Báo cáo Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh và hướng dẫn phương pháp tự học Tiếng Anh

Báo cáo Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh và hướng dẫn phương pháp tự học Tiếng Anh

Người ta nói rằng giáo viên như là một người diễn viên đứng trên sân khấu. Người diễn viên đó có được mọi người yêu quí và vở kịch có thành công hay không? họ có tập chung vào vở diễn hay không? là do tài diễn xuất của mỗi người. Giáo viên chúng ta cũng vây.

Chắc rằng mỗi chúng ta đều biết chẳng có học sinh nào vui vẻ và hào hứng với tiết học khi giáo viên lúc nào cũng quát nạt học học sinh. Hoặc khuôn mặt lúc nào cũng rầu rỉ . vì vậy giáo viên lúc nào cũng tạo cho lớp một không khí vui vẻ bằng nét mặt vui vẻ. Cử chỉ nhẹ nhàng. Đôi khi cũng phải pha trò một chút (Nhưng không được quá lạm dụng).

 

doc 12 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 9395Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh và hướng dẫn phương pháp tự học Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 vậy hứng thú học tập của các em chỉ được thời gian ngắn trong vài tháng đầu năm học lớp 6. Sau đó các em thấy môn học khó dần dẫn đến chán học. Và nhiều em không biết tự học thế nào cho có hiệu quả.
2. Giải pháp đã sử dụng:
Hướng dẫn phương pháp tự học cho học sinh:
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà:
Việc chuẩn bị bài của học sinh đóng một vai trò quan trọng trong quá trình dạy và học bộ môn Tiếng Anh nói riêng và quá trình học tập nói chung. Tuy nhiên để học sinh chuẩn bị bài thật sự hiệu quả thì nhiệm vụ của người giáo viên là phải hướng dẫn cho các em một phương pháp học khoa học. Để các em chuẩn bị bài tốt, tôi thường thực hiện các biện pháp sau:
-Thông báo nội dung của bài học sau vào cuối mỗi giờ học.
-Thông báo nội dung kiến thức học sinh cần chuẩn bị
-Hướng dẫn học sinh cách chuẩn bị nội dung kiến thức đó
Nhưng hướng dẫn học sinh phải kết hợp với việc kiểm tra sự chuẩn bị của các em vào đầu giờ học sau thì việc tự học của các em mới có thể trở thành nề nếp được. Để làm được điều đó, đòi hỏi giáo viên phải kiên trì và thường xuyên nhắc nhở học sinh, kiểm tra đôn đốc đồng thời động viên, khuyến khích khi các em có sự chuẩn bị tốt.
b. Hướng dẫn học sinh tự học từ vựng:
Đặt câu với từ mới:
- Đặt câu với mỗi từ mới là cách rất hay để học sinh có thể nhớ từ mới một cách không máy móc mà có tình huống cụ thể, hơn nữa lại ghi nhớ được cả cấu trúc dùng để đặt câu.
. Dùng sticker:
 teacher – [n] – giáo viên
 teach – [v] – dạy học
 student– [v] – học sinh
Viết từ 3 – 5 từ mới cùng với chức năng và nghĩa của từ lên một mảnh giấy nhỏ và dán lên nơi đễ nhìn thấy, khi nào thuộc thì thay bằng sticker có viết các từ khác.
Cat – [n] – con mèo
mouse – [n] – con chuột
catch – [v] – bắt
country – [n] – nông thôn
city– [v] – thành phố
building– [v] – toà nhà
Chơi trò chơi với từ mới: 
Học sinh có thể dùng các trò chơi giáo viên đã hướng dẫn để chơi với bạn mình trong các giờ chơi hoặc giờ học nhóm. 
Phân loại từ để học thuộc:
Học sinh có thể chọn những từ quan trọng để học thuộc chứ không nhất thiết phải học toàn bộ từ mới của một bài, ví dụ bài đọc (Reading) thường có rất nhiều từ mới, các em không thể nhớ hết được.
Học với từ điển:
Đây là cách tự học phổ biến, học sinh có thể học những từ mà các em quan tâm thay vì học những từ các em buộc phải học, như thế các em sẽ nhớ lâu và bền vững hơn.
Sử dụng các phương tiện công nghệ hiện đại:
Ngày nay, khi công nghệ ngày càng phát triển nhanh hơn, đời sống của các gia đình đã được cải thiện đáng kể thì việc giáo viên khuyến khích các em sử dụng công nghệ hiện đại vào học tập môn Tiếng Anh cũng rất quan trọng. Các em có thể học Tiếng Anh trên máy tính với những phần mềm Học Tiếng Anh rất hiệu quả như: Gugu English, Giúp bạn học Tiếng Anh, đặc biệt là bộ phần mềm Tiếng Anh 6, 7, 8, 9 với giao diện rất thân thiện và có nhiều tiện ích trong tra cứu từ vựng, ngữ pháp và hệ thống bài tập rất phong phú.
	Tuy hiện tại chưa phải gia đình nào cũng có máy tính song tôi tin trong tương lai không xa, học sinh của chúng ta sẽ được tiếp cận với cách học mới rất hấp dẫn và hiệu quả này, vì vậy bản thân tôi luôn quan tâm đến việc học hỏi, tìm hiểu và sử dụng các thành quả của công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ cho quá trình giảng dạy của mình.
c. Hướng dẫn học sinh tự học nghe:
- Có thể tự học nghe bằng cách: Sử dụng băng cát sét, nghe các chương trình dạy Tiếng Anh trên radio, trên truyền hình, xem các chương trình dành cho thiếu nhi ở các kênh truyền hình quốc tế hiện nay đang rất phổ biến như Cartoon Network, Animals, Disney  nếu có sử dụng truyền hình thẻ.
d. Khuyến khích học sinh thực hành nói:
- Khuyến khích học sinh thực hành nói ở trên lớp không chỉ trong giờ Tiếng Anh mà trong cả giờ chơi hoặc khi các em học nhóm. Ban đầu là những câu giao tiếp thông thường rồi dần dần sử dụng các cấu trúc mới học để trao đổi với nhau, việc này trên thực tế rất khó thực hiện vì tâm lý ngại nói của học sinh còn rất cao, tuy nhiên tôi đã và đang cố gắng tạo cho các em tâm lý thoải mái để hình thành thói quen giao tiếp bằng Tiếng Anh đơn giản trong môi trường lớp học.
Giúp học sinh nắm được phương pháp tự học đòi hỏi người giáo viên phải có sự kiên trì, tính hệ thống và lòng yêu nghề. Ngoài việc hướng dẫn, quan sát chữa lỗi cho học sinh, giáo viên cần đưa ra yêu cầu từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp để các em dần dần hình thành thói quen tự học của mình. Làm được điều này, hoạt động dạy và học đã được nâng cao lên một bước. Học sinh có điều kiện để phát huy tính sáng tạo và chủ động trong học tập, còn giáo viên sẽ có thêm thời gian luyện tập trên lớp cho học sinh.
	IV. Mô tả bản chất của sáng kiến, trong đó chỉ rõ những thông tin cần được bảo mật :
1.Tính mới:
Dựa trên quan điểm xây dựng chương trình Sách giáo khoa Tiếng Anh THCS từ lớp 6 đến lớp 9, đó là quan điểm chủ điểm (Thematic approach) và đề cao phương pháp học tập tích cực, chủ động của học sinh để góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục hiện đại nhằm “Đào tạo học sinh thành những con người năng động, sáng tạo và độc lập, tiếp thu được tri thức khoa học kỹ thuật hiện đại, biết vận dụng tìm ra các giải pháp hợp lý cho những vấn đề trong cuộc sống của bản thân và xã hội ”.
2. Tính sáng tạo:
Mọi quan điểm phương pháp đã được đưa ra trao đổi và thử nghiệm đều có chung một mục đích cuối cùng, đó là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, đưa kiến thức vào thực tế đời sống xã hội, phát huy tối đa tính chủ động của người học. Làm thế nào để hoạt động dạy và học đạt được hiệu quả cao, học sinh có thể áp dụng ngữ liệu đang học với các kiến thức có sẵn để diễn đạt các nội dung khác nhau trong chính thực tế cuộc sống của các em, đó chính là vấn đề đặt ra cho các nhà biên soạn, cho những giáo viên trực tiếp giảng dạy và cũng là vấn đề đặt ra cho bản thân người học - những học sinh bậc học THCS.
	Mặt khác, học sinh THCS đang ở lứa tuổi có nhiều thuận lợi trong quá trình nhận thức khi bộ não và khả năng tư duy đã phát triển tương đối ổn định. Theo tâm lý học thì đây chính là lứa tuổi thích hợp nhất cho việc tiếp nhận các kiến thức mới song để đạt được hiệu quả ổn định và bền vững thì cần phải duy trì một phương pháp thích hợp nhằm tạo ra hứng thú đồng thời với việc xây dựng ý thức tự khám phá học hỏi của bản thân các em.
3. Tính khoa học: 
A. Tạo hứng thú cho học sinh trong học tập môn Tiếng Anh:
A. 1 Sử dụng hiệu quả kênh hình SGK Tiếng Anh 6, 7, 8, 9:
Kênh hình của bộ sách giáo khoa Tiếng Anh mới cũng là một lợi thế mà giáo viên có thể tận dụng nhằm tạo ra hứng thú cho học sinh. Hình ảnh được đưa ra sinh động, hấp dẫn, phong phú, có bám sát nội dung yêu cầu của từng hoạt động là yếu tố thuận lợi trong quá trình giảng dạy, giáo viên có thể sử dụng hình ảnh trực tiếp trong sách giáo khoa hoặc có thể phóng to hay vẽ lại những hình ảnh đó để hỗ trợ việc dạy từ mới hay làm tình huống cho bài thực hành.
Nếu sáng tạo, giáo viên có thể sử dụng những hình vẽ này không chỉ cho một nội dung giảng dạy nhất định mà còn dùng được cho nhiều nội dung giảng dạy khác nữa, vì vậy, từ những hình vẽ trong sách giáo khoa, giáo viên có thể tạo ra những bộ tranh dùng lâu dài cho từng chủ đề chủ điểm nhất định.
Lứa tuổi học sinh THCS tuy khả năng nhận thức đã có sự ổn định tương đối cao, song các em vẫn hay quên và thường mất tập trung khi gặp phải những nội dung kiến thức dài và khó, vì vậy, hình ảnh được sử dụng trong các bài giảng có tác dụng thu hút sự chú ý của các em, tạo ra sự thích thú và thuận lợi cho các em trong quá trình ghi nhớ ban đầu.
Sử dụng hợp lý kênh hình trong SGK là một việc làm cần thiết và đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu, sáng tạo mới có thể làm tốt được. Như vậy, đây cũng chính là một trong những bước khởi đầu của việc tạo hứng thú và hướng dẫn học sinh tự học môn Tiếng Anh ở bậc học THCS.
A.2 Sử dụng đồ dùng trực quan:
Như tôi đã trình bày ở trên, kênh hình trong sách giáo khoa rất phong phú và đa dạng, nhưng vẫn chưa đủ cho tất cả các hoạt động trong tất cả các nội dung hoạt động của quá trình lên lớp, vì vậy, giáo viên phải chủ động, sáng tạo trong việc làm và sử dụng đồ dùng trực quan.
Đồ dùng trực quan là một trong những yếu tố góp phần tạo nên thành công của một bài giảng. Trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng chính là con đường ngắn nhất của quá trình nhận thức, vậy để tạo hứng thú cho học sinh, đồ dùng trực quan phải được làm phong phú về màu sắc, hình dáng và hấp dẫn về nội dung để cuốn hút học sinh.
Dùng tranh vẽ, đồ vật thật, hình que để dạy từ mới sẽ đem lại hiệu quả cao, học sinh cùng lúc được nghe, được quan sát và được nói tên của các sự vật, đồ vật sẽ nhớ nhanh và nhớ bền vững. Đồ dùng trực quan cũng được sử dụng rất hiệu quả trong việc kiểm tra mức độ hiểu ngữ liệu mới (checking comprehension). Học sinh sẽ không còn tâm lý sợ mắc lỗi mà tập trung vào việc ghi nhớ và sử dụng ngữ liệu vừa học vào các tình huống giao tiếp cụ thể. 
Bên cạnh đó, đồ dùng trực quan còn giúp giáo viên lôi cuốn cả những học sinh vốn nhút nhát và ngại hoạt động vào bài học một cách rất tự nhiên khi các em bị cuốn theo không khí sôi nổi của lớp học.
Đối với các lớp lớn hơn, cụ thể là học sinh lớp 8, lớp 9, đồ dùng trực quan không chỉ là những tranh ảnh, đồ vật thuần tuý, giáo viên cần sáng tạo thêm các đồ dùng có tính chất linh hoạt có thể sử dụng lâu dài cho nhiều mục đích giảng dạy khác nhau, 
+Sử dụng Listening table: Là một bảng phụ trong đó có quy định rõ số lần nghe, yêu cầu đạt được sau mỗi lần nghe, phần kiểm tra kết quả và chữa bài của giáo viên và một phần rất quan trọng là phần Prediction (Dự đoán trước) của học sinh. Bảng này vừa gọn gàng lại vừa thể hiện rất rõ quy trình của một bài nghe, giúp học sinh nắm được nội dung của hoạt động qua từng bước thực hiện hoạt động.
+Sử dụng những hình vẽ đơn giản (hình que) ở trên bảng nhằm tạo ra sự bất ngờ và thích thú cho học sinh, hình que có thể tạo ra những hiệu quả tốt trong quá trình giảng dạy từ mới, đặc biệt phù hợp với đối tượng học sinh THCS vì tính chất mới lạ và ngộ nghĩnh của hình ảnh, 
Ví dụ để dạy tính từ sad và happy, giáo viên có thể vẽ hình đơn giản như sau lên bảng và yêu cầu học sinh tự đoán nghĩa của từ:
? How does he feel?
He feels ..
o o
 sad > < happy
* Để dạy tính từ tall và short, giáo viên cũng có thể vẽ hình và làm tương tự như trên:
 tall short
* Dạy các giới từ chỉ vị trí: on, in, beside, between,etc.
 on
 between beside in
Sử dụng người và hình vẽ đơn giản cũng có thể áp dụng trong dạy Ngữ pháp, hoặc trong dạy kỹ năng viết cho học sinh, nếu có điều kiện, giáo viên nên tham khảo thêm những tài liệu chuyên sâu về lĩnh vực này nhằm làm phong phú cho kỹ năng giảng dạy của mình giúp cho giờ dạy trở nên linh hoạt, sáng tạo và nhẹ nhàng hơn.
+Ngoài ra, việc sử dụng các phiếu học tập (study form), phiếu điều tra (survey form) hay là những miếng ghép có nghĩa cũng có hiệu quả tốt trong quá trình giảng dạy. Thêm vào đó, giáo viên cũng cần tích cực học tập tham khảo cách làm đồ dùng mới có áp dụng tiến bộ của công nghệ thông tin nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả của đồ dùng trực quan.
Không phải ngẫu nhiên mà khâu chuẩn bị đồ dùng dạy học được coi là “một trong những tiêu chí để đáng giá chất lượng và hiệu quả giờ dạy của giáo viên”. Vì vậy, sử dụng linh hoạt đồ dùng dạy học là yếu tố ban đầu để gây dựng và tạo hứng thú cho học sinh tham gia bài học một cách tự giác, sáng tạo và hiệu quả
A. 3. Gây hứng thú cho học sinh bằng những cử chỉ và lời nói của giáo viên trong lớp học.
Người ta nói rằng giáo viên như là một người diễn viên đứng trên sân khấu. Người diễn viên đó có được mọi người yêu quí và vở kịch có thành công hay không? họ có tập chung vào vở diễn hay không? là do tài diễn xuất của mỗi người. Giáo viên chúng ta cũng vây.
Chắc rằng mỗi chúng ta đều biết chẳng có học sinh nào vui vẻ và hào hứng với tiết học khi giáo viên lúc nào cũng quát nạt học học sinh. Hoặc khuôn mặt lúc nào cũng rầu rỉ . vì vậy giáo viên lúc nào cũng tạo cho lớp một không khí vui vẻ bằng nét mặt vui vẻ. Cử chỉ nhẹ nhàng. Đôi khi cũng phải pha trò một chút (Nhưng không được quá lạm dụng). 
VD; Khi giới thiệu từ mới trong bài 2 SGK lớp 6
Come in Sit down	Stand up	Close your book 
Giáo viên vừa giới thiệu vừa vẩy tay ra hiệu các cử chỉ đó làm cho học sinh thu hút vào giáo viên làm cho các em dễ hiểu bài hơn là giáo viên chỉ ngồi một chỗ đọc và dịch đơn thuần.
Hoặc ví dụ khi giới thiệu từ mới trong bài 9 tiếng Anh 6(Unit9: My body)
Head, shoulder, chest, arm, hand, finger, leg, foot, toe
Giáo viên có thể vừa giới thiệu vừa chỉ vào các bộ phận đó trên cơ thể mình. Chắc chắn rằng học sinh sẽ rễ ràng tiếp thu bài tốt hơn.
Sau đó giáo viên cho học sinh chỉ vào các bộ phận trên cơ thể mình và thực hành lại các từ đó bằng tiếng Anh.
This is my head.
This is my shoulder.
A. 4. Gây hứng thú cho học sinh bằng cách khiêu gợi trí tò mò và tính ham hiểu biết của học sinh.
Ở lứa tuổi 12-15 các em học sinh rất hiếu động và cũng ham hiểu biết. Các em rất đễ bị cuốn hút vào những vấn đề mà chúng quan tâm. Vì vậy mà các nhà biên soạn sách giáo khoa hiện hành đã tập trung vào những chủ đề gần gũi với học sinh, phù hợp với trình độ và tâm lý của các em, phù hợp với nhu cầu sở thích của các em.
*Ví dụ: Trong bài15 tiếng Anh 6 (Unit 15 phần B3). Để khiêu gợi trí tò mò của các em giáo viên có thể: Đố các em biết toà nhà nào cao nhất thế giới? Hôm nay thầy trò chúng ta sẽ biết sau tiết học này.
Giáo viên có thể cho các em xem tranh và đặt các câu hỏi:
What is it’s name? (Tên của nó là gì?)
Where is it?	( Nó nằm ở đâu?)
How high is it?	(Nó cao bao nhiêu?)
Is it the tallest building in the world? (Nó có phải là tòa nhà cao nhất thế giới không?)
Với bản tính tò mò chắc chắn học sinh sẽ tập chung vào bài để đọc và tìm hiểu xem những câu hỏi mà giáo viên đặt ra trả lời như thế nào.
A. 5. Khích lệ học sinh trong thực hành và luyện tập ngoại ngữ.
Để có được hứng thú với môn học này thì học sinh cần phải cảm thấy được sự tiến bộ của chính mình. Do vậy giáo viên ngoài việc sử dụng các tình huống lôi cuốn học sinh vào các hoạt động trên lớp, giáo viên cần phải kích lệ học sinh học tập.
	Để giúp các em cảm nhận được sự tiến bộ của mình trong học tập, giáo viên cần đề ra những mục tiêu học tập vừa sức với các em, không quá cao. Ngoài ra cần khuyến khích học sinh học theo phương châm thử nghiệm và chấp nhận mắc lỗi trong quá trình thực hành tiếng. Không nên tạo cho các em tâm lý sợ mắc lỗi trong thực hành.
	Trên thực tế, có một số em biết nhưng không dám phát biểu vì sợ mắc lỗi. vậy chúng ta không nên quá khắt khe với những lỗi nhỏ, ví dụ: Lỗi phát âm hay lỗi chính tả, thậm chí với những lỗi lớn như lỗi ngữ pháp trong thực hành tiếng.
Ví dụ: các em nói: He go to school every day.
 Hay: She have a cold.
Chúng ta cũng nên khích lệ nhằm gây hứng thú hoặc không làm cho các em chắn nản bằng cách cổ vũ hay khuyến khích bằng những câu hỏi động viên như: “ very good, thank you, not bad”. Hoặc khi một học sinh nào đó thực hành rất tốt ví dụ như viết tốt một bài viết và đọc trước lớp chúng ta có thể cho học sinh vỗ tay khích lệ các em. Hoặc có những câu nhận xét nhằm khích lệ các em như bài làm của các em rất tốt. Chữ viết cũng rất rõ ràng tuy nhiên chữ viết chưa được đẹp lắm em cần cố gắng hơn nữa.
Giáo viên không nên sửa lỗi một cách thô bạo ví dụ: Ngắt lời khi các em đang nói. Điều này làm cho các em nhụt chí và mất hứng thú. Chúng ta có thể sửa lỗi sau khi các em phát biểu xong hoặc cho 1 em sửa lỗi cho bạn.
A. 6. Sử dụng trò chơi và bài hát Tiếng Anh:
a. Trò chơi:
	Trò chơi là một phần không thể thiếu trong quá trình dạy và học môn Tiếng Anh, nó giúp cho việc tiếp thu kiến thức trở nên vui vẻ, hứng thú và sáng tạo. Khi tham gia vào trò chơi, học sinh không cảm thấy việc học khó khăn hay cứng nhắc bởi hầu hết các trò chơi đều mang tính tập thể cao, qua đó đòi hỏi các em phải tích cực, nhanh nhẹn, chủ động và phối hợp tốt với các bạn khác trong nhóm của mình để có thể giành phần thắng.
	Các trò chơi thường được sử dụng nhiều trong các phần warm up, Pre-teaching hay Post - teaching nhằm lôi cuốn học sinh vào bài mới hoặc kiểm tra mức độ hiểu bài cũ một cách tự nhiên khiến cho các em tự tin tham gia bài học mà không có cảm giác sợ mắc lỗi. Trong các phần trò chơi, giáo viên cần đưa ra luật chơi thật rõ ràng để học sinh có thể phát huy cao nhất tính tích cực chủ động của mình.
	Mỗi trò chơi có thể được áp dụng cho một hoặc nhiều kĩ năng khác nhau. Giáo viên cần chú ý đến những trò chơi “đa năng” để hướng dẫn và cho học sinh nắm thật vững luật chơi để khi thay đổi nội dung của trò chơi giáo viên không phải mất thời gian giới thiệu lại luật chơi nữa, việc này giúp giáo viên tiết kiệm rất nhiều thời gian trong giờ dạy của mình.
	Bản thân tôi khi sử dụng trò chơi trong bài giảng cũng luôn phải cân nhắc đến thời gian tối đa cho mỗi hoạt động để mà lựa chọn trò chơi phù hợp. Thời gian 
của một trò chơi có cân đối với độ dài của nội dung kiến thức cần truyền đạt trong giờ học đó hay không chính là yếu tố quyết định việc sử dụng trò chơi có thành công hay không.
Một số trò chơi thường sử dụng :
1. Brainstorm: Brainstorm thường được sử dụng để huy động kiến thức trước khi vào các bài dạy kĩ năng như Writing, Reading, Listening và Speaking. Ngoài gia, ở các lớp trên (lớp 8, 9) Brainstorm còn được dùng để kiểm tra vốn từ của học sinh trước giờ giới thiệu ngữ liệu.
*Ví dụ để kiểm tra từ vựng trong phần A1 tiếng Anh 6 bài 3
Clothes
- Học sinh làm việc cá nhân, tìm các từ liên quan đến chủ đề trên và viết vào Brainstorm của mình.
- Giáo viên kiểm tra kết quả bằng cách đặt câu hỏi và đưa nhận xét khuyến khích học sinh, ví dụ:
Who has 5 words? It’s good to have 5 words.
Who have more than 10 words? You are the most intelligent person today. Congratulations!
- Giáo viên tổng hợp các từ học sinh vừa tìm được lên bảng để sử dụng trong phần tiếp theo của bài giảng, có thể bổ sung những từ mà học sinh muốn biết hoặc muốn sử dụng.
 	2. Hangman:
- Hangman là trò chơi thường được sử dụng trong phần kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh(Checking comprehension). Trò chơi này cũng được dùng cho phần Warm up hay để lôi cuốn sự chú ý của học sinh vào bài đồng thời huy động kiến thức có liên quan đến bài mới. 
3. Trò chơi: "Slap the board" 
Đây là một trong những trò chơi mà giáo viên hay sử dụng để kiểm tra từ vựng sau khi thực hành. 
Ví dụ trong English 6: (Unit 5: C-Classes) Giáo viên viết từ hoặc dán tranh lên bảng:
Hotel
River
Lake
Rice paddy
Park
Yard
Gọi từng cặp học sinh lên bảng.
Giáo viên đọc to những từ đó, học sinh vỗ vào từ đã học. Em nào vỗ nhanh và đúng nhiều hơn thì thắng cuộc. 
4. Trò chơi "Simon says"
Trong English 6 (Unit2). Để củng cố lại những từ mới đã học 
Come in. Sit down. Open your book. Close your book.
Giáo viên cho các em chơi trò trơi "Simon says" giáo viên đọc to 
những từ này lên nhưng lại ra hiệu khác đi (ví dụ: sit down nhưng lại ra hiệu cho các em đứng lên). Học sinh nghe và làm theo những hành động đó. Ai sai thì bị phạt. Hình thức phạt có do giáo viên qui định.
2. Hiệu quả: Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến và theo ý kiến của tác giả sáng kiến;
Qua quá trình trực tiếp thực hiện biện pháp trên cùng với sự cố gắng không ngừng của thầy và trò chúng tôi trong năm học qua 
Cụ thể như sau:
* Chất lượng khảo sát đầu năm
Lớp
TS HS 
Khảo sát đầu năm
Giỏi
Khá
TB
Yếu/Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A
34
1
3%
5
15%
20
58,5%
8
23,5%
6B
35
1
3%
5
14%
22
62%
7
21%
6C
33
0
0%
6
18%
20
61%
7
21%
* Cuối học kì I
Lớp
TS HS 
Cuối học kỳ I
Giỏi
Khá
TB
Yếu/Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A
34
6
17,6%
10
29,4%
16
47%
2
6%
6B
35
5
14%
8
23%
20
57%
2
6%
6C
33
3
9%
7
21%
20
61%
3
9%
3. Khả năng và điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến;
Với sáng kiến này tôi mong muốn góp một phần nhỏ công sức của mình vào việc áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy ngoại ngữ nói chung và hiệu quả của việc dạy ngoại ngữ ở trường PTCS Thạch Lâm nói riêng. Tôi không ham vọng rằ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn.doc