SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công tác đoàn và phong trào thanh niên ở trường THPT dân tộc nội trú tỉnh

SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công tác đoàn và phong trào thanh niên ở trường THPT dân tộc nội trú tỉnh

Phối hợp trong công tác xây dựng lực lượng nhằm xây dựng bộ máy để lãnh đạo phong trào hoạt động của Đoàn thanh niên. Tổ chức xây dựng lực lượng mạnh, phong trào đoàn sẽ phát triển, thông qua lực lượng nòng cốt tạo nguồn để phát triển Đảng trong nhà trường (từ chi đoàn giáo viên lẫn chi đoàn học sinh).

Nội dung phối hợp cần căn cứ vào đặc điểm của nhà trường, để đi vào hoạt động dạy và học đạt mục tiêu đề ra, chi bộ họp đưa ra nghị quyết chỉ đạo xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh, đồng thời cử một giáo viên có nhiều kinh nghiệm, năng động, có uy tín trong học sinh làm bí thư Đoàn trường. Hiệu trưởng trực tiếp làm cố vấn và vạch ra những cơ chế phối hợp bồi dưỡng bí thư Đoàn trường và các bí thư các chi đoàn ở từng lớp để có thêm kinh nghiệm. Để đảm bảo khâu tổ chức chặt chẽ ngay từ đầu, Ban chấp hành Đoàn trường triển khai, tổ chức cho các chi đoàn cơ sở tổ chức đại hội vào đầu tháng 10 và tiến tới đại hội Đoàn trường vào giữa hoặc cuối tháng 10.

Hiệu trưởng bàn bạc với Bí thư Đoàn trường, đồng thời giao trách nhiệm cho lực lượng giáo viên chủ nhiệm làm cố vấn trực tiếp xây dựng kế hoạch đại hội chi đoàn của từng lớp.

Để triển khai công tác tổ chức, xây dựng lực lượng đồng bộ và chỉ đạo thống nhất, Ban lãnh đạo phải triệu tập Ban chấp hành Đoàn trường họp bàn triển khai công tác chuẩn bị đại hội. Song song với việc tiến hành Đại hội đoàn trường, Ban chấp hành đoàn trường cũng đề ra kế hoạch phát triển đoàn viên mới trong năm học.

Công tác phối hợp tổ chức, xây dựng lực lượng không chỉ dừng lại ở đây mà nhà trường cần đặt ra vấn đề tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ Đoàn, vì phần lớn Ban chấp hành Đoàn đều là những thanh niên trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm. Nếu được bồi dưỡng thì hiệu quả công việc sẽ cao hơn. Đoàn viên học sinh có ý thức xây dựng tổ chức Đoàn, thanh niên sẽ có động cơ phấn đấu vào Đoàn. Mặt khác, Hiệu trưởng phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ và yêu cầu Ban chấp hành Đoàn trường phải duy trì phong trào mang tính thực tế và có tác dụng

giáo dục, tạo ra các sân chơi phong phú, bổ ích phù hợp với tâm sinh lý của đoàn viên thanh niên, tuyệt đối không mang tính hình thức để không làm giảm vai trò của một tổ chức chính trị trong nhà trường.

 

