Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng công tác phục vụ bạn đọc ở thư viện

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng công tác phục vụ bạn đọc ở thư viện

5. Mô tả bản chất của sáng kiến :

5.1. Tính mới của sáng kiến:

Thư viện là một bộ phận không thể thiếu trong trường học, với vai trò lưu giữ

và luân chuyển sách, thư viện phục vụ đắc lực cho việc dạy và học. Để nâng cao hiệu

quả hoạt động của thư viện, người cán bộ phụ trách cần có những biện pháp để giữ

gìn, cung cấp và luân chuyển sách, thiết bị có hiệu quả nhất.

Sách có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục Thiếu niên và Nhi đồng. Sách giúp

các em mở mang kiến thức, hiểu biết về thế giới, về tự nhiên và xã hội, bồi dưỡng về

tư tưởng, nâng cao về hành động. Những sách được đọc trong thời niên thiếu không

những lưu lại trong trí nhớ của các em suốt đời, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển

tương lai của các em. Vì vậy, tủ sách thư viện của nhà trường nhằm giúp đỡ vào việc

giáo dục những nguyên lý khoa học cho học sinh và là phương tiện hỗ trợ cho quá

trình giảng dạy và học tập.

Việt Nam ta nói riêng và tất cả các nước khác trên thế giới nói chung đang bước

vào một thời đại mới. Đó là thời đại của công nghệ, của khoa học kỹ thuật, của trí tuệ.

Thời đại đòi hỏi đất nước phải có những người lao động với trình độ học vấn cao, có

tri thức, có bản lĩnh, có năng lực thực hiện đáp ứng mọi yêu cầu công nghiệp hóa, hiện

đại hóa. Thực tiễn nói trên đòi hỏi ngành GD-ĐT phải không ngừng đổi mới nhằm góp

phần hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam. Muốn vậy phải đổi mới

trong phương pháp dạy và học, đặc biệt cần coi trọng công tác thư viện trường học

