Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng
Nhờ các giải pháp, biện pháp đã sử dụng trong đề tài mà cuối năm học 2016 - 2017 đội ngũ giáo viên đã có sự chuyển biến mạnh mẽ từ trong nhận thức đến hành động. Đa số giáo viên đã có nhận thức đầy đủ và hiểu rõ ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Đa số giáo viên và tổng phụ trách đội đã thực hiện khá tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh. Một số giáo viên đã rất nhạy bén, linh hoạt vì vậy đã mang lại hiệu quả cao: Học sinh được củng cố, mở rộng, khắc sâu một số kiến thức cơ bản đã được học qua các môn văn hoá, rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực, phát triển nhận thức về một số lĩnh vực đời sống xã hội phù hợp với lứa tuổi. Kỹ năng sống của học sinh có nhiều tiến bộ: đa số học sinh đã mạnh dạn hơn trong các hoạt động học tập; nhiều em đã tự tin bày tỏ ý kiến trước tập thể; chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động và cơ bản làm chủ được bản thân; đa số học sinh đã biết cư xử đúng mực khi giao tiếp với thầy cô và các bạn; kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hỗ trợ, hợp tác, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề đã được thể hiện khá rõ; các em biết cách trao đổi tình cảm, quan tâm với nhau hơn như: hỏi thăm khi thấy bạn của mình bị ốm phải nghỉ học hoặc giúp đỡ bạn bằng những việc làm cụ thể như hướng dẫn bạn học bài cho học sinh. Ngoài ra các em đã biết thích ứng với môi trường xung quanh. Hiệu quả của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã góp phần vào nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
ám hiệu có tâm huyết với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nên rất chú trọng công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát. Đa số học sinh ngoan ngoãn, lễ phép; một số em tự tin, mạnh dạn, tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể. Học sinh người kinh và đặc biệt là học sinh đồng bào dân tộc thiểu số tại phân hiệu buôn Kuôp rất yêu thích các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Cán bộ quản lý và giáo viên cũng đã không ngừng đổi mới công tác quản lý chỉ đạo và phương pháp dạy học để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục đã nâng lên rõ rệt, hiệu quả các phong trào, hội thi đã có nhiều khởi sắc, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bước đầu đã đạt được hiệu quả nhất định, kỹ năng sống của học sinh đã có sự tiến bộ. Một số em đã có được hành vi, thói quen, kĩ năng tốt. Có em đã mạnh dạn tự tin khi tham gia thảo luận nhóm, tự tin bày tỏ ý kiến của mình trước tập thể, tự giác, tự tin tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp, có em nói năng lưu loát, biết hợp tác, biết tự bảo vệ bản thân mình, biết nói lời xin lỗi, cảm ơn, biết phòng tránh các tai nạn học đường,vv. Một số giáo viên đã có sự thay đổi về nhận thức, đã chịu khó nghiên cứu, tìm tòi và đầu tư trong việc thiết kế với nội dung phong phú hơn, hình thức tổ chức cũng đa dạng, hấp dẫn hơn, các hoạt động được giáo viên tổ chức đã có sức lôi cuốn hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường, đặc biệt là phân hiệu buôn Kuôp vẫn còn những khó khăn, hạn chế nhất định như sau: - Một bộ phận giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. - Nhà trường có phân hiệu buôn Kuôp cách điểm chính gần 10 cây số, chính vì vậy việc tập trung học sinh tại một điểm để sinh hoạt tập thể không thể thực hiện. Tất cả các hoạt động đều được thực hiện 2 lần/1 nội dung với thời gian khác nhau, dẫn đến chiếm nhiều thời gian, công sức. - Hiệu quả nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa thật sự cao. - Một số em người kinh và đa số học sinh đồng bào dân tộc thiểu số tại phân hiệu buôn Kuôp kỹ năng sống còn hạn chế, các em thiếu mạnh dạn, thiếu tự tin, rụt rè, e ngại trước tập thể, thiếu tính hợp tác, chưa biết cách bảo vệ bản thân,... * Nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan: + Đối với đội ngũ giáo viên - Đội ngũ giáo viên mặc dù đạt chuẩn trên 75%, tuy nhiên trình độ chuyên môn không đồng đều, một số giáo viên đã lớn tuổi, số giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, khả năng linh hoạt, nhạy bén, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động có tính lôi cuốn, hấp dẫn còn hạn chế; một số giáo viên còn lúng túng trong việc tiếp thu và hướng dẫn học sinh thực hiện nên chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đạt được chưa cao. - Đa số giáo viên mới chỉ chú trọng vào dạy các môn văn hóa mà chưa quan tâm nhiều đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nếu có thì cũng chỉ qua loa đại khái. Mặc dù Chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được thực hiện trong nhiều năm, có tính ổn định nhưng nhiều giáo viên khả năng thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn hạn chế, một số giáo viên thiếu sự đầu tư nên nội dung còn nghèo nàn, hình thức đơn điệu chưa thu hút được học sinh tham gia vào các hoạt động. - Công tác phối kết hợp giữa giáo viên với tổng phụ trách đội chưa nhịp nhàng. - Giáo viên tổng phụ trách đội chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Khoảng cách về địa lý (phân hiệu cách điểm chính gần 10 cây số). - Một số giáo viên có năng lực, có kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhưng lại không muốn cống hiến, không muốn phấn đấu. - Khả năng diễn thuyết chưa thuyết phục nên công tác tuyên truyền tới các bậc cha mẹ học sinh hiểu về vai trò, tác dụng và ý nghĩa của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa thực sự hiệu quả. - Công tác kiểm tra và xử lý sau kiểm tra của một số bộ phận chưa thật sự hiệu quả. + Đối với học sinh: - Trên 60% là học sinh đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, kỹ năng sống của nhiều em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế. - Việc giao tiếp của học sinh ở nhà cũng như lúc ra chơi thường là bằng tiếng mẹ đẻ, mặc dù đã được thầy cô nhắc nhở. - Một số em thỉnh thoảng cha mẹ bắt ở nhà đi chăn bò. Đến mùa vụ các em thường bỏ học đi lên nương, làm rẫy; vào những ngày mưa các em ít khi đến trường nhưng chưa được sự phân tích, nhắc nhở của cha mẹ. - Nhiều em còn rụt rè, thiếu tự tin, ngại giao tiếp, thiếu tính hợp tác,... + Các yếu tố khác: - Phân hiệu buôn Kuôp nơi mà các bậc cha mẹ và con em học sinh sống cách xa trung tâm xã, huyện. Chính vì vậy mà môi trường sinh hoạt chỉ gói gọn trong buôn làng, đồng bào nơi đây chủ yếu là người Gia Rai, M’nông và Êđê. Trình độ dân trí còn thấp, điều kiện dân sinh còn nhiều khó khăn, họ chỉ biết lên nương làm rẫy nên họ chưa hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho con em nên thiếu sự quan tâm, tạo điều kiện cho con em, thậm chí có bậc cha mẹ học sinh (kể cả người kinh) không cho con em tham gia một số hoạt động của nhà trường. - Cơ sở vật chất chưa đáp ứng, nhà trường chưa có sân chơi, bãi tập theo đúng quy định. - Chịu sự tác động nhiều chiều của các nguồn thông tin khác nhau từ xã hội khiến cho giới trẻ, đặc biệt là học sinh đang đứng trước nhiều thách thức khi hòa nhập xã hội. Các kỹ năng sống đã bị xem nhẹ trong một thời gian dài. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp 3.1. Mục tiêu của giải pháp - Xác định rõ thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng đầu năm (tháng 9/2016) nhằm tìm hiểu nguyên nhân làm cơ sở cần thiết để thực hiện đề tài đem lại hiệu quả bằng cách khảo nghiệm, xác định kết quả đạt được vào cuối năm học (tháng 5/2017). - Đưa ra các biện pháp chỉ đạo dạy học phù hợp giúp đội ngũ giáo viên nâng cao nhận thức, hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, từ đó vận dụng vào thiết kế bài giảng và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả. - Củng cố, khắc sâu kiến thức đã được học qua các môn học trên lớp; phát triển sự hiểu biết của học sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ đó làm phong phú thêm vốn tri thức của các em; hình thành và phát triển tính tích cực, tự giác cho học sinh trong việc tham gia vào các hoạt động tập thể. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng cho học sinh thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội, thái độ có trách nhiệm đối với công việc chung. - Góp phần thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp * Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên. Việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên là vô cùng quan trọng, giúp giáo viên hiểu hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp không phải là hoạt động "phụ" hoạt động " bề nổi" mà giữ một vị trí rất quan trọng trong các hoạt động giáo dục của nhà trường. Vì vậy, giáo viên cần phải có nhận thức đầy đủ, đúng đắn và hiểu rõ vai trò trách nhiệm của mình mà không ngừng nỗ lực, phấn đấu, vươn lên và chắc chắn giáo viên sẽ hiểu được ngoài việc giảng dạy các môn học văn hóa cho học sinh thì cần phải đặc biệt chú trọng đến các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, từ đó vận dụng vào thiết kế bài dạy với nội dung phong phú, đa dạng, cách thức tổ chức sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn mang lại hiệu quả. Chính vì vậy, lãnh đạo nhà trường cần phải không ngừng nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên thông qua các buổi sinh hoạt hội đồng, chuyên môn, đoàn thể và các buổi chuyên đề, tập huấn nhằm thay đổi từ trong nhận thức đến hành động. * Giải pháp 2: Chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (4 tiết/tháng). Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong những hoạt động quan trọng, là bộ phận hợp thành của giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm xây dựng cho các em mối quan hệ phong phú đa dạng một cách có mục đích, có kế hoạch, có nội dung và phương pháp nhất định. Biến các nhu cầu khách quan của xã hội thành những nhu cầu của bản thân học sinh. Ngay từ đầu năm học, nhà trường xây dựng kế hoạch năm học trong đó chú trọng nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; chỉ đạo tổng phụ trách đội xây dựng kế hoạch cụ thể sát với tình hình thực tế; thành lập ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; kế hoạch giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng được thể hiện đầy đủ ở kế hoạch chuyên môn, tổ khối đến giáo viên. Hoạt động ngoài giờ lên lớp được chỉ đạo thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả. Cụ thể: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được thực hiện 4 tiết/tháng với nội dung cụ thể (được nêu rõ trong chương trình giáo dục cấp Tiểu học, Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 4 tiết đối với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm thực hiện. Nhà trường chỉ đạo thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và đảm bảo đúng tiến độ từ khâu soạn giảng đến việc tổ chức các hoạt động. Để đảm bảo tiết dạy đạt hiệu quả, mỗi giáo viên phải tự trang bị cho mình về nội dung, về vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; tổ chức nhiều hình thức, phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động học tập của mọi đối tượng học sinh. Đây là nền tảng cơ bản, là động lực quan trọng để thúc đẩy tất cả học sinh trong lớp mạnh dạn tham gia các hoạt động khác. * Giải pháp 3: Chỉ đạo tổng phụ trách Đội thiếu niên phối hợp với giáo viên trong các hoạt động Đội thiếu niên và các hoạt động giáo dục ngoài giờ khác Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo Bí thư đoàn thanh niên và đặc biệt là đồng chí Tổng phụ trách đội phối, kết hợp khá nhịp nhàng với giáo viên trong công tác tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp (ngoài 4 tiết/tháng theo quy định), cụ thể như: tiết chào cờ đầu tuần, sinh hoạt chủ điểm, văn nghệ chào mừng ngày 20/11, sinh hoạt tập thể, trồng cây và chăm sóc cây hoa; lao động vệ sinh trường lớp; múa dân vũ, múa hát sân trường, thể dục buổi sáng, giữa giờ, tổ chức các trò chơi dân gian, tổ chức đi viếng tượng đài liệt sĩ tại xã Dray Sáp, tổ chức hoạt động đội thiếu niên ..và các hoạt động tập thể khác cũng được tổng phụ trách đội phối hợp với giáo viên tổ chức thường xuyên, tạo ra được không khí vui tươi, phấn khởi cho học sinh trong toàn trường. Tóm lại: Thông qua giải pháp 2 và 3 giúp học sinh nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc, giá trị văn hóa của nhân loại; củng cố, bổ sung, nâng cao và mở rộng kiến thức, các kỹ năng cơ bản đã được rèn luyện; tiếp tục rèn luyện và phát triển một số năng lực chủ yếu như: năng lực giao tiếp, năng lực thích ứng, năng lực tự hoàn thiện, năng lực tổ chức quản lý, năng lực hợp tác,... Ngoài ra giúp các em mạnh dạn bày tỏ ý kiến trước tập thể; tự tin, chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động, Bên cạnh đó cần làm tốt công tác đánh giá kết quả hoạt động GDNGLL của học sinh, đây là nội dung cực kỳ quan trọng mà giáo viên cần dựa vào để đánh giá năng lực học sinh Tiểu học theo Thông tư số 30/2014 và thông tư 22/2016 của