Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số chỉ số trong công tác tuyển chọn vận động viên nhằm nâng cao chất lượng và thành tích môn Bơi lội ở trường THPT Lê Lợi

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số chỉ số trong công tác tuyển chọn vận động viên nhằm nâng cao chất lượng và thành tích môn Bơi lội ở trường THPT Lê Lợi

Qua tìm hiểu, quan sát thực tế giảng dạy môn Bơi là môn tự chọn trong

chương trình, thực tiễn việc học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên

Nhìn vào chương trình giảng dạy thể dục cấp THPT môn Bơi lội là môn học

tự chọn trong chương trình, tuy nhiên bộ môn này được đưa vào thi đấu giải thể

thao học đường cũng như HKPĐ cấp tỉnh, HKPĐ toàn quốc, vì vậy việc đầu tư

công sức, trí tuệ của giáo viên trong việc tìm tòi những biện pháp huấn luyện nhằm

phát triển toàn diện cho học sinh về sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo.

Đồng thời ứng dụng các kết quả khoa học công nghệ trong công tác tuyển chọn vận

động viên nâng cao hiệu quả cho công tác đào tạo huấn luyện gặp nhiều khó khăn.

Trước những thực tiễn, yêu cầu ngày càng cao của ngành và của cả nước, thể dục

thể thao trường THPT Lê Lợi phải phát triển mạnh hơn nữa nhất là đối với môn Bơi

lội. Để phát triển tiềm năng vốn có của trường, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề

tài: “Ứng dụng một số chỉ số trong công tác tuyển chọn vận động viên nhằm

nâng cao chất lượng và thành tích môn Bơi lội ở trường THPT Lê Lợi”.

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần tuyển chọn được những học sinh có

năng khiếu thể thao, đào tạo những vận động viên có thành tích cao cho sở GD-ĐT,

giảm kinh phí cho quá trình đào tạo vận động viên, chọn ra được những vận động

viên ưu tú.

