SKKN Hướng dẫn học sinh trả lời các dạng câu hỏi trắc nghiệm bài tập kỹ năng trong ôn thi THPT quốc gia môn Địa lý theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực

SKKN Hướng dẫn học sinh trả lời các dạng câu hỏi trắc nghiệm bài tập kỹ năng trong ôn thi THPT quốc gia môn Địa lý theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực

Đối với biểu đồ hình cột (cột đơn, cột ghép, cột chồng, biểu đồ thanh ngang):

Biểu đồ cột đơn thường thể hiện động thái của sự phát triển, tình hình, khối lượng, số lượng của một đối tượng địa lí (có thể một năm hoặc nhiều năm).

Biểu đồ cột ghép thường thể hiện động thái của sự phát triển, tình hình, khối lượng, số lượng của nhiều đối tượng hoặc so sánh tương quan độ lớn giữa các đối tượng (có thể một năm hoặc nhiều năm).

Biểu đồ cột chồng thường thể hiện số lượng, tình hình các đối tượng trong một tổng (nếu là số liệu tuyệt đối) và cơ cấu (%) thành phần của một hay nhiều tổng thể (có thể một năm hoặc nhiều năm).

Biểu đồ thanh ngang là trường hợp đặc biệt của biểu đồ hình cột. Khi tên của các đối tượng, hiện tượng địa lí quá dài (như tên các vùng) không thể ghi theo chiều dọc được thì chúng ta chọn biểu đồ thanh ngang.

Như vậy, nếu đề bài cho biểu đồ hình cột thì đáp án thường là thể hiện tình hình, giá trị, so sánh, quy mô.

 

docx 33 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 236Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh trả lời các dạng câu hỏi trắc nghiệm bài tập kỹ năng trong ôn thi THPT quốc gia môn Địa lý theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận thức thì các câu bài tập kỹ năng vẫn đƣợc coi là dễ trả lời hơn các câu lí thuyết. Vì vậy, việc học sinh trả lời sai dù chỉ một câu bài tập kỹ năng cũng là điều hết sức đáng tiếc và rất khó đề “bù” đƣợc điểm số nhờ các câu lí thuyết.
Hƣớng dẫn học sinh trả lời các dạng câu hỏi trắc nghiệm bài tập kỹ năng trong ôn thi THPT quốc gia môn Địa lý
Khi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm bài tập kỹ năng môn Địa lý nói riêng và các câu hỏi trắc nghiệm nói chung, học sinh cần lƣu ý những vấn đề chung đó là: phải đọc kỹ lời dẫn trong các câu hỏi, gạch chân các từ khóa của lời dẫn để xác định rõ yêu cầu, tránh nhầm lẫn. Đặc biệt phải lƣu ý những dạng câu hỏi mà lời dẫn ở thể phủ định. Cần nghiên cứu kỹ yêu cầu của từng câu hỏi để tính toán, lập luận, phân tích 4 lựa chọn để tìm đáp án đúng.
Đối với từng dạng câu hỏi trắc nghiệm bài tập kỹ năng cụ thể, cách học, ôn tập và trả lời cần lƣu ý nhƣ sau:
Dạng câu hỏi trắc nghiệm bài tập kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam
Đây là dạng câu hỏi trắc nghiệm bài tập kỹ năng chiếm tỉ lệ cao nhất trong đề thi THPT quốc gia và cũng là phần dễ “ăn điểm” nhất do đa số các câu của dạng này ở mức Nhận biết và chỉ số ít ở mức Thông hiểu. Để sử dụng hiệu quả Atlat Địa lí Việt Nam trong quá trình ôn tập và làm bài thi trắc nghiệm, HS cần:
- Nắm đƣợc cấu trúc của Atlat Địa lí Việt Nam: Ngoài lời nói đầu, phần Kí hiệu chung và Mục lục thì cấu trúc kênh hình và nội dung trong Atlat Địa lí Việt Nam có thể chia thành 05 phần nhƣ sau:
+ Phần 1: Hành chính (trang 4 - 5);
+ Phần 2: Địa lí tự nhiên (từ trang 6 - 7 đến trang 14).
+ Phần 3: Địa lí dân cƣ (từ trang 15 đến trang 16).
+ Phần 4: Địa lí các ngành kinh tế (từ trang 17 đến trang 25).
+ Phần 5: Địa lí các vùng kinh tế (từ trang 26 đến trang 30).
Việc nắm rõ đƣợc cấu trúc Atlat giúp HS tổng hợp kiến thức một cách khoa học hơn, tiết kiệm đƣợc thời gian làm bài.
Nắm chắc các kí hiệu chú thích và xác định đúng phƣơng hƣớng của các đối tƣợng trong Atlat: học sinh cần nắm chắc các ký hiệu của các đối tƣợng địa lí thể hiện trong Atlat trang 3 và trang đƣợc yêu cầu sử dụng, biết cách xác định phƣơng hƣớng trong Atlat. Việc nắm chắc các kí hiệu và phƣơng hƣớng sẽ giúp các em khai thác Atlat chính xác và nhanh hơn.
Biết khai thác biểu đồ có trong Atlat: Thông thƣờng, mỗi bản đồ ngành kinh tế, vùng kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ. Học sinh cần khai thác các biểu đồ trong các bài có liên quan để không phải nhớ nhiều số liệu trong phần lý thuyết. Phải chú ý tới kỹ năng xử lí số liệu của biểu đồ nhƣ: so sánh, tốc độ, cơ cấu
Biết cách phối hợp các bản đồ có nội dung liên quan: Đối với những câu hỏi có tính định hƣớng, cần tổng hợp nhiều vấn đề, học sinh cần phải biết kết hợp và vận dụng nhiều bản đồ khác nhau để đƣa ra một câu trả lời chính xác nhất.
Ví dụ 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn hơn cây công nghiệp hàng năm?
A. Bến Tre.	B. Sóc Trăng. C. Hậu Giang. D. Phú Yên.
Hƣớng dẫn trả lời ví dụ 1: Để trả lời đƣợc câu hỏi này, HS cần:
Mở đúng Atlat trang 19 - trang Nông nghiệp.
Quan sát vào bản đồ Cây công nghiệp.
Quan sát chú thích của biểu đồ cột ghép trong Atlat: cột màu cam thể hiện diện tích cây công nghiệp lâu năm; cột màu vàng thể hiện diện tích cây công nghiệp hàng năm.
So sánh về chiều cao của các cột trong 4 tỉnh mà câu hỏi đã cho (tƣơng ứng đó là độ lớn về diện tích).
Đáp án đúng của câu hỏi là: A
Dạng câu hỏi trắc nghiệm kỹ năng xử lí, nhận xét bảng số liệu
Để trả lời đƣợc dạng câu hỏi này, học sinh cần nắm vững các nội dung nhƣ
sau:
Đọc kĩ tên, đơn vị của bảng số liệu để biết đƣợc nội dung mà bảng số liệu
thể hiện là gì.
Đọc kĩ yêu cầu câu hỏi để nhận biết rõ: Câu hỏi khẳng định hay phủ định và trọng tâm câu hỏi là gì.
Chú ý đến các từ, cụm từ nhƣ: tăng, giảm; nhanh hơn, chậm hơn; nhanh nhất, chậm nhất; cao hơn, thấp hơn; nhiều hơn, ít hơn; nhiều nhất, ít nhất; liên tục, biến động.....
+ Nếu là nhanh hơn hay chậm hơn thì nên dùng phép tính chia để biết nhanh hơn hay chậm hơn bao nhiêu lần.
+ Nếu là nhiều hơn hay ít hơn thì nên dùng phép tính trừ để biết nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu đơn vị.
Chú ý nắm vững các công thức tính toán trong môn Địa lý khi phân tính biểu đồ và bảng số liệu.
MỘT SỐ CÔNG THỨC THƢỜNG GẶP TRONG QUÁ TRÌNH
LÀM BÀI THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÝ
STT
Nội dung
Đơn vị
Công thức
Ghi
chú
I. Phần tự nhiên
1
Tính tỉ lệ che phủ rừng
%
Diện tích rừng X 100 Diện tích tự nhiên


