Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức học sinh

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngoài những môi trường khác như gia đình, xã hội,. trường học nói chung

và trường THCS nói riêng chính là môi trường quan trọng góp phần rèn luyện,

hình thành nên tri thức và nhân cách của học sinh. Trong đó, vai trò của trường

THCS là vô cùng quan trọng. Ở lứa tuổi này, các em chưa đủ lớn nhưng đã có

những hiểu biết nhất định và cũng có những biến đổi lớn trong tâm sinh lí theo

từng năm học. Vì vậy, bên cạnh việc chú trọng truyền thụ những tri thức khoa học

cho các em, việc quan tâm đến hoạt động “đức dục” cũng là một việc làm vô cùng

cần thiết để góp phần giúp các em trở thành một con người toàn diện có đủ cả đức

lẫn tài trước khi bước ra ngoài xã hội. Việc truyền thụ cho học sinh những tri thức

khoa học là nhiệm vụ chung của tất cả các giáo viên bộ môn ở mọi ngành khoa

học được giảng dạy qua các phân môn, còn hoạt động “đức dục” góp phần hình

thành nhân cách, đạo đức cho học sinh vai trò quan trọng nhất là ở người giáo viên

chủ nhiệm lớp.

Ở trường THCS, giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm thực

hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong

lớp. GVCN lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ

đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh. Như vậy,

trong số tất cả các giáo viên tham gia vào hoạt động giáo dục của lớp, giáo viên

chủ nhiệm lớp chính là người trực tiếp, thường xuyên gần gũi với các em nhất.

Bên cạnh những giờ dạy trên lớp giáo viên chủ nhiệm còn có những giờ chào cờ,

giờ sinh hoạt hàng tuần để triển khai những công việc chung của trường, của lớp

và để giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. Với nhiệm vụ và vai trò như thế,

một lần nữa, có thể khẳng định, người giáo viên chủ nhiệm lớp chính là người

quan trọng nhất trong nhà trường trong quá trình tổ chức, giáo dục, hình thành sự

phát triển nhân cách, hình thành đạo đức của học sinh.

pdf 22 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 1910Lượt tải 10 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giáo dục đạo đức học sinh 
 7 
Thành phần gia đình: 
 Con thương binh, liệt sĩ: 01( Lê Thị Ngân Hà) 
Con mồ côi cha mẹ: 04 ( Nguyễn Ngọc Phương Anh, Lê Tuấn Anh, Nguyễn 
Minh Hiếu, Nguyễn Hồng Hạnh.) 
Bố mẹ li hôn: 03 (Phạm Vân Ngọc ở với mẹ, Trần Dùng Dũng ở với mẹ, Lê 
Thị Hạnh ở với Bố) 
Học sinh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế: 
Lê Thị Hạnh. Bố mẹ li hôn, mẹ đi lấy chồng khác, em ở với bố, bố bị bệnh 
nằm một chỗ, kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào trợ cấp của bà nội, em hàng ngày 
tranh thủ dậy sớm, thức khuya rửa bát thuê phụ giúp kinh cùng bà. 
Đặc biệt là Hs Nguyễn Ngọc Phương Anh mẹ mất từ khi em 6 tuổi, bố bỏ đi 
biệt tích, em sống cùng bà ngoại. 
Trịnh Ngọc Hà: Hộ nghèo, bố mẹ em đều bệnh ốm liên miên, kinh tế gia 
đình phụ thuộc vào chị gái đi làm nuôi gia đình. 
Học lực và hạnh kiểm năm học 2014– 2015 
Học lực: Giỏi: 12; Khá: 28; Trung Bình: 2; Yếu: 0. 
Hạnh Kiểm: Tốt: 40; Khá: 2; Trung Bình: 0. 
Khả năng tư duy: 
Thông minh, nhanh trí: 3 em ( Nguyễn Quốc Hiếu, Nguyễn Ngọc Phương, 
Lê Đình Khôi Nguyên) 
Để để tìm hiểu và nắm bắt được các nội dung trên tôi tiến hành làm các 
công việc sau: 
Bước 1: Điều tra lí lịch học sinh qua phiếu Sơ yếu lí lịch vào tuần đầu tiên 
của năm học 
SƠ YẾU LÍ LỊCH HỌC SINH 
I. Phần tự ghi của học sinh 
1. Họ và tên học sinh:. Giới tính: ............. 
2. Ngày. tháng. năm sinh.... Dân tộc:.... Tôn giáo:........... 
3.Địa chỉ thường trú: SN..Tổ..Đường .Phường..Quận............ 
 - Số điện thoại bàn của gia đình: 
4. - Họ, tên cha: .Nghề nghiệp:Số điện thoại:. 
 - Họ, tên mẹ: ..Nghề nghiệp: .Số điện thoại:. 
5. Số anh.. chị... em.. trong gia đinh. 
6. Điều kiện kinh tế gia đình:......................................................... 
7. - Xếp loại của năm học 2014 - 2015: 
 - Học lực:.Hạnh kiểm: 
Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức học sinh 
 8 
 - Chức vụ đã làm ở năm học 2014 - 2015:......................................... 
8. Năng khiếu:.. Sở thích:...... 
9. Các bạn thân hiện nay: .......................................................................... 
10. Chỉ tiêu phấn đấu của em trong năm học này: 
Học lực:..Hạnh kiểm:..... 
11. Em có ý kiến, đề nghị gì với GVCN và nhà trường: 
....................................................................................................................................
.................................................................................................................................... 
II. Phần ghi của PHHS. 
1. Phụ huynh có thường xuyên quan tâm, giáo dục con em mình hay 
không?........................................................................................................................ 
2. Phụ huynh tạo điều kiện gì cho con em mình học tốt ? 
........................................................................................................................ 
Phụ huynh có nhận xét gì về con em mình? 
PHHS có đề nghị gì với nhà trường và GVCN? 
Bước 2: 
Để kiểm tra độ chính xác của các thông tin mà tôi thu thập được qua phiếu 
