SKKN Hướng dẫn tích hợp, lồng ghép một số kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học

SKKN Hướng dẫn tích hợp, lồng ghép một số kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học

1. Đặt vấn đề:

1.1 Lý do, sự cần thiết thực hiện đề tài:

Sự nghiệp giáo dục là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân của mỗi gia đình

và toàn xã hội. Trong đó ngành Giáo dục - Đào tạo có vai trò trực tiếp, trọng yếu

rất vinh dự, vẻ vang nhưng cũng hết sức nặng nề, khó khăn và phức tạp nên mục

tiêu giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu về

đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản góp phần hình thành

nhân cách con người mới, con người xã hội chủ nghĩa.

Kĩ năng sống là một trong những khái niệm được nhắc đến nhiều trong

thời đại ngày nay. Có nhiều quan niệm về kĩ năng sống. Theo tôi, kĩ năng sống

đơn giản là tất cả những điều cần thiết chúng ta phải biết để có thể thích ứng với

những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Kĩ năng sống được hình

thành theo một quá trình, hình thành một cách tự nhiên qua những va chạm,

những trải nghiệm trong cuộc sống và qua giáo dục mà có. Có nhiều nhóm kĩ

năng sống như: nhóm kĩ năng nhận thức, nhóm kĩ năng xã hội và nhóm kĩ năng

quản lí bản thân. Dù là kĩ năng nào cũng đều rất quan trọng và cần thiết với

mỗi con người. Cho nên, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có một tầm rất

quan trọng.

pdf 63 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 3397Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn tích hợp, lồng ghép một số kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho giáo viên, phụ huynh, học 
sinh: 
Thông qua các cuộc họp phụ huynh, sổ liên lạc, bảng thông tin của trường để 
tuyên truyền tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống, từ đó tạo sự đồng 
thuận cao. 
Niêm yết tại trường các khẩu hiệu: 
+ Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học ( trước cổng trường ) 
Sáng kiến kinh nghiệm, năm học 2018 - 2019 26 
+ Nội quy học sinh, nội quy phòng tin học, phòng vệ sinh, thư viện, nhà 
ăn 
+ Quy định cách phòng tai nạn thương tích 
+ Bảng thông tin những điều phụ huynh cần biết. 
- Tổ chức ngoại khóa giáo dục kỹ năng sống cho học sinh : 
Các kỹ năng trên được giáo dục tích hợp trong các tiết dạy môn văn hóa, 
ngoài ra thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các buổi hoạt động 
và sinh hoạt tập thể còn giúp các em trải nghiệm kỹ năng sống từ đó tự tin hơn, 
cụ thể: 
Mỗi tháng mở 1 chuyên đề, thực hiện vào thứ bảy và tiết sinh hoạt lớp, 
nội dung là giáo dục theo chủ điểm: ( thiết kế tư liệu điện tử trình chiếu. ) 
Với lợi thế của trường có các điều kiện ti vi, ca mera, wifi, nhà trường đã 
tổ chức giới thiệu cho học sinh các nội dung sau: 
+ Phòng tránh tai nạn thương tích, dịch bệnh 
+ Phòng tránh bạo lực học đường 
+ Phòng tránh lũ, bão 
+ Tình huống xử lý cháy, phòng cháy 
+ Phát thanh phòng bệnh tay, chân, miệng 
+ Xem đoạn video về gương dũng cảm, hiếu học, hiếu thảo, vượt khó. 
+ Văn hoá giao thông 
- Xây dựng nội dung giáo dục kỹ năng sống thông qua tiết sinh hoạt tập thể: 
Nội dung cụ thể giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: Yêu cầu cho học sinh ghi 
vào môn đạo đức câu hỏi và cách xử lý ( 1 câu/ tuần ) 
Ví dụ : Những câu hỏi đơn giản như thế này sẽ cho các em những kỹ năng để 
ứng phó trong những hoàn cảnh bất chợt, nguy cấp: 
Câu 1. Em hãy giới thiệu với các bạn về ngôi trường của em hiện nay. 
Yêu cầu : 
+ Học sinh biết chào hỏi lễ phép, giới thiệu tên mình khá mạch lạc 
Sáng kiến kinh nghiệm, năm học 2018 - 2019 27 
+ Học sinh giới thiệu về ngôi trường của mình như: Địa chỉ, tên trường, ý nghĩa 
của tên trường, hình ảnh tiêu biểu đáng nhớ, thành tích của trường, tình cảm đối 
với ngôi trường, cụ thể: 
- Tên trường, tên nhân vật gắn với giải thưởng của trường ( tóm tắt thông tin về 
đồng chí Tổng bí thư Trần Phú ) 
- Nơi toạ lạc (  đường Trần Phú, Phường 7, thành phố Bạc Liêu ) 
- Cảnh quan, môi trường: Cây xanh cho bóng mát suốt ngày, vườn hoa, chậu 
bông giấy nhiều màu sắc, những khẩu hiệu em thích, việc trang trí lớp học, 
- Những hoạt động nổi bật của trường: Tổ chức trò chơi, hội thi, ngoại khoá, 
giới thiệu gương hiếu học, đọc sách tại thư viện, bóng đá 
- Tên thầy cô chủ nhiệm, cán bộ, nhân viên trường, số điện thoại trường 02913. 
825010. 
Câu 2. Có một người khách lạ đến báo tin người thân của em bị tai nạn em 
xử lý thế nào? 
Yêu cầu : 
+ Học sinh bình tỉnh, cám ơn người đưa tin, thông báo về gia đình về thông tin 
này để xác định độ chính xác và nếu là sự thật nhờ người nhà đến chăm sóc. 
Câu 3. Một số bạn đến lớp em gây gổ, đánh nhau em xử lý thế nào? 
Yêu cầu: 
- Các bạn lớp khác bình tỉnh, có gì thắc mắc, bức xúc xin trình bày với GVCN. 
- Tìm cách báo nhanh cho giáo viên hay bảo vệ biết để ngăn chặn. 
Câu 4. Số điện thoại cứu hộ, giúp đỡ: 
+ Trật tự: 113 
+ Chữa cháy: 114 