2
Tính nhiệt độ trung bình năm
0c
T1+T2+...+T12 12

3
Tính biên độ nhiệt độ
0c
Tmax - Tmin

4
Tính cân bằng ẩm
+ (-) mm
Lƣợng mƣa - bốc hơi

II. Phần dân cƣ
1
Tính tỉ suất sinh thô
‰
Số dân sinh ra X 1000 Tổng số dân

2
Tính tỉ suất tử thô
‰
Số dân tử	X 1000 Tổng số dân

3
Tính tỉ suất gia tăng tự
nhiên
%
Tỉ suất sinh - Tỉ suất tử

4
Tính tỉ số giới tính
%
Số dân Nam	X 100 Số dân Nữ


5

Tính mật độ dân số
Ngƣời/k m2
Tổng số dân Diện tích

III. Phần nông nghiệp
1
Tính sản lƣợng lƣợng
Tấn
Diện tích x Năng xuất

2
Tính năng suất
tạ/ha
Sản lƣợng
Diện tích

3
Tính bình quân lƣơng
thực
Kg/
ngƣời
Sản lƣợng
Số dân

IV. Phần dịch vụ
1
Tổng kim ngạch xuất
khẩu
VNĐ
(USD)
Xuất khẩu + Nhập khẩu


2

Cán cân xuất nhập khẩu
+ (-)
VNĐ (USD)

Xuất khẩu - Nhập khẩu

3
Tính	khối	lƣợng	vận
chuyển
Tấn
(ngƣời)
Khối lƣợng luân chuyển Cự li vận chuyển


4

Tính cự li vận chuyển

Km

Khối lƣợng luân chuyển Khối lƣợng vận chuyển

5
Khối lƣợng luân chuyển
Tấn.km
Khối lƣợng vận chuyển x
Cự li vận chuyển

Ví dụ 2: Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2017
Quốc gia
In-đô-nê-xi-a
Cam-pu-chia
Ma-lai-xi-a
Phi-lip-pin
Diện tích (nghìn km2)
1910,9
181,0
330,8
300,0
Dân số (triệu người)
264,0
15,9
31,6
105,0
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh mật độ dân số năm 2017 của một số quốc gia?
A. Cam-pu-chia cao hơn Ma-lai-xi-a.	B. Phi-lip-pin cao hơn Cam-pu-chia.
C. In-đô-nê-xi-a cao hơn Phi-lip-pin.	D. Ma-lai-xi-a cao hơn In-đô-nê-xi-a.
Hƣớng dẫn trả lời ví dụ 2: Để trả lời đƣợc câu hỏi này, học sinh cần:
Phải hiểu và tính đƣợc mật độ dân số (ngƣời/km2) = số dân/diện tích.
So sánh mật độ dân số vừa tính đƣợc của các quốc gia với nhau.
Đáp án đúng của câu hỏi này là: B
Dạng câu hỏi trắc nghiệm kỹ năng xử lí, nhận xét biểu đồ
Dạng câu hỏi này tƣơng tự với dạng câu hỏi yêu cầu xử lí, nhận xét bảng số liệu. Để trả lời đƣợc dạng câu hỏi này, học sinh cần nắm vững các nội dung nhƣ sau:
Đọc kĩ tên, đơn vị, các chú thích của biểu đồ.
Đọc kĩ yêu cầu câu hỏi để nhận biết rõ: Câu hỏi khẳng định hay phủ định và trọng tâm câu hỏi là gì.
Chú ý đến các từ, cụm từ nhƣ: tăng, giảm; nhanh hơn, chậm hơn; nhanh nhất, chậm nhất; cao hơn, thấp hơn; nhiều hơn, ít hơn; nhiều nhất, ít nhất; liên tục, biến động, cơ cấu, tỉ trọng.....
+ Nếu là nhanh hơn hay chậm hơn thì nên dùng phép tính chia để biết nhanh hơn hay chậm hơn bao nhiêu lần.
+ Nếu là nhiều hơn hay ít hơn thì nên dùng phép tính trừ để biết nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu đơn vị.
Chú ý nắm vững các công thức tính toán trong Địa lí khi phân tính, xử lí, nhận xét biểu đồ.
Ví dụ 3: Cho biểu đồ:
CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƢỚC TA (%)
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi tỉ trọng trong cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế của nƣớc ta năm 2015 so với năm 2005?
Kinh tế ngoài Nhà nƣớc và kinh tế Nhà nƣớc tăng.
Kinh tế Nhà nƣớc và khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài giảm.
Kinh tế ngoài Nhà nƣớc và khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài giảm.
Kinh tế Nhà nƣớc giảm, kinh tế ngoài Nhà nƣớc tăng.
Hƣớng dẫn trả lời ví dụ 3: Để trả lời đƣợc câu hỏi này, HS cần:
Quan sát thật kỹ chú thích biểu đồ và diễn biến tỉ trọng cơ cấu lao động theo các thành phần kinh tế nƣớc ta năm 2015 so với 2005.
Đáp án đúng của câu hỏi này là: D.
Dạng câu hỏi trắc nghiệm xác định nội dung thể hiện của biểu đồ (xác định tên biểu đồ)
Đối với câu hỏi xác định nội dung thể hiện hay tên biểu đồ thì đề bài đã cho là một biểu đồ vẽ sẵn (chƣa có tên đầy đủ) sau đó yêu cầu xác định nội dung (có thể coi nhƣ xác định tên) biểu đồ. Để trả lời đƣợc câu này cần xem biểu đồ đó là loại gì, đặc điểm nhƣ thế nào, đơn vị tính của các đối tƣợng thể hiện là gì và nhất là chú giải của biểu đồ.
Phải đọc kỹ các phƣơng án trả lời mà đề bài cho, chú ý đến các từ khóa đƣợc gợi ý nhƣ: tình hình, so sánh, quy mô, quy mô và cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu, tốc độ phát triển
Mỗi dạng biểu đồ thƣờng phù hợp với việc thể hiện một nội dung nào đó. Cụ thể có thể tham khảo từng loại biểu đồ dƣới đây:
- Đối với biểu đồ hình cột (cột đơn, cột ghép, cột chồng, biểu đồ thanh ngang):
Biểu đồ cột đơn thƣờng thể hiện động thái của sự phát triển, tình hình, khối lƣợng, số lƣợng của một đối tƣợng địa lí (có thể một năm hoặc nhiều năm).
Biểu đồ cột ghép thƣờng thể hiện động thái của sự phát triển, tình hình, khối lƣợng, số lƣợng của nhiều đối tƣợng hoặc so sánh tƣơng quan độ lớn giữa các đối tƣợng (có thể một năm hoặc nhiều năm).
Biểu đồ cột chồng thƣờng thể hiện số lƣợng, tình hình các đối tƣợng trong một tổng (nếu là số liệu tuyệt đối) và cơ cấu (%) thành phần của một hay nhiều tổng thể (có thể một năm hoặc nhiều năm).
Biểu đồ thanh ngang là trƣờng hợp đặc biệt của biểu đồ hình cột. Khi tên của các đối tƣợng, hiện tƣợng địa lí quá dài (nhƣ tên các vùng) không thể ghi theo chiều dọc đƣợc thì chúng ta chọn biểu đồ thanh ngang.
Nhƣ vậy, nếu đề bài cho biểu đồ hình cột thì đáp án thƣờng là thể hiện tình hình, giá trị, so sánh, quy mô.
Ví dụ 4: Cho biểu đồ về GDP của một số quốc gia:
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
Cơ cấu GDP của một số quốc gia qua các năm.
Tốc độ tăng trƣởng GDP của một số quốc gia qua các năm.
Tổng GDP của một số quốc gia qua các năm.
Quy mô và cơ cấu GDP của một số quốc gia qua các năm.
Hƣớng dẫn trả lời ví dụ 4: Để trả lời đƣợc câu hỏi này, HS cần hiểu

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_huong_dan_hoc_sinh_tra_loi_cac_dang_cau_hoi_trac_nghiem.docx
  • pdfHồ Sỹ Hiến-THPT Thanh Chương 3-Địa lí.pdf