docx 51 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 110Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công tác đoàn và phong trào thanh niên ở trường THPT dân tộc nội trú tỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh hình thức để không làm giảm vai trò của một tổ chức chính trị trong nhà trường.
Phối hợp công tác xây dựng nề nếp:
Xây dựng nề nế chính là tổ chức hoạt động dạy và học đi vào một trật tự kỷ cương. Có xây dựng, củng cố nề nếp trong học sinh thì chất lượng học tập mới được nâng cao, đồng thời đảm bảo được tính kỷ cương của trường lớp.
Để đạt được hiệu quả trong công tác dạy và học, điều cần thiết là phải chú ý đến công tác xây dựng nề nếp, thực hiện theo đúng nội quy của nhà trường, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, có đầy đủ dụng cụ học tập cần thiết, đi học đúng giờ.
Giáo viên giảng dạy ra vào đúng quy định, quản lý được học sinh trong giờ học, từng bước xây dựng trong học sinh ý thức học tập tự giác, chủ động. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm xác định được vai trò của mình là luôn nhắc nhở học sinh thực hiện tốt nề nếp, hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các phong trào hoạt động của nhà trường. 15 phút đầu giờ Đội cờ đỏ và một đồng chí trong ban thường vụ Đoàn trường phải có mặt hướng dẫn học sinh ôn bài, ổn định trật tự, triển khai các hoạt động công tác đoàn.
Công tác phối hợp giữa nhà trường với Đoàn thanh niên để tổ chức xây dựng nề nếp là một trong những công tác quan trọng để nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường. Ở đây Hiệu trưởng cần hội ý những nội dung, kế hoạch, biện pháp, Đoàn trường kết hợp với sự chỉ đạo cấp trên để tạo sự thống nhất trong công tác quản lý, theo dõi kiểm tra việc thực hiện nội quy nhà trường của học sinh. Đồng thời Hiệu trưởng chỉ đạo đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh niên chỉ đạo các bí thư chi đoàn và tổ chức đội cờ đỏ thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở đoàn viên, thanh niên thực hiện tốt những quy định của nhà trường. Hoạt động này thực chất là giáo viên chủ nhiệm trực tiếp hướng dẫn cho lớp thực hiện tốt nề nếp của lớp, nội quy nhà trường, những quy định của các tổ chức trong nhà trường. Đoàn trường có nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện nền nếp của học sinh, tổ chức giám sát, chấm thi đua và thông báo kết quả của từng tuần cho giáo viên chủ nhiệm cũng như học sinh biết để kịp thời chấn chỉnh. Trong quá trình thi đua, nhà trường cũng như Đoàn trường phải biết kịp thời tuyên dương những tấm gương sáng trong học tập, những việc làm hữu ích của đoàn viên thanh niên trong trường học, nhằm tạo nguồn khích lệ và động viên học sinh.
Nhằm đạt kết quả trong công tác xây dựng nề nếp, Đoàn thanh niên phải tổng hợp ý kiến các chi đoàn lớp và trao đổi với ban thi đua nhà trường để đề ra các tiêu chí thi đua giữa các lớp, cũng như việc đánh giá hạnh kiểm học sinh của giáo viên chủ nhiệm.
Nhìn vào nề nếp của nhà trường, ta có thể đánh giá một phần chất lượng hoạt động của nhà trường. Giáo viên ra, vào lớp đúng giờ, học sinh chấp hành nội quy nhà trường nghiêm túc, có ý thức học tập, yêu lớp, yêu trường, tạo niềm tin cho phụ huynh an tâm đưa con đến trường. Việc nhà trường phối hợp với Đoàn thanh
niên trong tổ chức xây dựng nề nếp và các phong trào khác đã tạo được niềm tin trong nhà trường cũng như trong phụ huynh học sinh.
Phối hợp trong công tác xây dựng các hoạt động học tập:
Phong trào thi đua học tập là phong trào được duy trì thường xuyên trong nhà trường và xuyên suốt trong năm học. Nếu tổ chức xây dựng các phong trào hoạt động học tập tốt, có chất lượng thì sẽ hạn chế được việc lưu ban, bỏ học, đồng thời nâng cao được chất lượng dạy và học trong nhà trường. Xây dựng các hoạt động học tập sẽ tạo nên một sân chơi lành mạnh, thu hút được nhiều học sinh nhất là những học sinh yếu, kém, học sinh cá biệt, qua đó nâng cao tinh thần hăng say học tập, nghiên cứu.
Hàng năm chất lượng đầu vào lớp 10 của trường THPT Dân tộc nội trú nghệ An là một trong những trường có đầu vào thấp ở Thành phố Vinh. Để bổ sung kiến thức và từng bước nâng cao trình độ của học sinh, Đoàn thanh niên, nhà trường phối hợp tổ chức quản lý học tập trên lớp và những hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Trong học tập: Tổ chức thi đua hàng tuần, đăng ký tiết dạy tốt, tiết học tốt. Thi đua học tập được tính theo xếp loại giờ học trên lớp, thi đua có nhiều điểm giỏi ở học sinh trong lớp cũng như giữa các lớp, khuyến khích, động viên học sinh yếu- kém, hàng tuần. Đoàn thanh niên có sơ kết thi đua giữa các lớp, có tuyên dương dưới cờ những tập thể đạt thành tích tốt trong phong trào thi đua học tập, nhằm động viên, khích lệ các tập thể, cá nhân có nỗ lực trong học tập.
ĐVTN tham gia các câu lạc bộ
Trong các đợt chào mừng kỷ niệm các ngày lễ: 20/11, 26/3, Đoàn trường phối hợp với các tổ chuyên môn tổ chức chương trình ngoại khóa, Câu lạc bộđể khích lệ ý tưởng sáng tạo trong học tập của học sinh.
Trong đại hội các chi đoàn, với kế hoạch phát triển, các chỉ tiêu của nhà trường, Ban chấp hành đoàn trường cho các chi đoàn thảo luận và đưa ra chỉ tiêu về học tập của lớp, để làm mục tiêu phấn đấu trong học tập của học sinh.
Với các nội dung trên, Đoàn trường, nhà trường đã đưa ra cơ chế phối hợp cụ thể:
Đoàn thanh niên huy động chi đoàn, giáo viên, học sinh tham gia xây dựng nề nếp học tập, tìm ra phương pháp học tập tốt; vừa động viên giáo viên trong chi đoàn, vừa giao nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên bộ môn có trách nhiệm phụ đạo, kèm cặp những học sinh yếu, kém, tổ chức ngoại khóa, tổ chức “Hội nghị học tập”, uốn nắn, giúp đỡ những học sinh cá biệt theo yêu cầu của Đoàn thanh niên. Đặt vấn đề khen thưởng, ghi bảng danh dự cho học sinh khá, giỏi, động viên học sinh yếu có ý thức vươn lên trong học tập.
Xây dựng phong trào học tập là xây dựng ý thức của tập thể, cán bộ, giáo viên và học sinh. Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An với lực lượng giáo viên và đoàn viên trẻ đầy năng động sáng tạo nên việc phối hợp giữa nhà trường với Đoàn thanh niên trong xây dựng phong trào học tập bước đầu đã có kết quả: Tỉ lệ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, tỉ lệ tốt nghiệp THPT ngày càng được nâng lên. Tỉ lệ thanh niên muốn được đứng vào hàng ngũ của Đoàn cũng vượt trội, các em không ngừng tự hoàn thiện bản thân để được xét kết nạp Đoàn. Nhà trường đã nhận thức được chỉ có lực lượng đoàn viên giáo viên mới có khả năng tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Từ phong trào này các đoàn viên là giáo viên, cũng như đoàn viên học sinh có cơ hội để thể hiện óc sáng tạo, nhạy bén của tuổi trẻ trong các hoạt động. Phát huy được vai trò làm chủ của đoàn viên, đó cũng là một phương pháp để tự bồi dưỡng, phát huy mặt mạnh của đội ngũ giáo viên trẻ nói riêng và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nói chung. Ban giám hiệu còn phối hợp, đề xuất với Đoàn thanh niên vận động tổ chức dạy học phụ đạo cho học sinh yếu, kém, những học sinh có hoàn cảnh khó khăn thì cố gắng tìm nguồn hỗ trợ tài chính.
Phối hợp trong công tác tổ chức hoạt động hướng nghiệp:
Việc phối hợp trong công tác tổ chức hoạt động hướng nghiệp của nhà trường, nhằm tư vấn cho học sinh về việc chọn lựa nghề nghiệp giúp các em tiết kiệm được thời gian và kinh phí.Tạo điều kiện thuận lợi để các em chọn được ngành phù hợp với năng lực, nhu cầu, qua đó có thái độ động cơ học tập đúng đắn.
Đoàn thanh niên phối hợp với cha mẹ học sinh, những cựu học sinh đang học ở các trường Đại học trong và ngoài nước, những cựu học sinh đã thành đạt để tổ chức các buổi nói chuyện với học sinh khối 12. Đó là dịp để các em có thể trao
đổi với đàn anh, đàn chị những kinh nghiệm trong học tập, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và có một sự lựa chọn đúng đắn cho nghề nghiệp trong tương lai. Một số ít học sinh không có khả năng vào các trường cao đẳng, đại học, thì có thể xin đi học nghề, về tham gia lao động ở địa phương. Hoạt động này có kết quả mang tính giáo dục cao, hạn chế những học sinh lười học, ham chơi, không định hướng được nghề nghiệp sẽ vướng vào những tệ nạn xã hội: Mại dâm, ma túy, góp phần giải tỏa những băn khoăn của học sinh và gia đình trong việc chọn nghề, hạn chế các tệ nạn xã hội và tạo nên không khí thi đua học tập sôi nổi trong nhà trường.
Hoạt động hướng nghiệp cho ĐVTN
Công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh được tiến hành thường xuyên trong mỗi năm học, là nhận thức đúng đắn cho tầm nhìn chiến lược về giáo dục và nguồn nhân lực cho đồng bào các dân tộc miền núi nói riêng, cho xã hội nói chung. Điều quan tâm trong giáo dục và xã hội là đảm bảo cả hai mặt: Chất lượng và số lượng, trong đó chất lượng mang tính chất sống còn của nhà trường, tạo niềm tin cho gia đình, xã hội.
Phối hợp trong công tác tổ chức phong trào Văn-Thể-Mỹ:
Phong trào văn - thể - mỹ góp phần hỗ trợ công tác dạy và học, có phần tác động để nâng cao kết quả giảng dạy trong trường DTNT Tỉnh. Phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, thu hút đông đảo học sinh và giáo viên trẻ tham gia. Góp phần rèn luyện sức khỏe, năng động và nhanh nhẹn trong công việc, phát huy được năng khiếu ca hát, nhảy múa của học sinh miền núi. Sự phối hợp trong công tác văn –thể - mỹ, nhà trường phối hợp với Đoàn thanh niên phải có sự hợp tác của Công đoàn và sự ủng hộ của phụ huynh học sinh.
Hoạt động này tốn nhiều thời gian, huy động nhiều nhân lực, tốn nhiều kinh phí. Nhà trường cần có kế hoạch và triển khai kế hoạch tốt trong sự phối hợp với
đoàn trường. Đoàn thanh niên huy động nhân lực tổ chức, tham gia đầy đủ các hoạt động, dự trù kinh phí cho hoạt động. Công đoàn huy động giáo viên có kinh nghiệm giúp đỡ tập luyện cho học sinh ở các phong trào, giáo viên chủ nhiệm thực hiện các nội dung, chương trình đã đề ra. Huy động sự hợp tác của Hội cha mẹ học sinh, của các cơ quan ban ngành có liên quan.
ĐVTN tích cực tham gia các hoạt động văn-thể-mỹ
Với sự phối hợp và tổ chức chặt chẽ, đã thu hút được nhiều học sinh nội trú tham gia, qua đó thấy được khả năng của các em một cách toàn diện. Thành công này thể hiện cách nhìn đúng đắn của nhà trường trong sự phối hợp với Đoàn thanh niên trong nhà trường. Thực tế cho thấy qua hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ, đã hỗ trợ đắc lực cho giáo dục phát triển nhân cách cho học sinh.
Phối hợp trong công tác tổ chức phong trào phòng chống tệ nạn trong nhà trường:
Vấn đề tệ nạn trong xã hội được Đảng, Chính phủ và nhân dân hết sức quan tâm bởi mối hiểm họa của nó. Đối tượn

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_cong_tac_d.docx
  • pdfTrần Thị Thảo, Hồ Ngọc Việt Nga-THPTDTNT Tỉnh-Công đoàn.pdf