Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu: “Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm

cho học sinh THCS”

1.1: Văn biểu cảm là loại văn thể hiện nội tâm, tâm trạng của người viết.

Ngồi trước trang giấy, nếu tâm hồn trống rỗng không cảm xúc, đầu óc mông

lung không rõ ý nghĩ gì thì người viết không thể có được một bài văn biểu cảm

có hồn. Lúc đó, bài văn hoặc khô khan, nhạt nhẽo, ngắn ngủi hoặc giả tạo, vay

tình mượn ý. Người giáo viên, khi dạy văn THCS nói chung, dạy văn biểu cảm

nói riêng, ngoài nắm kiến thức, phương pháp lên lớp còn cần có một tâm hồn,

một trái tim sống cùng tác giả, tác phẩm.

1.2: Để dạy và học tốt văn biểu cảm ở THCS, người dạy và người học cần

nắm vững hệ thống 6 bài học và luyện tập về văn biểu cảm (trong số 14 tiết học

văn biểu cảm ở lớp 7 – học kì I ) gồm :

- Tìm hiểu chung về văn biểu cảm

- Đặc điểm của văn biểu cảm

- Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm

- Cách lập ý của bài văn biểu cảm

- Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm

- Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

pdf 21 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 535Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài cây, cảnh vật . . .)nào? Về người nào? Về tác phẩm nào ? 
- Em viết bài biểu cảm đó nhằm mục đích gì?(giãi bày cảm xúc, tình cảm 
nào?) 
- Em viết bài biểu cảm đó để ai đọc(cô giáo, thầy giáo, bố mẹ, bạn bè. . .)? 
Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS 
 5/19 
Lời giải đáp cho ba câu hỏi trên sẽ quyết định nội dung bài viết (trình bày cảm 
xúc gì ?), giọng điệu bài viết (viết cho bạn bè phải là giọng văn thân mật, có thể 
suồng sã; còn viết cho thầy cô hoặc bố mẹ phải thân thiết nhưng nghiêm trang ) 
Tìm ý 
 Giáo viên chỉ ra cho học sinh cách đi tìm ý như sau: Tìm ý cho bài văn biểu 
cảm chính là tìm cảm xúc, tìm những ý nghĩ và tình cảm để diễn đạt thành nội 
dung của bài. Ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm muôn màu muôn vẻ trong các bài văn 
biểu cảm đều bắt nguồn từ việc quan sát cuộc sống xung quanh, từ những gì 
người viết đã sống và trải qua, đã tiếp xúc trong tác phẩm. Vì thế, muốn tìm ý 
cho bài văn biểu cảm không phải cứ ngồi một chỗ mà đợi ý nghĩ, cảm xúc đến. 
Sau khi có một đề bài, hãy quan sát kĩ đối tượng đề bài nêu ra để từ đó, cảm xúc 
xuất hiện. Nếu không có điều kiện quan sát trực tiếp, hãy lục lọi trong trí nhớ, 
trong kỉ niệm những gì mình biết về đối tượng và từ từ nhớ lại các chi tiết. Nếu 
cả kỉ niệm trong kí ức cũng không có thì tìm đọc sách báo, xem phim ảnh về đối 
tượng để ghi nhận các chi tiết cần thiết. 
 Đối với văn biểu cảm về tác phẩm văn học, cảm xúc và suy nghĩ về tác 
phẩm văn học được nảy sinh từ bản thân tác phẩm. Tìm ý trong trường hợp này 
chính là đọc kĩ ,đọc đi đọc lại nhiều lần tác phẩm, ngẫm nghĩ tìm ra vẻ đẹp, tìm 
ra triết lí của nội dung, tìm ra cái mới, cái độc đáo của các yếu tố hình thức nghệ 
thuật. 
b. Lập dàn ý 
 Bài văn biểu cảm cũng có kết cấu ba phần (mở bài, thân bài, kết bài ) như 
các kiểu văn bản khác. Mở bài nhằm giới thiệu đối tượng và cảm xúc chính về 
đối tượng. Phần thân bài là sự phát triển các cảm xúc chính đã nêu ra ở phần mở 
bài. Phần kết bài khép lại các ý đã trình bày. 
c. Viết bài 
 Viết bài văn biểu cảm là việc viết các đoạn văn và nối chúng với nhau, tạo 
thành chỉnh thể thống nhất. Khi viết bài cần thực hành thành thạo kĩ năng hành 
văn, đặt câu, sử dụng từ, chọn giọng điệu, cách bộc lộ cảm xúc phù hợp. Khi 
viết bài, kết nối các đoạn trong bài văn biểu cảm cần chú ý đến lôgíc phát triển 
của cảm xúc, của tình cảm. Theo lôgíc này, mỗi đoạn trong bài đều phải hướng 
vào làm nổi rõ lên cảm xúc chính, tình cảm chính. 
d. Sửa bài 
 Đa số học sinh khi làm bài không biết cách phân phối thời gian hợp lí nên 
viết xong là nộp bài, thậm chí hết thời gian nhưng vẫn chưa làm xong bài. Do 
Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS 
 6/19 
đó, khâu tự sửa bài sau khi viết không được coi trọng. GV cần nhắc nhở các em 
chú trọng hơn đến việc sửa bài trước khi nộp. 
 Như vậy: Để dạy tốt văn biểu cảm, giáo viên nên chú ý trước tiên đến việc 
đổi mới cách ra đề. Từ đề tài chung cho cả lớp (có tính định hướng chung), phải 
thực hiện quá trình cá thể hóa đề bài (quá trình hướng dẫn mỗi học sinh đi từ đề 
tài chung cho cả lớp đến việc xác định đề bài riêng, đề bài cụ thể phù hợp với 
vốn sống, với tình cảm, cảm xúc riêng của mỗi học sinh). Một lí luận sư phạm 
tôi đã rút ra được trong quá trình giảng dạy, đó là: Giáo viên không được bắt học 
sinh viết bài văn biểu cảm về đề tài các em chưa được sống, chưa có hiểu biết, 
có cảm xúc nếu giáo viên muốn học sinh làm tốt yêu cầu mình đưa ra. 
 Khi chấm bài làm văn biểu cảm của học sinh, giáo viên nên coi trọng tính cá 
biệt, sự độc đáo trong suy nghĩ, rung động có trong nội dung hơn là độ dài của 
bài. Nếu bài văn biểu cảm của các em chỉ cần có được một, hai cảm nhận hoặc 
một, hai nội dung có sắc thái tình cảm riêng, các thầy cô giáo nên trân trọng, 
biểu dương và tỏ thái độ đánh giá cao qua cách cho điểm. 
 Giáo viên cần hướng dẫn, khuyến khích và khuyến khích hơn nữa việc học 
sinh đọc sách, bắt đầu từ việc đọc các văn bản trong SGK. Thực tế cho thấy học 
sinh rất lười đọc sách dẫn đến đọc yếu, gây khó khăn cho việc cảm thụ văn bản. 
Chính vì thế, giáo viên cần khơi nguồn và nuôi dưỡng thói quen đọc sách của 
học sinh bằng cách: trong mỗi tiết dạy giáo viên lấy dẫn chứng, ví dụ, trích các 
câu nói, đoạn thơ, đoạn văn hay từ các sách tham khảo, sách nâng cao, các tác 
phẩm văn học và cho các em trực tiếp nhìn thấy. Khi giáo viên làm được như 
thế, không cần phải “Khua chiêng gõ mõ”, tự các em sẽ tìm đến với sách, làm 
bạn với sách. Khi bồi dưỡng học sinh năng khiếu văn, tôi phát hiện thấy học 
sinh thích dùng sách theo cô giáo, có lẽ là mong có tài liệu để làm đúng ý cô. 
Tôi đã cất công đến hiệu sách và tìm sách để đọc qua có tính chất “thẩm định 
sách ” tôi cung cấp cho các em sách nào tốt hợp với các em, tôi cũng dùng để 
khuyến khích các em đọc. Tôi thấy cách này cũng có hiệu quả vì học sinh của 
tôi đã thích mua sách tìm sách để đọc. 
 Một học sinh muốn học tốt văn biểu cảm cần phải có kĩ năng diễn đạt trôi 
chảy, hấp dẫn. Giáo viên nên giao các bài tập rèn viết ở nhà cho học sinh sau 
mỗi tiết học. Đặc biệt, giáo viên nên hướng dẫn các em cách viết nhật kí để giúp 
các em nuôi dưỡng tình cảm đẹp khi còn ngồi trên ghế nhà trường. 
Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS 
 7/19 
* Giáo viên hướng dẫn cho học sinh biết cách tạo cảm xúc khi làm văn 
biểu cảm: 
 Văn là cuộc sống, vì thế muốn có cảm xúc để viết văn biểu thì cần có cảm 
xúc với chính cuộc sống đời thường xung quanh chúng ta. Giáo viên nên khơi 
gợi cảm xúc của học sinh bằng cách nói chuyện gợi cho các em có cơ hội nói lên 
em thấy thế nào trước vật ấy, người ấy, sự việc ấy? Ví dụ khi biểu cảm về loài 
cây tôi thường hỏi các em thích cây nào? Vì sao em thích, vì sao em không 
thích? Nếu các em không trả lờí được tôi sẽ gợi ý cho các em: vẻ đẹp lơi ích , kỉ 
niệm gắn bó.với cây đó. Từ đó để các em nảy sinh tình cảm tích cực về các 
loài cây. Khi biểu cảm về người tôi hỏi các em ở khu chúng ta hiện nay có rất 
nhiều người lang thang và có vấn đề về thần kinh các em nghĩ gì khi gặp họ? 
Các em nói: sợ họ, ghét họ, thấy ghê tởm, thấy thương họ. Tôi nói tiếp các em 
thử nghĩ nếu những người ấy là bố mẹ, cô dì, chú bác, anh em mình thì sao? Các 
em nghĩ một lát rồi đều nói là thương họ. Tôi cũng nói cho các em biết hàng 
ngày khi gặp họ tôi đã nghĩ gì cảm thấy thế nào, muốn làm gì. Tôi cảm nhận sau 
khi chia sẻ các em nảy sinh tình cảm rất tích cực. Hoặc trước khi viết bài về mẹ 
tôi đã chia sẻ cảm xúc của tôi khi mẹ mình mắc bệnh nan y và những cảm xúc 
của mình khi mẹ qua đời Tất cả những chia sẻ ấy đã có ích rất nhiều trong 
việc khơi gợi, nuôi dưỡng cảm xúc của học sinh. Giáo viên chỉ cho học sinh 
thấy tất cả mọi thứ quen thuộc đôi khi ta không lắng lòng cảm nhận ta sẽ quên 
mất nó và vô cảm với nó rồi dần dần trái tim sẽ chai sạn, khô cằn. Biết nuôi cảm 
xúc là cách hiệu quả để có thể làm tốt văn biểu cảm. 
* Giáo viên hướng dẫn cho học sinh biết cách thể hiện cảm xúc khi làm 
văn biểu cảm: 
- Biểu cảm trực tiếp: 
 Biểu cảm trực tiếp là cách diễn đạt tình cảm, cảm xúc, ý nghĩ của người viết 
một cách rõ ràng bằng các từ ngữ, câu chữ chứ không phải thông qua các hình 
thức biểu hiện khác. Đây là cách dùng phổ biến trong văn biểu cảm. Học sinh 
vận dụng cách biểu cảm trực tiếp vào bài viết cũng dễ dàng hơn hình thức biểu 
cảm gián tiếp vì nó dễ nhận biết, dễ thực hiện và dễ tác động một cách trực tiếp 
đến tình cảm của người đọc. Nhưng nếu vận dụng không khéo, bài viết của các 
em dễ rơi vào tình trạng giả tạo, gượng ép, sáo mòn, gây phản cảm cho người 
đọc. Vì thế khi viết bài các em cần chú ý kĩ năng vận dụng cách tạo cảm xúc sao 
cho tự nhiên, chân thực. Hình thức biểu cảm trực tiếp thường sử dụng các cách 
tạo cảm xúc sau: 
Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS 
 8/19 
+ Sử dụng từ ngữ biểu cảm: 
 Sử dụng những động từ chỉ cảm xúc, trạng thái tình cảm của con 
người: 
 Ví dụ: “Tôi phập phồng cùng những nụ hoa đang bắt đầu hé nở. Tôi mê 
mẩn trước những bông hoa đang tỏa bừng rực rỡ. Tôi ngây ngất trước những hàng 
hoa đang lặng lẽ đưa hương, như muốn ủ vào đất, ướp lên trời, như muốn len vào 
hồn người. Tôi ngạc nhiên cùng mảnh đất ấy, âm thầm và lặng lẽ, giản dị và lớn 
lao, suốt đời đất ở dưới chân người bất ngờ bung lên tỏa bao sắc màu” 
 ( Trích Loài hoa tôi yêu – Hạ Huyền ) 
Nhận xét: Trong đoạn văn trên để bộc lộ cảm xúc của mình về các loài hoa, tác 
giả sử dụng những động từ chỉ trạng thái cảm xúc một cách tự nhiên say mê. 
 Sử dụng từ ngữ gợi hình, gợi cảm, đặc biệt từ tượng thanh, tượng hình: 
 Ví dụ: “Hằng năm, cứ vào cữ hạ sớm này, người Hà Nội lại được hưởng 
những cơn mưa lá sấu vang ào ạt rơi trong hương sấu dìu dịu thơm thơm. 
Hương lá sấu dịu dàng, ướp cả bầu không khí tinh khôi khiến ta muốn hít thật 
sâu cho căng tràn lồng ngực... Những mảng hoa hình sao màu trắng chao 
nghiêng trong gió, đậu xuống mái tóc các cô gái lấm tấm khắp cả mặt đường” 
( Tạ Việt Anh ) 
Nhận xét: Trong đoạn văn trên để bộc lộ cảm xúc của mình về cây sấu, hoa sấu, 
mùi hương của hoa tác giả sử dụng những từ láy gợi tình yêu, sự gắn bó với cây 
sấu Hà Nội. Qua đó bộc lộ tình yêu của Hà Nội của người viết. 
+ Dùng từ cảm thán, câu cảm thán: 
 Ví dụ: “ Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân 
dầm sương dãi nắng đã thành bệnh” 
 ( Tuổi thơ im lặng – Duy Khán ) 
 Ví dụ: “ Quê tôi lắm nằng nhiều mưa Chao ôi! Sức sống của cây cau sao 
mà bền bỉ, mãnh liệt như vậy!” 
Nhận xét: Trong hai ví dụ trên tác giả bộc lộ cảm xúc trực tiếp bằng từ cảm thán 
và câu cảm thán. 
- Biểu cảm gián tiếp: 
 Là cách biểu đạt tình cảm, cảm xúc, ý nghĩ của người viết thông qua các hình 
thức biểu hiện khác như dùng biện pháp tu từ ẩn dụ, tượng trưng Ngoài ra 
cũng có thể diến đạt qua cảnh vật, con người có liên quan đến cảm nghĩ; trong 
trường hợp này họ thường sử dụng yếu tố từ sự, miêu tả để khêu gợi cảm xúc. 
Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS 
 9/19 
+ Dùng biện pháp tu từ ẩn dụ tượng trưng: 
Ví dụ: “ Thân gầy guộc, lá mong manh 
 Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi? () 
 Nòi tre đâu chịu mọc cong 
 Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường 
 Lưng trần phơi nắng phơi sương 
 Có manh áo cộc tre nhường cho con ” 
 ( Tre Việt Nam – Nguyễn Duy ) 
Nhận xét: Nhà thơ Nguyễn Duy đã lấy cây tre làm hình ảnh ẩn dụ để thể hiện 
cảm nghĩ về con người Việt Nam. Bằng cách này tác giả tạo ra hai lớp nghĩa cho 
bài thơ: ca ngợi đặc điểm của cây tre, ca ngợi phẩm chất của con người Việt 
Nam kiên cường bất khuất nhưng giàu lòng yêu thương, đùm bọc, nhân hậu. 
+ Dùng yếu tố tự sự, miêu tả: 
 Yếu tố miêu tả: 
Ví dụ: “ Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để 
khỏi trơn ngã. Người ta nói “Đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ 
cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan 
bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm 
tấm.” 
 (Tuổi thơ im lặng- Duy Khán) 
Nhận xét: Qua việc miêu tả bàn chân của bố, tác giả đã thể hiện lòng thương 
cảm, thấu hiểu sự vất vả, nhọc nhằn của bố. Tác giả đã truyền đến người đọc 
tình yêu với người cha sâu sắc. 
 Yếu tố tự sự: 
Ví dụ: “Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con 
chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố 
tất bật đi từ khi sương còn đẫm cành cây, ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ 
đẫm sương đêm” 
(Tuổi thơ im lặng- Duy Khán) 
Nhận xét: Đoạn văn đã kể lại những việc bố làm nhưng không nhằm mục đích 
để kể mà để thể hiện tình cảm của con với bố. 
Như vậy các yếu tố miêu tả, tự sự có tác dụng là phương tiện khơi gợi cảm xúc, 
làm cho cảm xúc được thăng hoa. 
+ Dùng câu hỏi tu từ và các biện pháp nghệ thuật khác: 
Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS 
 10/19 
Ví dụ: “Nước biển Cô Tô sao chiều nay nó xanh quá quắt đến như vậy? (...) Cái 
màu xanh luôn luôn biến đổi của nước biển chiều nay trên biển Cô Tô như là 
thử thách cái vốn từ vị của mỗi đứa tôi đang nổi gió trong lòng. Biển xanh như 
gì nhỉ? Xanh như lá chuối non? Xanh như lá chuối già? Xanh như mùa thu ngả 
cốm làng Vòng? Nước biển Cô Tô đang đổi từ vẻ xanh này sang vẻ xanh khác. 
Nó xanh như cái màu áo Kim Trọng trong tiết Thanh Minh? Đúng một phần 
thôi. Bởi vì con sóng vừa dội lên kia đã gia giảm thêm một chút gì, đã pha biến 
sang màu khác. Thế thì nước biển xanh như cái vạt áo nước mắt của ông quan 
Tư mã nghe đàn tỳ bà trên con sóng Giang Châu thì có đúng không? Chưa được 
ư? Thế thì nó xanh như một màu áo cưới, được không? Hay là nói thế này: nước 
biển chiều nay xanh như một trang sử của loài người, lúc con người còn phải 
viết vào thân tre? Nghe hơi trừu tượng phải không?...” 
(Cô Tô – Nguyễn Tuân) 
Nhận xét: Tác giả thể hiện sự bất ngờ, sự say mê, thích thú của mình trước vể 
đẹp kì diệu của nước biển Cô Tô qua các hình ảnh so sánh, câu hỏi tu từ. 
+ Dùng các kết cấu trùng điệp, điệp từ, điệp ngữ: 
Ví dụ: “Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối 
tình đầu chứa nhiều ngang trái. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt 
ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất 
ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong 
vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố 
phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng 
của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số 
đường còn nhiều cây xanh che chở”. 
(Sài Gòn tôi yêu- Minh Hương) 
Nhận xét: Tác giả đã bộc lộ tình yêu của mình với Sài Gòn nồng nhiệt, sâu sắc 
qua biện pháp tu từ điệp từ, điệp cấu trúc. Giọng văn tha thiết nhịp nhàng cũng 
chính là do các biện pháp này tạo ra. Rõ ràng người đọc đã rất ấn tượng với cảm 
xúc của tác giả. 
Rõ ràng nếu giáo viên hướng dẫn học sinh cách biểu cảm cụ thể, giúp học sinh 
học biểu cảm theo những ví dụ cụ thể thì học sinh sẽ hiểu và nhanh chóng nắm 
bắt được kỹ năng biểu cảm. Phân biệt văn tự sự, miêu tả với việc dùng tự sự, 
miêu tả để biểu cảm, chứ không nhầm biểu cảm thành kể, tả. 
Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS 
 11/19 
3.2: Đối với học sinh 
 Để học tốt văn biểu cảm, cần biết tạo nên cảm xúc; bởi cảm xúc là sự cảm 
thụ của trái tim, của tấm lòng và tình cảm người học. Các em hãy đến với giờ 
văn bằng trái tim, bằng tấm lòng của mình thì những cung bậc tình cảm vui, 
buồn, thương, hờn giận từ bài giảng của thầy cô sẽ đi vào lòng các em. Các em 
sẽ biết thương cảm những số phận bất hạnh, biết căm ghét sự bất công, cái xấu, 
cái ác; biết yêu thiên nhiên hoa cỏ, yêu quê hương đất nước, “Người với người 
sống để yêu nhau” ( Tố Hữu). 
 Để làm tốt một bài văn biểu cảm, khi làm bài, trước tiên, các em cần định rõ 
cho mình các yêu cầu cụ thể để biến đề tài chung cho cả lớp thành đề bài của 
riêng mình. Sau đó, cần xác định rõ những tình cảm cảm xúc, những rung 
động nào là mạnh mẽ, là riêng của mình. Hãy tập trung trình bày những tình 
cảm, cảm xúc, suy nghĩ đó một cách trực tiếp hoặc gián tiếp (qua miêu tả 
cảnh vật, qua một câu chuyện . . . ). Các em cần chú ý đến sự riêng biệt, độc 
đáo của nội dung hơn là ham viết dài. Đồng thời, cần lựa chọn các từ ngữ, 
hình ảnh (so sánh ví von, so sánh ngầm . . . )thích hợp để diễn tả những tình 
cảm, cảm xúc, suy nghĩ của mình. Điểm quan trọng nhất để làm bài văn biểu 
cảm đạt kết quả cao là tự bản thân các em hãy tích cực đọc sách, tích cực 
tham gia các hoạt động trong nhà trường, ngoài xã hội để có thêm vốn sống, 
vốn hiểu biết. Các em nên viết nhật ký hoặc những bài viết ngắn ghi nhanh lại 
cảm xúc của mình trong cuộc sống hàng ngày. Qua đó, các em cần chú ý rèn 
luyện cho tâm hồn mình trở nên chứa chan những tình cảm yêu, ghét, buồn, 
thương, hờn giận, nhớ nhung . . . dạt dào những suy nghĩ đẹp đẽ cao thượng 
về tình bạn, tình yêu thương cha mẹ thầy cô, yêu quê hương đất nước . . . Đó 
là cái gốc to, là những chùm rễ sâu cung cấp chất bổ dưỡng cho cây văn biểu 
cảm luôn xanh tươi, nở hoa, kết trái. 
4. Hiệu quả của sáng kiến: 
 Qua rút kinh nghiệm và thay đổi, áp dụng những giải pháp nêu trên tôi nhận 
thấy chất lượng dạy và học văn biểu cảm ở môn văn khối 7 năm học 2016– 2017 
được nâng cao rõ rệt. Ở phương diện là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng 
dạy, tôi thấy mình vững vàng hơn trong chuyên môn; tự tin say mê hơn với sự 
nghiệp trồng người. Ai đó đã từng nói “Nghiệp văn là nghiệp khổ” nhưng tôi 
chẳng thấy khổ chút nào mà ngược lại, tôi thấy mình sung sướng hạnh phúc vì 
được cống hiến, góp sức mình làm đẹp cho đời. Đối với các em học sinh, các em 
bước đầu đã ý thức được tầm quan trọng của môn văn, biết bộc lộ cảm xúc của 
Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS 
 12/19 
mình đúng cách, đúng nơi, đúng lúc. Số lượng học sinh có kĩ năng làm văn biểu 
cảm tốt khá nhiều. 
* Tôi ra đề văn biểu cảm cho bài viết tập làm văn số 3: Biểu cảm về một người 
mà em yêu quý( Cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè.) 
Và đây là bài viết của một số em: 
Bài thứ nhất; 
 “Đêm nay con ngủ giấc tròn 
 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.” 
Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, 
được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không dược chìm vào giấc mơ 
trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con 
bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai sẵn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng 
con như mẹ. Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là 
người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này. 
Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái 
nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh mà mẹ chỉ 
có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 
40,của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp 
hơn những phụ nữ khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, 
nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của một người lãnh đạo, ai cũng 
nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. 
nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan 
biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao 
giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như một dòng yêu 
thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi 
môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào,  qua tất cả những gì của mẹ. tình yêu 
ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm thấy đuợc thôi. Từ nhỏ đến 
lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như một ân huệ, môt điều đương 
nhiên. Trong con mắt một đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao 
giờ tôi tự đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? Mẹ 
tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật ác. Đã bao 
lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối 
hận. Rồi cho đến một lần Tôi đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của 
mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to:“ Sao mẹ quá 
đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, 
con không cần mẹ nữa! ” Cứ tưởng, tôi sẽ ăn một cái tát đau điếng. Nhưng 
Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS 
 13/19 
không mẹ chỉ lặng người, 2 gò má tái nhợt, Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến 
tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ. Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc 
cho mẹ cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. 
Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt 
hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sống 
trong một thế giới không có mẹ, không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng 
đó đâu lấp đầy dược cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối 
hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương?  Suy nghĩ miên man làm 
tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, t

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_lam_van_bieu_cam_cho_hoc_s.pdf