pdf 27 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 1788Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng công tác phục vụ bạn đọc ở thư viện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện. 
 Công tác phục vụ bạn đọc là hoạt động của thư viện nhằm tuyên truyền và đưa 
ra phục vụ các dạng tài liệu, giúp đỡ người tới thư viện trong việc lựa chọn và sử dụng 
tài liệu. Công tác này được tiến hành bởi sự kết hợp các quá trình liên quan chặt chẽ 
với nhau của việc phục vụ đọc, mượn tài liệu, phục vụ thông tin tra cứu. 
 Công tác phục vụ bạn đọc được xem là yếu tố then chốt nhằm thúc đẩy, phát 
triển và thỏa mãn nhu cầu, hứng thú đọc của người đọc thông qua việc tuyên truyền 
hướng dẫn và cung cấp tài liệu bằng các hình thức khác nhau. Nó là thước đo hiệu quả 
của việc luân chuyển tài liệu nhằm đánh giá sự phát triển của thư viện. 
 Người làm công tác phục vụ bạn đọc không chỉ giỏi về khả năng giao tiếp, 
thành thạo về công tác tìm tin, ... mà phải có thái độ nhỏ nhẹ, lịch lãm, vui vẻ, nhiệt 
tình. 
1.Vị trí của công tác phục vụ bạn đọc: 
 Thư viện là chiếc cầu nối. 
 Thư viện là nơi tập trung đầy đủ sách, báo, có khả năng và phương tiện để 
phục vụ tốt nhất, tiết kiệm nhất những yêu cầu, những thắc mắc của giáo viên, học 
sinh trong việc dạy và học. 
Để nâng cao chất lượng giảng dạy : Thầy phải đọc. 
Để nâng cao chất lượng học và bổ sung kiến thức : Trò phải đọc. 
Vì vậy công tác bạn đọc phải gắn liền với việc dạy và học. Phải lấy mục tiêu 
đào tạo và nhiệm vụ năm học của nhà trường làm mục tiêu và nhiệm vụ của thư viện 
nhà trường. 
2. Nội dung công tác phục vụ bạn đọc: 
 Để thu hút bạn đọc đến thư viện ngày càng đông cần đảm bảo các nội dung 
công tác phục vụ sau: 
- Nghiên cứu nhu cầu, hứng thú đọc. 
- Hướng dẫn bạn đọc sử dụng thư viện 
- Tổ chức phục vụ bạn đọc trong và ngoài thư viện 
- Tuyên truyền giới thiệu các loại hình tài liệu 
- Hướng dẫn cách tra cứu tài liệu 
- Hướng dẫn phương pháp đọc sách 
- Phục vụ thông tin theo yêu cầu bạn đọc 
- Tổ chức các Ngày hội hoặc các cuộc thi giữa các khối lớp cho học sinh 
toàn trường. 
II. Thực trạng công tác phục vụ bạn đọc ở thư viện 
Cơ sở vật chất thư viện chưa hoàn chỉnh, đồng bộ. Các trang thiết bị hiện đại 
chưa đủ để đáp ứng nhu cầu bạn đọc. 
8 
 Dân cư tại khu vực chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đời sống còn khó khăn 
nên việc quan tâm đến nhu cầu vui chơi, giải trí cũng như phát triển năng khiếu cho 
con em còn hạn chế. Các em rất ham mê đọc sách nhưng phần lớn các gia đình không 
có tủ sách gia đình riêng nên chủ yếu các em chỉ được tham khảo sách ở thư viện 
trường. 
 Các loại sách ở thư viện trường chưa thật phong phú để đáp ứng đầy đủ nhu 
cầu cho các em (đặc biệt là sách thiếu nhi ). Việc lựa chọn tài liệu là do BGH nhà 
trường và cán bộ thư viện tiến hành chưa có sự tham gia của học sinh. Việc chú ý tới 
các mối quan tâm, sở thích, nhu cầu, hứng thú của học sinh cấp học này là rất quan 
trọng khi chọn sách, phát triển vốn tài liệu của thư viện. Tuy nhiên, công tác này chưa 
thật sự đáng chú ý. 
Công tác phục vụ bạn đọc chưa được thường xuyên vì cán bộ thư viện phải 
kiêm nhiều công việc. 
Tình hình phục vụ bạn đọc ở thư viện được chú trọng và quan tâm song hiệu 
quả vẫn chưa cao. Cụ thể: 
- Tỷ lệ bạn đọc đến thư viện qua các năm không đồng đều (Thể hiện qua bảng 
tổng hợp sau) 
Thống kê tỷ lệ bạn đọc tham gia đọc sách thư viện qua các năm 
