Ngay từ lớp 1, giáo viên chủ nhiệm lớp phải có trách nhiệm phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu 2 môn: Toán và Tiếng Việt.
Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần đưa ra các câu hỏi nâng cao phát triển tư duy. Các bài kiểm tra cần có bài tập để phân loại được năng lực của học sinh.
Tìm hiểu , xem xét truyền thống học tập của gia đình học sinh.
Trên cơ sở giáo viên phát hiện, tuyển chọn, nhà trường tổ chức thi khảo sát nhiều lần để lựa chọn chính xác. Việc tuyển chọn kéo dài trong suốt 5 năm học, sau khi tuyển xong, ban giám hiệu cần chỉ đạo việc xây dựng và chỉ đạo bồi dưỡng các đội tuyển. Học sinh trong đội tuyển phải học đủ 9 môn trên tinh thần cơ bản, vững chắc rồi nâng cao.
ến học của nhà trường Điều đó đã góp phần tạo động lực cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi, nhà trường còn tăng cường phối hợp với các lực lượng giáo dục, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp. Nhà trường tổ chức cho GV đi học hỏi kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi ở một số trường có thành tích cao trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Một việc làm tưởng chừng rất nhỏ trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nhưng thể hiện sự quan tâm của BGH đó là việc tổ chức cho học sinh giỏi đi thi. Trước ngày thi, bao giờ ban giám hiệu cũng tổ chức gặp mặt thân mật đội tuyển, động viên, cổ vũ, nhắc nhở các em chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết cho buổi thi. Tạo cho các em có tâm thế, niềm tin để làm bài tốt. Bằng những việc làm trên, nhiều năm qua trường tiểu học Trung Nguyên đã đạt được những kết quả cụ thể trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi như sau: Số lượng học sinh giỏi các năm như sau: Năm học Học sinh giỏi cấp huyện Học sinh giỏi cấp tỉnh 2003 – 2004 57 8 2004 – 2005 9 7 2005 – 2006 5 8 2006 – 2007 8 13 2007-2008 10 16 2008 – 2009 8 8 2009 - 2010 20 10 2010 - 2011 16 14 2011 - 2012 10 21 2012 - 2013 22 14 II. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG VIỆC CHỈ ĐẠO BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG NGUYÊN: - Bên cạnh những thành quả đã đạt được, công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường tiểu học Trung Nguyên còn một số hạn chế: - Việc phát hiện và tuyển chọn học sinh có năng khiếu, có tài năng còn thiếu cơ sở khoa học nên chưa chính xác và triệt để. - Trong quá trình bồi dưỡng, giáo viên chưa có phương pháp tác động cá biệt nhằm phát huy tính độc lập, chủ động sáng tạo, trí thông minh của học sinh. - Chưa có nội dung chương trình chuẩn mực để bồi dưỡng học sinh giỏi. - Sự quan tâm, đầu tư của Phụ huynh học sinh còn ít, nhiều phụ huynh đi làm ăn xa. - Trách nhiệm và quyền lợi của giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi còn chưa nhiều, chưa động viên được người dạy. - Chất lượng và số lượng học sinh giỏi chưa ổn định. B. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG NGUYÊN – YÊN LẠC – VĨNH PHÚC. Trước những thực trạng về công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường tiểu học Trung Nguyên, chúng tôi thấy một vấn đề cần được đạt ra là: Ban giám hiệu nhà trường phải nghiên cứu để tìm ra biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi cụ thể là: - Nâng cao nhận thức về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi. - Tổ chức phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi ngay từ cuối năm lớp 1. - Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên. - Tuyển chọn phân công giáo viên bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi từ lớp 2 đến lớp 5. - Tổ chức hoạt động dạy