Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng quan điểm tích hợp vào bài học tác phẩm tự sự của Nam Cao ở nhà trường THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng quan điểm tích hợp vào bài học tác phẩm tự sự của Nam Cao ở nhà trường THPT

Dạy học tác phẩm tự sự của Nam Cao chúng ta khơi dậy ở học sinh những

trăn trở về bộ phận của một xã hội không cho phép con người phát triển lành

mạnh, nó dập tắt mọi ước mơ hoài bão cao đẹp, nó phá hủy mối quan hệ tốt đẹp

giữa người với người. Hay nói cách khác qua những trang viết chứa chan tình

người của Nam Cao đã thật sự lôi cuốn học sinh, không những qua bao điều gợi

ra của tác phẩm mà còn gieo vào lòng mỗi họ sinh lòng mến mộ, sự ngưỡng vọng,

noi theo một tài năng của tác giả Nam Cao. Có được như thế thì bản thân tác

phẩm tự sự của Nam Cao đã tạo ra một sự gắn bó mật thiết với tình cảm, ước mơ,

hoài bão của học sinh. Và như thế việc dạy tác phẩm tự sự của Nam Cao gắn với

những kiến thức thuộc phân môn Làm văn mới đạt hiệu quả cao.

pdf 24 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 1597Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng quan điểm tích hợp vào bài học tác phẩm tự sự của Nam Cao ở nhà trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tích 
hợp có thể khắc phục được tình trạng này. 
 Tác phẩm văn chương là một chỉnh thể nghệ thuật hoàn chỉnh thì một tiết 
dạy Văn trên lớp cũng là một chỉnh thể nghệ thuật dạy, thể hiện tài năng sư phạm 
của người thày. Chỉnh thể nghệ thuật dạy sẽ ngày càng hoàn chỉnh nếu giáo viên 
chúng ta biết trau dồi, học hỏi và phát hiện những phương pháp mới tiến bộ. Quan 
điểm tích hợp trong giáo dục hiện nay là phù hợp trong dạy học, đặc biệt là môn 
Ngữ văn. 
Sáng kiến kinh nghiệm - Nguyễn Thị Ngà - Trường PTTH Nguyễn Trung Ngạn 8 
CHƯƠNG II 
NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN 
CHƯƠNG NÓI CHUNG VÀ TÁC PHẨM TỰ SỰ CỦA NAM CAO NÓI 
RIÊNG Ở NHÀ TRƯỜNG THPT THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP. 
I. Bài học theo quan điểm tích hợp định hướng rõ nội dung và phương 
pháp dạy học. 
 Soạn một bài học tác phẩm văn chương cũng có khi gọi là thiết kế một bài 
dạy học tác phẩm văn chương. Đây là công việc tưởng chừng như đơn giản mà 
mọi giáo viên đều phải làm trước khi lên lớp. Nhưng thực chất cũng có rất nhiều 
vấn đề phức tạp. 
 Lâu nay, giáo viên chúng ta nghĩ đơn giản là vì công việc này chỉ cần giáo 
viên cảm thụ thật sâu sắc tác phẩm, sau đó soạn ra thành những nọi dung và tiến 
hành sắp xếp theo trình tự hợp lí là xem như đã hoàn thành xong một giáo án. Đó 
là quan niệm của phương pháp dạy học truyền thống mà chúng ta đã lên án. 
 Điểm mới của thiết kế bài soạn theo quan điểm tích hợp không chỉ thể hiện 
yêu cầu phát huy tối đa, tính tích cực sáng tạo mà còn chú ý đến việc định hướng 
nội dung tiếp nhận cho chủ thể học sinh. Có nghĩa là nếu thiết kế bài soạn theo 
quan điểm dạy học mới nghiêng về mặt phương pháp, cách thức tổ chức, điều 
khiển, dẫn dắt để học sinh khám phá, chiếm lĩnh được nội dung vấn đề của một 
phân môn độc lập nào đó, thì thiết kế bài soạn theo quan điểm tích hợp được bổ 
sung những nội dung mang tính chất đồng quy của nhiều phân môn hay nhiều 
môn học khác nhau. 
 Thuật ngữ “tích hợp” cần được quán triệt trong ý nghĩa của hai chữ “tích”. 
Chữ “tích” thứ nhất cần hiểu là tích hợp. Có nghĩa là gộp nhiều nội dung liên 
quan, chuyển hóa cho nhau thành một thể thống nhất. Dạy cái này thông qua cái 
kia và ngược lại. Chữ “tích” thứ hai cần hiểu là tích cực. Có nghĩa là tổ chức các 
hoạt động của thầy và trò làm sao phát huy tối đa khả năng tích cực, sáng tạo, vốn 
có của học sinh. Chữ “tích” ở đây mang đặc điểm về phương pháp hơn. Sau đây 
chúng ta tìm hiểu cách thức tích hợp nội dung được thể hiện trong bài soạn tác 
phẩm văn chương. 
 1. Bài học theo quan điểm tích hợp thể hiện sự định hướng về nội dung 
 1.1 Tích hợp trong từng thời điểm 
 Tích hợp trong từng thời điểm hay còn gọi là tích hợp ngang (integration 
horizontale). Bài soạn theo quan điểm tích hợp được đặt trong nhiều mối quan hệ. 
Nội dung dang dạy nếu là tác phẩm văn chương thì có quan hệ với những sáng tác 
khác của tác giả đang dạy, quan hệ với các tác giả khác, quan hệ với Tiếng Việt, 
Sáng kiến kinh nghiệm - Nguyễn Thị Ngà - Trường PTTH Nguyễn Trung Ngạn 9 
với Tập Làm Văn. Ngoài ra còn có quan hệ với Lí luận văn học, Lịch sử văn học, 
văn hóa dân tộc Chính nhờ những mối quan hệ phong phú như thế, nên tùy 
thuộc vào sở trường, sở đoản của mình mà giáo viên sẽ tạo một mối quan hệ chặt 
chẽ với những phân môn khác. 
 Nội dung bài soạn tác phẩm văn chương theo quan điểm tích hợp chính vì 
đặt trong nhiều mối quan hệ cho nên trong phạm vi một bài học, một tiết học giáo 
viên có thể tổ chức các hoạt động cho học sinh vừa khám phá nội dung, nghệ 
thuật của tác phẩm văn chương vừa có thể chiếm lĩnh những tri thức khác về ngôn 
ngữ học, nâng cao khả năng làm văn, bồi dưỡng tri thức lịch sử văn học, lí luận 
văn học. Vì những tri thức này có quan hệ mật thiết với tác phẩm văn chương 
đang được học. 
 Như vậy, tích hợp trong từng thời điểm tạo điều kiện thuận lợi cho người 
giáo viên khai thác triệt để mối quan hệ mật thiết giữa văn bản văn học và các vân 
đề đang dạy ở phần Tiếng Việt và Làm Văn. 
 1.2 Tích hợp theo từng vấn đề 
 Tích hợp theo từng vấn đề (ích hợp dọc integration verticale) mà vấn đề 
xuyên suốt, có thể chỉ một vấn đề nhưng có mối quan hệ với nhiều cấp học 
 Nhưng vấn đề là để thể hiện được nội dung tìm được theo cách tích hợp này 
(theo từng vấn đề) vào bài soạn tác phẩm văn chương thì người giáo viên phải 
biết cách đề cập đến những kiến thức đã dạy và cả kiến thức sẽ dạy. 
 Kiến thức đã dạy trong trường hợp những nội dung đang được dạy nếu có 
liên hệ với những kiến thức đã học, giáo viên có thể lợi dụng cơ hội này để ôn tập, 
củng cố đồng thời qua đó rèn cho học sinh ý thức và kĩ năng vận dụng những 
kiến thức đã học để xử lí vấn đề đang đặt ra của bài học mà đáng lẽ ra học sinh 
phairlaf người khám phá, phát hiện đầu tiên. 
 Đối với kiến thức sẽ được dạy trong chương trình, người giáo viên cũng 
cần xử lí khéo léo. Vào đầu mỗi tiết dạy, giáo viên chúng ta thường có thói quen 
giới thiệu bài mới. Việc giới thiệu bài mới cũng mang lại hiệu quả đáng kể như 
tạo tâm thế tốt cho học sinh cảm thụ tác phẩm, kích thích, khơi gợi trí tò mò 
 Ví dụ khi dạy đến “Đôi mắt” – Nam Cao, giáo viên biết liên hệ đúng chỗ, 
giúp các em hiểu hơn nhận định trong SGK Văn 11: “Sau cách mạng tháng Tám 
1945, Nam Cao lao mình vào mọi công tác cách mạng và kháng chiến. Ông tự 
nguyện làm người cán bộ tuyên truyền vô danh của cách mạng và có ý thức tự rèn 
luyện cải tạo mình trong thực tế kháng chiến”. Điều đó tạo một luồng gió mới cho 
những sáng tác của ông sau cách mạng như “Đôi mắt”, “Nhật kí ở rừng” (1948). 
 Việc đánh giá học sinh ngoài cho điểm, động viên khen ngợi còn là xem xét 
học sinh có nắm được nội dung bài học hay chưa, có chuẩn bị bài tốt ở nhà hay 
không, mà đánh giá ở khả năng nhạy bén khi học sinh biết sử dụng kiến thức của 
Sáng kiến kinh nghiệm - Nguyễn Thị Ngà - Trường PTTH Nguyễn Trung Ngạn 10 
phân môn này để tham gia giải quyết vấn đề ở phân môn khác. Biểu hiện này của 
học sinh có thể được thể hiện ngay trên lớp trong tiết học và cũng có thể được 
biểu hiện qua những bài viết. 
 2. Bài học theo quan điểm tích hợp là cách thức định hướng về phương 
pháp Phương pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nội dung, không nên và không 
thể tách rời được. Một giáo viên dạy giỏi ngoài sử dụng các phương pháp chủ 
động, linh hoạt, nhuần nhuyễn còn là một giáo viên có trình độ chuyên môn cao, 
hiểu khiến thức vừa rộng vừa sâu. Đó là điều căn bản mà mỗi giáo viên cần 
hướng tới đồng thời là cơ sở để các cuộc thi giáo viên các cấp, ngành lấy đó làm 
căn cứ, xem xét và công nhận. 
 Phương pháp dạy học truyền thống nặng về áp đặt, vô tình thủ tiêu vai trò 
chủ động của trò được thay thế bằng một hệ phương pháp dạy học văn mới. Sự 
thay đổi này mang lại một cách nhìn mới về vai trò của Thầy, vai trò của Trò và 
Tác phẩm văn chương. Từ vị trí bị động trở thành chủ động, biết phân biệt đúng, 
sai, có thể tác động lại Thầy, cho thấy vai trò của người học sinh thật sự đã được 
trả lại với vị trí vốn có của nó. Như vậy, tính tích cực chủ động sáng tạo của chủ 
thể học sinh đã được chú ý đến trong phương pháp dạy học mới. 
 Dạy học theo quan điểm tích hợp vẫn chú trọng đến tính tích cực của chủ 
thể học sinh, vẫn phải làm sao khai thác hết những khả năng tiềm ẩn của người 
học thông qua cách tổ chức hoạt động, điều khiển, dẫn dắt của Thầy. Nhưng nhất 
thiết chúng ta phải định hướng cụ thể trong bài soạn. 
 Đặc thù của dạy học theo quan điểm tích hợp là sự soi sáng lẫn nhau giữa 
các phân môn. Dạy phân môn Văn có thể soi sáng cho các tri thức ở phân môn 
Tiếng Việt và làm Văn. Cho nên việc lấy văn bản văn học làm mẫu để phân tích, 
lí giải các tri thức của các phân môn khác cũng được xem là một hướng giải quyết 
vấn đề một cách khoa học tích cực. Thực tế vốn đa dạng và phong phú, việc dạy 
văn gắn với thực tế cuộc sống: sưu tầm tài liệu, tham quan, hoạt động thực tế, tập 
hợp xử lí thông tin để rút ra quy luật, định nghĩaphần nào sẽ giúp em khỏi bỡ 
ngỡ với những khó khăn trong cuộc sống sau này. 
 Tham khảo văn mẫu cũng là một hướng dạy học Văn hay, tất nhiên cần giúp 
các em biết chọn lọc, cảm thụ vẻ đẹp thẩm mĩ của bài văn, có cảm xúc riêng và 
quan điểm tiếp thu khách quan, trung thực- Dó chính là quá trình học tập của 
chủ thể chỉ thật sự có hiệu quả nếu được đặt trong những tình huống có ý nghĩa. 
 Sử dụng trang thiết bị công nghệ thông tin trong dạy học Văn hiện nay vẫn 
gây nhiều tranh cãi.hãy nên coi những trang thiết bị này chỉ là những đồ dùng dạy 
học nhằm hỗ trợ hoạt động dạy - học của Thầy – Trò (tinh thần công nghệ hóa sư 
phạm). Đặc biệt hướng dẫn học sinh tra cứu kiến thức, tư liệu trên mạng Internet 
nhằm hỗ trợ học tập. 
Sáng kiến kinh nghiệm - Nguyễn Thị Ngà - Trường PTTH Nguyễn Trung Ngạn 11 
 II. Bài học tác phẩm tự sự của Nam Cao theo quan điểm tích hợp thể 
hiện được những mối quan hệ với các bộ phận khác của môn Ngữ văn. 
 Nam Cao là một nhà văn hiện thực điển hình nhất của nền văn học Việt nam 
trước cách mạng Tháng Tám. Trình bày những nét độc đáo trong những sáng tác của 
Nam Cao, có lẽ không phải là mục đích chính của chúng tôi. Mục đích của chúng tôi 
chỉ muốn chứng minh một điều: Tác phẩm tự sự của Nam Cao là tổng hợp nhiều mối 
quan hệ kiến thức của các bộ phận khác nhau trong môn Ngữ Văn. Và bài học tác 
phẩm tự sự của Nam Cao cần phải được đặt trong những mối quan hệ đó. 
 1. Trong quan hệ với tác giả Nam Cao. 
 Ai sinh ra và lớn lên mà không chịu ảnh hưởng bởi gia đình, xã hội, những 
người xung quanh. Nam Cao cũng là một trường hợp không ngoại lệ. Ban đầu 
Nam Cao có thử sức qua thể loại thơ lãng mạn nhưng không thành công (vì không 
thuộc sở trường của ông). Có lẽ, chính hoàn cảnh xã hội đã khiến nhà thơ bất đắc 
dĩ chuyển sang viết thể loại tự sự. Đó là thời kì Cách mạng bị đàn áp. Đảng rút 
vào hoạt động bí mật. Nhật nhảy vào Đông Dương cùng với Pháp ra sức đàn áp, 
bóc lột nhân dân ta, kết quả là hơn hai triệu đồng bào phải chết đói vào năm 1945. 
Có thể nói xã hội lúc bấy giờ, đúng như một nhà nghiên cứu xã hội đã nhận định: 
“Hiện thực cuộc sống vây bủa xung quanh Nam Cao thật là đen tối, ngột ngạt và 
bế tắc” [9 Tr.15]. Hoàn cảnh xã hội này đã chi phối rất nhiều trong những sáng tác 
của Nam Cao. 
 Chí Phèo (Chí Phèo) khi nhận ra được kẻ thù, nguyên nhân gây ra bao nông 
nỗi cho chính cuộc đời mình, đã vùng lên bằng một nhát dao đâm chết Bá Kiến. 
Để rồi sau đó Chí cũng tự kết liễu đời mình bởi “Ai cho tao lương thiện!”, “Tao 
muốn làm người lương thiện!” nhưng “Không được!” và chi tiết cuối truyện: 
“Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và 
vắng người lại qua” cho phép chúng ta nhận ra một Nam Cao bế tắc, luẩn quẩn 
chưa tìm ra lối thoát và một Nam Cao bề ngoài có vẻ lạnh lùng nhưng lại luôn 
thổn thức cho số phận nghiệt ngã của người nông dân trước Cách mạng. 
 Ngoài ra, Nam Cao được sinh ra và lớn lên ở một vùng quê chiêm trũng 
giữa đồng bằng Bắc Bộ, quanh năm hạn hán, lũ lụt, mất mùa làm cho cuộc sống 
vốn đã bao phủ bởi cái đói cùng nghèo lại càng tiêu điều, vắng vẻ hơn. Nhưng 
yếu tố đó đã tạo nên ở Nam Cao một tấm lòng thấm đẫm tình người (văn sĩ Hộ 
trong “Đời thừa”, ăn năn hối hận khi mình chưa làm được gì cho cô vợ nhỏ bé 
đáng thương; Lão Hạc khóc hu hu như đứa trẻ khi trót đánh lừa một con 
chó). 
 Tương tự, sau Cách mạng tháng Tám, với những tác phẩm như “Đôi mắt”, 
“Nhật kí ở rừng” đã mang một âm hưởng mới. Âm hưởng của những ngày đầu 
kháng chiến, dự báo cho một tương lai sáng lạn. 
Sáng kiến kinh nghiệm - Nguyễn Thị Ngà - Trường PTTH Nguyễn Trung Ngạn 12 
 Qua đây cho thấy, những sáng tác của Nam Cao luôn bị chi phối bởi hiện 
thực xã hội vây quanh và đặc điểm cá nhân của chính nhà văn. 
 Dạy học tác phẩm tự sự của Nam Cao cần phải có một sự liên hệ với chính 
cuộc đời của tác giả, với chính hoàn cảnh xã hội thời bấy giờ. Có như vậy mới 
thấy hết được ý nghĩa của tác phẩm, mới trân trọng những đóng góp của nhà văn. 
 2. Trong quan hệ với các nhà văn hiện thực khác. 
 Bài học tác phẩm tự sự của Nam Cao khi được đặt trong những mối quan 
hệ thì việc so sánh tác phẩm tự sự của Nam Cao với những sáng tác của các nhà 
văn hiện thực khác là điều cần thiết. 
 Sáng tác sáng ngời nhất, viết về đề tài nông dân của Nam Cao là “Chí 
Phèo” cần được đặt trong mối quan hệ với các tác phẩm của các nhà văn trước 
cách mạng viết về nỗi khổ bị áp bức, bóc lột của người nông dân (chị Dậu “Tắt 
đèn” – Ngô Tất Tố, anh Pha “Bước đường cùng” – Nguyễn Công Hoan bị lừa 
gạt đến khốn cùng). Nhưng điển hình nhất, bi kịch bị tha hóa của người nông dân 
lương thiện bị đàn áp, chà đạp cả nhân hình, nhân tính tiêu biểu nhất là Chí Phèo. 
Hình tượng Chí Phèo là bổ sung cho những gì đầy đủ nhất về nỗi thống khổ đến 
cùng cực của người nông dân trong xã hội trước cách mạng tháng Tám. 
 Nếu trong cảm thụ văn học, biểu hiện của tính chủ quan là một hiện tượng 
tất yếu, nó thể hiện trình độ, tài năng, thói quen thẩm mĩ của người cảm thụ thì 
cách liên hệ, so sánh với các nhà văn hiện thực khác cũng có thể hiểu là một biểu 
hiện của tính chủ quan trong cảm thụ văn chương. 
 Như vậy bài soạn tác phẩm tự sự của Nam Cao theo quan điểm tích hợp đòi 
hỏi giáo viên và học sinh phải huy động cùng một lúc nhiều tác phẩm của tác giả 
đang dạy và cả những tác phẩm của những nhà văn hiện thực khác. Dạy “Chí 
Phèo” không thể không liên hệ với những sáng tác của Ngô Tất Tố, Nguyễn 
Công Hoan, Nguyên Hồng, Lỗ Tấn 
 3. Trong mối quan hệ với Lí luận văn học. 
 Kiến thức lí luận văn học trong chương trình THPT chiếm tỉ lệ 11/363 tiết 
(3%). Một tỉ lệ rất nhỏ nhưng hết sức quan trọng. Bởi kiến thức lí luận văn học là 
kiến thức công cụ, “kiến thức siêu kiến thức”. Dạy và học tốt mảng kiến thức lí 
luận văn học sẽ giúp học sinh tự mình có thể khám phá tác phẩm văn chương, 
không những trong nhà trường mà cả những tác phẩm ngoài nhà trường. 
 Ở các lớp học dưới, các em học sinh đã làm quen với kiến thức “Tác phẩm 
văn học”, “Thể loại tác phẩm văn học”, khái niệm: đề tài, chủ đề, thế nào là tác 
phẩm tự sự, tác phẩm trữ tìnhtác phẩm tự sự của Nam Cao cũng là một trong 
những dẫn chứng hữu hiệu nhất để minh họa cho một số khái niệm trên. Tất nhiên 
việc khai thác tác phẩm này cần phải đặt trong một chỉnh thể nghệ thuật hoàn 
chỉnh của tác giả. 
Sáng kiến kinh nghiệm - Nguyễn Thị Ngà - Trường PTTH Nguyễn Trung Ngạn 13 
 Chúng ta thử đọc lại đoạn văn sau đây: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng 
thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu là hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của 
riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là 
ai. Tức mình hắn chửi ngay cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: 
“Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! 
Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với 
hắn. Những cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có 
khổ hắn không?...[7 tr216]. Đoạn văn là một kết tinh thể hiện tài năng của nhà văn 
Nam Cao. Đoạn văn đâu chỉ độc đáo bởi vị trí mở đầu của nó trong tác phẩm, mà 
còn thể hiện sự kết hợp tài tình của tác giả trong cách dùng từ, lối trần thuật, đối 
thoại mà đặc biệt là giọng văn, lời kể của tác giả. Đoạn văn trên, lời trần thuật như 
trở nên đa giọng, đa nghĩa, mơ hồ. Bởi đó đâu phải là tiếng chửi giản đơn của Chí 
Phèo mà ở đó còn có những giọng điệu khác nhau, có thể là của tác giả, có thể của 
một người nào đó chứng kiến từ bên ngoài. Vì thế, GS Trần Đình Sử đã tinh tế 
khi nhận ra rằng: Đây là “tiếng chửi chìm trong khát khao phá hoại, trả thù, phẫn 
uấtLời trần thuật trở nên đa giọng, đã nghĩa, mơ hồ hoàn toàn” [10 tr. 140]. 
 4. Trong quan hệ với Tiếng Việt. 
 Bài học tác phẩm tự sự của Nam Cao thích hợp gắn với những nội dung tri 
thức Tiếng Việt sau đây: 
 Tri thức về Phong cách học (Tiếng Việt lớp 9, lớp 11). Lớp 9 học sinh được 
trang bị về các biện pháp tu từ; lớp 11 các em sẽ được hệ thống lại và sẽ được 
vận dụng để lí giải đặc điểm thẩm mĩ của tác phẩm văn học. Vì vậy, khi dạy học 
tác phẩm tự sự của Nam Cao ngoài việc ôn luyện lại những kiến thức về các biện 
pháp tu từ được tác giả dùng trong tác phẩm, chúng ta còn phải giúp học sinh 
phân biệt được phong cách ngôn ngữ văn chương với các phong cách ngôn ngữ 
khác (báo chí, hành chính). Sự phân biệt này là cơ sở để học sinh lí giải đặc 
điểm thẩm mĩ của tác phẩm văn chương. 
 Tri thức về Ngữ nghĩa của câu và của văn bản nghệ thuật (Tiếng Việt 11), 
trong đó việc chỉ ra hay phân biệt nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn là nội dung 
chính của chương này. Đặc biệt là sự xuất hiện của nghĩa hàm ẩn. Nghĩa hàm ẩn 
không những biểu hiện ở lĩnh vực câu và văn bản. Văn bản của Nam Cao chứa 
đựng rất nhiều ngữ liệu minh họa cho nghĩa hàm ẩn. Ví dụ đoạn đối thoại giữa Bá 
Kiến và Chí Phèo: 
 - “Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa chứ, tôi không phải là cái kho. 
 Rồi ném bẹt năm hào xuống đất , cụ bảo hắn: 
 - Cầm lấy mà cút đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ báo người ta mãi à? 
 Hắn trợn mắt, chỉ tay vào mặt cụ: 
 Tao không đến đây xin năm hào” [7, tr 233]. 
Sáng kiến kinh nghiệm - Nguyễn Thị Ngà - Trường PTTH Nguyễn Trung Ngạn 14 
 Nếu như chưa đọc tác phẩm mà chỉ đọc phát ngôn “Tao không đến đây xin 
năm hào” thì việc đoán được ý định của Chí Phèo là không thể. Vì thế, cần thiết 
phải đặt kiến thức Tiếng Việt vào trong toàn bộ tác phẩm mới thấy rõ ý nghĩa và 
tính thiết thực của nó. Điều này rất phù hợp với dạy học theo quan điểm tích hợp. 
 5. Trong quan hệ với Làm văn. 
 Dạy học tác phẩm tự sự của Nam Cao chúng ta khơi dậy ở học sinh những 
trăn trở về bộ phận của một xã hội không cho phép con người phát triển lành 
mạnh, nó dập tắt mọi ước mơ hoài bão cao đẹp, nó phá hủy mối quan hệ tốt đẹp 
giữa người với người. Hay nói cách khác qua những trang viết chứa chan tình 
người của Nam Cao đã thật sự lôi cuốn học sinh, không những qua bao điều gợi 
ra của tác phẩm mà còn gieo vào lòng mỗi họ sinh lòng mến mộ, sự ngưỡng vọng, 
noi theo một tài năng của tác giả Nam Cao. Có được như thế thì bản thân tác 
phẩm tự sự của Nam Cao đã tạo ra một sự gắn bó mật thiết với tình cảm, ước mơ, 
hoài bão của học sinh. Và như thế việc dạy tác phẩm tự sự của Nam Cao gắn với 
những kiến thức thuộc phân môn Làm văn mới đạt hiệu quả cao. 
 Ngoài ra cần vận dụng kiến thức tóm tắt tác phẩm, phân tích nhân vậtĐó 
cũng là nguyên nhân buộc học sinh phải nắm được cách thức phân tích một cách 
đầy đủ nhân vật trong tác phẩm tự sự. 
 Nói tóm lại, khi đã chứng minh tác phẩm tự sự của Nam Cao tiềm ẩn những 
yếu tố cho phép dạy học theo quan điểm tích hợp thì triển khai những luận điểm 
đó thành những nguyên tắc, biện pháp chung nhất, dó cũng là nội dung vấn đề đã 
trình bày trên. 
Sáng kiến kinh nghiệm - Nguyễn Thị Ngà - Trường PTTH Nguyễn Trung Ngạn 15 
CHƯƠNG III. BÀI SOẠN THỂ NGHIỆM. 
CHÍ PHÈO (2 tiết) 
 - Nam Cao 
 A. YÊU CẦU: 
 - Giúp học sinh thấy được nét độc đáo mới mẻ của Nam Cao trong việc thể 
hiện số phận bi thảm của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Từ dó 
thấy dược sức mạnh tố cáo của tác phẩm. 
 - Thấy được tấm lòng yêu thương, trân trọng người nông dân, một tư tưởng 
nhân đạo sâu sắc của Nam Cao, được thể hiện qua ngòi bút khách quan, lạnh lùng. 
 - Những nội dung trên kết hợp với những giá trị đặc sắc về nghệ thuật của 
tác phẩm là cơ sở giúp học sinh hình thành một số tri thức Làm văn, Tiếng việt, Lí 
luận văn học 
 B. THIẾT KẾ BÀI HỌC. 
 Công việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm. 
 I. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. 
 Giáo viên (GV) gọi một học sinh (HS) đọc phần Tiểu dẫn trong SGK. 
 GV: Vì sao truyện ngắn trước khi mang tên Chí Phèo lại có tên là Cái lò 
gạch cũ rồi Đôi lứa xứng đôi? Hãy giải thích ý nghĩa của những tên truyện đó? 
 HS: Có thể trả lời chưa đầy đủ. 
 GV định hướng: 
 - Khi mới sáng tác, tác giả đặt tên cho tác phẩm là: Cái lò gạch cũ. Tên 
truyện lấy từ chi tiết mở đầu và khép lại của tác phẩm, gợi lên ch

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnguyen_tac_va_bien_phap_day_hoc_tac_pham_van_chuong_6629.pdf