Bạn 
đọc 
Tỉ lệ bạn đọc đến TV 
năm học: 2018 -2019 
Tỉ lệ bạn đọc đến TV 
năm học: 2019 -2020 
Tỉ lệ bạn đọc đến TV 
năm học: 2020 -2021 
GV 75% 90% 100% 
HS 65% 85% 100% 
CB, 
CNV 
70% 90% 100% 
Có thể nói công tác phục vụ bạn đọc ở thư viện trong những năm qua vẫn chưa 
thực sự phát huy được hết vai trò thư viện đối với hoạt động đổi mới phương pháp dạy 
học trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là việc phát triển khả năng tự học của học sinh. 
Mặt khác, công tác phục vụ bạn đọc ở thư viện luôn nhận được sự quan tâm của BGH 
nhà trường cùng với sự nỗ lực của cán bộ thư viện. Tuy nhiên công tác này phải tiến 
hành thường xuyên, lâu dài, nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập của giáo 
viên, học sinh trong toàn trường. 
Để công tác phục vụ bạn đọc tiến hành phong phú, đa dạng hơn nữa cần có sự 
chỉ đạo giúp đỡ của các cấp, các ngành, BGH nhà trường cũng như tập thể giáo viên 
và học sinh. 
 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC 
PHỤC VỤ BẠN ĐỌC Ở THƯ VIỆN 
 I. Một số nhận xét về công tác phục vụ bạn đọc ở thư viện 
9 
1. Ưu điểm : 
 Phụ trách thư viện nhiệt tình, năng nổ, hòa nhã, vui vẻ, thường xuyên quan tâm 
đến công tác phục vụ bạn đọc. Luôn đổi mới hình thức phục vụ vì vậy bạn đọc rất 
muốn đến thư viện 
Ban giám hiệu luôn chú trọng đầu tư vào việc xây dựng cơ sở vật chất. Tích cực 
tham mưu các nhà hảo tâm cùng học sinh hỗ trợ sách cho thư viện. Luôn quan tâm đến 
công tác tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách, báo, công tác phục vụ bạn đọc. 
Thư viện luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát từ phòng giáo dục và đào 
tạo, BGH nhà trường tạo điều kiện mua sắm thiết bị dạy học, vốn tài liệu phục vụ cho 
giảng dạy học tập của giáo viên và học sinh. 
Sách, báo, tạp chí trong thư viện tương đối, hiện tại thư viện đã có hơn 1.025 
cuốn sách tham khảo các loại như : sách bồi dưỡng, từ điển, tác phẩm kinh điển và một 
số sách truyện thiếu nhi khác. 
Hàng quý thư viện đặt mua nhiều loại báo, tạp chí phù hợp với lứa tuổi và nhu 
cầu tìm hiểu của học sinh toàn trường tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận được những 
thông tin mới nhất. 
Công tác phục vụ bạn đọc là công tác trung tâm của mỗi thư viện nhằm dùng 
mọi hình thức, nhanh chóng luân chuyển để thỏa mãn nhu cầu đọc của giáo viên và 
học sinh. 
2. Hạn chế : 
Công tác phục vụ bạn đọc chưa được tiến hành đồng bộ, chưa huy động và phát 
huy được sự chung sức của các tổ chức trong nhà trường và xã hội. 
Vốn tài liệu chưa phong phú, hoạt động trưng bày, triển lãm sách còn chung chung nên 
chưa thực sự kích thích niềm đam mê sách đối với học sinh ở lứa tuổi Tiểu học. 
Công tác xây dựng và phát triển vốn tài liệu còn phụ thuộc nhiều vào nguồn 
kinh phí của nhà trường. Kinh phí được cấp để bổ sung và phát triển vốn tài liệu chưa 
nhiều nên cán bộ thư viện mua sách giáo khoa và một số loại sách nghiệp vụ, sách 
tham khảo phục vụ công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh trong 
trường còn ít, bên cạnh đó các loại báo, tạp chí chưa thật sự phong phú, đa dạng. 
Mặt khác, học sinh ở lứa tuổi Tiểu học, tâm lý đọc sách các em cũng khác nhau. 
Tuy nhiên việc nắm bắt tâm lý học sinh của cán bộ thư viện vẫn chưa linh hoạt nên 
vẫn còn tồn tại tỷ lệ học sinh không tham gia đọc sách thư viện trong những năm qua 
còn (5% - 10%). 
 II. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phục vụ bạn đọc ở thư viện 
Biện pháp 1: Phát huy và tranh thủ sự ủng hộ, góp sức của các tổ chức 
trong nhà trường trong việc hoàn thiện công tác phục vụ bạn đọc. 
 1. Nhiệm vụ của thư viện trong công tác phối hợp: 
 Trước hết với nhiệm vụ của thư viện ở các trường, chúng ta phải xác định đối 
tượng phục vụ chủ yếu của chúng ta là tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên, và học sinh. 
10 
Bởi vậy, muốn thực hiện tốt nhiệm vụ đó chúng ta cần phải có sự kết hợp tốt với các tổ 
chức trong nhà trường. 
 Là một trường vùng nông thôn nên điều kiện và đời sống của nhân dân còn gặp 
nhiều khó khăn, công tác này càng trở nên quan trọng. 
 Bởi vậy để góp phần thực hiện tốt vai trò của thư viện cần phải có sự kết hợp 
với các tổ chức trong nhà trường với nhau, đây là một trong những yếu tố góp phần 
giúp thư viện hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. 
 Cán bộ thư viện cần tuyên truyền giới thiệu đến toàn thể cán bộ giáo viên, nhân 
viên biết được những vấn đề cơ bản của thư viện. Để họ nắm bắt được mục đích và ý 
nghĩa của thư viện trường học. 
 Các nội dung cơ bản trong quá trình hoạt động của thư viện đặc biệt là công tác 
phục vụ bạn đọc, các công việc chính của một người cán bộ thư viện. 
 Nêu rõ những vấn đề cơ bản và những công tác mà các tổ chức và cá nhân có 
thể giúp đỡ trong quá trình thực hiện. 
 Giới thiệu cho tất cả bạn đọc nắm bắt được nội dung kho sách và cách tổ chức 
kho sách. 
Bạn đọc có thể đến đọc sách, báo tại phòng đọc dành cho giáo viên và học sinh. 
Đối với học sinh có lịch tham gia đọc sách và mượn sách hàng tuần. Trong quá trình 
tham gia đọc sách, bạn đọc có thể viết phiếu yêu cầu để cán bộ thư viện phục vụ mượn 
về nhà. 
Ngoài ra, cán bộ thư viện còn đưa sách về phục vụ học sinh ở các lớp vào 15 
phút đầu buổi thông qua “Tủ sách giáo dục đạo đức”. Tủ sách này luôn được luân 
chuyển thường xuyên để các em luôn được tiếp nhận nhiều sách mới. 
2. Đối với các tổ chức trong trường: 
 * Trước hết là đối với tổ chức công đoàn và đoàn đội: 
 Là tổ chức đại diện cho quyền lợi của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong 
trường, cần phải tham gia tích cực vào hoạt động của thư viện, nắm bắt được tình hình 
thư viện, góp ý kiến trong việc mua sắm vốn tài liệu của thư viện (trong trường hợp 
khi cần tài liệu mà trong thư viện không có, chúng ta cần có ý kiến để thư viện có thể 
mua bổ sung, đáp ứng được yêu cầu của mỗi cá nhân). Cần phải thường xuyên đến thư 
viện, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến thư viện. 
* Đối với Chuyên môn trường và tổ chuyên môn: 
 Lên kế hoạch dạy học theo các các chủ đề, chuyên đề để thư viện biết và tổ 
chức các trưng bày, giới thiệu sách theo các chuyên đề đó. 
 * Đối với Đội TNTP Hồ Chí Minh: 
 Góp phần giúp đỡ thư viện trong việc thực hiện việc phục vụ bạn đọc và hướng 
dẫn cho các em biết được vai trò của thư viện, cung cấp cho các em các loại tài liệu 
cần thiết. 
11 
 Động viên, khích lệ các em thường xuyên đến thư viện đọc sách và tham gia 
tích cực các hoạt động thư viện nhằm phát triển khả năng cá nhân thông qua các buổi 
tuyên truyền, các buổi kể chuyện theo sách. 
 Đốc thúc và quan tâm đến việc đọc sách của các em, kiểm tra việc sử dụng sách 
của các em. 
3. Đối với các cá nhân trong trường: 
a. Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên: 
 Mượn đầy đủ các loại tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy. 
 Thường xuyên đến với thư viện, đọc, tìm hiểu và quan tâm, đến các hoạt động 
của thư viên. 
 Giúp thư viện trong việc bảo quản và sử dụng sách báo thư viện. 
b. Đối với học sinh: 
 Giữ gìn và bảo quản sách mượn về cẩn thận. 
 Đến thư viện thường xuyên và có ý thức xây dựng thư viện. 
Tham gia các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn đọc sách cùng cán bộ thư viện. 
 Tích cực hưởng ứng phong trào “Góp một cuốn sách nhỏ, đọc ngàn cuốn sách 
hay” nhằm xây dựng tủ sách Kim đồng thêm phong phú. 
c. Đối với cán bộ thư viện: 
 Cung cấp đầy đủ các tài liệu mà bạn đọc cần. 
 Nhiệt tình với công việc, luôn vui vẻ, niềm nở với bạn đọc, động viên, khuyến 
khích, hướng dẫn bạn đọc sử dụng thư viện. 
Lên kế hoạch làm việc phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị 
Biện pháp 2: Nghiên cứu nhu cầu hứng thú đọc cho học sinh để xây dựng 
vốn tài liệu thích hợp và tổ chức phục vụ bạn đọc có hiệu quả 
Ngay từ đầu năm học, thư viện đã phát phiếu Nhu cầu cần đọc cho học sinh 
điền vào những loại sách báo mình cần, để từ đó thư viện nắm bắt được nhu cầu cần 
đọc của học sinh. Cán bộ thư viện phân loại và lập kế hoạch mua bổ sung sách, xử lý 
đáp ứng được kịp thời nhu cầu đọc cho học sinh. Không chỉ có vậy cán bộ thư viện 
còn luôn theo dõi sát sao các hoạt động của Đội cũng như căn cứ vào đặc điểm tâm 
sinh lý của các em học sinh, nắm bắt được nhu cầu và xây dựng vốn tài liệu để phục 
vụ các em được tốt hơn. Cụ thể: 
 + Đối với học sinh lớp 1 : Ở lứa tuổi này tâm lý các em thường quan tâm tới 
bản thân và thế giới xung quanh và thích các cuốn sách, những câu chuyện cổ tích, 
truyền thuyết, những chuyện về con vật, gia đình và những sách giải thích những cuốn 
sách cơ bản về môi trường xung quanh. Học sinh thích những chuyện có nhân vật mà 
có thể chia sẻ cảm giác và cảm xúc của mình. 
Ví dụ: Câu chuyện về một chú chó nhỏ bị lạc đường và có những chuyến phiêu 
lưu thú vị. Bên cạnh đó các phim hoạt hình và những câu chuyện quà tặng cuộc sống 
là chủ đề cuốn hút các em. Vì vậy cán bộ thư viện chọn những cuốn sách có hình ảnh 
đẹp, ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu cho các em. Nhu cầu của các em chưa hình thành rõ 
12 
rệt, do đó các em đọc tất cả những cuốn nào tới tay mình, hoặc chọn sách qua hình vẽ 
hấp dẫn ở bìa cũng như trong nội dung chuyện. 
Vì vậy, khi giới thiệu sách cho các em, phải làm cho các em vui thích, để ngay 
từ đầu các em tin cậy ở cán bộ thư viện. 
+ Đối với các em học sinh lớp 2-3: Ở lứa tuổi này, các em bắt đầu có nhu cầu 
đọc sách, nhưng chủ yếu vẫn là những truyện tranh, truyện cổ tích ngắn. Vì vậy cán bộ 
thư viện nên chủ động chọn lựa cho các em các truyện tranh, truyện cổ tích ngắn, 
nhiều hình ảnh minh họa. Cốt truyện thường chia thành các chương ngắn, dễ hiểu và 
cuốn hút các em. 
+ Đối với các em học sinh lớp 4-5: Các em thích đọc sách về các cuộc phiêu 
lưu, mạo hiểm, các sách về khám phá thiên nhiên, thích đọc truyện tranh về các thiếu 
niên anh hùng, truyện lịch sử, cổ tích và báo Thiếu niên tiền phong, báo ảnh của địa 
phương,... 
Các em tiếp thu sách bằng trực giác nhưng đã hiểu nội dung tư tưởng của sách 
và biết biểu lộ thái độ của mình đối với sách, có những học sinh lớp 5 đã biết quan tâm 
tới lịch sử, tiểu sử các nhân vật nổi tiếng. Một số em lại thích đọc truyện khoa học viễn 
tưởng.... 