học đội tuyển học sinh giỏi. - Tổ chức xây dựng, sử dụng, bảo quản CSVC – TBDH phục vụ cho việc bồi dưỡng HSG. - Huy động cộng đồng tham gia công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi. - Tổ chức thi đua khen thưởng kịp thời xây dựng định mức thi đua khen thưởng cụ thể đối với GV và học sinh giỏi. Qua nghiên cứu, phân tích thực trạng việc chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường tiểu học Trung Nguyên, chúng tôi hệ thống và đề xuất: “ Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường tiểu học Trung Nguyên trong giai đoạn mới I . Xây dựng kế hoạch chỉ đạo : Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường được xây dựng trên nhiệm vụ chỉ đạo của các cấp, các ngành, đồng thời cần chú ý đến đặc điểm riêng của nhà trường, của địa phương, chú trọng chỉ đạo xây dựng trọng điểm mũi nhọn “Bồi dưỡng học sinh giỏi”. Riêng hoạt động này được xây dựng chi tiết, tỉ mỉ, bàn bạc thống nhất với hội đồng nhà trường, hội phụ huynh học sinh và địa phương .... để đi đến thống nhất thực hiện. II . Tổ chức thực hiện : 1, Phát hiện học sinh giỏi : Công tác phát hiện và lựa chọn học sinh giỏi là một việc làm hết sức quan trọng. Việc lựa chọn không phải chỉ chú ý đến lực học của môn học mà còn phải quan tâm đến sở thích, sự say mê của các em đối với các môn học. Trong quá trình dạy học giáo viên phải chú ý đến các đối tượng học sinh. Định hướng cho các em biết được vai trò cần thiết của việc học, đồng thời khơi gợi cho các em có hứng thú học tập. Việc phát hiện và lựa chọn học sinh giỏi cần được tiến hành thông qua các việc làm sau : - Tổ chức khảo sát chất lượng ngay từ đầu năm học. - Tổ chức chấm, chữa bài kiểm tra một cách tỉ mỉ, chuẩn xác theo hình thức chuyên sâu . - Ban giám hiệu kiểm tra, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm sau mỗi kì kiểm tra, đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình học sinh . - Phân loại đối tượng học sinh : giỏi, khá, trung bình, yếu. - Lập danh sách theo dõi từng lớp, từng khối .( Có bảng điểm theo dõi tình hình học tập qua các lần kiểm tra). 2. Phân công, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi Căn cứ vào thực tế của đội ngũ, nhà trường tạo điều kiện cho 100% giáo viên dạy lớp 1 đều được tham gia công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, trong đó giáo viên giỏi, tổ khối trưởng làm nòng cốt. Đối với mỗi giáo viên khi được nhận nhiệm vụ cần nắm bắt được một cách cụ thể công việc của mình đồng thời tự đặt ra mục tiêu phấn đấu. Để đạt được kết quả như mong đợi mỗi giáo viên cần phải tự bồi dưỡng và tham gia vào quá trình bồi dưỡng của nhà trường thông qua các hình thức sau : - Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề : Trước hết giáo viên cần phải xác định rõ việc tự học, tự rèn là yếu tố nội lực quyết định sự thành công. Giáo viên cần nắm vững chương trình sách giáo khoa, chuẩn kiển thức kĩ năng môn học làm cơ sở cho việc phát triển nâng cao kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi . Giáo viên có sự đầu tư, nghiên cứu chương trình sách giáo khoa ngay từ trong hè để nắm bắt một cách chuẩn xác các phân môn, các chủ đề, chủ điểm, mối quan hệ giữa các bài học, các phân môn. Bên cạnh việc nắm vững kiến thức cơ bản, giáo viên còn phải nghiên cứu thêm các tài liệu tham khảo trong sách báo, trên mạng Internet một cách có lựa chọn sau đó ghi vào sổ tư liệu những kiến thức cần thiết. Khi đã nắm được kiến thức cơ bản một cách vững vàng giáo viên sẽ cảm thấy tự tin trong mỗi bài học, bài giảng của mình và tích cực tham gia vào việc sinh hoạt trong tổ chuyên môn. - Bồi dưỡng trong sinh hoạt tổ chuyên môn : Các buổi sinh hoạt tổ khối chuyên môn được tổ chức đều đặn vào các chiều thứ sáu hàng tuần. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ trưởng cần thông báo cho giáo viên chuẩn bị trước nội dung thảo luận. Chú ý giải quyết những vấn đề trọng tâm về kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên cùng nhau trao đổi, chia sẻ những khó khăn và tìm ra những phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh. Qua buổi họp, tổ trưởng tổ chuyên môn cùng với giáo viên đưa ra nhận định về việc giảng dạy trong tuần đồng thời cùng nhau thảo luận bàn bạc xác định kiến thức trọng tâm của của từng bài ghi chép vào số chuyên môn để từ đó đưa ra phương pháp giảng dạy cho phù hợp với nội dung bài cũng như đối tượng học sinh của từng lớp. Trên cở sở những kiến thức được trang bị từ tổ khối chuyên môn giáo viên sẽ tự đăng kí các tiết dạy chuyên đề môn Toán, Tiếng Việt. - Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi : Các chuyên đề này đều do giáo viên tự đăng kí dạy thực nghiệm cho tổ chuyên môn hoặc cả trường tới dự giờ rút kinh nghiệm. Tiến trình tiết dạy không nhất thiết phải theo một trình tự nhất định mà hầu hết đi sâu vào cách thức hướng dẫn học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, phát triển kiến thức nâng cao. Đồng thời chú ý rèn luyện kĩ năng phân tích tìm hiểu đề và trình bày bài một cách dễ hiểu, khoa học nhất. Sau mỗi chuyên đề tổ chuyên môn đều tổ chức rút kinh nghiệm thống nhất các giải pháp chung và yêu cầu giáo viên vận dụng các giải pháp đó vào từng tiết học cho phù hợp với thực tế lớp dạy. Bên cạnh việc tổ chức các chuyên đề nhà trường còn tổ chức nhiều hình thức hội thảo câu lạc bộ Toán và Tiếng Việt để giáo viên có điều kiện tự bộc lộ khả năng của mình cũng như tham khảo ý kiến của bạn bè đồng nghiệp. Từ những hình thức bồi dưỡng trên, giáo viên nắm bắt được một cách vững vàng các kiến thức cơ bản, biết cách mở rộng phát triển nâng cao kiến thức phù hợp, vừa sức với thực tế học sinh lớp dạy. Vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho từng bài học. Chủ động, tự tin trong từng bài dạy, lớp dạy cho học sinh những kiến thức cơ bản cũng như bồi dưỡng học sinh năng khiếu. 3, Tổ chức học : * Thời gian học: Việc bồi dưỡng học sinh giỏi cần được làm thường xuyên, liên tục không nhất thiết phải tổ chức riêng lớp, riêng buổi. Trên cơ sở thực tế của trường có thể dạy lồng ghép vào trong từng bài học, tiết học của bộ môn. Mỗi giờ học có thể phát triển một lượng kiến thức nâng cao một cách phù hợp, nhẹ nhàng, tự nhiên cho đối tượng học sinh khá, giỏi qua nhiều hình thức khác nhau, như tổ chức trò chơi học tập, học vui vui học... Ngoài ra có thể tổ chức bồi dưỡng nâng cao cho học sinh mỗi tuần một buổi vào ngày thứ 7 với thời lượng phù hợp vừa sức với học sinh tránh gò ép, nhồi nhét dẫn đến tình trạng học sinh mất hứng thú với việc học. Bên cạnh việc sử dụng quỹ thời gian hợp lý giáo viên cần phải bồi dưỡng cho học sinh theo một nội dung chương trình thống nhất của chuyên môn. * Nội dung chương trình : - Dựa trên định hướng của tổ chuyên môn mỗi giáo viên dạy bồi dưỡng cần chủ động biên soạn nội dung chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi lớp mình phụ trách. Ban giám hiệu cần chú trọng khâu phê duyệt chương trình bồi dưỡng của từng giáo viên, kiểm soát việc cập nhật, bổ sung tư liệu bồi dưỡng, yêu cầu cao việc đầu tư biên soạn tài liệu, giáo trình bồi dưỡng học sinh giỏi. - Kiến thức nâng cao phải dựa trên nền tảng nắm vững kiến thức cơ bản và bồi dưỡng chương trình nâng cao cho học sinh. - Ngoài chương trình sách giáo khoa và tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng môn Toán và Tiếng Việt, giáo viên có thể tham khảo thêm một số loại sách sau : Sách Toán, Tiếng Việt nâng cao - nhà xuất bản giáo dục, Sách bồi dưỡng Toán, Tiếng việt, Toán phát triển, các bài văn, toán hay và khó. .