BGD&ĐT. Qua đó giáo dục kỹ năng sống, giáo dục lòng biết ơn, lòng yêu nước, hình thành nhân cách cho học sinh, đồng thời thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp học sinh phát triển một cách toàn diện. Hình ảnh một số hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường Chào cờ đầu tuần Chào cờ đầu tuần Lao động vệ sinh Trồng hoa ở khuôn viên phân hiệu Buôn Kuôp Thể dục giữa giờ Múa dân vũ Tiết mục múa lớp 4A Hội diễn văn nghệ 20/11/2017 Nhảy bao bố Kéo co Liên đội tổ chức hoạt động vui trung thu Đại hội Liên đội * Giải pháp 4: Chỉ đạo thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường gắn với cộng đồng, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực theo Chỉ thị 40/2008/CT-BGD&ĐT. Trong các nội dung của Chỉ thị 40 thì có các tiêu chí liên quan đến tổ chức các hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp như: Nội dung 1: Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. Nội dung 3: Rèn kỹ năng sống cho học sinh. Nội dung 4: Tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh Nội dung 5: Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa cách mạng ở địa phương. Trang trí lớp học thân thiện cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thực hiện thành công phong trào thi đua " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Giáo viên cần huy động sự sưu tầm cây, hoa và các vật dụng sẵn có, rẻ tiền để tận dụng vào trang trí lớp học; sử dụng bút màu để trang trí, bố trí góc học tập, góc sáng tạo để trưng bày sản phẩm đẹp học sinh làm ra. Giáo viên cần tạo ra cơ hội để cô trò cùng tham gia vào trang trí lớp. Qua đó hình thành một số kỹ năng như: kỹ năng trao đổi, giao tiếp, hợp tác, ra quyết định, kết nối tình bạn bè, tình đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, tình thầy trò và một số kỹ năng khác. Phòng học là nơi hoạt động chính của thầy và trò, bảng đen, bàn ghế, âm thanh, ánh sáng. Vì vậy phải được sắp xếp có thẩm mỹ, bố cục phải hài hòa, đẹp mắt, tạo ra không gian thoáng mát, thân thiện, có như vậy học sinh mới xem lớp học là ngôi nhà thứ hai của mình và mới cảm thấy ấm áp thoải mái. Một số hình ảnh trang trí lớp học thân thiện Làm tốt công tác tuyên truyền và công tác phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là đoàn thanh niên thôn An Na và buôn Kuôp trong việc tổ chức các hoạt động tập thể được diễn ra vào các ngày Quốc tế thiếu nhi, tết trung thu và quan trong hơn là vào dịp học sinh nghỉ hè về sinh hoạt tại địa phương. Cuối năm lãnh đạo nhà trường phân công cụ thể và giao nhiệm vụ cho đoàn thanh niên và tổng phụ trách đội phối hợp với đoàn địa phương để tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh, mang lại hiệu quả thiết thực. Phối hợp với chi đoàn buôn Kuôp tổ chức sinh hoạt cho học sinh * Giải pháp 5: Làm tốt công tác phối hợp với lực lượng trong và ngoài xã hội Trong các dịp khai giảng năm học, sơ, tổng kết, hội nghị CCVC, nhà trường chủ động mời một số lực lượng ngoài xã hội như chính quyền địa phương, cấp ủy thôn An Na, buôn Kuôp, công an huyện (đơn vị kết nghĩa), hội CMHS, đặc biệt là đoàn thanh niên hai thôn, buôn cùng tham gia. Mục đích nắm bắt tình hình giáo dục của nhà trường, qua đó cùng phối kết hợp để giáo dục các em. Đại biểu dự Lễ khai giảng Đại biểu dự Lễ khai giảng Đại biểu dự Lễ khai giảng Vào cuối mỗi năm học, nhà trường bàn giao học sinh về địa phương sinh hoạt, cụ thể đoàn nhà trường và đoàn địa phương ký bàn giao học sinh. Chỉ đạo Bí thư đoàn, tổng phụ trách đội có trách nhiệm phối hợp với đoàn địa phương tổ chức các hoạt động tập thể có ý nghĩa thiết thực, bổ ích trong dịp học sinh nghỉ hè, tạo sân chơi bổ ích cho học sinh tham gia. Qua đó, giúp hình thức các kỹ năng sống cho các em, góp phần cùng nhà trường giáo dục toàn diện và phát triển nhân cách cho học sinh. Yêu cầu, Bí thư đoàn hoặc Tổng phụ trách đội phải báo cáo thường xuyên kết quả hoạt động về nhà trường nắm bắt. Vào đầu năm học làm lễ bàn giao về cho nhà trường quản lý và giáo dục. Bên cạnh đó, nhà trường còn phối hợp với Thủy điện Buôn Kuốp tổ chức một số buổi tuyên truyền phòng chống đuối nước cho học sinh ở hai điểm trường. Qua đó, giáo dục học sinh nâng cao ý thức và khả năng tự bảo vệ mình, biết cách phòng, tránh khi gặp sự cố đuối nước. Trong nhiều năm qua, nhà trường không có học sinh bị đuối nước,... Cán bộ Thủy điện tuyên truyên đuối nước Thủy điện trao quà cho học sinh nghèo * Giải pháp 6: Chỉ đạo công tác kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở và xử lý hiệu quả sau kiểm tra Muốn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả cao thì công tác kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở và xử lý sau kiểm tra vô cùng quan trọng. Lãnh đạo nhà trường cần phải chỉ đạo sát sao công tác kiểm tra nội bộ, trong đó chú trọng kiểm tra các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Vận dụng hình thức kiểm tra khác nhau phù hợp, nhẹ nhàng mà hiệu quả. Trong quá trình kiểm tra cần phải góp ý cụ thể, chỉ ra được những mặt mạnh, mặt yếu, những tồn tại, hạn chế cần khắc phục và những góp ý đó phải có tính thuyết phục cao để người được kiểm tra tâm phục, khẩu phục từ đó họ có sự điều chỉnh phù hợp, hiệu quả; làm tốt công tác xử lý hiệu quả sau kiểm tra. Ví dụ 1: Dự giờ 1 tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp Dự giờ, kiểm tra 1 tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do giáo viên chủ nhiệm đứng lớp, qua đó, lãnh đạo nhà trường có thể đánh giá được năng lực của giáo viên về cách xây dựng nội dung đã phù hợp chưa? Đúng theo quy định không? Nội dung như thế nào? Hình thức tổ chức ra sao? Có phong phú đa dạng không? Có thu hút được học sinh không? Học sinh tham gia vào các hoạt động như thế nào? Hiệu quả tiết dạy ra sao? Từ đó có sự góp ý, tư vấn để giúp giáo viên có sự điều chỉnh cho phù hợp và đạt hiệu quả cao hơn. Ví dụ 2: Quan sát một hoạt động ngoài giờ lên lớp (một buổi sinh hoạt tập thể; biểu diễn văn nghệ hay một buổi chăm sóc cây xanh, hoa ở vườn trường;...) thì người kiểm tra có thể biết được nội dung lồng ghép tích hợp đã đúng, phù hợp hay chưa? Phương pháp, hình thức tổ chức như thế nào? Có phong phú, đa dạng không? Hiệu quả đạt được ra sao? Giáo viên đã hình thành được những kỹ năng nào cho học sinh thông qua hoạt động đó?...vv. Ví dụ 3: Kiểm tra kỹ năng sống của học sinh Kiểm tra học sinh: người kiểm tra chỉ cần yêu cầu học sinh ghi tên mình vào bảng con hoặc giấy nháp; yêu cầu học sinh có thể hát một đoạn của một bài hát, thực hiện một động tác múa đơn giản hay chỉ cần xuống trò chuyện với một học sinh bất kỳ nào đó thì ta có thể biết được giáo viên đó giảng dạy ra sao, kỹ năng sống của các em đến đâu,... * Giải pháp 7: Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc cha me học sinh: Để thực hiện hiệu quả công tác này đòi hỏi người giáo viên phải có đủ kiến thức, khả năng diễn đạt lưu loát, dễ hiểu, có tính thuyết phục từ đó vận dụng vào việc tuyên truyền đến các bậc cha mẹ học sinh, giúp họ hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa hoạt động giáo dục ngoài giờ lên để từ đó có sự phối hợp tốt với giáo viên trong việc giáo dục hình thành và phát triển nhân cách cho con em. * Biện pháp 8: Động viên, khen thưởng kịp thời Việc động viên, ghi nhận, khen thưởng cả vật chất và tinh thần đối với giáo viên, học sinh là vô cùng quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy việc ghi nhận công lao cống hiến, thành quả đạt được của giáo viên và học sinh phải kịp thời thông qua thưởng nóng, khen thưởng bằng vật chất và đưa vào danh sách ưu tiên khen thưởng cuối năm học. Như vậy giáo viên và học sinh sẽ không ngừng nỗ lực, cố gắng, sáng tạo và cống hiến, tạo ra không khí thi đua sôi nổi trong toàn trường nhằm đưa hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ngày một cao hơn, góp phần vào thành công chung của nhà trường. Khen thưởng giáo viên Khen thưởng học sinh 3. 3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp - Lãnh đạo nhà trường phải nhận thức đúng, đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, đồng thời phải xác định đây là một trong những nội dung quan trọng trong công tác giáo dục tại trường và kế hoạch nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải thể hiện rõ và đồng bộ từ kế hoạch nhà trường, chuyên môn, tổng phụ trách đội, tổ khối, giáo viên. - Chỉ đạo, triển khai, thực hiện nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả. - Không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, linh hoạt, nhạy bén trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Phối kết hợp một cách
Tài liệu đính kèm: