Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học đọc hiểu các văn bản văn học phi hư cấu trong chương trình Ngữ văn THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học đọc hiểu các văn bản văn học phi hư cấu trong chương trình Ngữ văn THPT

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Trong chương trình môn Ngữ văn trung học phổ thông, các văn bản văn

học phi hư cấu chiếm tỷ lệ không lớn, song không thể thiếu, nhằm cấp cho học sinh

một cái nhìn toàn diện về các hình thức văn bản văn học. Hầu hết các văn bản văn học

phi hư cấu được dạy, học trong chương trình THPT là văn học Việt Nam, tiêu biểu,

đặc sắc ở những thời kỳ khác nhau. Dạy học các văn bản này, vì vậy không chỉ để hiểu

nội dung văn bản, mà còn giúp các em hiểu hơn về con đường vận động, phát triển của

các hình thức văn học dân tộc.

1.2. Dạy học đọc hiểu là phương pháp dạy học tích cực, nhằm phát huy khả

năng chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc tiếp nhận những giá trị tư tưởng, nghệ

thuật đặc sắc của văn bản văn học. Tuy nhiên, cho đến nay những nghiên cứu về

phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản văn học chưa có nhiều thành tựu, nhất là với

những văn bản văn học phi hư cấu. Người dạy và người học đang gặp không ít khó

khăn, cả trong nhận thức và thực tiễn dạy học.

1.3. Mỗi loại văn bản văn học có chức năng, cấu trúc, và sức hấp dẫn riêng.

Theo đó, dạy học đọc hiểu văn bản văn học phi hư cấu cũng có nguyên tắc, cách thức

riêng. Cái riêng đó là gì? Làm thế nào để giúp học sinh nhận biết được điều đó? Đó là

những vấn đề chưa có được sự rõ ràng trong nhận thức và thực tiễn dạy học môn Ngữ

văn ở trường THPT hiện nay.

1.4. Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Dạy học đọc hiểu

các văn bản văn học phi hư cấu trong chương trình Ngữ văn THPT” với mong

muốn góp phần giải quyết một số vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra.

