SKKN Thực trạng và một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học Lê Lợi

SKKN Thực trạng và một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học Lê Lợi

Khó khăn

Một số giáo viên chưa thực sự nhạy bén, còn thụ động trong công tác giảng dạy, chưa có sự nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học, ít quan tâm đến học sinh. Việc nhận thức tầm quan trọng, cần thiết rèn kĩ năng sống cho học sinh ở một số giáo viên còn hạn chế, còn mơ hồ. Một vài giáo viên chưa nắm được rèn kĩ năng sống cho học sinh là rèn những kĩ năng gì, vì thế không thể tìm ra được biện pháp, hình thức tổ chức hữu hiệu để giáo dục học sinh.

Một số phụ huynh chưa hợp tác với nhà trường trong việc giáo dục học sinh. Một vài phụ huynh giao tiếp trong gia đình còn nhiều hạn chế, xưng hô chưa chuẩn mực nên các em bắt chước và xưng hô thiếu thiện cảm. Phụ huynh học sinh chỉ khuyến khích các con học kiến thức mà quên hướng cho con em mình làm tốt hoạt động tập thể, hoạt động xã hội và cách ứng xử trong gia đình.

Một số bố mẹ học sinh quá nuông chiều con cái khiến trẻ không có kĩ năng tự phục vụ bản thân. Ngược lại, một số phụ huynh vì bận nhiều công việc nên ít quan tâm giúp đỡ con em trong các hoạt động cần thiết

Một số em học sinh kĩ năng giao tiếp có phần hạn chế, chưa mạnh dạn bày tỏ ý kiến. Khi phát biểu các em nói không rõ ràng, trả lời trống không, không tròn câu và ít nói lời cảm ơn, xin lỗi với thầy cô, bạn bè.

Nhiều em thiếu kĩ năng làm việc nhà, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp với ông bà, cha mẹ.

• Khảo sát vấn đề trước khi áp dụng biện pháp:

 - Công tác giáo dục nhân cách toàn diện nói chung và giáo dục đạo đức cho HS : Một số em khi đánh giá về Phẩm chất, năng lực và kết quả học tập ở các môn học còn chưa đạt.

- Về nhận thức: GV chưa hiểu biết sâu và chưa có kinh nghiệm về nội dung giáo dục kĩ năng sống; một số ít giáo viên giảng dạy chưa hào hứng,chưa nhiệt tình tham gia giảng dạy tích hợp kĩ năng sống vào môn học và vào các khối, lớp trong nhà trường. Trong bài soạn còn hình thức.

- Các kĩ năng của học sinh như: Kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng phòng tránh tai nạn do thiên tai; kỹ năng ra quyết định; kỹ năng hợp tác, chia sẻ chưa được phát huy. Số ít học sinh chưa ý thức trong việc bảo vệ môi trường, các em chưa biết chia với các hoàn cảnh của bạn bè. Qua việc sinh hoạt hằng ngày trên lớp, trong giao tiếp, các em chưa sử dụng những lời nói thể hiện tính gần gũi, thân thiện, lịch sự.

 

doc 22 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 1786Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thực trạng và một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tới tâm hồn trẻ, tới sự phát triển nhân cách của trẻ. Một số gia đình hoàn toàn phó mặc việc dạy dỗ trẻ cho nhà trường. Cũng có những gia đình có điều kiện kinh tế, quá chiều chuộng con dẫn đến trẻ thiếu sự sáng tạo, luôn ỷ lại, phụ thuộc vào người lớn; mỗi khi gặp các tình huống trong thực tế lúng túng không biết xử lý thế nào, hạn chế trong việc tự bảo vệ bản thân mình; hoặc có trẻ được chiều chỉ làm theo ý của mình chứ không làm theo ý người khác. Bên cạnh việc học các môn văn hoá nếu trẻ được chú ý giáo dục đạo đức, được rèn kĩ năng sống biết phân biệt cái tốt, cái xấu, biết từ chối cám dỗ, biết ứng xử, biết tự quyết định đúng trong một số tình huống thì chính trẻ sẽ là người tác động tốt đến gia đình, xã hội.
Những năm gần đây, nhiều trẻ em rất thiếu kĩ năng làm việc nhà, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp với ông bà, cha mẹ. Nhiều em không tự dọn dẹp phòng ở của chính mình, không giúp đỡ bố mẹ bất kì việc gì ngoài việc học. Phụ huynh vì bận nhiều công việc nên ít quan tâm giúp đỡ con em trong các hoạt động cần thiết, làm cho các em rất rụt rè thiếu tự tin khi giao tiếp họăc tham gia các hoạt động bởi các em bị cuốn hút theo các trò chơi điện tử và hệ thống ảo trên hệ thống Internet. Đây là những trò chơi làm cho các em xa lánh với môi trường sống thực tế và thiếu sự tương tác giữa con người với con người, kĩ năng xã hội của học sinh ngày càng kém. Điều này dẫn đến tình trạng học sinh trở nên ích kỉ, không quan tâm đến cộng đồng. Câu hỏi mà chúng ta thường đặt ra cho học sinh tiểu học là ngoài những kiến thức phổ thông được giảng dạy trong nhà trường, học sinh cần học điều gì để giúp các em hội nhập với xã hội, trở thành công dân có ích cho cộng đồng. Vì thế đây cũng là nỗi lo lắng, đặt ra cho giáo viên đứng lớp những suy nghĩ, trăn trở.
III. Thực trạng giáo dục kĩ năng sống trong môn Đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học Lê Lợi.
 1) Thuận lợi, khó khăn: 
a) Thuận lợi 
Cơ sở vật chất nhà trường tương đối đầy đủ, trang thiết bị dạy học bảo đảm tạo điều kiện cho hoạt động dạy và học.
Ban Giám hiệu nhà trường năng động, sáng tạo trong công việc, luôn theo sát, quan tâm, hỗ trợ cho giáo viên trong công tác giảng dạy cũng như giáo dục.
Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, đa số giáo viên năng nổ, nhiệt tình trong công tác, có tâm huyết với nghề. 
Thường xuyên được tập huấn các chuyên đề về công tác chủ nhiệm, về giáo dục kĩ năng sống, phòng chống tai nạn, thương tích, đuối nước  do Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo, nhà trường tổ chức.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” với những kế hoạch nhất quán từ Trung ương đến địa phương. Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm học với những biện pháp cụ thể để rèn kĩ năng sống cho học sinh đối với từng cấp, bậc học. 
Đặc biệt là nhà trường đã có kế hoạch từng năm học với những biện pháp cụ thể để rèn kĩ năng sống cho học sinh một cách cụ thể cho các khối, lớp, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như: Rèn luyện kĩ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
