GVCN là nhân tố quan trọng trong việc giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh. Do đó GVCN cần :
+ Xây dựng chi tiết nội quy cho lớp mình từ bản nội quy của nhà trường có khen thưởng phê bình kịp thời và luôn giáo dục học sinh theo hướng kỉ luật tích cực.
+ Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn trong giáo dục học sinh lớp mình tham gia giảng dạy, quản lí giờ học trên lớp, nhắc nhở học sinh vi phạm trong giờ học và giờ ra chơi khi phát hiện học sinh có biểu hiện vi phạm nội quy học sinh.
+ Thường xuyên liên hệ với cha mẹ học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh, nắm bắt tình hình từng em để có biện pháp uốn nắn, giáo dục có hiệu quả. Lập hồ sơ xử lí những học sinh thường xuyên, vi phạm nội quy học sinh theo quy định của nhà trường.
+ Giáo viên chủ nhiệm có những biện pháp giáo dục khác nhau đối với từng đối tượng học sinh khác nhau. GVCN cần tăng cường tìm hiểu tâm tư, hoàn cảnh của từng học sinh như: các gia đình có bố mẹ ốm đau, bị bệnh nặng, bố mẹ bỏ nhau, gia đình khó khăn. Ngoài việc, trao đổi trên lớp GVCN có thể cùng với Cán bộ lớp đến thăm gia đình các em, cử các bạn trong lớp đến giúp đỡ các bạn có khi gia đình có việc lớn như đám hiếu, gia đình làm nhà, học sinh không may bị tại nạn
Bên cạnh những biện pháp trên, GVCN có thể tổ chức các trò chơi dân gian, các chương trình văn nghệ theo chủ điểm vào các tiết sinh hoạt hàng tuần. Do đó, HS trong lớp rất hào hứng mỗi khi đến giờ sinh hoạt lớp, HS không cảm thấy nhàm chán mỗi khi đến giờ sinh hoạt. Cũng tại các buổi sinh hoạt lớp GVCN có thể triển khai rất nhiều hoạt động khác nhau tùy thuộc vào trình độ và năng lực của HS.
ân cách con người. Vấn đề này đang là bài toán cho các nhà giáo dục trong việc rèn luyện đạo đức cách mạng cho thanh niên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, góp phần đào tạo, giáo dục thế hệ thanh niên vừa “hồng” vừa “chuyên”, những chủ nhân tương lai đưa nước nhà vững bước tiến cùng các dân tộc tiên tiến trên thế giới. Thanh niên là lớp đối tượng có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Thế hệ trẻ luôn có xu hướng vươn tới lý tưởng cao đẹp, những giá trị tinh thần trong sáng. Điều này không chỉ là nguyện vọng của toàn xã hội mà nó còn xuất phát từ những nhu cầu chính đáng của tuổi trẻ. Do đó, công tác giáo dục đạo đức, lý tưởng cho thanh niên là nhiệm vụ chiến lược của mỗi quốc gia, Việt Nam cũng không nằm ngoài guồng quay đó. Việc chúng ta tham gia vào quá trình mở cửa, hội nhập, giao lưu kinh tế, văn hóa đã tạo điều kiện cho sự thay đổi các quan niệm đạo đức trong xã hội. Đối với học sinh học chương trình GDTX cấp THPT nói chung và học sinh Trung tâm GDNN-GDTX Phúc Yên nói riêng thì một bộ phận không nhỏ các em cần được tăng cường về giáo dục đạo đức lối sống. Xuất phát từ thực tiễn, Tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Các biện pháp tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tại Trung tâm GDNN-GDTX Phúc Yên”. 2. Tên sáng kiến: Các biện pháp tăng cường giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh tại Trung tâm GDNN-GDTX Phúc Yên 3. Tác giả sáng kiến: Nguyễn Đức Anh - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trung tâm GDNN-GDTX Phúc Yên - Số điện thoại: 0931.663.748. - Email: ducanh.py@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: đồng tác giả. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: (Nêu rõ lĩnh vực có thể áp dụng sáng kiến và vấn đề mà sáng kiến giải quyết) - Sáng kiến có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực nhằm giáo dục học sinh như: công tác chủ nhiệm, công tác quản lý và giảng dạy học sinh - Sáng kiến sẽ giải quyết tình trạng học sinh học hư, học sinh vi phạm nhiều về đạo đức, lối sống. 6 . Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Từ 1/9/2018 đến 14/5/2019 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: A. Về nội dung của sáng kiến: 1. Thực trạng đạo đức lối sống trong học sinh hiện nay HS đang theo học tại Trung tâm đa phần có học lực học trung bình và yếu còn về các hoạt động đa phần HS còn nhút ngại tham gia các hoạt động do Đoàn trường tổ chức. HS chấp hành nội quy còn hạn chế như : xả rác bừa bãi, còn hút thuốc, nói chuyện riêng, sử dụng điện thoại trong giờ học, chấp hành chưa nghiêm luật giao thông đường bộ, gây gỗ đánh đạp nhâu gây ra hậu quả đáng tiếc. Nạn nghiện game và facebook cũng diên ra khá phổ biến trong học sinh. HS có thể chơi trong các giờ nghỉ thậm chí tranh thủ chơi khi thầy cô đang giảng bài. Đa phần học sinh có tâm lí tự ty là “mình học dốt vào trung tâm là mình không cần phải học tập không cần rèn luyện”, Tâm lí này nếu cứ duy trì sẽ kéo theo tâm lí tự ty sẽ ảnh hưởng đến nhân cách học sinh sau này. Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến nhiều học sinh chưa ngoan Về phía gia đình phụ huynh: nhiều gia đình còn khó khăn, mải làm ăn nên một số phụ huynh ít quan tâm việc dạy dỗ con cái mà giao cho Nhà trường, chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập cũng như nắm bắt tâm tư, tình cảm của con em mình kịp thời. Coi nhà trường là nơi có thể gửi gắm hoàn toàn việc hình thành nhân cách cho con cái mình trong khi lại không hề biết rằng thời gian con mình ở nhà mới là nhiều hơn ở trường. Đặc biệt, hiện nay các cặp vợ chồng có cuộc sống hôn nhân thiếu bền vững là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thanh thiếu niên hư có xu hướng tăng. Về phía các thầy cô giáo: Đôi khi vì chưa hiểu hết được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, hoàn cảnh của từng học sinh, và nắm bắt những thay đổi từ phía gia đình học sinh nên chưa giúp đỡ học sinh của mình một cách kịp thời. Về phía học sinh: Do tuổi còn rất trẻ nên có những suy nghĩ bồng bột, ham chơi, ham vui, lại không được sự uốn nắn chỉ bảo kịp thời của gia đình nên đã có những hành vi thiếu suy nghĩ dẫn đến những thiệt hại về nhân cách, đôi khi là cả tài sản, thậm chí là tính mạng của bản thân. Về phía xã hội: Cùng với sự phát triển như vũ bão của Khoa học – Công nghệ – Thông tin, sự giao thoa mạnh mẽ giữa các nền kinh tế và văn hóa là một hệ quả tất yếu: các quán Internet với các trò chơi điện tử hấp dẫn đã lôi cuốn các bạn học sinh, rồi phim ảnh, truyện tranh có nội dung không lành mạnh, kích động bạo lực có ảnh hưởng không nhỏ tới học tập và việc thực hiện nề nếp của học sinh. Đó là một số nguyên nhân khiến cho đạo đức, lối sống đang xuống cấp và cần tìm những giải pháp phù hợp. 3. Một số giải pháp tăng cường giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh tại Trung tâm GDNN-GDTX Phúc Yên 3. 1. Tăng cường trách nhiệm của mỗi giáo viên Về phía các thầy cô giáo chúng ta phải tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh, hãy coi các em là những người con, thậm chí người bạn cần được chỉ bảo, khuyên răn, dạy dỗ nhẹ nhàng. Chính các thầy cô sẽ là người khơi dậy ở các em những điều tốt đẹp nhất, những kiến thức không chỉ về văn hoá mà còn là những bài học làm người chân chính. Mỗi GVBM khơi gợi đánh thức tiềm năng của mỗi HS để tránh HS có tư tưởng tự ty như : các em học kém về văn hóa môn toán, văn hay các môn học khác chỉ là một phần năng lực của các em chưa được đánh thức hết . Mỗi GV biết khơi gợi trong HS “con người với 9 loại trí thông minh và nhiều năng lực khác nhau tiềm ẩn trong mỗi người. 2. Về phía GVCN lớp GVCN là nhân tố quan trọng trong việc giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh. Do đó GVCN cần : + Xây dựng chi tiết nội quy cho lớp mình từ bản nội quy của nhà trường có khen thưởng phê bình kịp thời và luôn giáo dục học sinh theo hướng kỉ luật tích cực. + Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn trong giáo dục học sinh lớp mình tham gia giảng dạy, quản lí giờ học trên lớp, nhắc nhở học sinh vi phạm trong giờ học và giờ ra chơi khi phát hiện học sinh có biểu hiện vi phạm nội quy học sinh. + Thường xuyên liên hệ với cha mẹ học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh, nắm bắt tình hình từng em để có biện pháp uốn nắn, giáo dục có hiệu quả. Lập hồ sơ xử lí những học sinh thường xuyên, vi phạm nội quy học sinh theo quy định của nhà trường. + Giáo viên chủ nhiệm có những biện pháp giáo dục khác nhau đối với từng đối tượng học sinh khác nhau. GVCN cần tăng cường tìm hiểu tâm tư, hoàn cảnh của từng học sinh như: các gia đình có bố mẹ ốm đau, bị bệnh nặng, bố mẹ bỏ nhau, gia đình khó khăn. Ngoài việc, trao đổi trên lớp GVCN có thể cùng với Cán bộ lớp đến thăm gia đình các em, cử các bạn trong lớp đến giúp đỡ các bạn có khi gia đình có việc lớn như đám hiếu, gia đình làm nhà, học sinh không may bị tại nạn Bên cạnh những biện pháp trên, GVCN có thể tổ chức các trò chơi dân gian, các chương trình văn nghệ theo chủ điểm vào các tiết sinh hoạt hàng tuần. Do đó, HS trong lớp rất hào hứng mỗi khi đến giờ sinh hoạt lớp, HS không cảm thấy nhàm chán mỗi khi đến giờ sinh hoạt. Cũng tại các buổi sinh hoạt lớp GVCN có thể triển khai rất nhiều hoạt động khác nhau tùy thuộc vào trình độ và năng lực của HS. Một số hình ảnh tham gia hoạt động tập thể của các em học sinh lớp 10A3 Tập thể lớp tham gia giải bóng đá do Đoàn trung tâm tổ chức Tập thể lớp tham gia làm thiệp nhân ngày 20/11 Thuyết minh làm thiệp nhân ngày 20/11 3.3. Tất cả Cán bộ giáo viên và nhân viên đều có trách nhiệm giáo dục học sinh Các thầy cô giáo luôn luôn uốn nắn nhắc nhở các em bằng các việc làm cụ thể như nhìn thấy các em sai trái, vi phạm việc gì ..phải nhắc nhở bảo ban trực tiếp luôn: trên lớp, ra chơi, trên đường đi học, ở nhàVí dụ HS xả rác bữa bãi giáo viên hay nhân viên cũng có thể nhắc nhở, hay học sinh nói tục chửi thể không chỉ các thầy cô Đoàn thanh niên, BGĐ mà các đồng chí nhân viên có thể nhắc nhở. Đoàn thanh niên Tham mưu với Chi bộ Đảng, BGĐ Trung tâm tổ chức cho học sinh học tập nội quy của nhà trường, ký cam kết ngay từ đầu năm học như: ký cam kết không vi phạm luật ATGT, không hút thuốc lá trong khu vực nhà trường, không tàng trữ, sử dụng, vận chuyển chất cháy nổ, ma túy, không sử dụng điện thoại trong giờ học. Thành lập đội Thanh niên tình nguyện thường xuyên đúng trực tại cổng trường trước và sau các buổi học nhằm phát hiện và xử lí các vi phạm trong học sinh như ; không đội mũ bảo hiểm, tụ tập giữa lòng đường gây ách tác giao thông, các xích mích giữa HS nhà trường với người ngoài....Các vi phạm đó đều tính xếp loại thi đua các lớp hàng tuần, kì năm học đến tùng lớp. Đặc biệt trong thời gian tới Đoàn cần thành lập đội thanh niên tình nguyện theo dõi, phát hiện những hành vi gây xích mích trên mạng xã hội, từ đó có biện pháp xử lí kip thời. Đoàn Trung tâm thường xuyên phối hơp với các tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động mang ý nghĩa giáo dục như: hoạt động ngoại khóa theo chủ điểm của tháng, tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các giờ chào cờ đầu tuần. Các hoạt động tập trung như : tuyên truyền ATGT, phòng chống ma túy, sức khỏe sinh sản vị thành niên... Bên cạnh đó, Đoàn thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ thông qua các hoạt động chủ điểm 20/11, 26/3, tổ chức các giảng bóng đá cho HS nam, giải đá cầu, duy trì thường xuyên tập thể dục giữa giờ. B. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: - Các giải pháp nêu trên đã được tác giả áp dụng trong quá trình giảng dạy và chủ nhiệm tại Trung tâm GDNN-GDTX Phúc Yên năm học 2018 – 2019, đặc biệt là lớp chủ nhiệm 10A3 - Ngoài ra các giải pháp nêu trên còn có thể là tài liệu tham khảo cho các thầy cô giáo, cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm tại các Trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): (không) 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Đối với giáo viên: nhiệt tình, tâm huyết. - Đối với học sinh: có ý thức học tập và rèn luyện. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có). Khi thực hiện các phương pháp như trên tại Trung tâm GDNN-GDTX Phúc Yên tác giả thấy học sinh có một
Tài liệu đính kèm: