Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu Lớp 3

1. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Lí do chọn đề tài:

Tiếng Việt là một môn học ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực

hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong

bốn hoạt động tương ứng với chúng là bốn kĩ năng : nghe, nói, đọc, viết.

Với tư cách là một phân môn thực hành của môn Tiếng Việt ở trường tiểu học,

Luyện từ và câu có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh năng lực sử dụng từ

và câu trong giao tiếp và học tập. Đây là một trong những phân môn có vai trò đặc biệt

quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung. Phân môn

này đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức tổng hợp từ nhiều phân môn. Phân

môn Luyện từ và câu nhằm mở rộng, hệ thống hóa, làm phong phú vốn từ của học sinh,

cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về từ và câu, rèn cho học sinh kĩ năng

dùng từ đặt câu và sử dụng các kiểu câu để thực hiện tư tưởng, tình cảm của mình, đồng

thời có khả năng hiểu và sử dụng các kiểu câu của người khác nói ra trong hoàn cảnh

giao tiếp nhất định. Vì vậy, Luyện từ và câu được coi là phân môn có tính tổng hợp, có

liên quan mật thiết đến các môn học khác. Trên cơ sở nội dung, chương trình phân môn

Luyện từ và câu có rất nhiều đổi mới, nên đòi hỏi tiết dạy Luyện từ và câu phải đạt

được mục đích cụ thể hơn, rõ ràng hơn. Ngoài phương pháp người giáo viên, học sinh

cần có vốn kiến thức ngôn ngữ về đời sống thực tế. Chính vì vậy, việc dạy tốt phân môn

Luyện từ và câu không chỉ là nguồn cung cấp kiến thức mà còn là phương tiện rèn kĩ

năng nói, viết, cách thành văn cho học sinh. Đây là nhiệm vụ chính yếu, cuối cùng của

dạy từ và câu ở tiểu học. Dạy luyện từ chính là dạy thực hành từ ngữ trên quan điểm

giao tiếp, dạy từ trên bình diện phát triển lời nói. Đó chính là công việc làm giàu vốn từ

cho học sinh, giúp học sinh mở rộng, phát triển vốn từ (phong phú hoa vốn từ), nắm

nghĩa của từ (chính xác hoa vốn từ), luyện tập sử dụng từ (tích cực hoá vốn từ).

Ngôn ngữ (nói – viết) giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển xã hội.

Chính vì vây, hướng dẫn cho học sinh nói đúng và viết đúng là hết sức cần thiết. Nhiệm

vụ nặng nề đó phụ thuộc phần lớn vào việc giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và

phân môn Luyện từ và câu nói riêng. Với đặc thù của phân môn Luyện từ và câu là

mang tính khô khan, trừu tượng đối với học sinh, vốn từ ngữ của học sinh còn rất hạn

hẹp, học sinh chưa mạnh dạn trong việc nói trước tập thể,các bài tập trong sách giáo

khoa nhiều, đa dạng và cấu tạo tương đối khó với học sinh, học sinh gặp khó khăn trong

việc giải nghĩa từ, đặt câu chưa hay, chưa đúng so với yêu cầu, chưa phân biệt được

nghĩa của từ.

Bởi những lí do trên nên tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp học sinh học tốt

phân môn Luyện từ và câu lớp 3”

pdf 18 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 4976Lượt tải 11 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tham gia vào các hoạt động học tập, do vốn từ
còn hạn chế, khả năng tư duy ngôn ngữ và kĩ năng giao tiếp của các em còn nhiều lúng
túng nên học sinh còn ngại nói vì vậy tiết học chưa đạt hiệu quả cao. 
 Với vai trò là một giáo viên đang dạy Tiểu học, trăn trở trước những khó khăn, hạn
chế vừa nêu trên, bản thân tôi tự nhận thấy mình cần phải nghiên cứu, học hỏi thêm rất
nhiều để mỗi giờ dạy Luyện từ và câu của mình ngày càng đạt hiệu quả cao, thu hút,
khơi gợi được năng lực của từng học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề
2.2.1. Nội dung chương trình dạy học Luyện từ và câu lớp 3
a. Mở rộng vốn từ: Ngoài những từ ngữ được dạy qua các bài tập đọc, những thành
ngữ được cung cấp qua các bài tập viết thì HS được mở rộng vốn từ theo từng chủ
điểm như chủ điểm Thiếu nhi, Gia đình, Cộng đồng, Thể thao, Ngôi nhà chung
và bước đầu được làm quen với một số từ ngữ địa phương thông qua các bài tập
luyện từ và câu.
b. Ôn luyện về kiểu câu và các thành phần câu:
Về kiểu câu: Ôn các câu kiểu “Ai là gì?”, “Ai làm gì?”, “ Ai thế nào?”
Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi “ Khi nào?” “ Ở đâu?”, “ Như thế nào?”,“ Để làm gì?”,”
Vì sao?”, “ Bằng gì?”
c. Ôn luyện về một số dấu câu cơ bản: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm
than, học thêm dấu hai chấm.
d. Bước đầu làm quen với các biện pháp so sánh và nhân hóa.
* Các kiểu bài học Luyện từ và câu trong sách giáo khoa.
Phần lớn các bài học Luyện từ và câu trong sách giáo khoa được cấu thành một tổ hợp
bài tập. Bài luyện từ và câu lớp 3 trong sách giáo khoa được ghi tên theo phân môn, còn
các tên bài chỉ được ghi ở phần mục lục. Hầu hết các bài học ở lớp 3 bao gồm cả nhiệm
vụ luyện từ và luyện câu. Các tên bài thể hiện điều này. Ví dụ: “ Mở rộng vốn từ : Thiên
nhiên – Ôn tập câu “ Ai là gì?” ( lớp 3 tuần 1).
2.2.2. Thực trạng dạy và học Luyện từ và câu lớp 3
Luyện từ và câu là một phân môn khó trong môn Tiếng Việt lớp 3. Giáo viên
muốn dạy tốt phân môn này cần có thời gian chuẩn bị bài trước khi lên lớp thật kĩ, đưa
ra được các hệ thống câu hỏi dẫn dắt, gợi mở cho học sinh, cuốn hút học sinh vào các
hoạt động. Học sinh cũng cần có sự chuẩn bị, xem trước bài để hạn chế sự lúng túng.
Nhưng thực tế cho thấy, còn một số học sinh cảm thấy không hứng thú với tiết học này,
còn gặp khó khăn trong việc diễn đạt rõ nghĩa, thoát ý. 
Về phía giáo viên: 
- Đã có ý thức lập kế hoạch dạy học, đảm bảo mục tiêu của mỗi tiết học, phương pháp
dạy theo đặc trưng của phân môn Luyện từ và câu nhưng chưa chú trọng đến việc đổi
5/16
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu lớp 3
mới nội dung sách giáo khoa, còn lệ thuộc vào sách giáo viên và sách giáo khoa. Trong
tiết học, quá chú trọng vào khâu truyền thụ kiến thức, xem nhẹ việc thực hành rèn luyện
kĩ năng nói – viết cho học sinh theo các đối tượng khác nhau.
- Giáo viên còn thụ động kiến thức ở sách giáo khoa mà không chịu tìm tòi đọc thêm
tài liệu khác liên quan đến giảng dạy đặc biệt là khi dạy Tiếng Việt nên đôi khi lý thuyết
suông khiến học sinh khó hiểu.
 - Khi tổ chức các hoạt động trong giờ học, giáo viên chưa phân định được hoạt động
nào là trọng tâm. Hình thức tổ chức dạy đôi khi còn chưa phong phú do giáo viên chưa
thực sự đầu tư vào chất lượng bài soạn.