+ Cấp cứu: 115 
Khi bị ai đó vô tình khoá cửa phải làm sao để ra ngoài ? 
- Sử dụng mô hình, trò chơi, hình ảnh trực quan để giáo dục kỹ năng sống 
cho học sinh: 
Mô hình : 
Sáng kiến kinh nghiệm, năm học 2018 - 2019 28 
+ Nuôi heo đất khuyến học: Giáo dục kỹ năng chia sẻ, thông cảm ( chống bệnh 
vô cảm ) 
+ Lớp sạch đẹp, an toàn: Giáo dục kỹ năng giải quyết mâu thuẩn, phòng bạo lực 
học đường ( có tiêu chuẩn và kiểm tra hàng tháng ) 
+ Thư viện thân thiện: Giúp học sinh rèn ý thức đọc sách, báo, mở rộng sự hiểu 
biết cho các em, qua đó giáo dục kỹ năng giao tiếp trong tập thể, kỹ năng tìm 
kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng quản lí thời gian 
Trò chơi: Bốc thăm xử lý tình huống, nên- không nên, giáo dục kỹ 
năng giao tiếp, giải quyết vấn đề. 
Hình ảnh trực quan: Xây dựng góc giáo dục truyền thống lịch sử, di 
tích, lễ hội trong trường ( trăm nghe không bằng một thấy ). Giáo viên tổ chức 
cho học sinh tìm hiểu được lễ hội, di tích, nhân vật tiêu biểu của tỉnh Bạc Liêu 
nhằm minh hoạ cho tài liệu giáo dục lịch sử địa phương do SGD-ĐT Bạc Liêu 
phát hành. 
- Giới thiệu nội dung và cách thức hình thành kĩ năng tìm kiếm và xử lí 
thông tin cho học sinh môn toán lớp 2 ở dạng bài mới. 
Thực hiện chuyên đề “Hình thành kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin cho 
học sinh môn toán lớp 2 ở dạng bài mới”, giáo viên nên mạnh dạn nêu ra cách 
thức hình thành kĩ năng ở các dạng bài mới chủ yếu ở môn toán: 
Môn Toán lớp 2, các dạng bài dạy cho học sinh hình thành kỹ năng tìm 
kiếm và xử lí thông tin chủ yếu là dạng bài dạy kiến thức mới. 
Khi dạy về hình thành kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin môn Toán 2, 
giáo viên cần xác định nội dung nào là phần quan trọng nhất, nếu giáo viên khai 
thác kỹ kiến thức trọng tâm, nắm vững mục tiêu bài để dạy cho học sinh bước 
đầu hình thành được các kiến thức và biết thực hành các kĩ năng cơ bản thông 
qua kiến thức được học. Riêng các bài tập luyện tập rèn kỹ năng giáo viên 
không đề cập ở đây. 
Chẳng hạn: Ở các dạng toán cộng, trừ không nhớ hoặc có nhớ. Từ các nội 
dung lý thuyết bài học, giáo viên cần khai thác và hướng dẫn kỹ đối với lớp đối 
tượng trung bình, yếu. Đối với lớp được phân hóa theo đối tượng học sinh khá - 
Sáng kiến kinh nghiệm, năm học 2018 - 2019 29 
giỏi, giáo viên nên cho học sinh thực hành phần ngay phần lý thuyết trên cơ sở 
các em đã có sự tiếp thu hiểu biết từ tiết học trước để phát huy tính tích cực của 
học sinh. 
Ngoài ra cần rèn kỹ năng sống trong dạy học ở phân môn học vần lớp 1 
để đạt được kết quả tốt, giáo viên cần chú ý sau: 
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính độc lập, sáng 
tạo của học sinh gắn với thực tiễn cuộc sống gần gũi với các em. 
- Trong giờ học, giáo viên cần tạo cơ hội cho các em được nói, được trình 
bày trước nhóm bạn, trước tập thể, nhất là những em còn hay rụt rè, khả năng 
giao tiếp kém. 
- Cần kiểm tra đánh giá phân loại việc rèn cho học sinh khả năng tự học, 
tự chăm sóc bản thân, biết lễ phép, hiếu thảo, tự phục vụ bữa ăn và vệ sinh cá 
nhân 
- Thường xuyên thay đổi các hình thức, luân phiên nhau cho các em làm 
tổ trưởng, nhóm trưởng nhằm tạo điều kiện cho các em biết làm vai trò quản lý. 
- Tạo cho học sinh biết đánh giá, nhận xét trong giờ học; biết giao lưu các 
tiết mục văn nghệ, kể chuyện, câu đố, trò chơi do các em tổ chức dưới sự giúp 
đỡ và hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm. 
Nhà trường cần mở chuyên đề nhiều hơn để hướng dẫn việc dạy lồng 
ghép, tích hợp các nội dung kỹ năng sống cho trẻ nhất là trong phân môn học 
vần lớp 1. Tuy nhiên, không phải đây là những nội dung cứng nhắc mà phải tùy 
thuộc vào thực trạng của từng khối lớp, giáo viên giảng dạy sao cho phù hợp 
từng tiết, từng môn cho phù hợp mang tính chất nhẹ nhàng, hấp dẫn, đầy sáng 
tạo và hiệu quả. 
2.2.6. Các phương pháp cần hình thành kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 
các dạng bài mới. 
- Phương pháp nêu vấn đề 
- Phương pháp vấn, đáp 
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, phán đoán. 
Sáng kiến kinh nghiệm, năm học 2018 - 2019 30 
2.2.7 Kết quả thực hiện: 
Kết quả sau nhiều năm thực hiện quản lý, chỉ đạo công tác giáo dục kỹ 
năng sống cho học sinh đã mang lại: 
- Đa số các em nhặt của rơi biết trả cho người mất và kịp thời báo cáo với 
trường. 
- Học sinh có ý thức phòng tránh tai nạn thương tích, dịch bệnh, giữ gìn 
môi trường xanh, sạch, đẹp. 
- Hầu hết học sinh hình thành được thói quen ứng xử có văn hoá, trong 
học tập, trong vui chơi tại lớp, tại trường và kĩ năng làm việc, sinh hoạt nhóm. 
Khi đến trường các em luôn là học sinh gương mẫu, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ 
dạy, ý thức chấp hành nội qui nhà trường, qui định của địa phương và chính sách 
pháp luật của nhà nước. 
- 100% lớp có niêm yết quy định xây dựng lớp an toàn, không có tai nạn, 
thương tích. 
- Đa số các em tự tin khi giao tiếp, biết giới thiệu khá mạch lạc về đặc 
điểm trường mình, biết giải quyết tốt các mâu thuẩn để tránh bạo lực học 
đường 
- Biết đồng cảm với những người có hoàn cảnh khó khăn: giúp thiếu nhi 
Miền Trung bị bão lụt, giúp người mù.. 
- 100% lớp xây dựng được quỹ heo đất khuyến học. 
- Hơn 95% học sinh biết hợp tác với bạn trong lao động và học tập. 
- Nhiều học sinh biết vệ sinh cá nhân, tập thể..Riêng lớp bán trú biết tự 
ăn, biết sắp xếp nơi học tập, nghỉ ngơi. 
- Có hơn 20 nghìn lượt học sinh được dự nghe nhà trường giáo dục kỹ 
năng sống. 
Có thể khẳng định giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thời 
gian qua đã góp phần không nhỏ trong quá trình hình thành hành vi đạo đức và 
phát triển nhân cách toàn diện cho các em . 
3. Kết luận: 
3.1. Những kết luận trong quá trình nghiên cứu: 
Sáng kiến kinh nghiệm, năm học 2018 - 2019 31 
“Hướng dẫn tích hợp, lồng ghép một số kỹ năng sống cho học sinh tiểu 
học” là một việc làm hết sức cần thiết, học sinh không chỉ biết học giỏi về kiến 
thức mà còn phải được tôi luyện những kĩ năng sống qua đó tạo cho các em có 
kĩ năng giao tiếp lành mạnh, an toàn, tích cực, vui vẻ. Việc giáo dục kĩ năng 
sống ngay tiểu học sẽ rút ngắn thời gian để trang bị cho học sinh vốn kiến thức, 
kĩ năng, giá trị sống để làm hành trang bước vào đời. Chính vì vậy, các thầy cô 
giáo tiểu học luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng. Theo tôi để làm tốt việc rèn kĩ 
năng sống cho học sinh, mỗi thầy cô giáo cần phải: 
+ Xác định rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng sống cho học 
sinh. 
+ Nắm vững những đặc trưng về phương pháp và hình thức tổ chức dạy 
các kĩ năng giao tiếp, ứng xử vào các môn học và các hoạt động khác. 
+ Tập trung vào việc đầu tư sọan giảng, lồng ghép kĩ năng sống vào các 
môn học. 
+ Luôn tạo mọi điều kiện để học sinh có thể bày tỏ, thể hiện mình, tham 
gia tốt các buổi hoạt động ngoại khóa của trường, lớp. 
+ Điều quan trọng là mỗi thầy cô giáo phải rèn cho mình tác phong sinh 
hoạt chuẩn mực, phải hết lòng thương yêu, gần gũi với học sinh; là tấm gương 
sáng cho học sinh noi theo. 
Nội dung giáo dục kỹ năng sống thông qua việc dạy các môn học, cụ thể 
là thông qua ứng xử tình huống hàng ngày của học sinh rất quan trọng, theo đề 
tài trên. 
Để thực hiện đổi mới công tác quản lý thì cần phải trao quyền chủ động 
cho tổ trưởng để tránh sự chỉ đạo chồng chéo làm giảm hiệu lực quản lý, xác 
định rõ trách nhiệm của tổ trưởng và những công việc cụ thể. Cung cấp cho tổ 
trưởng và giáo viên đủ các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn, 
tạo điều kiện để phát huy tính dân chủ trong nhà trường. Định hướng cho tổ 
trưởng nội dung sinh hoạt mà không áp đặt, càng không buông lỏng quản lý, tổ 
trưởng và giáo viên muốn thảo luận về vấn đề gì cũng được. 
Sáng kiến kinh nghiệm, năm học 2018 - 2019 32 
Cần tạo ra không khí thi đua tích cực, thu hút mọi giáo viên tự giác tham 
gia và tham gia nhiệt tình, đó là đề tài cần “Hướng dẫn tích hợp, lồng ghép một 
số kỹ năng sống cho học sinh tiểu học” và cũng chính là hướng dẫn giáo viên 
vận dụng, lồng ghép giáo dục kĩ năng sống có hiệu quả nhất. 
Sau khi hướng dẫn thực hiện việc tích hợp, lồng ghép các chuyên đề trong 
năm học đã tổ chức, tôi nhận thấy: 
- Giáo viên thường xuyên tham khảo nhiều tài liệu đã được cung cấp, để 
áp dụng trong giảng dạy và chỉ đạo chuyên môn đạt hiệu quả cao. 
- Luôn gần gũi, tạo niềm tin cũng như tin tưởng các thành viên trong tổ 
khi thực hiện giảng dạy có hiệu quả hơn. 
- Biết soạn các câu hỏi phù hợp với từng tiết, từng môn học và đưa vào 
từng hoạt động dạy học phù hợp, vận dụng phương pháp dạy học sáng tạo phù 
hợp với từng đối tượng học sinh. 
3.2 Kiến nghị: 
 - Tổ trưởng luôn chuẩn bị trước nội dung dự kiến họp tổ chuyên môn 
thông qua Ban Giám Hiệu để có bổ sung những nhiệm vụ trọng tâm hàng tháng 
để chọn nội dung tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào các môn học phù hợp hơn. 
 - Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn dự giờ theo qui định, tăng cường dự giờ 
thêm những giáo viên có tay nghề còn yếu và nhất là yếu về lồng ghép kĩ năng 
sống cho học sinh. 
 - Giáo viên cần thực hiện và chuẩn bị tốt các loại sổ sách, kế hoạch cá nhân 
nhất là giáo án có soạn việc tích hợp kĩ năng sống phù hợp, khả thi. Tích cực 
tham gia xây dựng và thực hiện tốt quy định về nề nếp dạy học của nhà trường, 
chủ động đề xuất những sáng kiến hay trong việc rèn luyện, giáo dục kỹ năng 
sống và thống nhất cách lồng ghép giáo dục kỹ năng sống theo đối tượng học 
sinh. 
Trên đây là sáng kiến “Hướng dẫn tích hợp, lồng ghép một số kỹ năng 
sống cho học sinh tiểu học” mà tôi đã áp dụng tại trường Tiểu học Trần Phú. 
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng chắc rằng còn có những thiếu sót. Kính 
Sáng kiến kinh nghiệm, năm học 2018 - 2019 33 
mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp quản lý để tôi làm tốt hơn nhiệm vụ 
của mình. 
Người thực hiện 
Đặng Thị Kim Loan 
Sáng kiến kinh nghiệm, năm học 2018 - 2019 34 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng sách thực hành lớp 1, 2, 3, 4, 5 của Bộ Giáo 
dục và Đào tạo do PGS.TS Huỳnh Văn Sơn (Chủ biên) 
2. Từ nguồn Internet về rèn luyện, giáo dục kỹ năng sống trường Tiểu học. 
Sáng kiến kinh nghiệm, năm học 2018 - 2019 35 
Kỹ năng sống khi đưa vào mục tiêu dạy học ở phân môn học vần ở lớp 1 
để đạt được kết quả tốt, chúng ta có thể sử dụng các biện pháp sau: 
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính độc lập, sáng 