pdf 56 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 525Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học đọc hiểu các văn bản văn học phi hư cấu trong chương trình Ngữ văn THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oàn toàn có thể giành lấy ngôi vua về tay 
mình. Việc thử lòng Dã Tượng và Yết Kiêu, một mặt, thấy được nhân cách cao thượng 
và tấm lòng trung nghĩa, thẳng thắn, cương trực, hết lòng vì chủ của hai gia nô, mặt 
khác, khẳng định tư tưởng của Trần Quốc Tuấn hoàn toàn đúng, nên đã tìm được sự 
đồng cảm ở mọi người, kể cả tầng lớp gia nhân. Chi tiết ông cảm động đến khóc, khi 
nghe lời giãi bày của người gia nô là một chi tiết đắt giá, cho thấy nhân cách cao cả 
của ông. Việc thử thách với hai người con trai Quốc Hiến và Quốc Tảng với hai câu 
trả lời trái ngược nhau và hai thái độ khác nhau đã làm rõ tính cách thận trọng, trung 
nghĩa và lối giáo dục con cái trong một nhà rất công bằng và nghiêm khắc của Hưng 
Đạo Vương. Công lao, đức độ của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn được lưu 
truyền, được nhân dân quý mến, trân trọng bậc nhất. Ông không chỉ là vị Quốc Công 
Tiết chế văn võ song toàn, mà còn là chỗ dựa tinh thần cho hai vua trong những lúc 
vận nước lâm nguy. Câu nói khảng khái của ông gợi nhớ đến câu nói của Trần Thủ Độ 
mấy chục năm trước đó: “Đầu tôi chưa rơi, xin bệ hạ đừng lo!”. Ông tiến cử được 
nhiều người tài, soạn nhiều sách huấn luyện quân sự, binh pháp, và khích lệ tinh thần 
chiến đấu của tướng sĩ dưới quyền. Hình ảnh này đã được khắc họa đậm nét trong 
Hịch tướng sĩ do ông viết (tác phẩm HS đã được học ở THCS). Mặc dù hình ảnh Hưng 
19 
Đạo Vương có chi tiết thần thánh hóa trong tâm thức của nhân dân, nhưng về cơ bản 
nhân vật lịch sử này được tác giả thuật lại rất chân thật, sinh động và hấp dẫn. 
Theo Nguyễn Đăng Na, “kí chỉ thực sự ra đời khi người cầm bút trực diện trình 
bày đối tượng phản ánh bằng cảm quan của chính mình”. Quả đúng như vậy, với thể 
loại kí, từ cổ chí kim, cái tôi của người cầm bút luôn được thể hiện rõ nét. Theo đó, 
trong một văn bản văn học phi hư cấu, cái tôi tác giả lúc nào cũng hiện diện. Đọc hiểu 
văn bản, vì vậy phải nhận ra được cái tôi này. Tư tưởng, tình cảm, cách nhìn hiện thực 
cuộc sống con người của nhà văn đều được thể hiện qua cái tôi tác giả. Vào phủ chúa 
Trịnh là văn bản được viết theo hình thức ký sự. Cái tôi tác giả bộc lộ trước hết ở thái 
độ, cách nhìn nhận của tác giả đối với cuộc sống nơi phủ chúa một cách chân thật, 
khách quan. Lê Hữu Trác đã miêu tả, ghi chép tỉ mỉ, đầy đủ con đường vào phủ chúa, 
từ khi được lệnh truyền cho đến khi y lệnh về chờ thánh chỉ. Sự xa hoa, quyền quý 
trong bức tranh hiện thực được miêu tả, tự nó phơi bày ra trước mắt người đọc. Tác giả 
còn thể hiện trực tiếp thông qua cách quan sát, lời bình và những suy nghĩ của mình về 
sự tráng lệ, dư thừa, xa hoa nơi phủ chúa. Ông nhận xét: “cảnh giàu sang của vua chúa 
thực khác hẳn người thường”. Tác giả còn làm một bài thơ miêu tả cái đẹp rực rỡ, sang 
trọng của “lầu từng gác vẽ”, “rèm châu”, “hiên ngọc”, “hoa cung”, “vườn ngự” 
Ngoài ra, tác giả còn xen vào những lời bình luận nhẹ nhàng mà sâu cay, như “Ông 
san mâm cơm cho tôi ăn. Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy 
giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia”. Ở đây, tác giả đã có những nhận xét khách 
quan về vẻ đẹp, sự giàu sang của phủ chúa. Nhưng thái độ của tác giả thì lại hết sức 
thờ ơ, dửng dưng, bàng quan với những quyến rũ vật chất ấy, tỏ thái độ không đồng 
tình với cuộc sống ngột ngạt, thiếu ánh sáng, khí trời và đồng thời cũng thấp thoáng 
một chút mỉa mai, châm biếm. 
Người đọc còn thấy được cái tôi của Lê Hữu Trác qua việc tái hiện cảnh bắt 
mạch, kê đơn bốc thuốc. Mặc dù tác giả không chêm xen lời bình luận khi thấy không 
cần thiết, nhằm tạo ấn tượng nổi bật về sự trung thành, trung thực của sự thật được ghi 
chép, nhưng con người tác giả vẫn hiện lên một cách đậm nét. Chỉ qua một đoạn trích 
ngắn, nhận ra ông là một người hóm hỉnh, có tài quan sát, có tài thuật kể của một nhà 
văn đích thực. Trong tư cách người thầy thuốc, ông rất tận tụy với công việc, có cái 
tâm trong sáng của một kẻ sinh ra để trị bệnh cứu người. Khi nắm rõ bệnh trạng của 
20 
thế tử, ông biết không thể dùng thứ thuốc công phạt mà các lương y khác vẫn kê. Theo 
ông, để khỏi làm hao mòn nguyên khí của người bệnh, trước hết phải dùng thứ thuốc 
thật bổ nhằm giữ “cái căn bản tiên thiên”. Nhưng ông lại sợ thành công trong việc 
chữa trị theo hướng đó sẽ ràng buộc ông vào danh lợi, khiến ông không thể “về núi” 
theo tâm nguyện một đời. Có lúc ông suy tính: “Chi bằng ta dùng thứ phương thuốc 
hòa hoãn, nếu không trúng thì cũng không sai bao nhiêu”. Tất nhiên, cuối cùng ông đã 
không là thế. Ông nghĩ: “Cha ông mình đời đời chịu ơn nước, ta phải dốc hết cả lòng 
thành, để nối tiếp cái lòng trung của cha ông mình mới được”. Có lẽ, trong tác phẩm, 
đây là trường hợp hiếm hoi mà lời được chép ra, dù hết sức chân thành, lại không hoàn 
toàn phản ánh đúng nỗi băn khoăn có thật trong lòng tác giả.Với cách đọc hiểu hiện 
nay, ta hiểu lời được ông viết ra đó mới chỉ nói lên được phần thói quen, phần quán 
tính trong cách nghĩ, cách phát ngôn của một thời mà thôi. Sự thực, đó phải là nỗi băn 
khoăn xuất phát từ đạo đức nghề nghiệp, từ lòng vị tha của một nhân cách cao cả, từ 
một con người có những phẩm chất cao quý: khinh thường danh lợi, quyền quý, yêu 
thích cuộc sống tự do và nếp sống thanh đạm, giản dị nơi quê nhà. 
Điều hấp dẫn và tạo nên sự thành công cho đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh thể 
hiện chi tiết, sự kiện có những nét riêng. Tác giả quan sát tinh tế, ghi chép chân thực, tỉ 
mỉ, tả cảnh sinh động, kể diễn biến sự việc khéo léo, lôi cuốn sự chú ý của người đọc, 
bộc lộ thái độ một cách kín đáo, để sự vật tự nói. Ngoài ra, tác giả còn kết hợp giữa 
văn xuôi và thơ làm tăng chất trữ tình cho tác phẩm. Cái tôi cá nhân của tác giả được 
bộc lộ mạnh mẽ, rõ ràng. Mọi sự kiện trong đoạn trích đều quy tụ về cái tôi cá nhân 
của tác giả: tôi thấy, tôi nghĩ, tôi cho rằng, tôi bảo, tôi nói để rồi, khép lại đoạn trích 
là hình ảnh một Lê Hữu Trác với nhiều tư cách khác nhau: nhà nho, nhà văn, nhà sử 
học và thầy thuốc. 
Sự khác biệt trong kí sự của Lê Hữu Trác so với những tác phẩm kí khác thời 
trung đại Việt Nam biểu hiện ở chỗ, tác giả ghi chép sự việc theotrật tự thời gian. Qua 
việc miêu tả hành trình vào chữa bệnh trong phủ chúa, chúng ta biết được quang cảnh 
và cung cách sinh hoạt nơi đây. Thái độ phê phán của tác giả kín đáo ẩn sau sự việc. 
Phần trích còn có những đoạn tái hiện tâm trạng của nhân vật trong thiên kí sự giúp 
người đọc hiểu rõ hơn về con người tinh thần của Lê Hữu Trác. Trong khi đó, một tác 
phẩm kí trung đại khác là Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ (Học sinh được học 
21 
đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ở lớp 9), phản ánh sự thật cùng thời điểm 
lại có sự ghi chép tản mạn, chủ quan, không gò bó theo hệ thống kết cấu, song vẫn 
tuân theo mạch tư tưởng, cảm xúc chủ đạo là phê phán thói ăn chơi xa xỉ, tệ nhũng 
nhiễu nhân dân của vua chúa và quan lại hậu cần. Thái độ phê phán, bất bình của tác 
giả khá rõ rệt. 
Trong khi đó, sự hấp dẫn của văn bản bản Hưng Đạo đại vương Trần Quốc 
Tuấn (Ngô Sĩ Liên) là nghệ thuật kể chuyện và khắc họa nhân vật. Nhân vật được khắc 
họa trong những tình huống có kịch tính, có độ căng đầy thử thách (mâu thuẫn hiếu - 
trung, lời vua vờ hỏi trong lúc thế giặc mạnh). Phẩm chất nhân vật được hiện lên qua 
nhiều mối quan hệ, nhiều góc nhìn: quan hệ với vua, quan hệ với dân, quan hệ với 
tướng sĩ dưới quyền, quan hệ với con cái và đối với bản thân. Trong nghệ thuật trần 
thuật, tác giả không tuân thủ việc trình bày các chi tiết về nhân vật theo trật tự ngày 
tháng đơn điệu. Dấu hiệu của sự gia công ở nhà ghi sử thể hiện ở cách đảo thời gian 
khi kể về nhân vật: bắt đầu bằng sự kiện Hưng Đạo Đại Vương ốm, vua đến thăm để 
hỏi về kế sách giữ nước. Tiếp đó là giới thiệu những nét riêng về nhân vật. Trở lại với 
dòng sự kiện: Trần Quốc Tuấn mất, được tặng những danh hiệu cao quý. Sau đó tác 
giả nói tiếp về đức độ, công lao của ông qua những mẫu chuyện sinh động để gián tiếp 
giải thích cho sự phong tặng trên. Phần cuối nói đến những trước tác của ông để lại. 
Phía sau các chi tiết là mạch kể nhất quán, lôgic, nghệ thuật kể chuyện phức hợp nhiều 
chiều thời gian, vừa liên tiến vừa hồi ức, kết hợp trong lời kể là những nhận xét của 
người viết, bộc lộ chính kiến và định hướng cho người đọc. 
Nghệ thuật kể chuyện và khắc họa nhân vật đã đem lại hứng thú cho người đọc 
khi tiếp xúc với nhân vật lịch sử qua các văn bản văn học phi hư cấu thời trung đại. 
Điều này đã tạo nên màu sắc văn chương cho một tác phẩm chính sử đồ sộ. Nhờ sự tôn 
trọng sự thật và tài năng văn chương, Ngô Sĩ Liên đã tạo cho câu chuyện lịch sử đậm 
màu sắc văn chương. Dù không hư cấu nhưng sự phụ gia yếu tố văn học đã làm cho 
văn bản trở nên cuốn hút, sâu sắc và có sức sống lâu bền trong lòng người đọc. 
Văn bản văn học phi hư cấu trong văn học Việt Nam hiện đại tiếp nối nghệ 
thuật kí truyền thống đó là tôn trọng sự thật, trần thuật người thật, việc thật một cách 
xác thực. Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân) là một tác phẩm rút từ tập ký Sông Đà 
(1960). Đây là kết quả của chuyến đi lên Tây Bắc trước đó của Nguyễn Tuân. Cảm 
22 
hứng chủ đạo của cả tập kí là tìm kiếm “chất vàng mười” của thiên nhiên, con người 
Tây Bắc, một “thứ vàng mười đã thử lửa” như cách nói của ông. Sông Đà, là một con 
sông hung bạo ở miền núi Tây Bắc của Tổ quốc. Nó thể hiện ở hình dáng, bờ vách, 
thác nước, hút nước chết người... Hiện hình như một “kẻ thù số một của con người”. 
Đó là những chi tiết có thực, được ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân khắc họa đầy ấn 
tượng trong tác phẩm. “Sự thực” về Sông Đà không chỉ có vậy. Nó còn có một “sự 
thực” khác. Đó là vẻ đẹp trữ tình thơ mộng, là tiềm năng giàu có của nguồn thủy điện. 
Dưới ngòi bút Nguyễn Tuân, vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của Sông Đà đã hiện lên qua 
hình ảnh mềm mại như một “áng tóc trữ tình”, những bờ bãi hai bên bờ sông với vẻ 
đẹp nguyên sơ như thời hồng hoang... Không khó để “kiểm chứng” những “sự thật” ấy 
