Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức thảo luận nhóm và trò chơi trong dạy học văn

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức thảo luận nhóm và trò chơi trong dạy học văn

I. PHẦN MỞ ĐẦU

1) Lí do chọn đề tài:

Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học luôn là vấn đề được ngành giáo dục

quan tâm. Với bộ môn Ngữ văn, việc đổi mới phương pháp dạy học, tạo hứng thú

cho học sinh (HS) học tập bộ môn cũng là một vấn đề quan tâm nhiều nhất đối với

tất cả các giáo viên (GV) dạy văn. Thế nhưng phần lớn HS chưa thực sự say mê, yêu

thích học bộ môn này, chưa thực sự thấy hứng thú trong những tiết học văn. Từ sự

trăn trở “Làm thế nào để HS hứng thú học môn Ngữ văn ?”, tôi nghiệm ra rằng tổ

chức cho HS thảo luận, cho HS tham gia những trò chơi phù hợp ngay trong những

giờ học hoặc giờ ngoại khoá môn Văn sẽ tạo hứng thú, bồi dưỡng lòng say mê học

tập, rèn luyện kĩ năng sống và ý chí vươn lên của các em. Do đó tôi chọn đề tài Tổ

chức thảo luận nhóm và trò chơi trong dạy học văn .

2) Mục đích nghiên cứu:

a- Mục đích chung: Góp phần nâng cao chất lượng học tập, tạo hứng thú học tập

các bộ môn cho HS trong nhà trường nói chung. Giúp HS nắm được những kiến

thức chuẩn môn học một cách nhẹ nhàng thông qua những giờ thảo luận và những

trò chơi phù hợp.

b- Mục đích riêng: Góp phần giải quyết tình trạng lười học, chán học và không biết

cách học môn Ngữ văn của HS trong nhà trường hiện nay. Từ đó tạo điều kiện cho

GV hứng khởi hơn trong những giờ dạy văn.

pdf 15 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 735Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức thảo luận nhóm và trò chơi trong dạy học văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ót, HS sẽ sôi nổi hơn trong học tập. Việc lồng ghép một số trò chơi
trong quá trình giảng dạy sẽ giúp HS cảm thấy hứng thú, tích cực, sôi nổi hơn,
không gây sự nhàm chán trong một tiết học môn Ngữ văn.
 - Trong nhiều năm làm công tác giảng dạy, tôi nghiệm thấy rằng cái ước muốn
dạy văn sao cho hay, học văn sao cho giỏi, viết văn sao cho tốt là ước muốn của rất
nhiều GV và HS. Muốn vậy, người GV chúng ta phải biết làm mới bài giảng của
mình để kích thích sự hứng thú của HS trong học tập. Với cách tổ chức cho HS thảo
luận nhóm và tham gia các trò chơi trong dạy học văn sẽ góp phần tạo hứng thú cho
HS trong học tập, nâng cao chất lượng học tập bộ môn Ngữ văn trong trường THCS.
3) Cơ sở thực tiễn:
 Tæ chøc th¶o luËn nhãm vµ trß ch¬i trong d¹y häc 
V¨n 
4
Trêng THCS TrÇn Hµo - S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - 
GV: Vâ §×nh §·i
 - Thực tế những năm gần đây cho thấy HS ở vùng nông thôn nói chung và ở
trường Trần Hào nói riêng rất yếu môn Ngữ văn, ít ham thích học văn. 
 - Hiện nay, HS từ bậc Tiểu học lên bậc THCS còn có rất nhiều em chưa đọc thông
viết thạo. Đây là một trở ngại quá lớn khi các em lại phải tiếp tục tìm hiểu, khám phá
những kiến thức cao hơn, rộng lớn hơn, trừu tượng hơn. Từ đó dẫn đến việc mất dần
kiến thức và kỹ năng cơ bản, dẫn đến chán học, không hứng thú học văn.
 - Hiện nay chương trình vẫn còn những bài dạy dài so với thời lượng từ 45 – 90
phút nghiên cứu trên lớp nên HS lại càng khó tiếp thu kiến thức. Chính điều này mà
HS bị hạn chế rất nhiều trong việc tiếp thu và cảm thụ kiến thức Ngữ văn.
 - Một số GV còn lúng túng trong phương pháp giảng dạy, không biết làm thế nào
để tạo sự hứng thú cho HS trong học tập và nắm bắt được những kiến thức trọng tâm
của bài học một cách nhẹ nhàng và sinh động nhất. 
 - Theo điều tra trong từng năm học, số lượng HS ham thích học môn Ngữ văn còn
rất ít, khoảng 300/0.
 - Trên cơ sở đó, việc giúp HS ham thích học môn Ngữ văn, nắm bắt được những
kiến thức cơ bản của bài học là một yêu cầu cấp thiết mà mỗi GV trong tổ Ngữ văn
chúng tôi cần phải nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo trong giảng dạy để đạt được hiệu quả
cao. Một trong những đề xuất của bản thân tôi để thực hiện tốt yêu cầu đó là tổ chức
cho HS thảo luận nhóm và tham gia các trò chơi trong quá trình học văn. 
Chương II: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1) Khái quát phạm vi: 
 - Các hình thức thảo luận được áp dụng ở HS khối 8, 9 trường THCS Trần Hào.
 - Phạm vi áp dụng các hình thức trên với phần văn bản, phần luyện tập, ôn tập
2) Thực trạng của đề tài nghiên cứu:
 - Tỉ lệ HS HS học yếu môn Ngữ văn còn nhiều, chậm tiến bộ.
 - HS lười học, không chịu đầu tư suy nghĩ, phát biểu xây dựng bài trong giờ học,
khâu chuẩn bị bài còn hời hợt.
 - HS đa phần tiếp thu bài chậm, mất căn bản về môn Ngữ văn, không yêu thích
môn học.
 - Vận dụng kinh nghiệm vào những biện pháp tốt nhất để áp dụng vào đề tài
nghiên cứu.
 - Giúp HS khắc phục được lối học thụ động, không hứng thú trong học tập môn
Văn, từ đó dần dần củng cố được những kiến thức cũ và tiếp thu kiến thức mới một
cách tự giác.
3) Nguyên nhân của thực trạng:
 - HS chưa có tính cầu tiến, lơ là trong học tập.
 - Cách thức giảng dạy của GV chưa thật sự lôi cuốn HS trong học văn.
Chương III: BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1) Cơ sở đề xuất các giải pháp:
 Tæ chøc th¶o luËn nhãm vµ trß ch¬i trong d¹y häc 
V¨n 
5
Trêng THCS TrÇn Hµo - S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - 
GV: Vâ §×nh §·i
 - Giảm tỉ lệ HS yếu kém bộ môn Ngữ văn trong nhà trường.
 - Nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn nói riêng và chất lượng văn hoá của nhà
trường nói chung, góp phần nâng cao ý thức học tập của HS trong nhà trường.
 - Giúp HS có hứng thú, ham thích học môn Ngữ văn.
 - Tạo cho HS tâm lí thoải mái khi học, mạnh dạn trao đổi ý kiến với bạn bè, thầy
cô, hoà đồng với bạn bè, thầy cô; tạo môi trường thân thiện trong nhà trường.
2) Các giải pháp chủ yếu:
 - Phân loại đối tượng HS, khả năng tiếp thu kiến thức cũng như trình độ kiến thức
của HS.
 - Gần gũi, quan tâm động viên, khích lệ HS trong học tập.
 - Nghiên cứu kỹ nội dung bài học để đề ra những tình huống thảo luận, những trò
chơi phù hợp với từng bài học.
 - Dự giờ thăm lớp để nắm kỹ về đối tượng HS và học hỏi những kinh nghiệm về
cách tạo hứng thú cho HS trong phương pháp giảng dạy.
 - Có kế hoạch trao đổi với tổ, với đồng nghiệp để tổ chức những giờ dạy thực
nghiệm áp dụng những hình thức thảo luận nhóm và trò chơi trong giờ học hoặc giờ
ngoại khoá.
3) Tổ chức triển khai thực hiện:
3.1- Hình thức tổ chức thảo luận nhóm:
 a) Cách thức tổ chức: Với hình thức thảo luận nhóm thì chúng ta có thể sử dụng
trong tất cảc các tiết dạy, trong tất cả các bài học. Còn hình thức tổ chức trò chơi thì
chỉ có thể áp dụng ở một số bài cho phù hợp, tuy nhiên để sử dụng trò chơi trong
một tiết dạy thì bắt buộc trong đó sẽ có hình thức thảo luận nhóm. Khi cho HS thảo
luận nhóm thì có rất nhiều cách để chúng ta thực hiện:
+ Viết sẵn câu hỏi ra giấy rồi phát cho mỗi nhóm một tờ.
+ Treo bảng phụ có ghi nội dung câu hỏi thảo luận.
+ Chỉ cho HS câu hỏi trong sách GK và HS nhìn vào đó để thảo luận.
+ Từ một ý kiến thắc mắc của HS về bài học, tổ chức cho các em thảo luận.
b) Chuẩn bị của giáo viên: 
+ Phiếu học tập, bảng phụ,chuẩn bị nội dung câu hỏi thảo luận. 
+ Câu hỏi thảo luận nên chia nhỏ, câu hỏi khó phải có câu hỏi gợi mở.
+ Nội dung câu hỏi phải rõ ràng, phù hợp với đối tượng HS.
+ Câu hỏi phải phát huy khả năng tư duy, kích thích khả năng sáng tạo cho HS.
+ Các câu hỏi thường chỉ nên xoay quanh nội dung chính của bài học.
+ Thời gian thảo luận không quá ngắn HS không kịp định hình, cũng không quá dài
ảnh hưởng tới thời gian tiết học.
+ Phân nhóm cho HS thảo luận không nên quá ít mà cũng không quá đông.
+ HS thảo luận xong, GV gọi ít nhất hai nhóm trả lời, còn lại thu bài về nhà chấm
và sửa hôm sau phát lại ( để tránh mất nhiều thời gian của tiết học ).
 Tæ chøc th¶o luËn nhãm vµ trß ch¬i trong d¹y häc 
V¨n 
6
Trêng THCS TrÇn Hµo - S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - 
GV: Vâ §×nh §·i
+ Phân công một HS nhanh nhẹn làm trưởng nhóm, một HS ghi nhanh làm thư ký.
+ Việc sử dụng hình thức thảo luận nhóm thì có thể sắp xếp bất kì khoảng thời gian
nào trong tiết dạy.
c) Chuẩn bị của học sinh:
+ Đọc kĩ các câu hỏi trong phần bài học.
+ Ghi ý kiến của bản thân về các câu hỏi cho là khó.
+ Mạnh dạn trình bày ý kiến trước lớp.
d) Một số ví dụ minh hoạ:
 Môn Ngữ văn lớp 8:
 * Khi dạy văn bản Lão Hạc (tiết 14), GV cho HS thảo luận nhóm theo tổ thời gian
3 phút với nội dung: Hình ảnh người nông dân lao động trước Cách mạng tháng
Tám mà em đã học.
 * Bài Nhớ rừng của Thế Lữ (tiết 74), GV cũng cho HS thảo luận nhóm theo tổ
khoảng 3 phút, với nội dung: Tại sao bài thơ Nhớ rừng vừa ra đời lại được đông
đảo công chúng say sưa đón nhận.
 * Văn bản Hịch Tướng Sĩ của Trần Quốc Tuấn (tiết 94), GV cho HS thảo luận
nhóm theo tổ khoảng 3 phút với nôi dung: Đoạn cuối bài có giá trị động viên tới
mức cao nhất, ý chí quyết tâm chiến đấu của mọi người, em hãy xác định cách triển
khai lập luận của tác giả.
 Môn Ngữ văn lớp 9:
* Khi dạy văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (tiết 16,17), có thể dùng
một số câu hỏi thảo luận như sau: 
 - Lời trăn trối của bà mẹ chồng giúp ta hiểu thêm điều gì về nàng Vũ Nương ?
 - Theo em, nguyên nhân dẫn đến nỗi oan của Vũ Nương là gì? Em hãy chỉ rõ và
phân tích những nguyên nhân đó ?
 - Theo em, có cách nào để kết cục cuộc đời của những con người như Vũ Nương,
Thị Kính không rơi vào bi kịch mà không cần đến mạnh thần bí ?
* Văn bản Đồng chí của Chính Hữu (tiết 46), để thấy rõ nghệ thuật của bài thơ cũng
như sự chuyển ý thơ, ta có thể đặt câu hỏi: 
 - Câu thơ thứ 7 trong bài thơ có gì đặc biệt ?
* Đối với bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt (tiết 56,57), có thể đặt câu hỏi:
 - Tại sao tác giả lại viết “Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” ? , sau đó dùng câu hỏi
gợi mở: Từ “ấp iu” thể hiện hành động như thế nào ?Bếp lửa luôn gắn với hình ảnh
nào trong bài thơ ? Bếp lửa có thể hiện được sự ấp iu không ?...
* Khi dạy bài Các phương châm hội thoại (tiết 3), sau khi đọc xong truyện cười
Quả bí khổng lồ, GV đưa ra những câu hỏi sau đây cho HS thảo luận nhóm 4 em:
 - Trả lời quả bí to bằng cái nhà có đúng không? Nếu nói cho đúng về quả bí to thì
nên nói như thế nào ? 
 Tæ chøc th¶o luËn nhãm vµ trß ch¬i trong d¹y häc 
V¨n 
7
Trêng THCS TrÇn Hµo - S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - 
GV: Vâ §×nh §·i
 - Trả lời cái nồi đồng to bằng cả cái đình có đúng không ? Nếu nói cho đúng về cái
nồi to thì nên nói như thế nào ?
 - Những câu trả lời trên đã có bằng chứng xác thực đưa ra chưa ?
 - Như vậy, trong giao tiếp có điều gì cần tránh ?
* Trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (tiết 32,33): 
 - Tại sao tác giả để Thuý Kiều nhớ Kim Trọng trước rồi mới nhớ đến cha mẹ ?
Điều đó có hợp lí không ? Vì sao ? 
* Trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (tiết 38):
 - Có ý kiến cho rằng “Lục Vân Tiên” gần như là tự truyện của Nguyễn Đình
Chiểu. Qua so sánh cuộc đời nhân vật Lục Vân Tiên và cuộc đời tác giả, ý kiến của
em như thế nào ?
* Trong bài Nghị luận trong văn bản tự sự (tiết 50), GV cho 2 nhóm tìm hiểu đoạn
trích trong bài học theo những gợi ý dưới đây:
 - Nội dung của mỗi đoạn trích là gì ?
 - Yếu tố lập luận trong đoạn trích: Vấn đề cần lập luận, luận cứ, luận chứng,
 - Từ ngữ, kiểu câu dùng trong lập luận (đặc biệt ở đoạn trích 1).
* Văn bản Những ngôi sao xa xôi (tiết 144), thảo luận về ý nghĩa của tên truyện.
 Trên đây chỉ là một vài ví dụ cụ thể về việc áp dụng hình thức thảo luận trong giờ
dạy học văn. Trong chương trình Ngữ văn THCS còn có rất nhiều bài học có thể áp
dụng một cách linh hoạt hình thức này.
3.2- Hình thức sử dụng trò chơi trong dạy học văn:
a) Cách thức tổ chức:
 Đối với việc sử dụng trò chơi thì cũng cần chú ý lựa chọn trò chơi phù hợp với
từng nội dung bài dạy và thời gian của tiết học. Có thể trò chơi Giải ô chữ, Rung
chuông vàng, Tiếp sức,
 Ví dụ: Để dạy các văn bản những tác phẩm truyện, chúng ta có thể tổ chức cho HS
chơi trò chơi Giải ô chữ bằng cách kẽ sẵn các ô chữ trên bảng phụ (hoặc trên màn
hình) và đưa ra các câu hỏi gợi ý để tìm ra nội dung, nghệ thuật chính của truyện.
GV cũng có thể tổ chức trò chơi Rung chuông vàng ở cuối tiết học bằng cách phân
chia lớp thành nhiều nhóm và đưa ra những câu hỏi trắc nghiệm để HS thảo luận,
nhóm nào trả lời đúng sẽ được điểm tối đa. Hoặc khi dạy các bài Tiếng Việt, có thể
tổ chức trò chơi Tiếp sức Tuy nhiên, phải chú ý một điều là khi tổ chức các trò
chơi, GV cần lưu ý nêu trước thể lệ trò chơi và qui định thời gian cho HS biết để
thực hiện. Và đặc biệt phải chú ý kết hợp với các phương pháp khác để có hiệu quả
cao trong tiết dạy. Khi đưa ra câu hỏi trong trò chơi Giải ô chữ, GV cần chuẩn bị sẵn
những câu hỏi gợi mở để HS nhanh chóng tìm ra ô chữ, không để làm ảnh hưởng
đến tiết học, và cuối cùng HS sẽ tìm ra được từ khoá chính là nội dung bài học hoặc
một phần của bài học. 
b) Chuẩn bị của giáo viên:
 Tæ chøc th¶o luËn nhãm vµ trß ch¬i trong d¹y häc 
V¨n 
8
Trêng THCS TrÇn Hµo - S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - 
GV: Vâ §×nh §·i
+ Đọc, tìm hiểu nội dung bài học.
+ Xác định nội dung quan trọng nhất cần sử dụng trò chơi.
+ Sắp xếp các ô chữ trong bảng phụ, nếu dạy ứng dụng công nghệ thông tin chỉ việc
cài đặt chế độ trong máy, khi giảng dạy thực hiện từng bước với từng câu hỏi. 
+ Hướng dẫn thể lệ, cách thức thực hiện trò chơi.
c) Một số ví dụ minh hoạ:
 Môn Ngữ văn lớp 8:
* Văn bản Em bé bán diêm (tiết 22), sau khi truyền thụ đầy đủ kiến thức về nội
dung và nghệ thuật, đến phần củng cố bài học, GV cho HS thi vẽ bản đồ tư duy (với
ý mộng tưởng của em bé bán diêm).
* Khi dạy văn bản Chiếc lá cuối cùng (tiết 30), để củng cố bài học, GV tổ chức cho
HS thi vẽ bản đồ tư duy (Ai vẽ nhanh hơn, đẹp hơn, chính xác hơn về nội dung sẽ
được thưởng).
* Khi dạy bài Từ tượng hình, từ tượng thanh (tiết 47) , GV tổ chức cuộc thi Ai
nhanh hơn để tìm từ tượng hình, từ tượng thanh.
* Bài Ôn luyện về dấu câu (tiết 59), GV tổ chức cho HS thi ghép chữ: 
 GV cho sẵn các khái niệm về dấu câu (viết bảng phụ), HS tìm dấu câu thích hợp với
nội dung để ghép cho phù hợp.
* Bài Ôn tập văn bản thuyết minh (tiết 84), để củng cố kiến thức về văn bản thuyết
minh, GV cho HS thi vẽ bản đồ tư duy theo nhóm.
 Môn Ngữ văn lớp 9:
* Để thực hiện ngoại khóa về phần Truyện trung đại, ta có thể sử dụng trò chơi
Rung chuông vàng: GV chia lớp thành 4 đội, sau đó nêu thể lệ cách thức, quy định
của trò chơi. Lần lượt nêu các câu hỏi về các tác giả, năm sinh, quê quán, nội dung,
nghệ thuật của các văn bản đã học. Các nhóm trả lời, giáo viên lần lượt loại những
học sinh trả lời sai. Cuối cùng còn lại học sinh của nhóm nào trả lời đến câu hỏi cuối
cùng thì nhóm đó được rung chuông vàng. 
* Hoặc khi dạy bài các bài Tổng kết về từ vựng, có thể sử dụng trò chơi Tiếp sức:
Chia nhóm và công bố thể lệ, cách thức trò chơi. Mỗi nhóm chuẩn bị một nội dung
của bài học. Lần lượt gọi học sinh trong nhóm trả lời. Nhóm nào trả lời tiếp sức
đúng thì đạt điểm tối đa, nhóm nào không tiếp sức được đổi cho nhóm khác và bị
điểm trừ.
* Khi hướng dẫn tự học bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự (tiết 67), chúng
ta có thể sử dụng trò chơi giải ô chữ để tìm ra ngôi kể thứ nhất và vai trò của ngôi kể
thứ nhất.
* Khi dạy các tiết trả bài Tập làm văn, phần HS tự chữa lỗi có thể chuyển thành trò
chơi thi chữa lỗi “Tuyển biên tập viên”.
 Tæ chøc th¶o luËn nhãm vµ trß ch¬i trong d¹y häc 
V¨n 
9
Trêng THCS TrÇn Hµo - S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - 
GV: Vâ §×nh §·i
* Khi dạy phần luyện tập của bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo) (tiết 13),
ở bài tập 3 trong SGK, tổ chức thi điền từ nhanh trên bảng lớp (nói mát, nói hớt, nói
móc, nói ra đầu ra đũa).
* Bài Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo) (tiết 24), ở bài tập 1 trong SGK, chuyển
thành trò chơi cho hai đội lần lượt thi tìm từ có cùng yếu tố gốc. 
* Bài Thuật ngữ (tiết 30), bài tập 1 trong SGK ở phần luyện tập, tổ chức cho HS
chơi trò “Điền thuật ngữ”: Cho 2 đội lên bảng thi điền từ, tính thời gian và tính số
từ điền đúng để tính điểm và xác định đội thắng cuộc.
* Bài Trau dồi vốn từ (tiết 35), phần luyện tập ở bài tập 2 SGK chuyển thành trò
chơi “Điền vào bảng trống”: GV chuẩn bị những băng giấy ghi nghĩa của các từ có
yếu tố tuyệt chia cho HS để các em dán vào bảng trống trên bảng phụ.
* Bài tập 8 trong bài Trau dồi vốn từ (tiết 35), chuyển thành trò chơi “Tìm từ
nhanh” (Tìm các danh từ, động từ, tính từ có đặc điểm là khi đảo trật tự các thành tố
thì nghĩa của từ không thay đổi. Ví dụ như: quần áo – áo quần).
* Phần Ôn tập từ tượng thanh, tượng hình trong bài Tổng kết từ vựng (tiết 53), tổ
chức thành trò chơi: Chia lớp thành hai đội, một đội nêu khái niệm, một đội nêu ví
dụ tưng ứng, sau đó đảo ngược lại; đội nào nêu khái niệm không chính xác hoặc lấy
ví dụ sai sẽ thua cuộc.
* Bài Tập làm thơ tám chữ (tiết 54), tổ chức thành trò chơi “Thả thơ”: điền từ
thiếu trong mỗi đoạn thơ hoặc lần lượt sáng tác câu thơ tiếp nối.
* Bài Luyện tập phân tích và tổng hợp (tiết 85), phần Thực hành phân tích một vấn
đề, GV có thể chuyển thành trò chơi “Thi hùng biện”.
* Bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn (Luyện tập)Tiết 110, bài tập 3 và 4 chuyển
thành trò chơi“Tuyển biên tập viên” thi chỉ ra lỗi liên kết và chữa lỗi liên kết.
* Bài Ôn tập phần thơ (tiết 129), phần Thống kê phân loại các tác phẩm thơ hiện
đại Việt Nam đã học trong SGK Ngữ văn 9, trên cơ sở HS đã chuẩn bị bảng thống kê
theo mẫu ở SGK Ngữ văn 9 - tập 2 trang 89, GV cho HS chơi trò chơi “Chọn người
uyên bác” : 
- GV ghi ra 11 phiếu (tương ứng với 11 tác giả, tác phẩm học trong chương trình),
mỗi phiếu hai dòng thơ của một tác phẩm thơ trữ tình. Photo mỗi phiếu đó tương
ứng với số người tham gia chơi (4 – 5 em). 
 - Tiến hành: 5 người chơi ngồi trên ghế quay mặt xuống lớp. Trên bàn, trước mặt
GV đặt 5 tờ phiếu (đã ghi cùng một câu thơ) gấp lại để giữ bí mật. Quản trò hô “bắt
đầu”, 5 người chơi mở tờ phiếu, xác định câu hỏi và giơ tay xin trả lời. Ai nhanh
nhất sẽ được trả lời. Trả lời đúng mỗi lượt sẽ được điểm tối đa, trả lời chưa đúng thì
những người chơi còn lại sẽ giơ tay xin bổ sung. Sau 11 lượt chơi, cộng ai nhiều
điểm nhất được chọn làm “Người uyên bác”.
 Hoặc tổ chức trò chơi Xem thơ đoán người, Xem tranh đoán thơ, Chọn ô hình nêu
nội dung,
 Tæ chøc th¶o luËn nhãm vµ trß ch¬i trong d¹y häc 
V¨n 
10
Trêng THCS TrÇn Hµo - S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - 
GV: Vâ §×nh §·i
* Bài Nghĩa tường minh và hàm ý (tiết 125), ở bài tập 3 chuyển thành trò chơi
“Điền câu” : Hai đội chơi, mỗi đội 4 em. Mỗi đội đồng thời viết lên bảng những câu
theo yêu cầu của bài tập. Cả lớp tính số câu đạt yêu cầu của từng đội để đánh giá kết
quả.
 Một ví dụ cụ thể về trò chơi “Giải ô chữ”: 
 * Trong tiết hướng dẫn tự học bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự như sau: 
 - HS đọc đoạn trích trong SGK trang 193. GV chia lớp thành 4 nhóm và tổ chức trò
chơi trong thời gian 5 phút.
 - Trò chơi có các ô chữ gồm 8 hàng ngang, mỗi một hàng ngang có một gợi ý để trả
lời. Lần lượt gọi các tổ lựa chọn hàng ngang trả lời để cuối cùng tìm ra từ chìa khoá
có liên quan đến ngôi kể của đoạn trích.
 + Hàng ngang thứ 1 gồm 10 chữ cái : Bút danh của tác giả đoạn trích trên là gì ?
 + Hàng ngang thứ 2 gồm 11 chữ cái: Tên của văn bản của đoạn trích trên ?
 + Hàng ngang thứ 3 gồm 6 chữ cái: Nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai ?
 + Hàng ngang thứ 4 gồm 3 chữ cái: Câu nói đầu tiên khi mẹ chú bé gặp chú bé ?
 + Hàng ngang thứ 5 gồm 3 chữ cái: Người kể chuyện trong đoạn trích xưng hô như
thế nào ?
 + Hàng ngang thứ 6 gồm 7 chữ cái: Khi đuổi theo mẹ, chú bé đã thở như thế nào?
 + Hàng ngang thứ 7 gồm 11 chữ cái: Mẹ chú bé đã lấy vạt áo làm gì ?
 + Hàng ngang thứ 8 gồm 1 chữ cái: Số đầu tiên trong dãy số tự nhiên ?
 + Từ chìa khoá: hàng dọc gồm 8 chữ cái, bắt đầu bằng chữ N, là ngôi kể của
đoạn trích.
N G U Y Ê N H Ô N G
T R O N G L O N G M E
B E H Ô N G
C O N N I N Đ I
T Ô I
H Ô N G H Ô C
T H Â M N Ư Ơ C M Ă T
1
* Trong buổi ngoại khoá để ôn tập một số kiến thức về văn học trung đại mà HS đã
học, tổ chức trò chơi “Giải ô chữ” bằng một số câu hỏi gợi ý như sau:
 + Hàng 1 gồm 8 chữ cái: Tác giả truyện “Chuyện người con gái nam Xương”
(NGUYỄN DỮ)
 + Hàng 2 gồm 7 chữ cái: Nhân vật chính trong truyện “Chuyện người con gái
Nam Xương” (VŨ NƯƠNG).
 + Hàng 3 gồm 6 chữ cái: Thể thơ sử dụng trong Truyện Kiều (LỤC BÁT).
 Tæ chøc th¶o luËn nhãm vµ trß ch¬i trong d¹y häc 
V¨n 
11
Trêng THCS TrÇn Hµo - S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - 
GV: Vâ §×nh §·i
 + Hàng 4 gồm 6 chữ cái: Thể văn ghi chép tuỳ theo cảm hứng chủ quan (TUỲ
BÚT).
 + Hàng 5 gồm 14 chữ cái: Thể văn ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được
lưu truyền (TRUYỀN KÌ MẠN LỤC).
 + Hàng 6 ồm 13 chữ cái: Tuỳ bút viết trong những ngày mưa (VŨ TRUNG TUỲ
BÚT).
 + Hàng 7 gồm 6 chữ cái: Tác phâmt “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô Gia văn
phái viết bằng chữ gì ? (CHỮ HÁN).
 + Hàng 8 gồm 5 chữ cái: Một cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi (viết
tắt) (HLNTC)
 + Hàng 9 gồm 8 chữ cái: Một tác giả văn học nổi tiếng có tên chữ là Tố Như
(NGUYỄN DU).
 + Hàng 10 gồm 6 chữ cái: “Truyện Kiều” là loại truyện thơ viết bằng(CHỮ
NÔM) 
 + Hàng 11 gồm 6 chữ cái: Ngoài biện pháp ước lệ, đoạn trích “Chị em Thuý
Kiều” còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả chị em TK ?(ĐÒN BẨY).
 + Hàng 12 gồm 13 chữ cái: Bút pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn trích “Kiều ở
lầu Ngưng Bích” là gì ? (TẢ CẢNH NGỤ TÌNH).
 + Hàng 13 gồm 15 chữ cái: Một nhà thơ lớn của dân tộc sớm phải chịu cảnh mù
loà ở tuổi 27 (NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU).
 + Hàng 14gồm 16 chữ cái: Sự đối lập giữa cái thiện và cái ác là chủ đề của đoạn
trích nào trong truyện “Lục Vân Tiên”? (LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN).
 + Hàng 15 gồm 10 chữ cái: Một nhân vật phản diện trong “Truyện Kiều” (MÃ
GIÁM SINH).
 + Hàng 16 gồm 7 chữ cái: Một tên gọi khác của Nguyễn Đình Chiểu (ĐỒ CHIỂU).
 + Hàng 17 gồm 18 chữ cái: Một tên gọi khác của “Truyện Kiều” (ĐOẠN
TRƯỜNG TÂN THANH).
 - Chọn ở m

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_thao_luan_nhom_va_tro_choi_tro.pdf