SKKN Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên trong môn Địa lí THPT nhằm thích ứng với tình hình dạy học trực tiếp và trực tuyến

SKKN Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên trong môn Địa lí THPT nhằm thích ứng với tình hình dạy học trực tiếp và trực tuyến

Trong thời điểm học tập trực tuyến (online) như hiện tại thì Azota được phát triển giúp hỗ trợ GV có thể tạo các đề thi, bài tập và chấm điểm ngay trên phần mềm một cách nhanh chóng. Dựa trên nền tảng này, GV có thể giao bài tập để HS ôn bài, củng cố kiến thức nhằm đạt hiệu quả cao nhất khi học Online. Ngoài ra phần mềm còn giúp GV KTĐG học sinh trực tuyến một cách nhanh gọn, dễ dàng và công bằng nhất.

Do đó tôi đã xây dựng một bài đánh giá thường xuyên cho HS khối lớp 10 để thực hiện trong giai đoạn học trực tuyến. Với hình thức này, tôi kiểm tra bằng trắc nghiệm hoàn toàn, thời gian 15 phút. Kế hoạch tôi sẽ thực hiện theo hai phương án:

+ Phương án học trực tuyến hoàn toàn: tất cả HS sẽ đăng nhập vào đường link đề thi mà GV đã tạo và gửi đường link vào trong nhóm Zalo của lớp để tiến hành làm bài kiểm tra.

+ Phương án học trực tiếp chỉ một số HS F1, F0 nghỉ học thì cả lớp sẽ làm bài thi trên giấy, còn các em HS học trực tuyến sẽ đăng nhập vào link như trên để cùng làm bài.

 