của Sông Đà. Đến với Sông Đà, với Tây Bắc, không chỉ có thiên nhiên hoang sơ, hùng 
vĩ, trữ tình làm đắm say du khách, mà còn có những người lao động cần cù, giản dị, tài 
hoa. Đó là hình ảnh người lái đò Sông Đà vừa mang vẻ đẹp của một trang sĩ trên trận 
chiến với thác nước Sông Đà, vừa mang trong mình phong thái, tâm hồn nghệ sĩ. Qua 
ngòi bút của Nguyễn Tuân, người lái đò Sông Đà hiện lên mộc mạc, gần gũi, thô ráp 
(tay dài lêu nghêu như sào chống đò, chân khuỳnh khuỳnh, nhỡn giới xa vời vợi) vừa 
chân thực, vừa giàu sức gợi. 
“Sự thật” trong tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc 
Tường là dòng sông Hương, và rộng hơn là vùng đất cố đô Huế thơ mộng; là trầm tích 
văn hóa, lịch sử của Huế; là vẻ đẹp tâm hồn con người xứ Huế. Có một “sự thật” khác 
của Sông Hương, núi Ngự là nó đã trở thành nguồn cảm hứng cho thơ ca từ bao đời 
nay. Dưới ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường, những vẻ đẹp tiềm ẩn của sông Hương, 
núi Ngự với những kinh thành trầm mặc uy nghi, những con người Huế dịu dàng... đã 
hiện lên vừa gần gũi, vừa có sức khơi gợi về thiên nhiên, con người của một vùng đất 
còn nhiều tiềm ẩn. 
Trong văn bản Những ngày đầu của nước Việt Nam mới (Trích Những năm 
tháng không thể nào quên- Võ Nguyên Giáp), “sự thật” hiện lên chân thực, sống động 
qua những chi tiết, sự kiện lịch sử dân tộc ngay sau khi giành được chính quyền. Văn 
bản viết dưới hình thức hồi kí, một hình thức đòi hỏi nghiêm nhặt tính xác thực của chi 
tiết, sự kiện, từ thời gian, không gian cho đến nhhững con người cụ thể. Trong đoạn 
trích, người đọc nhận ra tình thế hiểm nguy “ngàn cân treo sợi tóc” của vận nước trong 
23 
những ngày đầu nước Việt Nam mới. Thù trong, giặc ngoài, giặc đói, giặc dốt... hoành 
hành khắp nơi. Nhưng chính trong hoàn cảnh khó khăn chồng chất ấy, sức mạnh của 
niềm tin vào cách mạng, vào Đảng, Bác Hồ đã giúp nhân dân ta vượt qua tất cả. Giữa 
muôn trùng khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiện lên như một vị “cứu tinh” của 
dân tộc. Bản lĩnh, vững vàng, lập trường kiên định, hành xử uyển chuyển, có tầm nhìn 
xa rộng, Bác đã đưa dân tộc vượt qua thử thách, bước vào một thời kỳ mới của lịch sử. 
Đó là những “sự thật” hiển nhiên đã được lưu truyền trong sử sách, trong ký ức của 
nhiều thế hệ người Việt. 
Cùng với việc tái hiện chân thực hiện thực đời sống, các văn bản văn học phi 
hư cấu còn thể hiện cái tôi của người cầm bút. So với cái tôi trong văn học trung 
đại, cái tôi trong văn hiện hiện đại có nhiều khác biệt. Đó là cái tôi cá nhân, cá thể 
với một sự ý thức sâu sắc về con người cá nhân, cá tính. Ở Người lái đò Sông Đà, 
đó là cái tôi tài hoa, mạnh mẽ đến quyết liệt; ở Ai đã đặt tên cho dòng sông? là cái 
tôi tài hoa, uyên bác, giàu tình cảm. Tôn trọng sự thật song thể ký không hề hạn chế 
năng lực sáng tạo của nhà văn. Nhờ đó, qua các văn bản ký người đọc đón nhận 
được một lượng thông tin phong phú, đa dạng, vừa chân thực, vừa giàu sức gợi. Tất 
cả những điều đó phụ thuộc vào tài năng, vốn sống, sự trải nghiệm của nhà văn. 
Được rút từ một hồi ký lịch sử của một trong những “khai quốc công thần”, Những 
ngày đầu của nước Việt Nam mới đã thể hiện rõ nét cái tôi của người viết. Đó là 
con người khiêm nhường, giản dị, chân thành, có tầm nhìn xa trông rộng, mang 
phong thái cốt cách một vĩ nhân. 
Trên phương diện nghệ thuật, các văn bản phi hư cấu trong văn học hiện đại 