điều tra tôi cố gắng tìm hiểu thông qua nhiều kênh khác nhau như từ bạn bè, người 
quen, chính quyền địa phương, đến thăm gia đình một số học sinh, Qua đó sẽ 
hiểu biết cụ thể hơn, chi tiết hơn hoàn cảnh gia đình các em. Từ đó tôi có những 
hình thức, những biện pháp giáo dục linh hoạt phù hợp với từng em bởi giáo dục 
không phải là một công thức chung có sẵn. Bên cạnh đó tôi còn trò chuyện với 
GVCN của năm trước, liên hệ các GVBM trong lớp cũng như các giáo viên Giám 
thị để có thêm những thông tin chính xác về các em. 
Bước 3: 
Đây là bước tiến hành thường xuyên ở từng giai đoạn. Tôi cung cấp số điện 
thoại của bản thân, của nhà trường đến từng em và liên hệ với gia đình học sinh 
qua điện thoại, sổ liên lạc. Đây là sự liên hệ hai chiều qua lại giữa nhà trường với 
gia đình, giữa GVCN với PHHS. Bằng các hình thức liên hệ đó tôi sẽ nắm được 
những diễn biến về đạo đức, về học tập của các em từ đó có thể đánh giá hiệu quả 
những tác động sư phạm đồng thời điều chỉnh phương pháp giáo dục. Vì đạo đức, 
học lực của từng em luôn biến đổi từng giờ, từng ngày chứ không phải là bất biến 
theo kiểu “Đầu sao đuôi vậy”. 
Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức học sinh 
 9 
2.3.3 Các biện pháp với lớp 
a. Tiến hành làm sổ chủ nhiệm: 
Sổ chủ nhiệm được xem là nhật kí của lớp. Nó ghi lại kết quả học tập, 
những diễn biến trong lớp trong suốt một năm học vì vậy khi làm sổ chủ nhiệm tôi 
thật thận trọng, tôi ghi đầy đủ các chi tiết theo mẫu: Trong đó tôi chú ý nhất là: 
- Sơ đồ chỗ ngồi. 
- Danh sách cán bộ lớp. 
- Tên giáo viên bộ môn (Địa chỉ – số điện thoại). 
- Nội quy trường lớp. 
- Theo dõi kết quả thi đua. 
- Theo dõi học sinh cá biệt. 
- Theo dõi mọi mặt từng học sinh theo định kỳ. 
- Kiểm diện phụ huynh đi họp. 
b. Ổn định nề nếp, xây dựng lớp tự quản tích cực: 
Ở lứa tuổi THCS, thiết nghĩ các em có thể phát huy khả năng tự quản, phát 
huy trách nhiệm của bản thân, trong mọi công việc trên tinh thần dân chủ, tôi luôn 
tôn trọng tin tưởng và giáo dục cho các em ý thức tự giác, tích cực phê bình và tự 
phê bình. Kích thích tính tự trọng và tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ 
ở mỗi học sinh. 
Để xây dựng một tập thể tự quản tốt, muốn ổn định nề nếp học tập thì cần 
có đội ngũ cán bộ, cán sự lớp năng động sáng tạo, trách nhiệm. Vì lẽ đó bầu ban 
cán sự lớp là một việc cần phải suy nghĩ tính toán không phải học sinh nào cũng 
đảm nhiệm được. 
Trong buổi sinh hoạt lớp đầu năm tôi đã làm các công việc sau: 
* Bầu ban cán sự lớp: 
 Lớp trưởng: Nguyễn Quốc Hiếu 
 Lớp Phó học tập: Nguyễn Ngọc Phương. 
 Lớp phó Lao động – Kỉ luật: Lê Đình Khôi Nguyên 
 Lớp phó Văn thể mỹ: Trịnh Ngọc Hà. 
 Đội cờ đỏ: Lê Thị Ngân Hà và Nguyễn Trung Thành. 
* Bầu tổ trưởng: 
 Tổ 1: Lưu Hải Ngân. 
 Tổ 2: Trần Hạnh Dung. 
 Tổ 3: Mai Vũ Hồng Sơn. 
* Bầu Ban Cán sự phụ trách bộ môn: 
 Cán sự môn Văn: Trịnh Ngọc Hà. 
 Cán sự môn Toán: Nguyễn Quốc Hiếu. 
Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức học sinh 
 10
 Cán sự môn Anh: Khôi Nguyên 
* Phân công nhiệm vụ cụ thể: 
 Lớp Trưởng: Theo dõi mọi hoạt động của lớp điều khiển các tiết sinh 
hoạt hàng tuần, tổng hợp và báo cáo kết quả thi đua về mọi mặt của lớp hàng tuần, 
hàng tháng, học kì, năm học và có báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm. 
 Lớp phó HT: theo dõi về mặt học tập của lớp, giải đáp mọi thắc mắc của 
các bạn về học tập, lập kế hoạch giúp đỡ các bạn học sinh yếu kém vươn lên, bảo 
quản sổ ghi đầu bài và báo cáo cho lớp trưởng kết quả học tập của lớp hàng tuần, 
hàng tháng. 
 Lớp phó Lao động – Kỉ luật: Chịu trách nhiệm về mặt lao động vệ sinh 
của lớp, phân công trực nhật, kết hợp với lớp trưởng quản lí lớp lao động và báo 
cáo kết quả cho GVCN. 
 Lớp phó Văn thể mỹ: Tổ chức theo dõi, tham gia các hoạt động văn hóa, 
văn nghệ, thể dục thể thao do Tổng phụ trách Đội, do trường tổ chức. 
 Nhiệm vụ của thủ quỹ: Thu và chi quỹ lớp và xây dựng kế hoạch khen 
thưởng, báo cáo thu chi cho lớp trưởng và cho GVCN. 
 Cờ đỏ: Giám sát việc thực hiện nội quy của lớp bạn cũng như của lớp 
mình, báo cáo kết quả cho thầy Tổng phụ trách Đội, cho GVCN về tình hình của 
lớp. 
 Tổ trưởng: Theo dõi các hoạt động của tổ, nắm kết quả học tập của từng 
tổ viên, xếp loại đánh giá tổ viên và báo cáo cho lớp trưởng tổng hợp. 
* Sắp xếp chỗ ngồi: 
 Chú ý các em có nhu cầu về tai mắt (HS cận thị: Mai Phạm Minh Anh) 
 Chú ý tới vóc dáng chiều cao, giới tính, học lực (Thấp ngồi trước, cao 
ngồi sau; nam - nữ xen kẽ; HS Giỏi - Yếu, Khá - Trung bình ngồi cùng bàn; Tỉ lệ 
Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu ở các tổ đều nhau). 
 Chú ý những em có cùng khuyết điểm. 
Ví dụ: Em Nguyễn Ánh Dương là một học sinh chậm, trầm, học yếu, thụ 
động trong mọi hoạt động. Ở lớp 8 nhiều thầy cô đã phàn nàn về em. Thế nên sang 
lớp 9, tôi chú ý đến em nhiều hơn. Trong các giờ học em hay uể oải, nằm dài trên 
bàn, không chú ý, không chịu phát biểu ý kiến xây dựng bài. Các bài kiểm tra đều 
là điểm yếu kém. Giáo viên bộ môn tâm sự với tôi: “Em thường xuyên không học 
bài, không làm bài tập”. Cũng đã nhiều lần tôi gặp riêng em để tìm hiểu lí do cũng 
như tôi biết được trước đó là do em học yếu từ đầu cấp, kiến thức bị hỏng nhiều 
nên không thể theo kịp bạn bè đâm ra chán nản, lười học. Tôi đã xếp em ngồi cạnh 
em Ngọc Hà (là lớp phó học tập, đồng thời là một học sinh có trách nhiệm và có 
học lực rất tốt của lớp) kèm cặp và giao trách nhiệm cho em Hà làm sao phải giúp 
Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức học sinh 
 11
bạn tiến bộ. Vì vậy, bằng khả năng và trách nhiệm của mình em Hà đã tư từ giúp 
em Dương tiến bộ dần lên. Đến lớp Dương hăng hái phát biểu ý kiến, những bài 
kiếm tra dần dần đạt được điểm cao. Tất nhiên tôi cũng luôn động viên em bằng 
những câu hỏi vừa tầm kèm theo điểm khuyến khích. Nhờ đó, trong học kì I vừa 
qua học lực của em Dương được xếp loại: Trung bình, hạnh kiểm: Tốt. 
* Một số yêu cầu khác: 
 Học nội quy nhà trường, thảo luận và đề ra nội quy của lớp. 
 Các em chép nội quy nhà trường và về nhà theo dõi xin ý kiến của PHHS. 
 Qui định về thưởng phạt: Cuối mỗi học kì, bất kì HS nào có ý thức vươn 
lên, phấn đấu trong học tập, rèn luyện đạt kết quả tốt nhất có thể được khen 
thưởng 3 cuốn vở/ HS.(Trích từ quỹ lớp, GVCN hỗ trợ thêm,). 
 Chú ý: Những qui định này được đặt ra trên tinh thần dân chủ, phải lấy ý 
kiến của số đông tránh việc áp đặt. Khi đặt ra những qui định nội quy của lớp thì 
phải cố gắng thực hiện tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi”. Và khi có sự thay đổi 
cũng phải lấy ý kiến của học sinh. 
c.Trao đổi với phụ huynh học sinh qua lần họp phụ huynh học sinh đầu 
năm. 
Nếu như ở trường các em là học sinh của giáo viên chủ nhiệm thì ở nhà các 
em là thành viên của một gia đình là con của cha mẹ. Cả giáo viên chủ nhiệm và 
cha mẹ các em đều là những người chịu trách nhiệm về kết quả giáo dục của học 
sinh. Tôi thiết nghĩ, để công tác giáo dục đạt hiệu quả thì phụ huynh và giáo viên 
chủ nhiệm phải đồng cảm, hiểu nhau. Nếu như ở nhà, cha mẹ nhắc nhở, dạy bảo 
động viên con em mình, ở trường thầy cô tận tình chỉ dạy thì chắc chắn học sinh 
ấy sẽ tiến bộ, vâng lời. 
Trong phiên họp phụ huynh đầu năm tôi yêu cầu toàn thể phụ huynh đều có 
mặt bằng cách gửi thư mời trước một tuần. Nếu ngày đó phụ huynh nào không có 
đến được thì sáng ngày hôm sau phải đến gặp giáo viên chủ nhiệm tại trường. Tôi 
yêu cầu như thế bởi một lí do thật đơn giản. Phụ huynh không biết người chịu 
trách nhiệm dạy dỗ con em mình là ai? Người đó như thế nào? Thì làm sao nắm 
được kết quả học tập của con em mình? 
Thông qua phiên họp tôi đã làm các công việc sau: 
 Thông qua nội quy nhà trường. 
 Thông qua nội quy của lớp học, xin ý kiến của phụ huynh học sinh. 
 Thông báo về các khoản thu đầu năm (Tránh việc học sinh lợi dụng lấy 
tiến của cha mẹ để đi chơi ). 
 HS nộp các khoản thu bao nhiêu thì đều được gởi giấy báo về gia đình. 
Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức học sinh 
 12
 Bầu ban đại diện phụ huynh học sinh: Nhiệt tình - có thời gian để giúp 
giáo viên chủ nhiệm trong suốt năm học. 
 Lấy số điện thoại của phụ huynh để liên lạc và lấy chữ kí mẫu để tránh 
các trường hợp học sinh thay mặt cha mẹ tự tiện làm đơn nghỉ học. 
d.Sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần 
Hàng tuần giáo viên chủ nhiệm tiến hành tiết sinh hoạt. Tiết sinh hoạt rất 
quan trọng vì đây là thời gian giáo viên chủ nhiệm tiếp xúc, gần gũi nhất, nhiều 
hơn với lớp. Theo tôi, Giáo viên chủ nhiệm là chỗ dựa tin cậy nhất cho các em khi 
gặp các khó khăn trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống, vì vậy buổi 
sinh hoạt lớp phải đạt được các mục tiêu sau: 
- Tạo cho học sinh một tâm lý thoải mái gần gũi sẵn sàng chia sẻ với giáo 
viên những vướng mắc khó khăn của mình trong quá trình học tập và cuộc sống. 
- Khích lệ động viên học sinh và chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng học tập sẵn 
sàng tiến bộ. 
- Hướng dẫn thêm kỹ năng sống, kỹ năng học tập. 
- Tự nhận ra các lý do nguyên nhân yếu kém của mình và sẵn sàng khắc 
phục sửa chữa. 
Vì vậy, ở tiết sinh hoạt chủ nhiệm tôi thực hiện đổi mới nội dung sinh hoạt 
lớp: tổng kết ưu điểm khuyết điểm đánh giá việc học tập của lớp cũng như đề ra 
những biện pháp khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm, từ đó xây dựng 
phương hướng cho tuần tới. Tiết sinh hoạt chủ nhiệm không nặng nề mà rất cần sự 
góp ý phê bình góp ý chân tình trên tinh thần xây dựng làm cho tập thể lớp tốt 
hơn, điều cần nhất là làm cho các em cảm nhận được sự thân thiện, gần gũi. Cho 
nên tôi thực hiện nghiêm túc các hoạt động sau: 
 Hoạt động 1: Tự kiểm điểm (5 phút). Hoạt động này nhằm thể hiện tính 
tự giác, tự phê bình của học sinh vì có ý thức được cái sai, cái xấu, cái hại cũng có 
nghĩa là học sinh biết được cái lỗi vi phạm từ đó có hướng khắc phục sửa chữa. 
( có biên bản kèm theo) 
Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức học sinh 
 13
TRƯỜNG THCS PHAN ĐÌNH GIÓT Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
Lớp: 9A4 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
Tổ trực tuần:........... 
 Hà Nội, ngày..... tháng...... năm...... 
BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM 
TUẦN THỨ...... NĂM HỌC 20... - 20... 
(Từ ngày.....tháng......năm...... đến ngày.....tháng......năm......) 
I. Về học tập 
a. Ưu điểm 
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
.................................................................................................................................... 
b. Nhược điểm 
....................................................................................................................................
.................................................................................................................................... 
2. Về rèn luyện đạo đức. 
a. Ưu điểm 
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
.................................................................................................................................... 
b. Nhược điểm 
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
.................................................................................................................................... 
III. Nhận xét chung 
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
.................................................................................................................................... 
Người viết kiểm điểm Lớp trưởng Tổ trưởng GVCN 
 Hoạt động 2: Lớp trưởng tổng hợp đánh giá từng mặt mạnh yếu của các 
tổ. Tuyên dương những bạn có điểm tốt, làm việc tốt, phê bình những học sinh vi 
phạm nội qui, mắc điểm xấu và nêu rõ hình thức kỉ luật (5 phút). 
 Hoạt động 3: Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm (5 phút). 
Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức học sinh 
 14
- Nêu ưu điểm. 
- Nêu khuyết điểm. 
- Tuyên dương các học sinh tiến bộ, chăm ngoan. Động viên học sinh có 
cố gắng. Nhắc nhở học sinh vi phạm khuyết điểm, tùy theo mức độ năng nhẹ mà 
nhắc nhở, khiển trách...... 
 Hoạt động 4: Xây dựng kế hoạch cho tuần tới (10 phút). 
 Dựa vào kế hoạch chung của nhà trường, của Đội và kế hoạch riêng của 
lớp ....... 
 Phân công cụ thể (Có ghi chép cẩn thận). 
 Hoạt động 5: Giải đáp thắc mắc của học sinh (5 phút) 
Giáo viên chủ nhiệm giải đáp những thắc mắc, xem xét những yêu cầu của 
học sinh và có thể giải quyết nhu cầu cho các em nếu nhu cầu đó là chính đáng. 
 Hoạt động 6: Sinh hoạt theo chủ đề (15 phút): 
+ Chia sẻ với học sinh: Tôi hỏi thăm trong gia đình em nào có sự kiện đặc 
biệt như ốm đau, tai nạn, hiếu hỉ....... 
+ Trao đổi, tâm tình về tâm lí lứa tuổi, định hướng nghề nghiệp, ước mơ, kể 
chuyện từ sách Hạt giống tâm hồn, vì học sinh lớp 9 ở vào lứa tuổi 14, 15 các 
em đã dậy thì và bắt đầu có những xúc cảm giới tính. Do đó, cần giáo dục sức 
khoẻ sinh sản vị thành niên cũng như định hướng tâm lí, tình cảm, tình bạn trong 
sáng, đúng đắn, đẹp đẽ cho các em. 
+ Hoặc chỉ vẽ cho các em về phương pháp học: khi làm bài tập: đọc kỹ đầu 
bài dành một vài phút hồi tưởng lại các kiến thức kỹ năng đã được nghe giảng rồi 
mới tiến hành làm bài, xem lại lý thuyết nếu không thể nhớ ra, làm bài tập đầy đủ 
sau đó đọc bài mới, tìm hiểu bài mới, học tập cần kết hợp với nghỉ ngơi tích cực, 
cách ghi nhớ những bài học gắn liền với hình ảnh,... 
+ Hoạt động theo chủ đề theo tôi là rất đặc biệt và quan trọng bởi đây là 
thời gian học nhưng cũng là chơi, là nơi cô và trò hiểu nhau hơn, gần gũi nhau 
hơn. Sinh hoạt theo chủ đề bao giờ cũng có tinh thần tập thể, hoạt động theo 
nhóm, cùng nhau xây dựng ý tưởng lên kế hoạch thực hiện và thực hiện chủ đề. 
2.3.4. Hoạt động kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng 
giáo dục khác. 
 a. Phối hợp với gia đình học sinh 
Thông thường, ở bất kì một học sinh nào khi bị điểm xấu hoặc vi phạm nội 
qui trường lớp thường về nhà sợ bị la rầy, thậm chí bị đánh đập nên các em 
thường “ém nhẹm”, giấu cha giấu mẹ. Vì vậy tôi có kế hoạch thông báo cho gia 
đình học sinh biết kết quả học tập, rèn luyện đạo đức, lao động, sau 3 tháng đầu 
mỗi học kì, cuối HKI và cuối HKII cũng như cả năm. Và khi nhận được kết quả từ 
Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức học sinh 
 15
giáo viên chủ nhiệm thì gia đình cũng kịp thời nắm bắt được tinh thần học tập, 
hành vi của con em mình. Từ đó có biện pháp giáo dục kịp thời. 
Không chỉ liên hệ qua thư mời, điện thoại mà tôi còn đến thăm và trao đổi 
với gia đình học sinh nhất là gia đình các em học sinh cá biệt. Theo tôi đây là 
hình thức giáo dục có hiệu quả giáo dục cao bởi lẽ qua việc đến thăm gia đình học 
sinh sẽ tạo được sự đồng cảm, thiện cảm giữa phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm. 
Chính mối thiện cảm này giúp học sinh phải tự ý thức để xứng đáng với sự quan 
tâm dạy dỗ của thầy cô. Bên cạnh đó tôi còn đề xuất với nhà trường trong những 
buổi lễ sơ kết hoặc tổng kết năm học mời các phụ huynh có con em học giỏi được 
khen thưởng đến dự lễ để họ tự hào hãnh diện về con mình và ngược lại cũng thấy 
được rằng mình cần phải cố gắng để đem lại niềm vui cho cha mẹ. 
Khi phối hợp với gia đình tôi thiết nghĩ giáo viên chủ nhiệm cần linh hoạt 
trong sử dụng các biện pháp và hình thức vì “Mười ngón tay có ngón ngắn ngón 
dài” hoàn cảnh gia đình không ai giống ai. Có gia đình có điều kiện kinh tế, có 
thời gian luôn quan tâm theo dõi sâu sát chuyện học tập của con em thậm chí là 
luôn đưa rước con cái đi học, theo dõi tập vở của các em hàng ngày. Nhưng cũng 
có gia đình cha mẹ phải đầu tắt mặt tối đi sớm về khuya, họ không có thời gian để 
quan tâm con cái, mặc dù ai cũng muốn con mình học giỏi, ngoan ngoãn. Vậy làm 
thế nào để phụ huynh nào cũng nắm bắt kịp thời kết quả học tập của con em 
mình? Đó cũng là điều tôi trăn trở, suy nghĩ. Từ đó tôi đi đến quyết định: Mình 
phải thường xuyên liên hệ phối hợp với gia đình học sinh. 
Ví dụ: Em Đặng Mạnh Cường là một học sinh thường xuyên đi học

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_cua_giao_vien_chu_nhi.pdf