docx 45 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 129Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên trong môn Địa lí THPT nhằm thích ứng với tình hình dạy học trực tiếp và trực tuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng pháp này nên tạo không gian yên tĩnh, cố định, sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng và dễ lấy khi cần.
Đối với HS.
+ HS cần chuẩn bị tâm lý, tâm thế sẵn sàng, trang phục nghiêm túc khi tham gia học trực tuyến và chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị học tập quan trọng nhất là điện thoại thông minh, máy vi tính, máy tính bảng, tai nghe và sách giáo khoa.
+ HS chọn cho mình góc học tập, không gian yên tĩnh thoải mái phù hợp với ngôi nhà của mình. Trong quá trình học tập cần chú ý lắng nghe, tham gia thảo luận và đóng góp tích cực vào bài học.
+ Ngoài ra, HS tạo nhóm học tập trên Zalo, Facebook để chia sẻ, giải đáp thắc mắc nội dung bài học và tham gia vận động, lao động nhẹ nhàng đi ngủ đúng giờ, đảm bảo đủ 8 tiếng, tăng cường các hoạt động thể dục thể thao nâng cao sức khỏe học tập.
Một số khó khăn khi dạy học trực tuyến.
Trong thời gian đầu, việc triển khai hình thức dạy học trực tuyến còn có sự lúng túng. Cán bộ quản lý, GV chưa được tập huấn hình thức dạy học mới; HS, chưa được chuẩn bị tâm thế; điều kiện hạ tầng kỹ thuật còn tự phát, chưa đồng bộ Những điều này tác động không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả của việc dạy và học.
Cách dạy học trực tuyến chỉ có hiệu quả nếu có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, GV, HS và cha mẹ HS. Để hoạt động dạy học thực sự chất lượng, trước mắt GV và HS phải thay đổi, thích nghi và tìm ra các cách dạy học trực tuyến hiệu quả, tối ưu nhất. Hy vọng trong tương lai, hình thức dạy học trực tuyến sẽ thực sự trở thành xu thế để thế hệ trẻ có thể tiếp cận cách học mới, giáo dục các em HS trở thành người công dân toàn cầu.
Cơ sở thực tiễn
Thực trạng dạy học trong giai đoạn hiện nay của nhà trường.
Trong năm học 2021 – 2022, Ban lãnh đạo nhà trường đã chỉ đạo các tổ nhóm chuyên môn tiến hành xây dựng kế hoạch dạy học nhằm thích ứng với bối cảnh dạy học trong đại dịch. Các kế hoạch đã được xây dựng theo các tình huống: dạy học hoàn toàn trực tiếp, dạy học hoàn toàn trực tuyến và dạy học khi chỉ có một số HS nghỉ học.
Đối với kế hoạch dạy học trực tiếp xây dựng trên cơ sở chương trình và yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành sẽ áp dụng dạy học trong bối cảnh dịch bệnh chưa bùng phát HS được đến trường đầy đủ; còn đối với kế hoạch dạy học trực tuyến được xây dựng trên cơ sở tinh giản những nội dung không cần thiết hoặc khó truyền đạt trên môi trường mạng, chỉ dạy những nội dung
cơ bản nhất đảm bảo cốt lõi nhất sẽ áp dụng cho tình huống dạy học khi dịch bùng phát HS không thể đến trường.
Trên thực tế tình hình dạy học ở trường tôi trong học kì 1 vừa qua do diễn biến của dịch bệnh chưa phức tạp vì thế chúng tôi đã triển khai dạy học theo kế hoạch dạy học trực tiếp hoàn toàn. Tuy nhiên tuần học đầu tiên chúng tôi tiến hành dạy trực tuyến. Trong tuần học này chúng tôi chỉ ôn tập nội dung kiến thức đồng thời giúp GV và HS tiếp cận làm quen với các tình huống dạy học online. Từ tuần 2 đến hết tuần 19 do dịch bệnh chưa phức tạp nên chúng tôi đã triển khai dạy học trực tiếp. Sau kì nghỉ tết để nhằm hạn chế tình hình dịch bệnh bùng phát trường chúng tôi tổ chức học trực tuyến 2 tuần. Nhưng sau đó dịch bùng phát, nhiều GV và HS bị dương tính với Covid-19 nên nhà trường phải chuyển kế hoạch dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến. Các GV bình thường lên lớp dạy trực tiếp còn GV bị dương tính với Covid-19 thì được bố trí dạy học online ở nhà và HS diện F1, F0 cũng được học online. Các tiết học trong ngày được bố trí lịch trên nền tảng LMS thông qua phòng học Zoom của từng lớp. Các giờ học vẫn được diễn ra bình thường, đến giờ học của GV F0 HS sẽ mở Zoom để vào học. Tình hình dạy học như thế này vẫn đang được triển khai vì dịch bệnh trên địa bàn vẫn chưa được kiểm soát.
Chính vì vậy mà việc KTĐG thường xuyên HS không thể thực hiện đồng bộ được trên lớp đã buộc GV phải thực hiện nhiều hình thức, phương án KTĐG linh hoạt để nhằm giúp HS nào cũng được kiểm tra đánh giá.
Thực trạng KTĐG thường xuyên hiện nay nói chung và của bộ môn nói riêng tại trường tôi.
Để làm cơ sở cho việc thay đổi hình thức KTĐG thường xuyên hiện nay ở nhà trường, tôi đã làm một khảo sát về thực trạng KTĐG của các bộ môn. Tôi đã tiến hành khảo sát 30 GV với tất cả các môn học văn hóa và đã thu được kết quả như sau:
Câu hỏi khảo sát
Các phƣơng án lựa chọn (Số ngƣời trả lời)
Môn học của thầy (cô) thường có bao nhiêu con điểm KTĐG thường xuyên
2 Điểm ĐGTx
3 Điểm ĐGTx
4 Điểm ĐGTx
4
16
10

Thầy (cô) thường tổ chức KTĐG thường xuyên bằng những hình thức nào?
Kiểm tra bằng hỏi - đáp

