Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm góp phần giúp phụ huynh quản lí học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm góp phần giúp phụ huynh quản lí học sinh

A.MỞ ĐẦU

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, công cuộc đổi mới đất nước bước đầu đạt được những kết

qủa đáng phấn khởi, làm thay đổi bộ mặt xã hội. Những yếu tố tích cực

có tác dụng định hướng và phát triển nhân cách thế hệ trẻ. Song bên cạnh

những mặt tích cực, nền kinh tế thị trường không tránh khỏi những mặt tiêu

cực, đang hằng ngày, hằng giờ len lỏi vào thế hệ trẻ chúng ta. Chẳng hạn

như: các tệ nạn xã hội có nguy cơ phát triển, đặc biệt là tệ nạn ma túy,

những yếu tố độc hại của sách báo, phim ảnh. Chính sự phát triển của xã hội

làm cho học sinh ngày nay cũng xuất hiện một bộ phận thói quen hưởng thụ,

lười học tập và lao động.

Chính mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng làm cho môi trường xã hội

nảy sinh những quan hệ phức tạp, ảnh hưởng đến nhận thức giá trị, tư

tưởng, tính cách và hành vi của thế hệ trẻ, các em dễ bị lôi kéo, bị kích động

bởi những thói hư, tật xấu. Nó đã ảnh hưởng đến công tác giáo dục của nhà

trường, đã ít nhiều làm cho công tác chủ nhiệm của người giáo viên gặp khó

khăn. Do vậy, bên cạnh việc khai thác và tận dụng những yếu tố tích cực của

xã hội thì chúng ta cần phải thường xuyên ngăn ngừa và cải tạo những yếu

tố tiêu cực, không để chúng ảnh hướng đến học sinh và nhà trường. Hơn lúc

nào hết, nhà trường nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng cần phải

thực hiện tốt nhiệm vụ phối hợp với gia đình học sinh nhằm thống nhất tác

động giáo dục của đôi bên đến học sinh, để cùng nhau xây dựng thế hệ trẻ

phát triển một cách toàn diện.

Làm thế nào để tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường và gia

đình trong việc giáo dục toàn diện học sinh? Đó là sự băn khoăn, trăn trở

của các thầy cô làm công tác chủ nhiệm trong nhà trường nói chung và bản

thân tôi nói riêng. Xuất phát từ mong muốn đó, tôi đã xây dựng Một số biện

pháp trong công tác chủ nhiệm góp phần giúp phụ huynh quản lí học

sinh.

pdf 15 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 997Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm góp phần giúp phụ huynh quản lí học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h sự phát triển của xã hội 
làm cho học sinh ngày nay cũng xuất hiện một bộ phận thói quen hưởng thụ, 
lười học tập và lao động... 
 Chính mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng làm cho môi trường xã hội 
nảy sinh những quan hệ phức tạp, ảnh hưởng đến nhận thức giá trị, tư 
tưởng, tính cách và hành vi của thế hệ trẻ, các em dễ bị lôi kéo, bị kích động 
bởi những thói hư, tật xấu. Nó đã ảnh hưởng đến công tác giáo dục của nhà 
trường, đã ít nhiều làm cho công tác chủ nhiệm của người giáo viên gặp khó 
khăn. Do vậy, bên cạnh việc khai thác và tận dụng những yếu tố tích cực của 
xã hội thì chúng ta cần phải thường xuyên ngăn ngừa và cải tạo những yếu 
tố tiêu cực, không để chúng ảnh hướng đến học sinh và nhà trường. Hơn lúc 
nào hết, nhà trường nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng cần phải 
thực hiện tốt nhiệm vụ phối hợp với gia đình học sinh nhằm thống nhất tác 
động giáo dục của đôi bên đến học sinh, để cùng nhau xây dựng thế hệ trẻ 
phát triển một cách toàn diện. 
 Làm thế nào để tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường và gia 
đình trong việc giáo dục toàn diện học sinh? Đó là sự băn khoăn, trăn trở 
của các thầy cô làm công tác chủ nhiệm trong nhà trường nói chung và bản 
thân tôi nói riêng. Xuất phát từ mong muốn đó, tôi đã xây dựng Một số biện 
pháp trong công tác chủ nhiệm góp phần giúp phụ huynh quản lí học 
sinh. 
II.CƠ SỞ LÍ LUẬN. 
 1.Công tác phối hợp nhà trường (đại diện là GVCN), gia đình và xã 
hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giáo dục toàn diện học sinh.Tuy 
nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, việc phối hợp giữa 
nhà trường và gia đình còn nhiều hạn chế. Đó cũng là một trong những 
nguyên nhân dẫn đến tình trạng một bộ phận học sinh xuống cấp về đạo đức, 
lệch lạc về lối sống. 
 Kết quả giáo dục học sinh của lớp chủ nhiệm không chỉ phụ thuộc vào sự 
thống nhất tác động sư phạm của các lực lượng giáo dục trong nhà trường, 
mà còn phụ thuộc vào sự thống nhất tác động giáo dục của các lực lượng 
giáo dục ở ngoài nhà trường, trước hết là gia đình. 
 2. Giáo viên chủ nhiệm liên kết với gia đình (Phụ huynh học sinh) 
 Gia đình là môi trường giáo dục-lực lượng giáo dục đầu tiên ảnh hưởng 
đến học sinh, đặc biệt là người mẹ. Vì vậy, giáo dục gia đình trở thành một 
bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Song giáo dục gia 
đình vốn có đặc trưng riêng của nó, nên vấn đề đặt ra là nhà trường phải 
phối hợp với gia đình như thế nào để đảm bảo được tính thống nhất, toàn 
vẹn của quá trình giáo dục và như vậy giáo dục gia đình mới phát huy được 
ảnh hưởng và cùng với nhà trường giáo dục học sinh có hiệu quả. Chính 
giáo viên chủ nhiệm lớp là người thay mặt nhà trường thực hiện sự liên kết 
này một cách chặt chẽ. 
 III.CƠ SỞ THỰC TIỄN 
 Trường THPT Lê Quý Đôn là điểm đến, là sự lựa chọn của rất nhiều 
học sinh từ các địa phương khác nhau trong tỉnh.Học sinh trong một lớp 
cũng gồm nhiều địa bàn khác nhau, số lượng học sinh ở thành phố Tam Kỳ 
rất ít, chủ yếu ở các xã ngoại thành, vùng ven và các huyện lân cận như Phú 
Ninh, Núi Thành, Thăng Bình, Tiên Phước.v.vDo đó, ngoài những cuộc 
họp PHHS theo kế hoạch của nhà trường thì việc sắp xếp để GVCN gặp gỡ, 