Vì vậy cán bộ thư viện cần lưu ý đặc điểm đó để thu hút các em và các hoạt 
động thư viện đặc biệt là khâu bổ sung, lựa chọn sách phù hợp. 
Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch đọc sách và lịch đọc sách cụ thể đối với học 
sinh. 
 Kế hoạch đọc sách phải nằm trong kế hoạch của nhà trường, kế hoạch phải nêu 
lên được từng chủ điểm đọc, các sách tương ứng với chủ điểm, thời gian đọc. 
 Cán bộ thư viện đã xây dựng lịch đọc sách và khai thác thông tin qua mạng tại 
thư viện trên cơ sở nghiên cứu chương trình học của từng lớp và nhu cầu đọc của học 
sinh. Với đặc thù học sinh Tiểu học là học 2 buổi/ngày nên cán bộ thư viện đã lên lịch 
đọc sách cụ thể vào buổi học thứ hai. 
Biện pháp 4: Đổi mới và mở rộng các hình thức phục vụ bạn đọc nhằm phát 
huy tác dụng của sách báo đối với chất lượng giáo dục của nhà trường và phát triển 
vòng quay vốn sách. 
Bên cạnh các hình thức phục vụ truyền thống, thư viện sáng tạo ra nhiều hình 
thức phục vụ bạn đọc hiệu quả: 
Cán bộ thư viện đã dùng một số sách nhất định đưa xuống từng lớp để phục vụ 
học sinh trong 15 phút đầu buổi, giờ ra chơi và giờ ngoại khóa. 
Cán bộ thư viện đã dần áp dụng lồng ghép hoạt động “Thư viện trường học thân 
thiện” vào thực tế thư viện trường như: Xây dựng góc thư viện thân thiện ở các lớp 
học, trang trí thư viện bằng nhiều băng rôn, khẩu hiệu, hình ảnh ngộ nghĩnh nhằm kích 
thích sự tò mò khám phá của các em học sinh. 
Cán bộ thư viện cùng với giáo viên mỹ thuật thường xuyên hướng dẫn, khuyến 
khích các em tham gia thi vẽ tranh về các đề tài “Thư viện, trường lớp, thiên thiên, các 
13 
nhân vật trong chuyện, ...”. Sản phẩm của các em được đóng thành tập và trang trí tại 
thư viện ở Góc hay bạn muốn và ở cuối các lớp học. 
Kết thúc cuộc thi, ban giám khảo lựa chọn những bức tranh xuất sắc nhất để 
trao giải. 
Biện pháp 5: Sáng tạo nhiều hình thức trong công tác tuyên truyền giới thiệu 
sách báo tài liệu. 
 Trước đây, thư viện chỉ giới thiệu sách trên bảng giới thiệu nay đã giới thiệu 
trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, các buổi chào cờ đầu tuần theo từng chủ đề, chủ 
điểm do cán bộ thư viện hoặc cộng tác viên thư viện thực hiện. 
Cộng tác viên giới thiệu sách buổi chào cờ đầu tuần 
Nhờ thay đổi hình thức này mà thư viện đã thu hút được rất nhiều giáo viên đến 
mượn sách, báo. Cán bộ Thư viện rất nhiệt tình, năng nổ, hòa nhã, vui vẻ, thường 
xuyên quan tâm đến công tác bạn đọc, hướng dẫn bạn đọc tìm sách, phân tích nội dung 
từng cuốn sách, nói rõ tác dụng nghệ thuật cũng như tác dụng của từng cuốn sách. 
Nhằm gây hứng thú trong độc giả, khơi dậy sự tò mò cho người đọc, để giáo viên tích 
cực tìm tài liệu đọc sách báo ở thư viện nhà trường. 
 Thư viện thường xuyên phối hợp với Liên đội tổ chức cho học sinh tham gia 
ngày hội đọc sách, thi triển lãm sách, thi giới thiệu sách, thi kể chuyện theo sách, thi 
vẽ tranh theo sách, thi tìm hiểu về các ngày lễ kỉ niệm lớn như: 20/10, 20/11, 22/12, 
9/1, 3/2, 26/3, 30/4, 19/5  
14 
Tiết mục biểu diễn văn nghệ chào mừng 
Trao giải cho học sinh đạt giải cao trong hội thi 
15 
Học sinh tham gia thi Vẽ tranh theo bìa sách 
Các khối lớp tham gia thi Triển lãm sách 
16 
Khi làm bài kiểm tra ở các kì kiểm tra định kì, các em thường xuyên tích cực 
đến thư viện đọc, nghiên cứu và tìm tư liệu có liên quan tới chủ đề kiểm tra. 
Ngoài ra, thư viện còn khuyến khích các em tham gia phát biểu đóng góp ý kiến 
cho thư viện thông qua việc: Phát biểu biểu cảm nghĩ về cuốn truyện mà các em được 
đọc và vì sao em thích đọc sách? 
Những bài phát biểu hay, có ý nghĩa của các em sẽ được lựa chọn để đọc trước 
lớp cho học sinh khác học tập. Và được lưu giữ ở Góc hay bạn muốn tại thư viện cho 
bạn đọc biết. 
Biện pháp 6: Hướng dẫn viết bài thu hoạnh sau khi đọc sách: 
Đây là hình thức hướng dẫn các em ghi chép lại, thể hiện lại những điều đã 
hiểu, đã cảm nhận được qua trang sách bằng ngôn ngữ của chính các em. Qua đó các 
em có thể củng cố và phát triển nâng cao khả năng lĩnh hội sách của mình, còn cán bộ 
thư viện nhận được những thông tin phản hồi, phản ánh năng lực cảm thụ sách và nhu 
cầu hứng thú đọc sách của các em. 
Người ta thường ví những người đọc chịu khó ghi chép với con ong siêng năng 
hút nhuỵ hoa gây mật, việc ghi chép thường xuyên trong khi đọc sách sẽ tập luyện cho 
các em phương pháp hiểu vấn đề một cách rành mạch, hình thành phong cách riêng 
trong trình bày, đồng thời nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ. Phương tiện quan 
trọng giúp các em tiếp xúc và lĩnh hội được đầy đủ giá trị một cuốn sách là các bài viết 
thu hoạch về sách đã đọc và nhật ký đọc. Cần phải kiên trì hướng dẫn các em, tạo cho 
các em thói quen và nhu cầu ghi chép về những điều đã đọc. 
Để kiểm tra trình độ ghi chép của các em trong quá trình đọc, cán bộ thư viện 
nên yêu cầu các em đưa lại bài thu hoạch kèm theo cuốn sách được trả lại. Trong bài 
thu hoạch các em có thể tóm tắt nội dung cuốn sách, hoặc ghi lại những cảm xúc chân 
thành, mãnh liệt trong quá trình đọc sách, thậm chí có thể góp ý về nội dung hay hình 
thức trình bày của cuốn sách đó. Viết bài thu hoạch sách là hình thức bạn đọc nhỏ tuổi 
tự do thể hiện nhận thức, năng lực cảm thụ thẩm mỹ và năng lực sáng tạo của mình 
trong quá trình tiếp xúc với sách báo. 
 Biện pháp 7: Cần phải tổ chức ngày hội đọc sách mỗi năm một lần để nâng cao 
hoạt động của thư viện 
 Trong năm học này thư viện đã có kế hoạch tổ chức cho học sinh tham gia ngày 
hội đọc sách, thi giới thiệu sách, thi kể chuyện theo sách, và vẽ tranh theo sách nhằm 
nâng cao hiệu quả đọc cho các em. 
 Ngày hội đã mang đến rất nhiều điều bổ ích cho các bạn học sinh. Xây dựng 
văn hóa đọc, tôn vinh giá trị của sách, tạo ra một sân chơi trí tuệ lành mạnh. 
17 
Ngày hội đọc sách 
 Ngày hội có sự tham dự của toàn thể các thầy cô giáo và tất cả các em học sinh 
của trường. Mở đầu chương trình là tiết mục văn nghệ do các em học sinh của nhà 
trường biểu diễn. Tiếp nối là tiết mục biểu diễn thời trang nói về các loài động vật 
trong truyện cổ tích đặc sắc được đàn dựng rất công phu, dí dỏm. 
 Thay mặt cho Ban lãnh đạo nhà trường, cô Hiệu trưởng đã phát biểu khái quát 
về lịch sử ra đời cũng như tầm quan trọng của sách, của văn hóa đọc và tuyên bố khai 
mạc “Ngày hội đọc sách” trong không khí háo hức của học sinh toàn trường. 
 Góp phần tạo nên không gian thật ấn tượng của ngày hội đọc sách là những 
“gian trưng bày sách nghệ thuật” theo ý tưởng sáng tạo, độc đáo, đẹp mắt. 
 Bên cạnh đó, học sinh đã được giao lưu với nhau và được chia sẻ nhiều thông 
tin bổ ích về sách. Qua đó rất nhiều học sinh đã đúc kết được những bài học hay về giá 
trị của sách, hiểu được sách là nguồn sáng, nguồn tri thức vô tận của nhân loại. Đại 
diện Ban giám hiệu nhà trường đã chia sẻ về nghệ thuật đọc 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_cong_tac_phuc_vu_b.pdf