tạo của học sinh gắn với thực tiễn cuộc sống gần gũi với các em. 
- Trong giờ học, giáo viên cần tạo cơ hội cho các em được nói, được trình 
bày trước nhóm bạn, trước tập thể, nhất là những em còn hay rụt rè, khả năng 
giao tiếp kém. 
- Cần kiểm tra đánh giá phân loại việc rèn cho học sinh khả năng tự học, 
tự chăm sóc bản thân, biết lễ phép, hiếu thảo, tự phục vụ bữa ăn và vệ sinh cá 
nhân 
- Thường xuyên thay đổi các hình thức, luân phiên nhau cho các em làm 
tổ trưởng, nhóm trưởng nhằm tạo điều kiện cho các em biết làm vai trò quản lý. 
- Tạo cho học sinh biết đánh giá, nhận xét trong giờ học; biết giao lưu các 
tiết mục văn nghệ, kể chuyện, câu đố, trò chơi do các em tổ chức dưới sự giúp 
đỡ và hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm. 
Qua chuyên đề này, nhà trường chúng tôi chỉ định hướng việc dạy lồng 
ghép các nội dung kỹ năng sống cho trẻ trong phân môn học vần lớp 1. Tuy 
nhiên, không phải đây là những nội dung cứng nhắc mà phải tùy thuộc vào thực 
trạng của từng địa phương, nhà trường, giáo viên, học sinh ở mỗi nhà trường. 
Mục đích hướng dẫn giáo dục kỹ năng sống đến với học sinh lớp 1 sao cho nhẹ 
nhàng, hấp dẫn, đầy sáng tạo và hiệu quả. 
Chúng tôi rất chân thành cám ơn sự chia sẻ những ý kiến đóng góp mang 
tính xây tích cực, những kinh nghiệm quý báu từ quý đồng nghiệp, quý thầy, cô 
giáo. Thông qua chuyên đề: “Bàn cách dạy kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 
trong phân môn học vần” để sớm được triển khai thực hiện trong giảng dạy ở 
từng trường học đạt kết quả cao. 
Nội dung giáo dục kỹ năng sống thông qua việc dạy phân môn Học vần, 
cụ thể là thông qua từ ứng dụng tôi đã trình bày. Song vẫn còn nhiều thiếu sót 
rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo. 
Cuối lời, thay mặt cho tổ chuyên môn Khối 1 của trường TH Đinh Bộ 
Lĩnh, kính chúc quý thầy cô giáo dồi dào sức khỏe. Chúc buổi sinh hoạt chuyên 
môn của chúng ta thành công tốt đẹp. 
Sáng kiến kinh nghiệm, năm học 2018 - 2019 36 
Để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đó, trách nhiệm của mỗi nhà 
trường là phải tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của đơn vị mình mà có biện pháp 
hữu hiệu để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Công tác giáo dục tại 
trường tiểu học có được hiệu quả hay không một phần là nhờ đóng góp đáng kể 
cùa công tác tại Tổ chuyên môn. Sinh hoạt tổ chuyên môn là một hoạt động 
nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên, góp 
phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ. 
Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn với những vấn đề về việc chấp hành thực 
hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh, với các quy định thông qua các 
các văn bản chỉ đạo của cấp trên, thực thi nhiệm vụ năm học và các yêu cầu 
mang tính thực tiễn được mang ra thảo luận, phân tích dưới nhiều góc độ và rút 
ra những kết luận, những biện pháp khả thi có thể vận dụng vào thực tiễn, từ đó 
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. 
Trường Tiểu học Phường 7 có 5 tổ chuyên môn từ tổ 1 đến tổ 5, năm học 
2016 – 2017 đội ngũ giáo viên ngày càng được chuẩn hoá về mặt đào tạo đang 
được trẻ hoá dần. Đặc biệt là các giáo viên trẻ nhiệt tình, hăng say công tác và 
được trang bị nhiều kiến thức mới, gặp môi trường sư phạm tốt đã phát huy 
được tác dụng là mũi nhọn trong công tác giảng dạy.Trường ngày càng được 
nhiều giáo viên dạy giỏi đều các môn và có nhiều học sinh tham gia đạt nhiều 