Bên cạnh đó, nhà trường luôn theo sát, quan tâm, hỗ trợ cho giáo viên trong công tác giảng dạy cũng như giáo dục. Chính vì thế, mỗi giáo viên luôn cố gắng làm sao rèn cho các em có kĩ năng sống, giúp các em có một niềm tin, phát triển một cách toàn diện đức, trí, thể, mỹ để trở thành con người năng động, sáng tạo phù hợp với một xã hội hiện đại đang phát triển.
Giáo viên chú trọng hơn trong việc giáo dục toàn diện nhân cách học sinh; mạnh dạn, tự tin điều khiển các cuộc họp phụ huynh; phối hợp chặt chẽ, trao đổi thường xuyên với cha mẹ các em.
Nhà trường huy động được sự tham gia của cha mẹ các em, của các tổ chức, các lực lượng xã hội trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống cho học sinh. 
Phụ huynh học sinh hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho con em, đã có sự phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục các em
Lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn đã tổ chức tập huấn, dự giờ giúp đỡ giáo viên, tạo điều kiện để giáo viên học tập lẫn nhau. 
Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng, tổ chức nhiều hoạt động nhằm thu hút các em tham gia tích cực vào các phong trào, bồi dưỡng nhân cách kĩ năng cho học sinh.
b) Khó khăn
Một số giáo viên chưa thực sự nhạy bén, còn thụ động trong công tác giảng dạy, chưa có sự nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học, ít quan tâm đến học sinh. Việc nhận thức tầm quan trọng, cần thiết rèn kĩ năng sống cho học sinh ở một số giáo viên còn hạn chế, còn mơ hồ. Một vài giáo viên chưa nắm được rèn kĩ năng sống cho học sinh là rèn những kĩ năng gì, vì thế không thể tìm ra được biện pháp, hình thức tổ chức hữu hiệu để giáo dục học sinh. 
Một số phụ huynh chưa hợp tác với nhà trường trong việc giáo dục học sinh. Một vài phụ huynh giao tiếp trong gia đình còn nhiều hạn chế, xưng hô chưa chuẩn mực nên các em bắt chước và xưng hô thiếu thiện cảm. Phụ huynh học sinh chỉ khuyến khích các con học kiến thức mà quên hướng cho con em mình làm tốt hoạt động tập thể, hoạt động xã hội và cách ứng xử trong gia đình.
Một số bố mẹ học sinh quá nuông chiều con cái khiến trẻ không có kĩ năng tự phục vụ bản thân. Ngược lại, một số phụ huynh vì bận nhiều công việc nên ít quan tâm giúp đỡ con em trong các hoạt động cần thiết
Một số em học sinh kĩ năng giao tiếp có phần hạn chế, chưa mạnh dạn bày tỏ ý kiến. Khi phát biểu các em nói không rõ ràng, trả lời trống không, không tròn câu và ít nói lời cảm ơn, xin lỗi với thầy cô, bạn bè. 
Nhiều em thiếu kĩ năng làm việc nhà, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp với ông bà, cha mẹ. 
Khảo sát vấn đề trước khi áp dụng biện pháp:
 - Công tác giáo dục nhân cách toàn diện nói chung và giáo dục đạo đức cho HS : Một số em khi đánh giá về Phẩm chất, năng lực và kết quả học tập ở các môn học còn chưa đạt.
- Về nhận thức: GV chưa hiểu biết sâu và chưa có kinh nghiệm về nội dung giáo dục kĩ năng sống; một số ít giáo viên giảng dạy chưa hào hứng,chưa nhiệt tình tham gia giảng dạy tích hợp kĩ năng sống vào môn học và vào các khối, lớp trong nhà trường. Trong bài soạn còn hình thức.
- Các kĩ năng của học sinh như: Kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng phòng tránh tai nạn do thiên tai; kỹ năng ra quyết định; kỹ năng hợp tác, chia sẻ chưa được phát huy. Số ít học sinh chưa ý thức trong việc bảo vệ môi trường, các em chưa biết chia với các hoàn cảnh của bạn bè. Qua việc sinh hoạt hằng ngày trên lớp, trong giao tiếp, các em chưa sử dụng những lời nói thể hiện tính gần gũi, thân thiện, lịch sự.	
2) Phân tích, đánh giá chung thực trạng: 
Thường xuyên nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo, chỉ đạo sát sao và kiểm tra việc thực hiện các văn bản hướng dẫn của ngành.
Bám sát nhiệm vụ năm học, nhà trường đã xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm, bố trí giáo viên nhiệt tình, tận tụy, có năng lực trực tiếp chủ nhiệm lớp.
Ban Giám hiệu nhà trường thường xuyên dự giờ, kiểm tra việc thực hiện các chuyên đề, các nội dung lồng ghép, các hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở các tiết dạy. 
Chương trình mà nhà trường đang áp dụng chủ yếu thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo nguyên tắc lấy học sinh (HS) làm trung tâm, học tập mang tính tương tác và phù hợp với từng cá nhân; chuyển việc truyền thụ của giáo viên thành việc hướng dẫn học sinh tự học. Lớp học được tổ chức theo các hình thức như: làm việc theo cặp, cá nhân và theo nhóm, trong đó hình thức học theo cặp là chủ yếu. Học sinh được học trong môi trường học tập thân thiện, thoải mái, không bị gò bó, luôn được gần gũi với bạn bè, thầy cô. Học sinh khá giỏi được phát huy, học sinh còn hạn chế, yếu kém được bạn bè trong nhóm và giáo viên giúp đỡ kịp thời ngay tại lớp.
IV. Các giải pháp thực hiện:
	1. Hướng dẫn giáo viên nghiên cứu nội dung chương trình môn Đạo đức từng lớp ở trường Tiểu học Lê Lợi.
	- Việc nghiên cứu kỹ chương trình giúp GV xác định đúng nội dung cần tích hợp vào dạy học môn Đạo đức lớp, trên cơ sở đó GV xác định đúng nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học phù hợp để dạy tích hợp vào môn học.	
	- Mức độ tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống vào môn Đạo đức có thể là một phần của bài học, là liên hệ thực tế và vận dụng trực tiếp hoặc gián tiếp một phần kiến thức của bài nhằm tạo ra cơ hội thuận lợi cho HS thực hành, trải nghiệm. Mức độ tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống vào môn Đạo Đức được thể hiện ở các bài dạy song với các nội dung kĩ năng sống cụ thể khác nhau. 
	 2. Khảo sát, nghiên cứu nhu cầu, nguyện vọng, khó khăn của GV khi dạy lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong môn Đạo đức.
	Kết quả cho thấy chủ yếu nhu cầu và nguyện vọng của giáo viên là mong muốn được bồi dưỡng và tập huấn những kiến thức và kỹ năng cần thiết về kĩ năng sống phù hợp với môn học; là bồi dưỡng hoặc cung cấp tài liệu về nội dung này và biện pháp tổ chức các hoạt động để GD kĩ năng sống, là kỹ năng xác định mục tiêu, kĩ năng khai thác nội dung tích hợp và phương pháp, phương tiện dạy học để tích hợp, kỹ năng soạn giáo án tích hợpMong muốn được cung cấp hoặc tạo điều kiện để có những trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại, và những đồ dùng dạy học đặc trưng của môn học. Nếu có thể tổ chức cho BGH và GV được tham quan học tập trong huyện, tỉnh những trường đã có kết quả tốt về giảng dạy tích hợp kĩ năng sống. 
	 3. Hướng dẫn giáo viên lên kế hoạch lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong môn Đạo đức: 
- Bài giảng về cơ bản vẫn đảm bảo 5 bước là: ổn định tổ chức (khởi dộng), kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới và giảng bài mới, luyện tập và củng cố, giao nhiệm vụ về nhà và dặn dò. 
- Kiến thức và kỹ năng về kĩ năng sống được tích hợp vào bài giảng môn Đạo đức cần hợp lý, tự nhiên, nhẹ nhàng không ảnh hưởng tới nhận thức của HS và phải đạt tới mục tiêu của bài dạy.
 	- Trong bài giảng tích hợp, mục tiêu bài học môn Đạo đức với mục tiêu giáo dục kĩ năng sống phải gắn bó, kết hợp hài hòa, hòa quyện với nhau một cách thống nhất. Đó là mục tiêu kép: Mục tiêu cần đạt được ở HS của bài học môn Đạo đức. Các bước chuẩn bị:
Bước 1. Giáo viên lựa chọn những kĩ năng cần thiết phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Chọn những kĩ năng phù hợp, gần gũi với học sinh, các em có khả năng trực tiếp thực hành kĩ năng sau khi tiếp cận .
VD: Thực hành kĩ năng: Giao tiếp, ứng xử lịch sự, xưng hô đúng mực trong giao tiếp với bạn bè .
Bước 2. Hướng dẫn học sinh dự đoán các kĩ năng, yêu cầu của các kĩ năng cần đạt sau khi học tiết học.
	Đây là khâu chuẩn bị rất quan trọng đối với giáo viên và học sinh .
	Học sinh đọc nội dung bài học, yêu cầu của bài học .
Bước 3. Gợi ý học sinh nêu các kĩ năng thông qua bài học .
	Giáo viên cho học sinh nêu các yêu cầu, kĩ năng sau khi đọc trước bài học.
Bước 4. Hướng dẫn học sinh nắm được yêu cầu cần đạt sau bài học.
	Tạo ra hứng thú, cảm xúc, lưu ý đó phải là cảm xúc riêng, thật, phải có sự liên tưởng, từ đó xác định những yêu cầu của kĩ năng cần đạt .
Bước 5. Hướng dẫn học sinh tự xác định các kĩ năng sống cần đạt .
	VD : 
- Bài yêu cầu gì ?
	- Theo em cần phải làm gì để đạt được điều đó ?
	- Trọng tâm bài ở chỗ nào ?
	- Em cần có kĩ năng gì để thực hiện điều đó ?
	- Sau khi học xong bài này em rút ra được điều gì ?
	- Em sẽ ứng dụng như thế nào, làm gì trong cuộc sống hằng ngày khi gặp trường hợp như trong bài ?
Bước 6. Giáo viên chuẩn bị giáo án lồng ghép . 
Giáo viên cần chuẩn bị một giáo án lồng ghép thật cẩn thận ( có nêu ra cụ thể các kĩ năng học sinh cần đạt khi học bài này, các kĩ năng dạy học sử dụng trong bài, các phương tiện cần thiết phục vụ cho tiết dạy 
Bước 7. Tổ chức thực hành. 
	Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành các kĩ năng vừa học ngay tại lớp với các tình huống tương tự như bài học để học sinh tụ tìm ra hướng giải quyết vấn đề, sau đó học sinh tự nêu các kĩ năng mà học sinh đã ứng dụng để giải quyết vấn đề đó.
 Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có thể thực hiện trong bất cứ lúc nào, giờ học nào. Để việc rèn luyện diễn ra một cách thường xuyên và đạt hiệu quả cao bản thân đã vận dụng vào các môn học, tiết học, nhất là môn Đạo đức, để các chuẩn mực đạo đức, pháp luật xã hội trở thành tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen của học sinh. Giáo viên phải sử dụng phương pháp dạy học đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập phong phú, đa dạng như: kể chuyện theo tranh; quan sát tranh ảnh, băng hình, tiểu phẩm; phân tích, xử lí tình huống; chơi trò chơi, đóng tiểu phẩm, múa hát, đọc thơ, vẽ tranh,Sử dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: học theo nhóm, đóng vai, trò chơi,Và chính thông qua việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực đó, học sinh đã được tạo cơ hội để thực hành, trải nghiệm nhiều kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi. Đó là lối sống lành mạnh, các hành vi ứng xử phù hợp với nền văn minh xã hội. Lối sống, hành vi như gọn gàng, ngăn nắp, nói lời đẹp, chăm sóc bố mẹ, ông bà, hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với bạn
	 	4. Bồi dưỡng nhận thức về kĩ năng sống cho giáo viên:
Giáo dục kĩ năng sống trong môn Đạo đức được hiểu là quá trình giảng dạy thực hiện phối kết hợp, đan xen hài hòa, hòa quyện một cách nhịp nhàng và hợp lý giữa kiến thức và kỹ năng về kĩ năng sống với kiến thức. Nội dung bồi dưỡng về kĩ năng sống cho GV để dạy tích hợp là các vấn đề cơ bản như: 
- Ý nghĩa và vai trò của giáo dục kĩ năng sống; 
- Khái niệm, nội dung cụ thể của kĩ năng sống trong môn Đạo đức dạy chính khóa. Những kĩ năng sống cơ bản được biên soạn lồng ghép trong các bài học ở tiểu học gồm: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tự bảo vệ, kĩ năng kiên định và kĩ năng từ chối, kĩ năng ứng phó với tình huống căng thẳng, kĩ năng quyết định, ... nhằm đạt mục tiêu cụ thể là sau khi được tham gia vào chương trình giáo dục ở trường tiểu học.
- Mức độ tích hợp kĩ năng sống vào dạy học môn Đạo đức . Căn cứ vào nội dung bài học, có thể phân chia thành hai mức độ tích hợp là: 
+ Tích hợp bộ phận (là những bài có một phần kiến thức và kỹ năng trùng với kiến thức và kỹ năng của kĩ năng sống).
+Tích hợp dưới dạng liên hệ thực tiễn (là những bài có một phần kiến thức có thể liên hệ thực tiễn với kĩ năng sống).
- Lựa chọn các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học để sử dụng khi dạy lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong môn Đạo Đức cho phù hợp như: Phương pháp Động não; Phương pháp Quan sát; Phương pháp Đóng vai; Phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ; Phương pháp Trò chơi học tập; .v.v..
 	5. Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn và thí điểm dạy chuyên đề giáo dục kĩ năng sống trong môn Đạo đức 
 	Việc trao đổi, quyết định dạy theo chuyên đề và chọn người dạy thí điểm chuyên đề được chúng tôi tiến hành kết hợp vào buổi sinh hoạt của tổ chuyên môn và buổi sinh hoạt chuyên đề của nhà trường. Khi thực hiện biện pháp này chúng tôi động viên, lấy tinh thần tự nguyện và nhiệt tình của GV để lựa chọn giáo viên lên tiết thí điểm. Để giúp GV lên tiết dạy thí điểm thuận lợi, chúng tôi quan tâm, giúp đỡ tài liệu, phương tiện, tài liệu và tư vấn những điều mà họ cần. Cá nhân GV tích cực soạn giáo án; nhận xét và góp ý cho giáo án có tích hợp kĩ năng sống. Sau đó GV bổ sung và hoàn thiện giáo án.
	Sau đó tiết dạy thí điểm đã được tiến hành cho toàn bộ GV dự (có Ban giám hiệu). Cuối cùng là tổ chức nhận xét và rút kinh nghiệm để GV học tập, sau đó nhân rộng không chỉ trong khối mà trong toàn trường.(Thực hiện theo CV 708/SGD về đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo NCBH)
 6. Giáo dục học sinh ý thức lao động và vệ sinh môi trường trong nhà trường.
Giáo dục học sinh thực hiện tốt tinh thần công văn 1014/SGDĐT - GDTH của Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk về việc Hướng dẫn lao động và vệ sinh môi trường trong trường Tiểu học, thấy được ý nghĩa quan trọng của việc giáo dục học sinh tham gia lao động vệ sinh trường lớp và giữ gìn vệ sinh môi trường.
Nhiệm vụ của mỗi nhà trường, của mỗi người giáo viên không chỉ dừng lại ở việc dạy chữ cho các em mà phải dạy cách làm người để giúp các em hình thành nhân cách sống, trong đó có kỹ năng lao động. Bằng nhận thức trong nhà trường, các em phải biết yêu lao động và tham gia một số công việc phù hợp với lứa tuổi như: vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp; làm một số việc nhỏ để giúp đỡ ông bà, cha mẹ phù hợp với khả năng của mình. Tham gia lao động, vệ sinh sẽ giúp các em biết yêu quý công việc mình làm, giáo dục các em có ý thức xây dựng trường lớp, bảo vệ của công; tôn trọng và biết ơn người lao động, ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo những người đã ngày đêm vất vả để nuôi dạy các em nên người. Giáo dục các em tham gia các hoạt động lao động vệ sinh trường lớp tốt sẽ từng bước hình thành cho các em các thói quen chăm chỉ, tự giác trong lao động và các hoạt động tập thể như: nhặt rác, gom rác ở sân trường, lớp học, nơi công cộng bỏ rác đúng nơi quy định. Giáo dục các em từ những việc làm nhỏ nhặt như: vệ sinh, phong quang trường lớp, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh, lau chùi bàn ghế, vệ sinh đường làng ngõ xóm, vệ sinh cá nhân, ăn mặc gọn gànghàng ngày, hàng tuần, hàng 
tháng và trong cả quá trình học tập ở nhà trường để góp phần trong việc hình thành nhân cách cho các em, hình thành cho các em các kỹ năng sống cơ bản trong đó có kỹ năng: Lao động có kỷ luật, có kỹ thuật; kỹ năng sáng tạo, phát minh mới thông qua lao động, kỹ năng tôn trọng, kỹ năng tiết kiệm. 
 	7. Tuyên truyền các bậc cha mẹ thực hiện dạy các em các kĩ năng sống cơ bản:
Trước hết, người lớn phải gương mẫu, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với các em và đảm bảo an toàn cho các em. Tạo điều kiện tốt nhất cho các em vui chơi. 
Cô giáo, cha mẹ luôn khuyến khích các em nói lên quan điểm của mình, nói chuyện với các thành viên trong lớp, trong gia đình về cảm giác và về những lựa chọn của mình, cần giúp các em hiểu rằng nên có thông số để theo đó mà lựa chọn, cố gắng không chỉ trích các quyết định của các em. Việc này sẽ hình thành kĩ năng tự kiểm soát bản thân, rèn luyện tính tự tin cho các em khi tham gia các hoạt động. 
Cô giáo, cha mẹ cần dạy các em những nghi thức văn hóa trong ăn uống, biết cách sử dụng các đồ dùng ăn uống; Cụ thể: Các em được làm quen với những đồ dùng, vật dụng khác nhau, (bộ đồ bếp, bộ đồ ăn, bộ đồ uống). Sự sạch sẽ, gọn gàng, một thói quen nề nếp, sự sắp đặt ngăn nắp, ngay ngắn những bộ đồ dùng, vật dụng, thái độ ăn uống từ tốn, không vội vã, không khí cởi mở, thoải mái và đầm ấm, những cuộc trao đổi nhẹ nhàng, dễ chịu tất cả những yếu tố trên sẽ giúp các em có thói quen tốt để hình thành kĩ năng tự phục vụ và ý nghĩa hơn là kỹ năng sống tự lập sau này. 
8. Kết hợp với Nhà trường- Gia đình – Xã hội tham gia giáo dục KNS cho HS. 
	Trong nhà trường: đó là toàn thể đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong trường, trong lớp và tự bản thân em học sinh đó. Môi trường giáo dục kĩ năng sống cho các em là những giờ học trên lớp, giờ chơi, là HĐGDNGLL. 
	Trong gia đình: thì mọi người từ ông bà cha mẹ đến anh chị em, con cháu đều có ảnh hưởng tích cực hoăc tiêu cực đến việc hình thành và rèn luyện các kĩ năng sống cho các em.
	Ngoài xã hội: Mọi đoàn thể, mọi cá nhân từ những người cao niên như Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ,... đến lực lượng trẻ như Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên, các Câu lạc bộ,... ở địa phương đều có thể tham gia giáo dục thông qua các hoạt động xã hội hoặc bản thân người lớn nêu gương sáng về phong cách sống, về đạo đức cho các em rèn luyện noi theo. 
	Như vậy, tất cả mọi người từ trong gia đình đến nhà trường và ngoài xã hội đều là những thành p

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_thuc_trang_va_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_tr.doc