tuyến

Cách thực hiện:

Tùy thuộc vào từng thời điểm, thùy thuộc vào tình hình cụ thể của HS, tôi sẽ quyết định tổ chức cuộc thi nào, như thế nào. Ví dụ, khi HS học trực tuyến thay thế hoàn toàn học trực tiếp, sự tiếp xúc giữa GV và HS không có, chỉ có thể nhìn và quan sát qua camera khi các em học. Nhưng thực tế, HS không tự tin để mở camera thường xuyên, các em đưa ra nhiều lí do như mạng yếu, cam hư Trong kết quả khảo sát, có đến 27% HS cảm thấy tự ti, 68,3% cảm thấy bình thường và chỉ có 4,8% cảm thấy tự tin khi mở camera trong lúc học. Lúc này cần một động

thái tương tác bằng hình ảnh qua cuộc thi Góc học online của tôi nhằm giúp HS chú ý hơn, chăm chút hơn góc học tập của mình. Đồ dùng học tập phải đầy đủ, phải được sắp xếp gọn gàng, khoa học, nghệ thuật. Điều này tạo cho HS tâm thế học tốt hơn, thích thú hơn, tự thấy việc học quan trọng, cố gắng để thầy cô và các bạn nhìn ra những điểm tốt của mình qua góc học tập.

Khi học trực tiếp kết hợp học trực tuyến, tôi nhận thấy HS chưa chú ý vệ sinh xung quanh chỗ ngồi của mình đặc biệt là ngăn bàn. Nhà trường có căng tin khá lớn nên HS thường mua đồ ăn vào lớp, những hộp xốp, bao ni lông, chai nhựa nhét vào ngăn bàn. Sách vở và đồ dùng học tập khác không được sắp xếp gọn gàng. Lúc này, tôi quyết định tổ chức cuộc thi Ngăn bàn sạch sẽ. Cuộc thi diễn ra trong 2 tuần. Tuần đầu tiên, HS vẫn chưa thực hiện tốt. Cuối tuần, cán bộ lớp thông báo kết quả, minh chứng hình ảnh, HS những bàn còn bẩn cảm thấy rất ngại ngùng, bị phạt làm trực nhật. Tuần thứ hai thì tất cả ngăn bàn trong lớp đều sạch sẽ, sách vở và các đồ dùng học tập khác được sắp xếp gọn gàng, rất đẹp. Cuộc thi nhỏ nhưng góp phần không nhỏ vào việc phòng chống dịch và khích lệ tinh thần của HS, các em rất phấn khởi vì đã làm việc có ích.

 

docx 81 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 312Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Khắc phục khó khăn tâm lý của học sinh THPT khi học trực tuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
heo cấu trúc, bố cục, các phương diện của văn bản và nội dung tư tưởng chính của tác giả gửi gắm. Kiến thức nghệ thuật bao gồm: đặc điểm thể loại, ngôn ngữ, thủ pháp nghệ thuật
Học liệu tiếng Việt, làm văn: đảm bảo tóm tắt được các nội dung chính của bài học theo các đề mục lớn, nhỏ.
+ Học liệu chi tiết dành cho học sinh khá
Yêu cầu chung: học liệu khá ngắn gọn, các nội dung chính đầy đủ và được triển khai một cách chi tiết, trình bày khoa học rõ ràng, dễ tiếp nhận.
Yêu cầu cụ thể:
Học liệu đọc hiểu văn bản văn học: ngoài những yêu cầu của học liệu đề cương, học liệu chi tiết đi cụ thể vào những lí lẽ, dẫn chứng về phương diện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Học liệu đọc hiểu văn bản nghị luận: đi cụ thể vào lí lẽ, dẫn chứng về phương diện nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Học liệu tiếng Việt, làm văn: ngoài việc tóm tắt được các nội dung chính của
bài học theo các đề mục lớn, nhỏ còn đưa ra được dẫn chứng tiêu biểu.
+ Học liệu nâng cao chuyên sâu dành cho học sinh giỏi
Yêu cầu chung: học liệu đầy đủ, trình bày khoa học rõ ràng, dễ tiếp nhận, đi sâu vào từng khía cạnh cụ thể của bài học, có mở rộng, nâng cao kiến thức, kĩ năng.
Yêu cầu cụ thể:
Học liệu đọc hiểu văn bản văn học: đi sâu vào phân tích, thẩm bình một cách chi tiết, có thêm phần đánh giá, ý kiến bình luận của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học, phần đánh giá nâng cao, phần liên hệ so sánh đối chiếu, phần bài học rút ra.
Học liệu đọc hiểu văn bản nghị luận: đi sâu vào phân tích, thẩm bình một cách chi tiết, có thêm phần đánh giá, ý kiến bình luận của các nhà nghiên cứu, phần đánh giá nâng cao, phần liên hệ so sánh đối chiếu, phần bài học rút ra.
Học liệu tiếng Việt, làm văn: đưa ra hệ thống bài tập theo các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
Thứ ba, xây dựnghình thức học liệu đa dạng, sinh động phù hợp với nhiều cách tiếp nhận của nhiều đối tượng HS
Xây dựng học liệu đa dạng gồm: word, powerpoint, sơ đồ tư duy, video, audio, file pdf hay các hình thức khác có khai thác tối đa ưu thế thính thị của người học cũng như đáp ứng nhu cầu và hứng thú của người học
+ Word:
Ưu điểm: trình bày đầy đủ, chi tiết, logic toàn bộ kiến thức từ đầu đến cuối bài học. Nó có thể thể hiện được tính liên kết các đơn vị bài học, có thể lý giải hay đưa ra dẫn chứngBởi thế tài liệu word rất dễ hiểu, phù hợp với mọi đối tượng HS
Nhược điểm: nhiều chữ, có HS sẽ ngại đọc hoặc đọc lướt, không có suy ngẫm, không hiểu hết, nắm hết được kiến thức.
+ Powerpoint:
Ưu điểm: ít chữ, sinh động, có thể kết hợp màu sắc, các kiểu chữ, tích hợp hình ảnh, video, audio một cách đa dạng làm cho HS hứng thú khi học
Nhược điểm: có những khoảng trống về kiến thức, nhiều HS cũng sẽ không nắm hết, hiểu hết được các đơn vị kiến thức của bài học. HS có thể sẽ kết hợp với word để hiểu bài hơn.
+ Sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy hay còn được biết tới là Mindmap, là một phương pháp được đưa ra như một phương tiện giúp tăng khả năng ghi nhận hình ảnh của não bộ. Đây được xem như một hình thức để ghi nhớ chi tiết, tổng hợp, phân tích vấn đề nào đó thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Mindmap là một kĩ thuật giúp nâng cao cách ghi chép bằng cách sử dụng giản đồ để thể hiện tổng thể vấn đề, được chỉ ra dưới dạng một hình ảnh trong đó các đối tượng liên hệ với nhau bằng những đường nối, qua đó giúp dữ liệu được dễ dàng ghi nhớ hơn và nhanh chóng hơn. Sử dụng Sơ đồ tư duy sẽ giúp hạn chế chữ viết để miêu tả mà dùng chủ yếu bằng hình ảnh hai chiều. Sơ đồ tư duy có thể vẽ tay, có thể sử dụng các phần mềm như canva để vẽ
Ưu điểm: ngắn gọn, sử dụng từ ngữ đơn giản kết hợp các ký hiệu và hình ảnh, mạch ý lớn, nhỏ rõ ràng, dễ tiếp nhận
Nhược điểm: nó cũng có những khoảng trống trong lập luận mà HS chỉ tìm thấy được ở học liệu word
+ Video: có thể tải video phù hợp từ học liệu số, có thể GV hoặc HS thiết kế tùy vào yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của từng bài học. Video có thể tải lên LMS, các nhóm học tập online như zalo, mesenger để HS tự học, cũng có thể lồng ghép trong bài giảng Powerpoint.
+ Audio: có thể tải audio phù hợp từ học liệu số, có thể GV hoặc HS thiết kế tùy vào yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của từng bài học. Audio có thể tải lên LMS, các nhóm học tập online như zalo, mesenger để HS tự học, có thể lồng ghép trong bài giảng Powerpoint.
Thứ tư, cung cấp đường link video, các bài giảng hay, các địa chỉ truyền cảm hứng học tập
Internet là một phần tất yếu của cuộc sống hiện đại. Giáo dục hiện đại thành công là do phần lớn của công nghệ. Học sinh hiện nay đã quá quen thuộc với các trang mạng xã hội lớn như Facebook, Youtube, Tiktok, Instagram Mặt trái của mạng xã hội chính là “gây nghiện”, khiến học sinh “lạc lối”. Việc phát huy tác dụng của các trang mạng xã hội phục vụ cho quá trình học tập là một cách làm phù hợp, đúng đắn.
Cách tiến hành:
+ Khuyến khích và cung cấp địa chỉ link cho HS theo dõi các nhà sáng tạo nội dung phát triển bản thân, chia sẻ kinh nghiệm, truyền cảm hứng học tập, điển hình như: Facebook Học văn chị Hiên, https://chuyenvan.hoola.vn, Youtube: Khánh Vy OFFICIAL, Jun the Foureyes, Jawonee,...Tiktok: Xóm trọ văn chương,Baivanhay.com,Tạp chí văn học - Tài liệu học tập Ngữ văn cho học sinh ... Đăng tải các nội dung kiến thức, phương pháp, chia sẻ về học tập trên các nhóm lớp học tập để học sinh tiện theo dõi.
+Cung cấp các nguồn học liệu số dùng trong dạy học, giáo dục môn Ngữ văn
Chương trình truyền hình
Hiện nay có nhiều kênh truyền hình online với nhiều nội dung giáo khoa phù hợp để GV lựa chọn và dạy học. Một trong những chương trình truyền hình phổ biến có thể đáp ứng nhu cầu của GV và HS phổ thông chính là website của Đài Truyền hình Việt Nam, đài truyền hình Nghệ An như: Dạy và học cùng NTV,https://vtv.vn/video/thoi-su-19h-tuong-nho-nha-van-to-hoai-42963.htm...
Kho hình ảnh đa dạng chủ đề
GV có thể truy cập đường link https://www.pinterest.com/ để tìm kiếm và tải về hình ảnh và video cho các chủ đề dạy học trong môn Ngữ văn. Website này bao gồm hình ảnh, video có thể sử dụng trong dạy học và nghiên cứu lĩnh vực văn học và ngôn ngữ. Kho dữ liệu hình ảnh và video liên tục được cập nhật với số lượng rất lớn.
Hiệu quả:Việc xây dựng kế hoạch bài giảng, học liệu đa dạng, ở nhiều mức độ, khoa học phù hợp với mọi đối tượng HS giúp HS có nhiều cơ hội học tập, lựa chọn tài liệu phù hợp, dễ hiểu, dễ học. Trong quá trình giao học liệu cho HS, GV phải quy định thời gian học, thời hạn nộp bài tập. GV giám sát chặt chẽ việc tự học của HS, kịp thời phản hồi thông qua chấm bài, tư vấn, tương tác trên các nền tảng zalo, mesenger, tin nhắn, azotaTừ đó giúpHS vừa có thể tự học, vừa điều chỉnh phương pháp học kịp thời, nắm bắt được ưu điểm, nhược điểm của bản thân để có giải pháp điều chỉnh,quản lý được thời gian tự học, tạo niềm vui, niềm tin, niềm hứng thú, giảm đi những căng thẳng, áp lực tâm lý cho HS.
Thiết kế giáo án trực tuyến và ứng dụng các phần mềm công nghệ trong tổ chức dạy học
Khi tổ chức một bài học TT, GV có thể kết hợp nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học đan xen vừa gợi hứng thú học tập vừa đạt được hiệu quả dạy học cao như nêu vấn đề, sản phẩm học tập, lồng ghép trò chơi bằng phần mềm Quizizz, giao bài và chấm bài tập bằng phần mềm Azota
*Thiết kế giáo án dạy học
Giáo án phải là giáo án trực tuyến, ngoài phần mục tiêu hướng đến phát triển phẩm chất, năng lực HS, các hoạt động khởi động, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng, giáo án trực tuyến phải có hoạt động mở đầu thực hiện ở nhà, trước giờ học. Đây là hoạt động quan trọng làm tiền đề cho tiết học.
Các bước thực hiện hoạt động mở đầu:
+ Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS qua nhóm học tập zalo/messenger/ facebook/ skypevà yêu cầu HS nộp sản phẩm chậm nhất vào buổi tối hôm trước của buổi học.
+ Bước 2: HS tự thực hiện nhiệm vụ ở nhà (có thể cá nhân hoặc lập nhóm) dưới sự hướng dẫn của GV. Hỗ trợ các em trong quá trình chuẩn bị bài qua: zalo, messenger, skype, MS team, Luôn tương tác, góp ý, giúp đỡ, định hướng kịp thời cho HS trong quá trình chuẩn bị. GV không chỉ dặn dò bằng ngôn từ mà cần đưa các hình ảnh minh họa, các đường link cho HS tham khảo và có lúc quay video hướng dẫn cho các em làm (nếu nhiệm vụ đưa ra phức tạp và khó).
+ Bước 3: HS nộp bài, báo cáo sản phẩm: có thể nộp qua các nhóm học tập zalo/messenger/ facebook/ skype hoặc gửi lên Azota tùy theo sự thống nhất của GV và HS. Thông thường, tôi yêu cầu HS gửi bài lên Azota theo đường link gửi lên nhóm học tập zalo để có thể dễ dàng sử dụng sản phẩm của HS khi tổ chức dạy học, có công cụ hỗ trợ để chấm bài, HS cũng nhanh chóng nhận được phản hồi từ phía GV.
+Bước 4: Dựa vào các sản phẩm HS đã nộp, GV lựa chọn những sản phẩm có vấn đề theo ý đồ sư phạm để thảo luận trước lớp, nhằm phát hiện ra những sai sót để bổ sung hoàn chỉnh sản phẩm, cũng chính là nội dung của bài học.
Mỗi nhiệm vụ của HS, GV đưa ra tiêu chí cụ thể để HS dựa vào tiêu chí, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, không bị đi lệch hướng, lạc đề
*Giáo án minh họa: Bài Ôn tập kí hiện đại Việt Nam (Xem thêm phần phụ
lục)

- Một số sản phẩm của bài học trực tuyến minh họa:
Một số hìnhảnh cắt ra từ sản phẩm học tập của HS
Một số hình ảnh khi ứng dụng phần mềm quizizz
Một số hình ảnh cắt ra từ Sản phẩm học tập video clip của HS, vận dụng cách viết kí của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường để viết kí về dòng sông quê em (sông Vách Nam và sông Bùng)
GV chấm trực tiếp sản phẩm của HS qua azota
*Kết quả đạt được:
Phát triển một số phẩm chất của HS như: các phẩm chất trách nhiệm, tôn trọng ý kiến khác biệt của người khác, phẩm chất trung thực (trung thực khi tự đánh giá, nhận nhiệm vụ, cùng đánh giá nhận xét mức độ hoàn thành công việc bạn và bản thân trong quá trình làm nhiệm vụ)
Phát huy được hết năng lực của HS như tự học, tự chủ (tự bộc lộ, tự định hướng, tự học, tự kiểm soát, tự biết tìm kiếm tài liệu, những cách chơi liên quan đến bài học), giao tiếp và hợp tác (tương tác, lắng nghe, chia sẻ với các bạn khác trong nhóm, với GV), năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo (phát hiện ra những nhiệm vụ quan trọng đối với nhiệm vụ chuẩn bị bài được giao), năng

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_khac_phuc_kho_khan_tam_ly_cua_hoc_sinh_thpt_khi_hoc_tru.docx
  • pdfTRƯƠNG THỊ LOAN -THPT DIỄN CHÂU 3- CÔNG ĐOÀN.pdf