trao đổi trực tiếp với toàn bộ PHHS của lớp là cả một vấn đề. Cho nên việc 
thông tin hai chiều giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh không thể thực 
hiện đồng bộ,thường xuyên, liên tục và toàn diện. 
 1.Đặc điểm chung:(chủ yếu là các lớp 10 cơ bản): 
 Trong thời gian làm công tác chủ nhiệm, đặc biệt là các lớp đầu cấp trong 
trường, tôi nhận thấy nổi cộm lên một số vấn đề cơ bản sau 
 -Phần lớn HS ở xa trường đi về trong ngày rất vất vả hoặc phải trọ học. 
 - Nghề nghiệp của phụ huynh học sinh chủ yếu là nông, ngư hoặc buôn 
bán hoặc đi làm ăn xa  Do đó, ít có điều kiện quan tâm, theo dõi, quản lí 
con em mình thường xuyên. 
 - Một bộ phận học sinh lười học, đua đòi, ham chơi dẫn đến vắng học 
không lí do hoặc giả mạo chữ kí phụ huynh, kết quả học tập thấp, vi phạm 
nề nếp, tác phong và nội quy nhà trường 
 - Nhiều em để thỏa mãn sự "hưởng thụ" và "khám phá" của mình ở môi 
trường mới đã có sự gian dối, che đậy khuyết điểm hoặc phản ánh thiếu 
khách quan, trung thực về quá trình học tập và rèn luyện của mình.Cho nên, 
nhiều phụ huynh lúng túng, ngạc nhiên có khi sửng sốt khi nhận được kết 
quả học tập và rèn luyện của con em mình vào mỗi kì họp PH (trừ những em 
có "vấn đề" GVCN đã mời PH trao đổi) trong khi hằng ngày vẫn thấy con đi 
học đều đặn và được báo cáo là " mọi việc vẫn tốt" 
 2.Đặc điểm của lớp chủ nhiệm: 
 Như đã nêu ở trên, đặc điểm của lớp 10C8 cũng như một số lớp 10 cơ 
bản khác đã làm cho hầu hết GVCN kể cả các thầy cô có nhiều kinh nghiệm 
phải 
" đau đầu", đôi khi phải gồng mình lên để cải thiện tình hình, để đưa các em 
vào khuôn khổ, để các em trở thành những HS chăm ngoan. 
 Xét riêng về đặc điểm của lớp 10C8: 
 + Đầu vào tương đối thấp so với một số lớp cơ bản khác, khó chọn học 
sinh làm mũi nhọn, các em ở lớp đầu cấp còn rất nhiều bỡ ngỡ với môi 
trường mới thì việc đưa các em vào khuôn khổ cuả trường lớp là cả một quá 
trình. 
 + Nhiều em có hoàn cảnh gia đình khó khăn thuộc diện nghèo, cận 
nghèo, các xã bãi ngang:Ngọc Diễm, Thu Thủy, Triều, Việt, Kim Anh, Hòa, 
Thu 
 + Nhiều HS ham chơi, thiếu sự quản lí của gia đình, hay vắng học, vi 
phạm nội qui trường lớp: Văn Chỉ, Bá Phước, Tuấn, Truyền, Tuyên,Thọ, 
Việt 
 Từ thực tế trên, trong quá trình làm công tác chủ nhiệm tôi đã không 
ngừng trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, từ các thầy cô có kinh 
nghiệm , luôn tìm tòi sáng tạo những phương pháp mới và sử dụng linh 
hoạt các biện pháp để phối hợp với PHHS trong quả trình giáo dục học sinh. 
Bài viết này xin nêu ra Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm góp 
phần giúp phụ huynh quản lí học sinh đã áp dụng ở lớp 10C8, năm học 
2010-1011. 
 B.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
I.CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN. 
 1.KẾ HOẠCH THỰC HIỆN: 
 1.1. Thông qua ý tưởng, mục đích và lấy ý kiến thống nhất từ phụ 
huynh 
 - Ngay từ cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm (đã qua được 04 tuần 
thực học), sau khi thông qua những nội dung chủ yếu như: 
 + Phổ biến chủ trương, kế hoạch giáo dục của trường 
 + Đánh giá tình hình chung của lớp, những thuận lợi và khó khăn. 
 + Đưa ra chỉ tiêu phấn đấu của lớp về các mặt. 
 + Đề ra nhiệm vụ, nội dung giáo dục thống nhất giữa nhà trường và gia 
đình bằng những nội dung cụ thể. 
 - Giáo viên chủ nhiệm đưa ra ý định thực hiện: Sổ liên lạc giữa Giáo 
viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh (gọi tắt là Sổ tự quản) và mẫu 
Giấy xin phép 
 -Nêu mục đích, ý nghĩa của các biện pháp nầy và quán triệt những nội 
dung, phương pháp thực hiện- đề nghị phụ huynh quan tâm, phối hợp chặt 
chẽ, thường xuyên theo định kì mỗi tháng 01 lần (đối với sổ tự quản). 
 1.2 Lấy mẫu chữ ký của phụ huynh (cả ba và mẹ hoặc người bảo hộ) 
 2.CÁCH THỨC THỰC HIỆN: 
 2.1.Phát hành "Sổ liên lạc giữa Giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh 
học sinh" (gọi tắt là "Sổ tự quản") 
 2.1.1. Sự cần thiết của "Sổ tự quản " 
 Sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình là hình thức quan trọng 
và phổ biến hiện nay trong việc kết hợp giáo dục giữa nhà trường và gia 
đình. Trong thực tế ở trường THPT Lê Quý Đôn, PHHS ở các khối lớp đều 
có nhận Phiếu liên lạc của nhà trường vào cuối mỗi học kì và cuối năm học, 
sau khi đã tổng kết kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. 
 Việc này đã giúp phụ huynh nắm được một cách tổng thể quá trình học 
tập, rèn luyện của học sinh trong suốt học kì I và cả năm học. Tuy nhiên, đã 
có không ít phụ huynh ngỡ ngàng, bất ngờ về kết quả của con em mình và 
lấy làm tiếc vì sự việc đã rồi (trừ những học sinh có "vấn đề" đã được 
GVCN mời làm việc để trao đổi). Bởi lẽ, khi nhận được phiếu liên lạc của 
nhà trường cũng là lúc đã kết thúc học kì hoặc kết thúc năm học. 
 Sổ liên lạc giữa Giáo viên chủ nhiệm với Phụ huynh học sinh phù hợp 
với đặc điểm của lớp 10C8, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của từng 
học sinh, nhằm giúp phụ huynh theo dõi tình hình học tập, rèn luyện và 
chuyên cần của con em được thường xuyên, liên tục và chi tiết hơn.Từ đó 
có thể giúp phụ huynh kịp thời hiểu các em và có biện pháp tác động phù 
hợp, động viên, khuyến khích khi các em đạt được kết quả tốt, có hành vi 
tốt, nhắc nhở kịp thời khi các em có những biểu hiện cần uốn nắn. 
 2.1.2 Cơ chế vận hành. 
 - GVCN làm Sổ tự quản theo mẫu, giao sổ tự quản cho học sinh tự giữ và 
cập nhật đầy đủ các thông tin về điểm số, chuyên cần, tự nhận xét, đánh giá 
về ưu, khuyết điểm và các mặt khác của mình trong từng tháng. 
 - Nộp lại cho GVCN vào thứ 5 hoặc thứ 6 tuần cuối của mỗi tháng 
(GVCN thông báo ngày cụ thể). 
 - Sau đó, GVCN đối chiếu, nhận xét đánh giá kết quả học tập, rèn luyện ở 
lớp, ở trường của từng học sinh trong từng tháng và gửi lại cho HS vào thứ 7 
của tuần đó để học sinh chuyển về cho phụ huynh xem và có ý kiến phản hồi 
lại cho GVCN. 
 2.1.3.Mẫu Sổ tự quản: 
 - Bìa 1. 
- Mẫu từng trang ( từng tháng) 
 + Trích Sổ tự quản của em:Nguyễn Thị Dung. 
 + Trích Sổ tự quản của em: Trương Ngọc Truyền. 
 + Trích Sổ tự quản của em:Lê Thị Vân Anh 
 2.1.4. Theo dõi việc thực hiện 
 a.Những ưu điểm:(đã được PH ghi nhận) 
 - Giúp học sinh rèn luyện tính trung thực, có ý thức tự giác trong việc 
giữ gìn sổ tự quản, cập nhật thông tin và chuyển về cho PH. 
 - Đa số học sinh khi mắc khuyết điểm thường lo sợ khi đưa sổ tự quản về 
cho phụ huynh, từ đó giúp các em có ý thức nhận lỗi, sửa chữa kịp thời. 
 - Nhiều HS hay vi phạm có sự tiến bộ rõ về nhận thức và hành động. 
 - Sự liên kết thông tin 2 chiều giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học 
sinh được chặt chẽ hơn. Đã có nhiều phụ huynh quan tâm, chủ động liên hệ, 
trao đổi với giáo viên chủ nhiệm khi chưa thấy học sinh đưa sổ tự quản theo 
định kì. 
 - PH nắm bắt được quá trình học tập và rèn luyện của con em kịp thời 
trong từng tháng. Không phải đến cuối học kì, phụ huynh mới biết tình hình 
học tập và rèn luyện của con em mình. 
 b. Tồn tại và khó khăn trong quá trình thực hiện 
 - Chiếm khá nhiều thời gian của giáo viên chủ nhiệm. 
 - Học sinh hay quên (đặc biệt là học sinh hay vi phạm), giáo viên phải 
nhắc nhở nhiều lần. 
 - Một số phụ huynh ít quan tâm hoặc không có điều kiện quan tâm nên đôi 
khi GVCN không nhận được thông tin phản hồi ( Vd:PH em Tuấn, Chỉ) 
 2.2. Phát hành mẫu Giấy xin phép 
 2.2.1.Sự cần thiết. 
 - Thông thường, khi HS có lí do nghỉ học, phụ huynh trực tiếp viết Giấy 
xin phép gửi đến BGH và GVCN lớp.Thực tế, đã có nhiều học sinh lợi dụng 
sự quản lí lỏng lẻo của cha mẹ đã tự ý nghỉ học không có lí do hoặc giả chữ 
kí của PH để viết giấy phép. Khi có sự thông báo của GVCN nhiều PH bày 
tỏ: không biết làm cách nào để theo dõi việc chuyên cần của con em được 
chặt chẽ hơn. 
 -Mẫu Giấy xin phép của GVCN không mới về nội dung song phần nào 
có thể giúp PH yên tâm hơn, ngăn chặn việc HS thiếu ý thức nghỉ học tùy 
tiện. 
 2.2.2.Biện pháp thực hiện: 
 Do một số yếu tố chủ quan và khách quan (dịch sốt xuất huyết đang bùng 
phát và hoành hành), học sinh ở các lớp vắng học nhiều buổi liên tiếp và 
nhiều học sinh/01 lớp nên học kì I Giáo viên chủ nhiệm chưa thực hiện mẫu 
Giấy xin phép như đã dự định. 
 Việc làm này đã tiến hành vào đầu học kì II năm học 2010-2011 (GVCN 
phát về cho phụ huynh vào buổi họp phụ huynh học sinh cuối HKI (02 
tờ/01HS). 
 - Giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh thống nhất: khi học sinh 
nghỉ học thì mẫu Giấy xin phép này( có sẵn chữ kí của GVCN) được dùng 
để gửi đến lớp thay vì phụ huynh viết tay. 
 - Phụ huynh giữ, quản lí để ghi, kí và gửi khi con em mình có lí do chính 
đáng để vắng học hoặc giao và gửi gắm cho người có trách nhiệm (đối với 
học sinh trọ học). 
 - Giáo viên chủ nhiệm quán triệt: nếu phụ huynh giao cho học sinh để lạm 
dụng và sử dụng tùy tiện thì khi sử dụng hết 02 tờ giấy phép này sẽ không 
được nghỉ học nữa dù bất cứ lý do nào (đây là nội dung giáo viên chủ 
nhiệm và phụ huynh học sinh ngầm thống nhất riêng để răn đe những 
học sinh lạm dụng mẫu giấy xin phép, trường hợp đặc biệt giáo viên chủ 
nhiệm sẽ xem xét). 
 2.2.3 Mẫu giấy phép: 
 2.2.4. Theo dõi việc thực hiện 
 - PHHS phối hợp chặt chẽ. 
 - Không còn tình trạng học sinh tự ý nghỉ học hoặc giả chữ kí phụ huynh 
để viết giấy phép; 
 3.NHỮNG YÊU CẦU KHI THỰC HIỆN. 
 3.1 Đối với giáo viên: 
 - Đòi hỏi sự nhiệt tình, chịu khó đầu tư với mong muốn góp phần giúp các 
em tiến bộ 
 - Quán triệt tính tự giác, trung thực từ phía học sinh. 
 - Yêu cầu các em chịu trách nhiệm về những thông tin đã ghi. 
 3.2. Đối với học sinh: trung thực, tự giác, có ý thức cao. 
 3.3. Đối với PH: Quan tâm thường xuyên, đều đặn, không nên giao khoán 
cho nhà trường và GVCN. 
II.KẾT QUẢ.( Từ việc thực hiện các biện pháp trên) 
 1.Đối với Sổ tự quản: 
 - Phụ huynh học sinh biết được kết quả rèn luyện của con em mình ở 
trường và ghi nhận xét đúng kết quả rèn luyện, tinh thần học tập của con em 
ở gia đình rồi gửi đến giáo viên chủ nhiệm thông qua học sinh. 
 -Thông tin hai chiều giữa GVCN và PHHS tương đối đảm bảo. 
 2.Đối với Giấy xin phép: 
 - Nhìn chung, trừ những trường hợp đặc biệt phải nghỉ nhiều(tai nạn, đau 
ốm), tình trạng học sinh vắng học tùy tiện đã được cải thiện. 
 - Giáo viên chủ nhiệm đã góp phần giúp phụ huynh quản lí được sự 
chuyên cần của con em mình. 
 *Cụ thể: 