Đặc biệt người bạn đồng hành không thể thiếu của giáo viên và học sinh năng khiếu là tập san Văn học và tuổi trẻ của nhà xuất bản giáo dục Việt Nam với các chuyên mục giải đáp thắc mắc khi học môn Tiếng Việt của cô giáo Ong Nâu và các thành viên, chuyên mục để có điểm mười, Siêu thị chữ nghĩa, các bài toán hay trong toán tuổi thơ ...Qua việc tham khảo các tài liệu trên sẽ giúp cho giáo viên và học sinh làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình đồng thời rèn cho các em một thói quen đọc sách, một thói quen cần thiết của học sinh giỏi. Trên cơ sở của nội dung chương trình đã biên soạn cùng các tài liệu tham khảo phù hợp, giáo viên sẽ chủ động phân chia lượng kiến thức theo từng thời gian, thời điểm thích hợp. III NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ VIỆC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI: 1. Nâng cao nhận thức: Ban giám hiệu trường tiểu học Trung Nguyên cần nắm vững nội dung và bồi dưỡng để Giáo viên, cha mẹ học sinh hiểu và phân biệt được khái niệm về năng khiếu, tài năng học sinh giỏi. Đồng thời phải có hiểu biết cơ sở khoa học của các giai đoạn phát triển một tài năng. Nhận thức được vị trí của “ Học sinh giỏi tiểu học” trong suốt quá trình khổ luyện thành tài của một người tài. Ban giám hiệu cần tuyên truyền, bồi dưỡng cho giáo viên và cộng đồng hiểu biết đúng về chính sách đầu tư cho nhân tài của nhà nước. 2. Biện pháp nâng cao nhận thức; Tổ chức học tập các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về chiến lược, giải pháp, mục tiêu giáo dục đào tạo nhất là đối với giáo dục tiểu học. Đưa các nội dung nhận thức về học sinh năng khiếu, học sinh tài năng, học sinh giỏi vào sinh hoạt tổ chuyên môn. Tổ chức toạ đàm với phụ huynh học sinh, với các đoàn thể xã hội để trao đổi kinh nghiệm nuôi và dạy con. Tổ chức tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp của các danh nhân, các nhà khoa học của dân tộc và trên thế giới vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tuyên truyền, nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong đại hội giáo dục tạo mối quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội. Tuyên truyền thành tích của giáo viên, học sinh trong hội đồng và trong cộng đồng. 3. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi Ban giám hiệu cần phải xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể, rõ ràng chi tiết về hoạt động giáo dục bồi dưỡng học sinh giỏi cụ thể: Xây dựng kế hoạch phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ lớp 1 đến lớp 5. Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi trong 5 năm phải xây dựng kế hoạch theo dõi, bàn giao cụ thể giữa các giáo viên khi nhận học sinh. Xây dựng kế hoạch thành lập và bồi dưỡng đội tuyển trên cơ sở thực trạng của trường, của địa phương.Trong bản kế hoạch cần làm rõ: + Số lượng học sinh vào đội tuyển. + Kế hoạch tuyển chọn. + Kế hoạch bồi dưỡng: Ai bồi dưỡng? Khi nào bồi dưỡng? Bồi dưỡng ai? Bồi dưỡng như thế nào?. 4. Tổ chức phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi.. Ngay từ lớp 1, giáo viên chủ nhiệm lớp phải có trách nhiệm phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu 2 môn: Toán và Tiếng Việt. Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần đưa ra các câu hỏi nâng cao phát triển tư duy. Các bài kiểm tra cần có bài tập để phân loại được năng lực của học sinh. Tìm hiểu , xem xét truyền thống học tập của gia đình học sinh. Trên cơ sở giáo viên phát hiện, tuyển chọn, nhà trường tổ chức thi khảo sát nhiều lần để lựa chọn chính xác. Việc tuyển chọn kéo dài trong suốt 5 năm học, sau khi tuyển xong, ban giám hiệu cần chỉ đạo việc xây dựng và chỉ đạo bồi dưỡng các đội tuyển. Học sinh trong đội tuyển phải học đủ 9 môn trên tinh thần cơ bản, vững chắc rồi nâng cao. 5. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên. Việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên cần tập trung vào những việc sau: - Bồi dưỡng tư tưởng, chính trị, phẩm chất theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. - Bồi dưỡng kiến thức khoa học. - Bồi dưỡng năng lực sư phạm: Phương pháp dạy học, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tổ chức các hoạt động tập thể, kĩ năng thiết kế bài dạy, kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học.Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ là việc cần thiết và cấp bách. Phổ biến kịp thời Nghị quyết của đảng, chỉ thị nhiệm vụ của ngành, mục tiêu kế hoạch của trường. Phân công GV dạy theo đúng năng lực, nguyện vọng để phát huy cao nhất năng lực của giáo viên. Tổ chức các buổi chuyên đề, sinh hoạt tổ chuyên môn để đội ngũ giúp đỡ lẫn nhau. Cần bồi dưỡng GV với nhiều nội dung phong phú, với những hình thức phù hợp điều kiện để đội ngũ nâng cao chất lượng dạy và học. 6. Tuyển chọn, phân công giáo viên bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi. *.Những tiêu chí tuyển chọn GV bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi. - GV có trình độ năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ cao. - Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, say sưa với nghề, có ý thức kỉ luật cao trong chuyên môn. - Giáo viên có kĩ năng, PP truyền thụ nội dung, kiến thức, ham học hỏi, tự bồi dưỡng và cầu tiến. - Giáo viên có sức khoẻ, tự tin, giàu kinh nghiệm, có tính sáng tạo trong giảng dạy và được công nhận là GVDG. *. Tổ chức phân công lao động hợp lí - Căn cứ vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực của mỗi GV để phân công vào từng khối lớp một cách phù hợp theo cách: - Phân công chuyên sâu, là cách phân công giáo viên phụ trách cố định trong nhiều năm để họ có điều kiện nghiên cứu sâu các nội dung cần bồi dưỡng phù hợp với năng lực của mỗi GV. - Phân công luân phiên để GV nắm kiến thức xuyên suốt chương trình tiểu học. - Chỉ nên thay đổi GV khi có lí do chính đáng. 7. Tổ chức dạy học trong đội tuyển học sinh giỏi. * Tổ chức xây dựng nội dung bồi dưỡng. Thành lập ban chỉ đạo xây dựng nội dung bồi dưỡng do hiệu trưởng làm trưởng ban, giáo viên bồi dưỡng, tổ trưởng chuyên môn làm thành viên. - Trên cơ sở kiến thức cơ bản, xác định rõ mục đích, yêu cầu bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng phát triển tư duy cho học sinh giỏi. - Chọn tài liệu tham khảo để xây dựng chương trình. - Ban chỉ đạo hoàn thiện chương trình bồi dưỡng, sau mỗi năm lại tổng kết, rút kinh nghiệm. - Giáo viên tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi theo chương trình đã xây dựng và tăng thêm bồi dưỡng ngoài giờ học. *. Thống nhất phương pháp dạy đội tuyển. - Bồi dưỡng học sinh giỏi vận dụng triệt để các phương pháp dạy học tích cực để học sinh độc lập suy nghĩ, phát huy tính sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Một giờ dạy bồi dưỡng học sinh giỏi cần tiến hành như sau: Bước1: Học sinh thông báo kết quả làm bài tập về nhà. Học sinh nhắc lại kiến thức, kĩ năng đã vận dụng vào giải quyết bài tập đó. Bước 2: Hệ thống hoá và mở rộng kiến thức lí thuyết. Bước 3: Đưa ra một số bài tập vận dụng kiến thức mở rộng. Bước 4: Ra bài tập ở mức độ cao hơn. Bước 5: Học sinh nhận xét, khái quát hoá để rút ra cách giải quyết của một loại bài tập. Bước 6: Củng cố kiến thức được bồi dưỡng. Bước 7: Giao bài tập về nhà( Có hướng dẫn). 8. Huy động cộng đồng tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Phối hợp với cha mẹ học sinh để họ động viên, tạo điều kiện cho con mình học tập: Như mua sách vở, giành thời gian học cho con mình. Vận động hội cha mẹ học sinh xây dựng quỹ khuyến học để khen thưởng cho giáo viên và học sinh đạt giải. Trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị có thành tích cao trong bồi dưỡng học sinh. 9. Tổ chức thi đua khen thưởng. Công tác thi đua khen thưởng là động lực thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường. Trong điều kiện thực tế ở các nhà trường tiểu học kinh phí cho hoạt động chuyên môn – hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi còn hạn chế dẫn đến công tác thi đua khen thưởng cho giáo viên và học sinh gặp nhiều khó khăn. Song quan trọng hơn cả là cách thức khen thưởng cần phải được tổ chức một cách trang trọng đảm bảo sự trân trọng những thành tích mà giáo viên và học sinh đã nỗ lực đạt được: * Đối với học sinh : Sau mỗi bài thi vô địch hàng tháng, hàng kì đạt giải được giáo viên chủ nhiệm tuyên dương ngay trước tập thể lớp. Sau đó nhà trường sẽ khen thưởng các em đạt giải theo nghị quyết của ban thi đua đầu năm học trong các buổi sinh hoạt tập thể toàn trường. Đội thiếu niên ghi tên, viết bài tuyên truyền và khen ngợi trong các buổi phát tin tuyên truyền măng non. Cuối mỗi năm học trong các đợt tổng kết nhà trường đã tham mưu hội phụ huynh học sinh, trích 1 phần nhỏ trong quỹ khuyến học của nhà trường tổ chức cho các em đi tham quan các di tích lịch sử văn hoá như: Lăng Bác Hồ, Văn miếu Quốc Tử Giám, đền Hùng... Qua những lần tham quan đó các em được mở mang tầm hiểu biết đồng thời có thêm những kiến thức thực tế về các phong cảnh mà các em được tận mắt ngắm nhìn. * Đối với giáo viên : Mỗi giáo viên trong nhà trường đều xác định rõ ràng phần thưởng cao quý nhất của mình là sự tin yêu của các em học sinh, uy tín, sự tôn trọng, thán phục của phụ huynh và bạn bè, đồng nghiệp. Hằng kì, hằng năm nhà trường luôn theo dõi thành tích mà giáo viên đạt được để tuyên dương trong các cuộc họp hội đồng, họp phụ huynh học sinh và tuyên truyền trên đài truyền thanh xã. Nhà trường tham mưu với hội khuyến học tổ chức lễ phát thưởng và tuyên dương thành tích cho cán bộ giáo viên trong các dịp khai giảng, tổng kết, ngày nhà giáo Việt Nam. Với những phần thưởng tuy nhỏ bé không có nhiều về giá trị vật chất nhưng là nguồn động viên tinh thần lớn đối với giáo viên làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Tóm lại: - Muốn duy trì, phát triển tốt các phong trào thì người quản lí phải chú ý đến công tác thi đua khen thưởng. - Tổ chức thi vô địch hàng tháng đối với các đội tuyển, có thưởng cho những em đạt giải qua các đợt thi theo nghi quyết của ban thi đua và hội cha mẹ học sinh. - Cuối mỗi năm học cần phải thưởng cho giáo viên và học sinh có thành tích cao theo đúng nghị quyết. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Để phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Tiểu học đạt hiệu quả cao đòi hỏi người quản lý phải: - Tự học, tự rèn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Thường xuyên cập nhật thông tin, sách báo, lựa chọn tài liệu, trau dồi vốn hiểu biết. Nắm vững kiến thức và tổng hợp bao quát được toàn bộ chương trình các môn học ở Tiểu học. - Nắm bắt cụ thể tình hình thực tế của đơn vị m
Tài liệu đính kèm: