Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo

Giải pháp 3: Lồng ghép các môn học khác khi dạy trẻ kể chuyện sáng tạo.

 Với lời kể diễn cảm, hấp dẫn đã làm rung động người nghe,nhưng biết tích hợp các môn học khác thì còn hay hơn vì nó làm thay đổi không khí, làm thay đổi trạng thái khi kể chuyện. Bằng những lời ca, lời đối thoại, những câu đố, những bài đồng dao, ca dao hay một số trò cơi xen lẫn.

 Ví dụ: Bài thơ “ Thỏ bông bị ốm” , “ Ong và bướm”, hoặc cho trẻ đọc thuộc các câu đố về con chó, con mèo,

 Âm nhạc là môn hổ trợ cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, dễ gây ấn tượng cho người xem,vì thế tôi cho trẻ hát thuộc các bài hát: “Thương con mèo”, “ Một con vịt .giúp trẻ khi kể chuyện về con vật nào trẻ có thể hát về các con vật đó phù hợp với nội dung câu chuyện.

 Trò chơi là hình thức chuyển tiếp giữa các lần kể hay thay cho phần củng cố câu chuyện mà các tiết dạy thường áp

 Việc tích hợp các môn học khác, các trò chơi vào cho trẻ kể chuyện sáng tạo là việc cung cấp thêm một số kiến thức bổ trợ cho câu chuyện sinh động hơn. Ở lúa tuổi này trí nhớ của trẻ thường mau nhớ chóng quên. Vì vậy vào giờ đón trẻ tôi đưa trẻ vào góc văn học để hướng dẫn trẻ kiến thức mới và củng cố kiến thức cũ. Đây là hình thức cho trẻ trải nghiệm những gì mình có sẵn và học tập ở cô và bạn, trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn.

 

pptx 15 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 4790Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THUYẾT TRÌNH LỚP 5 TUỔIĐề tài: “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo”.Giáo viên: H’ Môi Buôn YăĐơn vị: Trường Mẫu Giáo Hoa MaiI. MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài :Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi. Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển của tâm lý trẻ em. Bên cạnh đó ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá.Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 4-5 tuổi nói riêng, trẻ rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ. Âm điệu ,hình tượng của các bài hát ru, đồng dao, ca dao, dân ca sớm đi vào tâm hồn tuổi thơ. Những câu chuyện cổ tích, thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ. Chính vì vậy cho trẻ tiếp xúc với văn học và đặc biệt là hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất, hiệu quả nhất.           Thông qua việc trẻ kể chuyện sáng tạo giúp trẻ phát triển năng lực tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Khi trẻ kể chuyện, ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc, vốn từ phong phú. Trẻ biết trình bày ý kiến, suy nghĩ, kể về một sự vật hay sự kiện nào đóbằng chính ngôn ngữ của trẻ. chính vì lý do đó tôi đã chon bài viết : “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo” nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức của trẻ mầm non hiện nay.II/Một số biện pháp để dạy trẻ 1/ Giải pháp 1: Tạo môi trường hoạt động cho trẻ kể chuyện sáng tạo. Tạo môi trường cho trẻ hoạt động là rất cần thiết trong chương trình đổi mới Hiện nay, nếu cô tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ, tham gia vào các hoạt động và kết quả đạt được rất cao. Vì thế ngay từ đầu năm học tôi đã đi sâu vào tạo môi trường bằng cách đưa hình ảnh nhân vật của các câu chuyện nổi bật vào góc văn học và một số góc trong và ngoài lớp học thể hiện trên các mảng tường.2/ Giải pháp 2: Dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ lời kểBên cạnh một môi trường hoạt động với đầy đủ các loại đồ dung trực quan đa dạng phong phú, thu hút sự hứng thú tham gia kể chuyện sáng tạo của trẻ thì chúng ta còn phải dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ lời kể sáng tạo.Khi dạy trẻ sáng tạo tôi đã chuẩn bị cho trẻ những tập truyện tranh sưu tầm bằng cách đọc kể cho trẻ nghe ở các giờ đón, giờ trả trẻ và giờ chơi hàng ngày. Đây là hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, là cơ sở cho trẻ có kiến thức vững vàng khi thực hiện kể chuyện sáng tạo. Qua cách làm quen như vậy trẻ biết đánh giá, nhận xét về đặc điểm tính cách của các nhân vật thông qua ngôn ngữ nói của mình.	Bên cạnh đó tôi còn tuyên truyền kết hợp với phụ huynh Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi nêu tầm quan trọng của lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo. Hàng tháng tuyên truyền với phụ huynh qua các biểu bảng nêu lên nội dung về chủ điểm, về các câu chuyện sáng tạo của cô và trẻ. Qua đó phụ huynh thấy được ngôn ngữ của trẻ phát triển như thế nào và có biện pháp . Huy động phụ huynh đóng góp sách , tranh chuyện ủng hộ tạo góc văn học hoặc thu nhập những nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm như báo hoạ mi, vải vụn, len vụn, các vỏ hộp, mút xốpkết hợp trong và ngoài giờ đón trả trẻ để trao đổi với phụ huynh.3/ Giải pháp 3: Lồng ghép các môn học khác khi dạy trẻ kể chuyện sáng tạo.	Với lời kể diễn cảm, hấp dẫn đã làm rung động người nghe,nhưng biết tích hợp các môn học khác thì còn hay hơn vì nó làm thay đổi không khí, làm thay đổi trạng thái khi kể chuyện. Bằng những lời ca, lời đối thoại, những câu đố, những bài đồng dao, ca dao hay một số trò cơi xen lẫn.	Ví dụ: Bài thơ “ Thỏ bông bị ốm” , “ Ong và bướm”, hoặc cho trẻ đọc thuộc các câu đố về con chó, con mèo,  Âm nhạc là môn hổ trợ cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, dễ gây ấn tượng cho người xem,vì thế tôi cho trẻ hát thuộc các bài hát: “Thương con mèo”, “ Một con vịt.giúp trẻ khi kể chuyện về con vật nào trẻ có thể hát về các con vật đó phù hợp với nội dung câu chuyện. 	Trò chơi là hình thức chuyển tiếp giữa các lần kể hay thay cho phần củng cố câu chuyện mà các tiết dạy thường áp dụng. 	Việc tích hợp các môn học khác, các trò chơi vào cho trẻ kể chuyện sáng tạo là việc cung cấp thêm một số kiến thức bổ trợ cho câu chuyện sinh động hơn. Ở lúa tuổi này trí nhớ của trẻ thường mau nhớ chóng quên. Vì vậy vào giờ đón trẻ tôi đưa trẻ vào góc văn học để hướng dẫn trẻ kiến thức mới và củng cố kiến thức cũ. Đây là hình thức cho trẻ trải nghiệm những gì mình có sẵn và học tập ở cô và bạn, trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn.	4/ Giải pháp 4: Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh.	Như chúng ta đã thấy môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và nhà trường. Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện pháp không thể thiếu. Phụ huynh chính là nhân tố quyết định trong việc tạo nguồn nhiên liệu của góc văn học để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.	Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi nêu tầm quan trọng của lĩnh vực phát triển ngôn ngữ của trẻ, đặc biệt là thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo, hàng tháng tuyên truyền với phụ huynh qua các biểu bảng nêu lên nội dung chủ điểm, về các câu chuyện sáng tạo của cô và trẻ. Qua đó phụ huynh thấy được ngôn ngữ của trẻ phát triển như thế nào và có biện pháp kích thích sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại gia đình	Ví dụ: Cô trao đổi với phụ huynh về những câu chuyện sáng tạo trẻ đã kể, yêu cầu phụ huynh về nhà cho trẻ kể lại câu chuyện đó hoặc kích thích trẻ kể các câu chuyện khác. Như vậy ngôn ngữ của trẻ được phát triển một cách phong phú và đa dạng.	Huy động phụ huynh đóng góp những nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm như báo họa mi, vải vun, len vụn, các vỏ hộp, mút xốpkết hợp trong và ngoài giờ đón trả trẻ để trao đổi với phụ huynh. III/ Kết quả đạt được:Sau khi thực hiện các biện pháp tôi đã thu được một số kết quả sau:1/ Về bản thân:-Tôi thấy mình đã nâng cao được phong cách nghệ thuật lên lớp, giọng kể được trau dồi diễn cảm, thu hút trẻ hứng thú tham gia vào tiết học.-Tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm qua cách dạy trẻ kể chuyện sáng tạo, sưu tầm được nhiều truyện tranh, học thuộc nhiều truyện ngoài chương trình.- Tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt ở các góc, đặc biệt là góc văn học.-Các tiết dạy kể chuyện sáng tạo tôi tham gia lên chuyên đề của trường và các hội thi do quận tổ chức tôi đều được xếp loại giỏi.2/ Về trẻ:- Trẻ biết phát âm rõ ràng mạch lạc- Hứng thú tham gia kể chuyện sáng tạo - Biết thể hiện ngôn ngữ phù hợp với nhân vật và hoàn cảnh của câu chuyện , biết kể chuyện sáng tạo thông qua hình ảnh và nhân vật- Có tinh thần đoàn kết và tình hợp tác cùng nhau trong khi thực hiện thể hiện vai nhân vật trong các câu chuyện .- Vốn từ của trẻ được mở rộng thông qua các  hoạt động khác nhau, đặc biệt qua các trò chơi ngôn ngữ, trò chuyện, đàm thoại giữa cô với trẻ, trẻ với trẻ.3/ Về đồ dùng trực quan;- Xây dựng được một góc tuyên truyền về các câu chuyện sáng tạo của cô của trẻ đa dạng, phong phú.- Sưu tầm rất nhiều tranh ảnh theo từng chủ điểm cho trẻ kể chuyện.- Làm 15 con rối dẹt, 30 con rối tay cho trẻ hoạt động ở mỗi chủ điểm.- Làm 20 con rối tay cho cô hoạt động.- Có một bảng gài và một bảng dính cho trẻ ghép tranh kể chuyện sáng tạo.4. Về phụ huynh:- Nhận thức ra được tầm quan trọng của việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo để phát triện ngôn ngữ cho trẻ.- Đóng góp về nhiều tranh chuyện , vật liệu để tạo góc văn học cho lớp.* Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo là một việc làm thiết thực nhất trong chương trình đổi mới hiện nay, đòi hỏi giáo viên phải có sự sáng tạo linh hoạt khi dạy trẻ, phải có sự kiên trì rèn luyện giữa cô và trẻ thì sẽ đem lại kết quả cao.Trên đây là một số biện pháp “ phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo” tôi xin giới thiệu để chị em đồng nghiệp cùng tham khảo và đóng góp thêm ý kiến để giúp tôi có thêm kinh nghiệm trong giảng dạy.5. Kết luận:Giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non là một việc làm khó, giáo dục trẻ có chất lượng lại càng khó hơn. Là một giáo viên mầm non, tôi hết sức tâm huyết với công việc của mình và cố gắng tìm tòi những giải pháp hữu hiệu để cùng với chị em đồng nghiệp thực hiện tốt chuyên đề. Có thể những giải pháp trên chưa phải là giải pháp có hiệu quả tuyệt đối nhưng đối với bản thân tôi nó đã mang lại kết quả tương đối tốt, nó làm thay đổi chất lượng hoạt động làm quen văn học trong nhà trường. Chất lượng đội ngũ được nâng cao, phụ huynh quan tâm tới việc hết hợp giáo dục con trẻ. Trẻ hứng thú, hoạt bát, nhanh nhẹn, giao tiếp mạnh dạn hơn, sử dụng vốn từ có biểu cảm, tinh tế hơn...Từ những biện pháp đã thực hiện tôi đã rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân trong hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non, thông qua các hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo, là một việc làm thiết thực nhất trong chương trình đổi mới hiện nay, nó đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết. Hình thành vốn hiểu biết, tính tư duy hoàn thiện ngôn ngữ, cung cấp vốn từ cho trẻ phát huy tính tích cực . Để trẻ kể chuyện sáng tạo một cách linh hoạt nhất giáo viên cần:	Giáo viên  phải có sự sáng tạo linh hoạt khi dậy trẻ,phải có sự kiên trì rèn luyện giữa cô và trẻ . Cô luôn phải tâm huyết với nghề từ đó say sưa nghiên cứu tìm tòi sáng tạo các biện pháp hay áp dụng vào hoạt động sao cho phù hợp với lứa tuổi mà đảm bảo về yêu cầu về nội dung văn học, Vì vậy, giáo viên cần nắm vững và linh hoạt trong việc thực hiện phương pháp giáo dục. Tạo môi trường an toàn hấp dẫn mang nội dung giáo dục văn học.	Học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn về hoạt động phát triển ngôn ngữ  có kiến thức tổ chức hoạt động cho trẻ kể chuyện sáng tạo đạt hiệu quả. Có như vậy mới phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.5.1/ Kiến nghị :* Đối với sở , phòng Giáo dục:Tiếp tục tăng cường cho giáo viên được đi tham quan, trường bạn trong tỉnh để học tập kinh nghiệm trong việc : “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo”.* Đối với nhà trường: Tiếp tục làm tốt công tác tham mưu, xã hội hóa để tạo môi trường ngoài lớp đa dạng , năng lực sư phạm và các lĩnh vực khác, phải biết tự đổi mới chính mình cho phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của xã hội.Trên đây là: “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo mà bản thân tôi đã áp dụng trong nhà trường và thu được một số thành công nhất định trong quá trình thực hiện chuyên đề. Có thể trong quá trình thực hiện còn thiếu sót. Rất mong nhận được bổ sung, góp ý của Hội đồng khoa học các câp để tôi được hoàn thiện hơn trong quá trình thực hiện chuyên môn của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_c.pptx