 - HKI : Chưa thực hiện: Nhiều lược vắng tùy tiện, giả chữ kí của PH 
 (Thọ, Việt, Tuyên-03/04 buổi giả chữ ký PH) 
 - HK II: Đã thực hiện: Không có HS tự ý nghỉ học, giả chữ kí của PH 
 (Tuyên: không vắng) 
 3.Kết quả chung: 
 - Kết quả xếp loại và vị thứ của lớp trong toàn khối chiều 
 (Đa số các tuần được xếp thi đua ở loại đạt và tốt) 
 - Cụ thể:.. 
 Mặc dù kết quả học tập và rèn luyện của lớp 10C8 (năm học 2010-
2011) chưa được như mong muốn, song qua quá trình thực hiện các biện 
pháp trên tôi nhận thấy lớp 10C8 đã có những tiến bộ nhất định.Tôi cũng lấy 
làm phấn khởi vì đó là kết quả từ sự tâm huyết của bản thân với mong muốn 
góp một phần công sức giúp PHHS quản lí con em mình, để thúc đẩy sự 
tiến bộ toàn diện của các em. Đó cũng là góp một phần nhỏ vào công cuộc 
giáo dục học sinh trong nhà trường. 
C. KẾT LUẬN. 
 Giáo dục học sinh không phải là công việc đơn giản trong một sớm, một 
chiều mà là cả một quá trình; nhất là với đối tượng học sinh đang ở độ mang 
nhiều nét tâm lí của người lớn dù vẫn còn một vài đặc điểm của tuổi thiếu 
niên với những suy nghĩ, hành động rất phức tạp. Giáo viên chủ nhiệm là 
cầu nối, là sợi dây liên kết giữa nhà trường- xã hội và gia đình học sinh 
trong quá trình giáo dục toàn diện học sinh. 
 Để phối hợp chặt chẽ với PHHS nhằm giáo dục HS đạt hiệu quả cao, giáo 
viên chủ nhiệm cần linh hoạt trong việc sử dụng các biện pháp, hình thức 
liên kết sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của học sinh ở từng địa 
phương. 
 Bài viết chỉ xin nêu ra một vài biện pháp tôi đã mạnh dạn áp dụng trong 
quá trình làm công tác chủ nhiệm để giúp phụ huynh quản lí học sinh (đặc 
biệt là học sinh xa nhà, trọ học), tất cả với mong muốn HS chăm ngoan, tiến 
bộ. 
 Trong quá trình thực hiện chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế và 
thiếu sót. Rất mong được trao đổi, góp ý, bổ sung từ đồng nghiệp để bản 
thân tôi học hỏi được nhiều kinh nghiệm, phương pháp hay trong quá trình 
làm công tác chủ nhiệm của mình. 
D. KIẾN NGHỊ 
 Để giúp GVCN nói chung và bản thân tôi nói riêng có thể thực hiện tốt 
vai trò, nhiệm vụ của mình trong công tác chủ nhiệm lớp, tôi xin có một 
số kiến nghị nhỏ sau đây: 
 1. Đối với Đoàn trường 
 - Cần có sự nhận xét, tuyên dương-phê bình cụ thể đối với những lớp 
có sự tiến bộ vượt bậc hoặc chậm tiến. 
 - Nên so sánh, đối chiếu kết quả các mặt của lớp (đặc biệt những lớp có sự 
thay đổi: tiến bộ hoặc tụt hạng) ở một số tuần trước đó hoặc trong tháng để 
khích lệ, tạo động lực cho các lớp cố gắng phấn đấu.Tránh chung chung, đại 
khái. 
 - Cần có sự giám sát chặt chẽ và đều đặn hơn của BCH đoàn trường trong 
quá trình chấm thi đua và cộng điểm. 
 2. Đối với phụ huynh học sinh: 
 - Quan tâm, phối hợp với GVCN chặt chẽ, thường xuyên hơn thông qua 
các biện pháp đã thống nhất. 
 - Không nên "trăm sự nhờ thầy,cô". 
 ------------- 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1.Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ 
thông ( NXB Giáo dục) 
 2.Nghề thầy giáo ( NXB Giáo dục) 
 MỤC LỤC 
NỘI DUNG Trang 
A. MỞ ĐẦU 
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 01 
 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN 01 
 III. CƠ SỞ THỰC TIỄN 02 
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 03 
I. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN 03 
 1. Kế hoạch thực hiện 03 
 2. Cách thức thực hiện 03 
2.1. Phát hành "Sổ liên lạc giữa Giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh 
học sinh" 
 03 
 2.1.1. Sự cần thiết 03 
 2.1.2. Cơ chế vận hành 04 
 2.1.3. Mẫu Sổ liên lạc.. 
04 
 2.1.4. Theo dõi việc thực hiện 
06 
2.2. Phát hành mẫu Giấy xin phép 
07 
 2.2.1. Sự cần thiết 
07 
 2.2.2. Biện pháp thực hiện 
07 
 2.2.3.Mẫu Giấy xin phép 
08 
 2.2.4. Theo dõi thực hiện 
09 
3. Những yêu cầu khi thực hiện 
09 
 3.1. Đối với Giáo viên chủ nhiệm 
09 
 3.2. Đối với Học sinh 09 
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 09 
1. Đối với sổ tự quản 09 
2. Đối với Giấy xin phép 
09 
3. Kết quả chung 
10 
C. KẾT LUẬN 10 
D. KIẾN NGHỊ 10 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12 
 PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH 
NGHIỆM 
Năm học 2010- 2011 
----------------------------------- 
(Dành cho người tham gia đánh giá xếp loại SKKN) 
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
Trường THPT Lê Quý Đôn 
- Đề tài: Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm góp phần giúp phụ 
huynh quản lí học sinh 
- Họ và tên tác giả: : Lê Thị Nguyên Hà 
- Đơn vị: Tổ Ngữ văn. Trường THPT Lê Quý Đôn 
- Điểm cụ thể: 
Phần Nhận xét 
của người đánh giá xếp loại đề 
tài 
Điểm tối 
đa 
Điểm đạt 
được 
1. Tên đề tài 
2. Đặt vấn đề 
 1 
3. Cơ sở lý luận 
1 
4. Cơ sở thực tiễn 
2 
5. Nội dung nghiên cứu 
9 
6. Kết quả nghiên cứu 
3 
7. Kết luận 
1 
8.Đề nghị 
9.Phụ lục 
 1 
10.Tài liệu tham khảo 
11.Mục lục 
12.Phiếu đánh giá xếp 
loại 
 1 
Thể thức văn bản, chính 
tả 
1 
Tổng cộng 20đ 
 Căn cứ số điểm đạt được, đề tài trên được xếp loại : 
 Người đánh giá xếp loại đề tài: 
 (Ký, ghi rõ họ tên) 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Năm học: 2010 - 2011 
I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường THPT Lê Quý Đôn 
1. Tên đề tài:Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm góp phần giúp 
phụ huynh quản lí học sinh 
2. Họ và tên tác giả: Lê Thị Nguyên Hà 
3. Chức vụ: Giáo viên .Tổ: Ngữ Văn 
4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài: 
a) Ưu điểm: 
...........................................................................................................................
.. 
...........................................................................................................................
.. 
...........................................................................................................................
.. 
...........................................................................................................................
.. 
b) Hạn chế: 
...........................................................................................................................
.. 
...........................................................................................................................
.. 
...........................................................................................................................
.. 
...........................................................................................................................
.. 
5. Đánh giá, xếp loại: 
 Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường THPT 
Lê Quý Đôn thống nhất xếp loại : ..................... 
 Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH 
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ 
tên) 
....................................................

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_trong_cong_tac_chu_nh.pdf