pdf 17 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số chỉ số trong công tác tuyển chọn vận động viên nhằm nâng cao chất lượng và thành tích môn Bơi lội ở trường THPT Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, con người trở nên năng động không chỉ trong thể thao mà cả các lĩnh 
vực hoạt động khác. Con người trở nên năng động có ý chí hơn, duyên dáng, hấp 
dẫn và cứng rắn hơn trước những tai hoạ, vui vẻ và hoà nhã với những người, sinh 
vật, thiên nhiên xung quanh mình. 
I.3. Cơ sở thực tiễn: 
 Giáo dục thể chất là một bộ phận của nền văn hóa xã hội, một di sản đáng giá 
của loài người là sự tổng hòa những thành tựu xã hội trong sự nghiệp sáng tạo và sử 
dụng những biện pháp chuyên môn để hoàn thiện thể chất con người, nâng cao sức 
khỏe 
 Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng trong hệ thống giáo dục con 
người mới phát triển toàn diện. Đối với lứa tuổi học sinh phổ thông, đây là giai 
đoạn chuẩn bị và cũng là giai đoạn thử thách về sức khoẻ, trí tuệ, tinh thần nhằm 
làm cho cơ thể phát triển các chức năng, bộ phận và các tố chất thể lực như: Nhanh, 
Mạnh, Bền, Dẻo, Khéo léo. Chuẩn bị thể lực tốt giúp học sinh bước vào hoạt động 
học tập với tư thế “sẵn sàng”. 
 Trong những năm vừa qua được sự quan tâm của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo, 
đặc biệt là sự quan tâm sâu sát của Sở Giáo Dục - Đào Tạo đã có những chuyển 
biến đáng kể về vai trò ý nghĩa của môn thể dục trong công tác giáo dục thể chất ở 
nhà trường phổ thông. Như ở bậc tiểu học học sinh đã học môn thể dục nhưng với 
mức độ rèn luyện thể chất chưa cao. Lên đến bậc trung học cơ sở và trung học phổ 
thông, học sinh bắt đầu tập luyện làm quen với những yêu cầu cao hơn về kỹ thuật 
động tác cũng như đòi hỏi về thể lực. 
Hàng năm nhiều hoạt động thể dục thể thao dành cho học sinh được tổ chức, 
đặc biệt là Hội Khỏe Phù Đổng nhằm đánh gía công tác dạy - học trong nhà trường 
và công tác tổ chức quản lí các hoạt động ngoại khóa trong trường học. Qua nhiều 
năm tổ chức Hội Khỏe Phù Đổng cho thấy chất lượng chuyên môn và thành tích thi 
đấu các môn thể thao của học sinh đều tiến bộ rõ rệt thành tích năm sau cao hơn 
năm trước, điều đó chứng tỏ rằng công tác giáo dục thể chất học đường có ảnh 
hưởng tích cực đến sự phát triển của học sinh, nhu cầu được tham gia luyện tập, 
được vui chơi, được thi đấu là một hoạt động không thể thiếu được trong nhà 
trường phổ thông hiện nay. 
II. Thực trạng môn Bơi lội của trường hiện nay. 
Trường trung học phổ thông Lê Lợi hiện tại có 35 lớp nên số lượng học sinh 
rất đông, cơ sở vật chất phục vụ cho môn bơi lội chưa có, nhu cầu học bơi lội của 
học sinh ngày càng phát triển vì vậy cá nhân mỗi Giáo viên có một kế hoạch giảng 
dạy riêng. Riêng môn Bơi lội chưa đưa vào học chính khóa mà chỉ đưa vào phần 
học tự chọn nên gặp rất nhiều khó khắn trong giảng dạy và tuyển chọn vận động 
viên để tham gia thi đấu. 
Khi tiến hành nghiên cứu ứng dụng một số chỉ số trong công tác tuyển chọn 
vận động viên nhằm nâng cao chất lượng và thành tích môn Bơi lội để tìm ra các 
bài tập nhằm nâng cao hiệu quả, chúng tôi đã đi sâu tìm hiểu các giờ học chính 
khóa về môn thể dục của các giáo viên khác và ngoại khóa của học sinh tại các bể 
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lê Lợi Quảng Trị 
Giáo viên: Nguyễn Cửu Hưng Trang 5 
bơi có học sinh của trường tham gia, chúng tôi nhận thấy rằng: Học sinh nói chung 
và nhất là học sinh nữ ngại tập bộ môn này, vì điều kiện và hoàn cảnh, cơ sở vật 
chất thiếu, chưa chưa đáp ứng nhu cầu cho các trường . mức độ tiếp thu kỹ thuật 
động tác chậm, không thể vận dụng phát huy trong học tập, nó sẽ tạo tâm lý không 
tốt làm cho học sinh có thái độ, tinh thần tập luyện không cao, làm ảnh hưởng đến 
tinh thần và kết quả học tập của học sinh, ảnh hưởng đến việc không đạt được mục 
tiêu của người dạy lẫn người học. Đây là vấn đề cần thiết, có tính cấp bách cần phải 
được giải quyết. 
III. Phương pháp thực hiện. 
III.1. Huấn luyện thể lực 
 Huấn luyện thể lực là một quá trình huấn luyện bằng các phương tiện thể dục 
thể thao (chủ yếu là các bài tập thể lực) để tác động có chủ đích đến sự phát triển và 
hoàn thiện về hình thái, chức năng, tố chất thể lực và sức khoẻ của vận động viên. 
Trong huấn luyện thể thao thường lấy việc phát triển các tố chất thể lực làm nội 
dung chủ yếu của huấn luyện thể lực cho các vận động viên. Do vậy, để rõ hơn khái 
niệm về thể lực, ta có thể khái quát mức độ phát triển các tố chất thể lực gồm: Sức 
nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo và khả năng mềm dẻo  Các vận động viên 
dưới tác động của lượng vận động trong tập luyện và thi đấu. Trong bộ môn Bơi lội 
thường thì các sức nhanh, sức mạnh của chân và tay là ảnh hưởng lớn nhất đến 
thành tích bơi, bên cạnh đó sức bền cũng không thể thiếu trong việc luyện tập của 
vận động viên. 
 Sức nhanh: Là năng lực phản ứng của cơ thể đối với loại kích thích nhằm 
hoàn thành một động tác hoặc di động một cự ly nào đó trong thời gian ngắn nhất. 
Sức nhanh có 3 hình thức biểu hiện chủ yếu: thời gian tiềm phục của phản ứng vận 
động, tốc độ từng cử động riêng lẻ, tần số động tác. Sự phát triển tố chất nhanh sớm 
hơn sự phát triển tố chất mạnh, khi đánh giá tố chất nhanh, người ta thường xác 
định tốc độ bơi ở cự li ngắn. Trong bộ môn Bơi lội sức nhanh ảnh hưởng rất lớn đến 
thành tích bơi của vận động viên. 
 Sức mạnh: Là khả năng khắc phục lực cản bên ngoài hoặc bên trong bằng sự 
nỗ lực của cơ bắp trong quá trình vận động, tố chất này cũng không kém phần quan 
trọng như sức nhanh vì trong mọi hoạt động như đi, chạy, nhảy đều cần đến sức 
mạnh. 
 Riêng đối với các em lứa tuổi 15,16 mặc dù giai đoạn này là thời điểm thuận 
lợi nhất nhưng do sự phát triển chưa hoàn chỉnh, cơ thể đang là thời kỳ phát triển 
mạnh đặc biệt là chiều cao nên phải sử dụng các bài tập như: khắc phục trọng lượng 
cơ thể, khắc phục lực cản của môi trường. 
Sức bền: Là khả năng của cơ thể khắc phục sự mệt mỏi trong hoạt động với 
thời gian dài, cường độ nhất định và hiệu quả, trong huấn luyện thể thao nếu không 
tạo ra mệt mỏi thì chức năng của cơ thể không thể nâng cao được. Do đó, trong 
huấn luyện sức bền phải dùng nhiều cách để khắc phục mệt mỏi, kể cả phải dùng ý 
chí để khắc phục mệt mỏi. Huấn luyện sức bền cho vận động viên nhằm khắc phục 
sự mệt mỏi trong thi đấu. Đây là tố chất thể lực rất quan trọng, nó tạo nền tảng để 
phát triển các tố chất thể lực khác. 
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lê Lợi Quảng Trị 
Giáo viên: Nguyễn Cửu Hưng Trang 6 
III.2. Lựa chon một số chỉ số trong công tác tuyển chọn vận động viên nhằm 
nâng cao chất lượng và thành tích môn Bơi lội cho đội tuyển bơi lội trường: 
III.2.1.Cơ sở để lựa chọn các chỉ số bài tập. 
Để lựa chọn các bài tập trong huấn luyện, giảng dạy Bơi lội cho đội tuyển bơi 
lội trường. Chúng tôi dựa trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, sách giáo khoa, các tài 
liệu liên quan đến môn học, đồng thời thông qua quan sát thực tiễn giảng dạy tại 
trung tâm huấn luyện, các giáo viên đồng nghiệp trường bạn, các huấn luyện viên 
tại các câu lạc bộ thể Bơi lội trong tỉnh. 
Dựa vào các vấn đề đã được đánh giá qua thực tiễn, qua quan sát, qua quá 
trình giảng dạy, huấn luyện và thực tế giảng dạy, huấn luyện các năm trước đây. 
Kết hợp trao đổi với các giáo viên, huấn luyện viên có kinh nghiệm, từ đó làm cơ sở 
thực tiễn cho việc lựa chọn các bài tập. 
III.2.2.Lựa chọn các bài tập giảng dạy, huấn luyện bơi lội cho đội tuyển bơi lội 
của trường trung học phổ thông Lê Lợi. 
Sau khi dựa trên các cơ sở lý luận và thực tiễn đã trình bày ở trên, chúng tôi đã 
tiến hành lựa chọn các bài tập theo 2 bước: 
Bước 1: Ngoài quan sát các giờ giảng dạy, huấn luyện của các giáo viên khác, 
chúng tôi tiến hành tham khảo các tài liệu về chuyên ngành bơi lội, các tài liệu 
trong giảng dạy, huấn luyện để lựa chọn những bài tập trong giảng dạy, huấn luyện 
bơi lội. Bước đầu chúng tôi đưa ra các bài tập như sau: 
* Bài tập bổ trợ trên cạn: 
Bài tập 1: Quay tay sấp. Đứng 2 chân rộng bằng vai gập thân người về trước, 
2 tay duổi thẳng về trước và thực hiện động tác tay phải hạ tay xuống dưới, ra sau, 
lên trên về trước, tay trai thực hiện như tay phải. Quay hai tay luân phiên từ chậm 
đến nhanh dần. 
Bài tập 2: Quay tay ngữa. Đứng chân trước sau ngữa thân người về về sau, 2 
tay duổi thẳng trên đấu và thực hiện động tác tay phải đưa ra sau hạ tay xuống dưới, 
ra trước và lên trên, tay trai thực hiện như tay phải. Quay hai tay luân phiên từ chậm 
đến nhanh. 
Bài tập 3: Ngồi đập chân. Hai tay chống về sau, hai chân duỗi thẳng, gót chân 
không chạm đất, chủ yếu dùng cơ bụng và cơ đùi và thực hiện đông tác chân phải 
nâng lên cách chân trái 20-30cm sau đó hạ chân phải xuống nâng chân trai lên hai 
chân thực hiên luân phiên từ chậm đến nhanh dần. 
Bài tập 4: Quạt tay trườn sấp. Chân đứng rộng bằng vai, người cúi, hai tay 
duỗi thẳng về trước. Tay phải quạt theo hướng vào trong (khuỷu tay hơi công) 
xuống dưới – ra sau, lòng bàn tay gần như vuông góc với hướng tiên, ngón tay 
khép. Tay trái tập tương tự như tay phải. Tập quạt hai tay liên tục từ chậm đến 
nhanh dần. 
Bài tập 5: Quạt tay kết hợp với thở chân đứng rộng bằng vai, người cúi, hai 
tay duỗi thẳng về trước, mặt hướng xuống đất. Tay phải hoặc tay trái làm động tác 
quạt nước đến ngang hông (giai đoạn đẩy nước) thì nghiêng đầu, khi tay vung trên 
không, đưa về trước, vào nước, bắt đầu quạt nước thì úp mặt vào nước thở ra. Tập 
quạt hai tay luân phiên từ chậm đến nhanh dần, mặt nghiêng thở một bên cố định 
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lê Lợi Quảng Trị 
Giáo viên: Nguyễn Cửu Hưng Trang 7 
theo chu kì quạt của một tay phải hoặc tay trái, tập thở theo chu kì 2hoawcj 3 quạt 
tay 1 lần thở. 
* Bài tập bổ trợ kĩ thuật dưới nước: 
Bài tập 6: Tại chổ đứng cúi người, hai tay cần phao duỗi thẳng trước đầu, hai 
tay làm động tác quạt nước luân phiên từ chậm đến nhanh dần không thở, có thở. 
Khối lượng tập thực hiện 2-3 lần 
Bài tập 7: Hai tay cầm phao duỗi thẳng trước đầu, tập động tác lướt nước đập 
chân không thở, nghiêng đầu có kết hợp thở. 
Bài tập 8: Kẹp phao ở chân tập động tác tay; quạt hai tay không thở, quạt hai 
tay có thơ. 
Bài tập 9: Cầm phao một tay duỗi thẳng trước đầu, đập chân quạt một tay có 
thơ. 
* Bài tập thể lực 
Bài tập 10: Bài tập biến tốc 
Bài tập 11: Bài tập tốc độ: 15m, 25m, 50m, 75m. 
Bài tập 12: Bài tập bậc thang: 
- Bài tập tăng dần: (15m, 25m, 50m, 75m); (100m, 200m, 300m, 400m). 
-Bài tập giảm dần: (75m, 50m, 25m, 15m); (400m, 300m, 200m, 100m). 
Bài tập 13: Bài tập xuất phát: 
- Bài tập xuất phát vào nước. 
Cách thực hiện: Hai tay khép duỗi thẳng phía trước đầu. Sau đó đổ người ra 
trước rồi dùng hai chân đạp vào máng nước, bật người thẳng ra để lao vào nước . 
Khối lượng: Mỗi buổi tập lặp lại 10-15 lần. 
 - Bài tập đứng trên thành bể hoặc bục xuất phát bật nhảy lao vào nước. 
Cách thực hiện: Đứng chân trước chân sau, ngón chân cái mím chặt mép thành 
bể, thân người cúi gập ra trước, đầu cúi khi có tín hiệu dùng chân chống cùng đạp 
thành bể, bật người ra trước. Khối lượng: Mỗi buổi tập từ 10-15 lần. 
Bài tập ngồi trên thành bể (hoặc bục xuất phát) cúi người hai tay để trước đầu 
bật nhảy lao vào nước. 
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lê Lợi Quảng Trị 
Giáo viên: Nguyễn Cửu Hưng Trang 8 
Cách thực hiện: Người tập đứng dạng hai chân song song, ngón chân cái mím 
chặt mép thành bể, hai tay duỗi thẳng về trước khi có tín hiệu xuất phát thì bật nhảy 
lao vào nước. Khối lượng: Mỗi buổi tập từ 10-15 lần. 
- Bài tập xuất phát hoàn chỉnh ở trên thành bể. 
Cách thực hiện: Tương tự như bài tập 3 nhưng tư thế chuẩn bị phải đúng yếu 
lĩnh như tư thế chuẩn bị xuất phát trên bục. Khối lượng: Mỗi tập tập nhảy 8-10 lần. 
Bài tập xuất phát hoàn chỉnh trên bục. 
Cách thực hiện: Giống bài tập 4, phải thực hiện động tác trên bục xuất phát. 
Động tác phối hợp vung tay và dậm nhảy phải nhịp nhàng, góc bật nhảy hợp lí, tư 
thế thân người bay trên không thẳng, đầu cúi. - Khối lượng: Mỗi lần tập nhảy 8-10 
lần, các lần sau tăng dần độ xa xuất phát. 
Bài tập 14: Bài tập quay vòng. 
- Bài tập trên cạn: 
Bài tập bắt chước quay vòng trên cạn: 
Cách thực hiện: Sinh viên sau khi bắt chước động tác bơi, một tay chạm nhẹ 
vào tường rồi đứng một chân làm trụ, thân người quay 1800 từ trước ra sau, sau đó 
bắt chân kia lên tường, cuối cùng vung tay cúi người song song với mặt đất làm tư 
thế chuẩn bị đạp nước. Khối lượng: Mỗi buổi tập lặp lại 10-12 lần. 
Bài tập Di động bằng động tác vừa quạt tay vừa đi bộ đến trước tường, làm 
động tác quay vòng. 
Cách thực hiện: Đứng cách tường khoảng 2-3m vừa đi vừa làm động tác quạt 
tay trườn sấp, khi tay thuận chạm vào tường thì tiến hành quay người giống như bài 
tập 1. Khối lượng: Mỗi buổi tập lặp lại 8-10 lần. 
- Bài tập dưới nước 
Tập động tác quay vòng ở chỗ nước cạn: 
Cách thực hiện: Giống bài tập 1 và 2 ở trên cạn, chỉ khác là thực hiện động tác 
ở dưới nước có độ sâu ngang ngực hoặc ngang bụng. - Khối lượng: Mỗi buổi tập 
lặp lại 10-12 lần. 
Tập quay vòng vung tay chậm kết hợp các giai đoạn của động tác quay vòng. 
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lê Lợi Quảng Trị 
Giáo viên: Nguyễn Cửu Hưng Trang 9 
 Cách thực hiện: Học sinh bơi sát vào thành bể đặt một tay đứng vị trí ở thành 
bể bơi, sau đó xoay người, co đùi, gập gối đạp chân vào thành bể. Khối lượng: Mỗi 
học sinh thực hiện 3 –4 tổ, mỗi tổ 5-6 lần, nghỉ giữa 1-2 phút. 
Bài tập 15: Bài tập đích: 
Bài tập tại chổ: Đứng cách thành bể 2-3m chồm người làm động tác lướt nước 
một tay hoặc hai tay chạm thành bể. Khối lượng mỗi học sinh thực hiện 3-4 tổ, mỗi 
tổ 5-6 lần, nhgix giữa 1-2 phút. 
Bài tập di chuyển: Đứng cách thành bể 5m, 10m, 15m, 25m khi nghe hiệu 
lệnh chồm người bơi vào chậm tay thành bể. Khối lượng mỗi học sinh thực hiện 5-7 
tổ, mỗi tổ 4-5 lần, nghĩ giữa 1-2 phút. 
Bước 2: Sau khi đưa ra các bài tập đã trình bày ở trên. Để đảm bảo tính khách 
quan và độ tin cậy trong việc lựa chọn các bài tập. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 
các giáo viên trực tiếp giảng dạy tại trường và các giáo viên đang công tác tại 
trường bạn, huấn luyện viên các câu lạc bộ (số phiếu phát ra 10, thu vào 10). Kết 
quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 1. 
BẢNG 1: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN LỰA CHỌN CÁC BÀI TẬP (n = 10) 
BÀI TẬP RẤT CẦN THIẾT CẦN THIẾT KHÔNG CẦN THIẾT 
n % n % n % 
Bài tâp 1 5 50 3 20 2 30 
Bài tâp 2 5 50 4 40 1 10 
Bài tâp 3 2 20 3 30 5 50 
Bài tâp 4 1 30 4 40 5 50 
Bài tâp 5 2 20 4 40 4 40 
Bài tâp 6 3 30 3 30 4 40 
Bài tâp 7 6 60 2 20 2 20 
Bài tâp 8 4 40 3 30 3 30 
Bài tâp 9 2 20 3 30 5 50 
Bài tâp 10 6 60 2 20 2 20 
Bài tâp 11 3 30 5 50 2 50 
Bài tập 12 7 70 2 20 1 10 
Bài tập 13 7 70 2 20 1 10 
Bài tập 14 5 50 4 40 1 10 
Bài tập 15 7 70 2 20 1 10 
Từ kết quả trên chúng tôi lựa chọn 10 bài tập có số phiếu tán thành từ 70% trở 
lên. Đó là các tập sau: 
Bài tập 1: Quay tay sấp. 
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lê Lợi Quảng Trị 
Giáo viên: Nguyễn Cửu Hưng Trang 10 
Bài tập 2: Quay tay ngữa. 
Bài tập 7: Hai tay cầm phao duỗi thẳng trước đầu, tập động tác lướt nước đập 
chân không thở, nghiêng đầu có kết hợp thở. 
Bài tập 8: Kẹp phao ở chân tập động tác tay; quạt hai tay không thở, quạt hai 
tay có thơ. 
Bài tập 10: Bài tập biến tốc 
Bài tập 11: Bài tập tốc độ: 15m, 25m, 50m, 75m. 
Bài tập 12: Bài tập bậc thang: 
Bài tập 13: Bài tập xuất phát: 
Bài tập 14: Bài tập quay vòng. 
Bài tập 15: Bài tập đích: 
Việc vận dụng các bài tập đã lựa chọn chỉ đạt kết quả khi có sự phân bổ hợp lý 
về lượng vận động theo mục đích tập luyện giảng dạy. Mục đích của việc nâng cao 
hứng thú khi tập bơi là để giúp học sinh đạt hiệu quả cao khi kiểm tra tuyển chọn 
những học sinh có thành tích tốt nhất vào đội tuyển của trường và từ đó giúp học 
sinh ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày. 
III.2.3. Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn: 
Để có thể đánh giá hiệu quả của các bài tập đã chọn, chúng tôi tiến hành kiểm 
chứng như sau: 
Nhóm đối chứng chúng tôi lấy kết quả đã kiểm tra môn bơi đội tuyển trường 
của năm học 2017 – 2018, tập theo chương trình giáo án và bài tập vẫn sử dụng 
trước đây. Tổng số giờ cho cả 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm là 24 tiết trong 5 
tuần. Ba tuần đầu mỗi tuần 4 tiết, 2 tuần sau mỗi tuần 6 tiết. 
- Nhóm thực nghiệm trên cơ sở vẫn dựa vào chương trình giáo án học giống 
nhóm đối chứng. Riêng việc sử dụng các bài tập khác, thì chúng tôi đưa các bài tập 
đã lựa chọn vào giảng dạy và huấn luyện (được trình bày ở bảng 2). 
BẢNG 2: NỘI DUNG GIẢNG DẠY CHO NHÓM THỰC NGHIỆM 
Tiết Nội dung 
1 Học - Các động tác khởi động. 
- Bài tập bổ trợ trên cạn. (bài tập 1,2 trang 6) 
- Bài tập bổ trợ dưới nước. (bài tập 7 trang 6; bài tập 8 trang 6) 
- Bài tập bậc thang (bài tập tăng dần) 
2 Ôn 
Học 
- Các động tác khởi động. 
- Bài tập bổ trợ trên cạn. (bài tập 1,2 trang 6) 
- Bài tập bổ trợ dưới nước. (bài tập 7,8 trang 6) 
- Bài tập biến tốc 
3 Ôn 
Học 
- Các động tác khởi động. 
- Bài tập bổ trợ trên cạn. (bài tâp 1,2 trang 6) 
- Bài tập bổ trợ dưới nước. ( Bài tập 7 trang 6; bài tập 8 trang 7) 
- Bài tập tốc độ: 15m, 25m, 50m, 75m. 
- Bài tập xuất phát (bài tập trên cạn) 
4 Ôn 
- Bài tập bổ trợ trên cạn. (bài tâp 1,2 trang 6) 
- Bài tập bổ trợ dưới nước. ( Bài tập 7 trang 6; bài tập 8 trang 7) 
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lê Lợi Quảng Trị 
Giáo viên: Nguyễn Cửu Hưng Trang 11 
- Bài tập bậc thang. (bài tập giảm dần) 
- Bài tập xuất phát. (bài tập trên cạn, dưới nước) 
5 Ôn 
Học 
- Các động tác khởi động. 
- Bài tập bổ trợ trên cạn. (bài tâp 1,2 trang 6) 
- Bài tập bổ trợ dưới nước. ( Bài tập 7 trang 6; bài tập 8 trang 7) 
- Bài tập biến tốc 
- Bài tập quay vòng. (bài tập trên cạn) 
6 Ôn 
Học 
- Bài tập bổ trợ trên cạn. (bài tâp 1,2 trang 6) 
- Bài tập bổ trợ dưới nước. ( Bài tập 7 trang 6; bài tập 8 trang 7) 
- Bài tập tốc độ 15m, 25m, 50m, 75m. 
- Bài tập đích. (bài tập trên cạn) 
7 Luyện 
tập 
- Các động tác khởi động. 
- Bài tập bổ trợ trên cạn. (bài tâp 1,2 trang 6) 
- Bài tập bổ trợ dưới nước. ( Bài tập 7 trang 6; bài tập 8 trang 7) 
- Bài tập bậc thang. (bài tập tăng dần) 
- Bài tập xuất phát. (Bài tập dưới nước) 
8 Luyện 
tập 
- Bài tập bổ trợ trên cạn. (bài tâp 1,2 trang 6) 
- Bài tập bổ trợ dưới nước. ( Bài tập 7 trang 6; bài tập 8 trang 7) 
- Bài tập biến tốc; Bài tập quay vòng. (bài tập dưới nước) 
9 Luyện 
tập 
- Các động tác khởi động. 
- Bài tập bổ trợ trên cạn. (bài tâp 1,2 trang 6) 
- Bài tập bổ trợ dưới nước. ( Bài tập 7 trang 6; bài tập 8 trang 7) 
- Bài tập tốc độ 15m, 25m, 50m, 75m. 
- Bài tập đích. (Bài tập trên cạn, bài tập dưới nước) 
10 Luyện 
tập 
- Bài tập bổ trợ dưới nước. ( Bài tập 7 trang 6; bài tập 8 trang 7) 
- Bài tập bậc thang. (bài tập tăng dần) 
- Bài tập xuất phát. (Bài tập dưới nước) 
11 Luyện 
tập 
- Các động tác khởi động. 
- Bài tập bổ trợ trên cạn. (bài tâp 1,2 trang 6) 
- Bài tập bổ trợ dưới nước. ( Bài tập 7 trang 6; bài tập 8 trang 7) 
- Bài tập bậc thang. (Bài tập giảm dần) 
- Bài tập xuất phát. (Bài tập dưới nước) 
12 Luyện 
tập 
- Bài tập bổ trợ trên cạn. (bài tâp 1,2 trang 6) 
- Bài tập bổ trợ dưới nước. ( Bài tập 7 trang 6; bài tập 8 trang 7) 
- Bài tập biến tốc; Bài tập quay vòng. (bài tập dưới nước) 
13 Luyện 
tập 
- Các động tác khởi động. 
- Bài tập bổ trợ trên cạn. (bài tâp 1,2 trang 6) 
- Bài tập bổ trợ dưới nước. ( Bài tập 7 trang 6; bài tập 8 trang 7) 
- Bài tập tốc độ 15m, 25m, 50m, 100m. 
- Bài tập đích. (Bài tập dưới nước) 
14 Luyện 
tập 
- Bài tập bổ trợ trên cạn. (bài tâp 1,2 trang 6) 
- Bài tập bổ trợ dưới nước. ( Bài tập 7 trang 6; bài tập 8 trang 7) 
- Bài tập bậc thang. (bài tập tăng dần) 
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lê Lợi Quảng Trị 
Giáo viên: Nguyễn Cửu Hưng Trang 12 
- Bài tập xuất phát. (Bài tập dưới nước) 
15 Luyện 
tập 
- Các động tác khởi động. 
- Bài tập bổ trợ trên cạn. (bài tâp 1,2 trang 6) 
- Bài tập bổ trợ dưới nước. ( Bài tập 7 trang 6; bài tập 8 trang 7) 
- Bài tập biến tốc; Bài tập xuất phát. (Bài tập dưới nước) 
16 Luyện 
tập 
- Bài tập bổ trợ trên cạn. (bài tâp 1,2 trang 6) 
- Bài tập bổ trợ dưới nước. ( Bài tập 7 trang 6; bài tập 8 trang 7) 
- Bài tập quay vòng. (bài tập dưới nước); Trò chơi tiếp sức 
17 Luyện 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_mot_so_chi_so_trong_cong_tac.pdf