được học trong chương trình Ngữ văn THPT cũng có nhiều đặc sắc, như ngôn ngữ trần 
thuật, tổ chức trần thuật, khắc họa nhân vật, nghệ thuật tổ chức lời văn... Mỗi văn bản 
có những đặc sắc riêng. Trong Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân kể, tả Sông Đà từ 
nhiều góc nhìn, với những cử li khác nhau. Có khi là sự tinh tường, tỉ mỉ của một nhà 
khoa học; có khi thì bằng con mắt của một họa sĩ; khi thì qua ống kính của một nhà 
quay phim dạt dào cảm xúc; có lúc là một lữ khách ngước xuôi sông nước... Ngôn ngữ 
trần thuật linh hoạt biến hóa, kết hợp giữa kể, tả, bình với một lối viết tài hoa. Viết về 
sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường viết bằng giọng điệu trữ tình giàu chất suy 
tưởng, triết lý. Trong khi trần thuật, tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật với 
24 
những hình ảnh đặc sắc, giàu nhạc điệu, thấm đẫm chất thơ. 
Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường là những nghệ sĩ tài hoa, giàu cá tính, 
có vốn sống, vốn văn hóa sâu rộng, là hai “bậc thầy” viết ký trong văn học hiện đại 
Việt Nam. Họ say mê cái đẹp, suốt đời đi tìm cái đẹp. Nhưng với Nguyễn Tuân, ông 
luôn có thiên hướng đi tìm cảm giác mạnh. Cái đẹp phải là những hiện tượng đập 
mạnh vào giác quan của người nghệ sĩ, gây ấn tượng khác thường, thậm chí là dữ dội. 
Là người đẹp, phải đẹp “đổ quán xiêu đình”, “nghiêng nước nghiêng thành”; là thiên 
nhiên đẹp, phải là đèo cao, thác dữ, là gió cuồng, bão táp... Trong khi đó, với Hoàng 
Phủ Ngọc Tường, cái đẹp phải thơ mộng, dịu dàng. Ở đoạn trích Những ngày đầu của 
nước Việt Nam mới của Võ Nguyên Giáp, có những nét đặc biệt trong nghệ thuật thể 
hiện. Tác giả tái hiện những chi tiết, sự kiện lịch sử từ điểm nhìn của một người lãnh 
đạo trong chính quyền cách mạng. Vừa là nhân chứng, vừa là là người can dự vào sự 
kiện lịch sử. Các sự kiện, vì vậy được kể lại mang tính toàn cảnh, tổng thể, được phác 
họa ở những nét lớn, những cái gây ấn tượng sâu sắc với nhiều người. Giọng điệu trần 
thuật khách quan. Những cảm nghĩ, nhận xét, đánh giá thường mang tính khách quan, 
điển hình cho cảm nghĩ chung của những người lãnh đạo Đảng và Chính phủ. Cách 
trần thuật như vậy đã làm cho tác phẩm mang tính chất một cuốn biên niên sử. Về mặt 
này, có thể thấy có sự gần gũi với những văn bản kí trung đại đã học ở các lớp dưới, 
GV cho HS tích hợp, đối chiếu, so sánh để làm rõ ràng đặc trưng của văn bản văn học 
phi hư cấu. 
Gợi mở cho HS khái quát các giá trị tư tưởng, thẩm mĩ đặc sắc qua đọc hiểu 
văn bản văn học là việc làm cần thiết. Bởi lẽ, suy đến cùng sau khi đọc xong một văn 
bản những điều cốt yếu nhất đọng lại ở các em là gì. Do văn bản văn học phi hư cấu có 
những đặc trưng riêng so với văn bản văn học hư cấu, nên việc gợi mở cho HS khái 
quát giá trị tư tưởng thẩm mĩ có những khác biệt. Mặt khác, cách thức và nội dung gợi 
mở ở văn bản văn học phi hư cấu hiện đại cũng có những khác biệt nhất định so với 
văn bản văn học phi hư cấu trong văn học trung đại. Ba phương diện chủ yếu HS cần 
khái quát được (tính xác thực của nhân vật, sự kiện; cái tôi nhà văn; đặc sắc nghệ 
thuật) là giống nhau, song ở văn học hiện đại cách thể hiện có nhiều khác biệt. 
2.3. Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo 
 Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục có định hướng được tổ chức ngoài 
25 
giờ học chính khóa của HS trên lớp. Đây là một trong hai hoạt động học tập cơ bản 
thực hiện theo kế hoạch của nhà trường, nhằm hình thành và phát triển nhân cách, 
năng lực toàn diện cho HS, phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội. 
 Với phần dạy học đọc hiểu các văn bản văn học phi hư cấu trong chương trình 
Ngữ văn THPT, việc tổ chức hoạt động trải nhiệm là cần thiết, hữu ích, tăng hứng thú 
học tập, bổ sung kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp... cho 
các em. Một trong những đặc điểm nổi bật của văn bản văn học phi hư cấu tính chân 
xác của các sự kiện, chi tiết, nhân vật, gắn với địa danh lịch sử, những vùng miền cụ 
thể trên đất nước. Theo đó, hoạt động trải nghiệm ở đây có thể là tham quan bảo tàng, 
di tích lịch sử, nghe nói chuyện, câu lạc bộ văn học. Dạy học các văn bản Hưng Đạo 
đại vương Trần Quốc Tuấn, Thái sư Trần Thủ Độ (Trích Đại việt sử kí toàn thư - Ngô 
Sĩ Liên), GV có thể tổ chức cho HS nghe nói chuyện về lịch sử triều Trần và Trần Thủ 
Độ; khi dạy học văn bản Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu 
Trác), GV có thể tổ chức cho HS đến Hương Sơn (Hà Tĩnh) thăm khu di tích lịch sử 
văn hóa Lê Hữu Trác... Những hoạt động này sẽ giúp cho HS vui vẻ, tự hào, phấn 
khởi, tăng hứng thú học tập, có những cảm nhận, đánh giá về vấn đề liên quan đến tiết 
học, bài học của các em. 
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 
3.1. Giới thiệu chung 
3.1.1. Mục đích thực nghiệm 
Thực nghiệm sự phạm là sự cụ thể hóa những vấn đề lý luận đã được trình bày 
ở hai chương 1 và 2. Việc thực nghiệm nhằm xác lập kết quả nghiên cứu, tính đúng 
đắn, hiệu quả của đề tài đã được triển khai. 
Qua thực nghiệm, chúng tôi sẽ có những đánh giá bước đầu về giá trị, đóng 
góp của đề tài, đưa ra những nguyên tắc, phương pháp, thấy được những lợi thế để 
phát huy, rút ra được những hạn chế để khắc phục, bổ sung, hoàn thiện. 
Thu thập, xử lí kết quả TN ở từng trường TN để đưa ra những giải pháp tích 
cực, những phương pháp dạy học đọc hiểu các văn bản văn học phi hư cấu ở trong 
chương trình Ngữ văn THPT một cách phù hợp. 
Đề xuất phương án dạy học đọc hiểu các văn bản văn học phi hư cấu ở trong 
26 
chương trình Ngữ văn THPT đối với các cấp quản lí, các trường và nhất là các GV 
giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THPT. 
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm 
Trong quá trình tiến hành TN, chúng tôi đã thống nhất chọn mỗi khối 2 lớp: lớp 
TN và lớp ĐC. Những lớp này phải có chất lượng học tập tương đương nhau. Điều đó sẽ 
giúp chúng tôi trong quá trình tiến hành TN và dễ dàng hơn trong việc so sánh, đối chiếu. 
Khi tiến hành TN không thông báo trước cho HS, không có người dự giờ, học sinh 
TN không biết đang được TN, giáo viên phải giảng dạy theo đúng nội dung, chương trình 
của Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành. Ngoài ra, trong quá trình tiến hành dạy TN cũng 
không được làm đảo lộn trật tự, kế hoạch của trường và của GV TN. 
3.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm 
3.2.1. Lựa chọn địa bàn thực nghiệm 
Tổ chức TN tại 2 lớp bất kì của cùng một GV giảng dạy tại 2 trường với môn 
Ngữ văn lớp 10 &11. Cụ thể như sau: 
- Trường THPT X 
- Trường THPT Y 
3.2.2. Lựa chọn đối tượng thực nghiệm 
Để thấy xem xét tính khả thi của phương pháp nghiên cứu, chúng tôi chọn các 
lớp TN và ĐC dựa vào điểm kiểm tra tập trung môn Ngữ văn (bài kiểm tra chất lượng 
đầu năm học) gần 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_doc_hieu_cac_van_ban_van_hoc_p.pdf