Kiểm tra viết
Kết hợp nhiều hình thức trải nghiệm
30
30
5
Thầy (cô) đã từng tổ chức KTĐG thường xuyên bằng
Chưa bao giờ
Đã có kết hợp
Thay thế hoàn toàn

các hình thức ngoài hỏi đáp, viết...hay chưa?
25
5
0
Trong bối cảnh dịch bệnh HS nghỉ học nhiều, thầy (cô) đã KTĐG thường xuyên HS bị F1, F0

Đợi HS đến lớp đầy đủ

Ứng dụng công nghệ để kiểm tra
Giao nhiệm vụ trải nghiệm cho HS
20
10
5
Việc trong một lớp có nhiều HS nghỉ học, thầy (cô) thấy khó khăn như thế nào trong việc KTĐG thường xuyên?

Bình thường

Hơi khó khăn

Rất khó khăn
10
15
5
Thông qua kết quả khảo sát, tôi nhận thấy các bộ môn đều có số lần KTĐG thường xuyên nhiều, tuy nhiên phần lớn GV đang sử dụng các hình thức kiểm tra truyền thống để đánh giá HS: có hơn 85% GV được khảo sát chỉ sử dụng hình thức hỏi – đáp, kiểm tra viết dưới 1 tiết để đánh giá thường xuyên HS, chỉ có khoảng 15% GV thực hiện hình thức cho HS trải nghiệm các nhiệm vụ trong thực tiễn hoặc kết hợp việc trải nghiệm. Mặc dù hơn 60 % GV cho rằng việc HS nghỉ học nhiều sẽ khó khăn trong việc KTĐG thường xuyên quá trình học tập của các em nhưng phần lớn GV chưa bao giờ dùng các hình thức có thể phát huy phẩm chất năng lực cho HS để KTĐG thường xuyên. Cũng chừng ấy GV cho rằng khi dịch bệnh diễn ra HS không đến học trực tiếp thì việc KTĐG thường xuyên HS chỉ đợi khi nào dịch ổn định HS đến lớp đầy đủ thì tiến hành kiểm tra luôn thể, chỉ số ít GV ứng dụng công nghệ trong việc giao bài tập, làm bài kiểm tra cho HS qua các phần mềm.
Có thể nói rằng, việc KTĐG thường xuyên HS như thế này sẽ không đánh giá được sự tiến bộ của các em trong một quá trình học tập, mặt khác chỉ tập trung kiểm tra theo hình thức hỏi – đáp hay viết thì chúng ta chưa tạo cho HS có cơ hội thể hiện những năng lực của mình. Ngoài ra, chúng ta chưa thể hiện được tinh thần đổi mới của các thông tư quy định về KTĐG trong tình hình mới.
Đối với bộ môn Địa lí của trường tôi, có 4 GV tham gia giảng dạy. Việc KTĐG thường xuyên của nhóm chúng tôi được quy định thời gian cụ thể trong kế hoạch dạy học. Số con điểm thường xuyên áp dụng theo thông tư hướng dẫn của Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên trường tôi môn Địa lí các khối có thêm một số tiết tự chọn nên số con điểm thường xuyên sẽ khác nhau giữa các lớp và khối lớp. Cụ thể mỗi học kì những lớp không có tiết tự chọn ở khối 10 và 12 có 3 số điểm đánh giá thường xuyên, khối 11 có 2 điểm đánh giá thường xuyên, còn những lớp có tiết tự chọn thì khối 10,12 có 4 số điểm đánh giá thường xuyên. Các GV trong nhóm Địa lí cũng đã thay đổi cách thức đánh giá theo những đặc thù của bộ môn như: vẽ lược
đồ, vẽ sơ đồ trong sách giáo khoa, hoặc kiểm tra hồ sơ học tập của các em để làm căn cứ đánh giá. Tuy nhiên để thích ứng linh hoạt trong tình huống dạy học trực tuyến, việc giao cho HS các nhiệm vụ bài tập mà kể cả những HS đi học trực tiếp hoặc những HS nghỉ học ở nhà đều thực hiện được thì chưa có GV nào triển khai. Đây là một hạn chế bởi đối với môn Địa lí có rất nhiều vấn đề để GV có thể sử dụng nhiều hình thức KTĐG khác nhau phù hợp với tình huống dạy học trực tuyến hay trực trực tiếp.
Thực trạng về kết quả nhận thức của HS khi thực hiện KTĐG truyền thống.
Từ những khảo sát trên các GV thì cho thấy thực trạng KTĐG hiện nay vẫn còn mang nặng kiểu truyền thống vấn đáp hoặc viết dưới một tiết. Để tìm hiểu thêm về mức độ nhận thức và khả năng vận dụng liên hệ thực tiễn của HS cũng như hứng thú của các em khi được tiếp cận nhiều hình thức KTĐG khác nhau, tôi đã tiến hành thêm một khảo sát trên 229 HS của một số lớp khối 10 và 12 trường tôi. Kết quả thu được như sau:
Khảo sát về mức độ nhận thức của HS khi KTĐG truyền thống.
Câu hỏi khảo sát: “Em hãy kể tên các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương em? Hiện nay sản phẩm điển hình nào ở địa phương em đang phát triển thành vùng chuyên canh theo hướng hàng hóa? Giải pháp mà địa phương đã thực hiện để nâng cao hiệu quả kinh tế của sản phẩm đó là gì”?
Đáp án:
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng và vận dung cao

- Các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương: Trồng trọt,
chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản

- Sản phẩm điển hình ở địa phương hiện nay phát triển thành các vùng chuyên canh theo hướng hàng hóa là: Cây chè
- Giải pháp địa phương đã thực hiện để nâng cao hiệu quả kinh tế cây chè:
+ Các chủ vườn chè đã khoan giếng nước để đảm bảo tưới trong mùa nắng.
+ Phát triển nhiều cơ sở chế biến chè thương phẩm.
Bảng kết quả nhận thức ở khối lớp 10
Số HS dự kiến kiểm tra
Số HS đã đƣợc kiểm tra
Mức độ hoàn thành
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng và vận dụng cao

120

102
Số HS
Tỉ lệ (%)
Số HS
Tỉ lệ (%)
Số HS
Tỉ lệ (%)
102
100
90
88,2
20
19,6

Bảng kết quả nhận thức ở khối lớp 12
Số HS dự kiến kiểm tra
Số HS đã đƣợc kiểm tra
Mức độ hoàn thành

Nhận biết

Thông hiểu
Vận dụng và vận dụng cao

119

110
Số HS
Tỉ lệ (%)
Số HS
Tỉ lệ (%)
Số HS
Tỉ lệ (%)
110
100
100
90,9
30
27,3
Khảo sát về mức độ hứng thú của HS khi KTĐG truyền thống.
Câu hỏi khảo sát
Tổng số HS
Mức độ hứng thú
Thích
Bình thƣờng
Nhàm chán
Em cảm nhận như thế nào khi KTĐG chủ yếu bằng hỏi đáp và viết?

229
Số HS
Tỉ lệ (%)
Số HS
Tỉ lệ (%)
Số HS
Tỉ lệ (%)
35
12,06
68
23,12
191
64,82
Thông qua khảo sát trên HS tôi nhận thấy việc chỉ KTĐG theo kiểu truyền thống, HS chỉ trả lời được những kiến thức cơ bản từ sách vở đã được học thuộc một cách máy móc, phần vận dụng liên hệ thực tiễn HS không trả lời được đầy đủ như HS khối 10 chỉ có 20/102 em trả lời được phần vận dụng và vận dụng cao chiếm 19,6%, khối 12 chỉ có 30/110 em trả lời được chiếm 27,3%. Mặt khác khi KTĐG theo cách truyền thống các b

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_doi_moi_hinh_thuc_kiem_tra_danh_gia_thuong_xuyen_trong.docx
  • pdfNGUYỄN THỊ HOA - THPT ĐẶNG THAI MAI - LĨNH VỰC ĐỊA LÝ.pdf