giải cao trong các kỳ thi giải Toán qua Internet, Toán bằng tiếng nh, IOE cấp 
Thành phố, tiếng nh trực tuyến (OSE) cấp Tỉnh đó là tính mới của đề tài. 
 Đội ngũ giáo viên nhà trường ổn định, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức 
tốt, có uy tín với học sinh và nhân dân địa phương, nhiệt tình trong công việc và 
có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hoạt động chuyên môn của nhà trường 
trong nhiều năm có nền nếp, chất lượng dạy và học được nâng lên qua từng năm 
học. Tuy vậy, cũng như một số trường khác, vấn đề chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên 
môn và sinh hoạt tổ chuyên môn còn bộc lộ một số nhược điểm sau: 
 - Có tổ không thực hiện đầy đủ, cắt xén thời gian, không đảm bảo thời 
lượng dẫn đến nội dung sinh hoạt không đảm bảo, giáo viên khi gặp khó khăn 
Sáng kiến kinh nghiệm, năm học 2018 - 2019 37 
không được giúp đỡ kịp thời; các văn bản chỉ đạo không được tìm hiểu kĩ càng 
dẫn đến thực hiện không tốt, ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy của giáo viên và 
người phải chịu thiệt thòi chính là học sinh. 
 - Tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lí coi mình 
cũng như giáo viên bình thường khác, chỉ lo hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp; chưa phân 
công nhiệm vụ cho giáo viên theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ; đặc biệt chưa chủ 
động xây dựng tốt kế hoạch hoặc chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý kiến 
để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn. 
- Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơn 
điệu, gò bó, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học 
và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ. Trong các buổi sinh hoạt, 
không khí thường trầm lắng, giáo viên ít phát biểu ý kiến; những vấn đề mới và 
khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận. 
Làm thế nào để giáo viên hứng thú tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn là 
cả một vấn đề cần quan tâm của công tác quản lý chuyên môn trong nhà trường, 
đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ về mặt thời gian, về nội dung. Nội dung sinh 
hoạt phải thiết thực, gắn bó chặt chẽ với nhiệm vụ của giáo viên, làm cho giáo 
viên thấy cần phải tham gia sinh hoạt chuyên môn và có nhu cầu sinh hoạt 
chuyên môn. 
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2016- 2017 về đổi mới công tác công tác 
quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, để thực hiện nhiệm vụ của cán bộ quản 
lý phụ trách chuyên môn, tôi nhận thấy cần tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo 
việc sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường, mặc dù gặp nhiều khó khăn khi 
đề cập vấn đề này song tôi mạnh dạn thực hiện "Biện pháp quản lý nhằm 
nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn" để góp phần nâng cao chất 
lượng giáo dục trong nhà trường tại trường TH Phường 7 thành phố Bạc Liêu. 
1.2. Phạm vi đề tài: 
 - Biện pháp quản lý tổ chuyên môn phù hợp, khả thi tại trường Tiểu học 
Phường 7, giúp hiệu quả trong quản lý tổ góp phần nâng cao chất lượng không 
những đối với giáo viên trong từng tổ mà còn phù hợp trong toàn trường. 
Sáng kiến kinh nghiệm, năm học 2018 - 2019 38 
- "Biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn" 
khôn

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhuong_dan_tich_hop_long_ghep_mot_so_ki_nang_song_cho_hoc_sin.pdf