 Về phía học sinh:
- Học sinh lớp 3 vẫn đang ở lứa tuổi tò mò, ham học hỏi hay bắt chước nhưng lại chóng
chán, nhanh quên, ngại tìm hiểu những văn bản dài, các em còn học thụ động, bắt buộc,
trong giờ học còn tỏ ra uể oải, mệt mỏi.
- Một số em học sinh còn lười đọc sách, chủ yếu đọc truyện tranh nên vốn từ còn hạn
chế.
- Việc tổ chức học tập trên lớp của giáo viên chưa phát huy được vốn ngôn ngữ vốn có
của các em cũng như chưa khơi dậy ở học sinh sự mạnh dạn tự tin trong học tập.
- Khả năng tự tin nói trước lớp của một số học sinh không tốt, còn thiếu tự tin, ngại nói
trước lớp. Nhiều học sinh không tự tin giơ tay phát biểu trong giờ học, nếu được cô gọi
thì miễn cưỡng đứng lên trả lời.
- Vốn từ ngữ, vốn sống, vốn hiểu biết của các em hạn hẹp, chưa phong phú.
2.3. Các biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu lớp 3
2.3.1. Xem xét hệ thống bài tập, cấu trúc tri thức Tiếng Việt cần hình thành cho học
sinh.
2.3.1.1. Các bài tập về từ:
a) Loại bài tập giúp học sinh mở rộng vốn từ theo chủ điểm:
Loại bài tập này ngoài tác dụng giúp học sinh mở rộng vốn từ còn có tác dụng hình
thành và phát triển cho các em khả năng tư duy có hệ thống về mối quan hệ phương
ngữ. Về cách dạy loại bài tập tìm từ cùng chủ điểm, giáo viên cần chú ý đến từ mẫu, đó
là điểm tựa có tác dụng gợi ý định hướng cho học sinh trong quá trình tìm từ. Đồng thời
giáo viên hướng dẫn cho các em xác định đúng yêu câu của bài tập.
Ví dụ: Tìm những từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình ( chủ điểm: Mái ấm )
M: Ông bà, chú cháu.
Học sinh tìm: Bố mẹ, anh chị. ( cùng chủ điểm: Mái ấm)
b) Loại bài tập giúp học sinh nắm nghĩa của từ, mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ
nghĩa:
6/16
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu lớp 3
Đối với bài tập này, giáo viên cần giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập là hiểu
nghĩa của từ. Do đó, giáo viên cần dựa vào hệ thống câu hỏi để học sinh thực hiện tìm
những từ có nghĩa ấy hoặc những từ đó có nghĩa như thế nào. Sau đó giáo viên chữa
một phần nhỏ của bài tập làm mẫu bằng cách gọi 1 học sinh làm cho cả lớp theo dõi góp
ý. Giáo viên tiến hành tổ chức cho học sinh cả lớp làm bài tập. Cuối cùng giáo viên tổ
chức cho học sinh trong lớp trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm ghi nhớ về
kỹ năng và kiến thức: học sinh nắm nghĩa của từ và biết cách vận dụng làm bài tập.
Ví dụ: Tìm các từ:
- Chỉ trẻ em. Mẫu: thiếu niên.
- Chỉ tính nết của trẻ em. Mẫu: ngoan ngoãn.
- Chỉ tình cảm của người lớn đối vơi trẻ em. Mẫu: thương yêu.
Loại bài tập này, dựa trên mối quan hệ ngữ nghĩa các từ. Nói cách khác là giữa các từ
có mối quan hệ với nhau về nghĩa như: quan hệ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa. Để
tiến hành tìm các từ ngữ có quan hệ với nhau về nghĩa nhằm mở rộng và phát triển vốn
từ cho các em, làm phong phú vốn từ. Như vậy, giáo viên phải hướng dẫn học
sinh nắm nghĩa của từ cho sẵn, để định hướng tìm đúng từ cần tìm theo những từ mà
bài tập đã cho. 
c) Mở rộng vốn từ theo quan hệ cấu tạo từ:
Dạng bài tập này dựa trên quan hệ liên tưởng có tác dụng rất lớn trong việc giúp học
sinh mở rộng và phát triển vốn từ. Về cách dạy các dạng bài tập này, giáo viên hướng
dẫn các em lần lượt tự chọn và ghép với các tiếng còn lại. Nếu tạo ra từ ghép quen
thuộc hoặc quen dùng thì các em tự ghép được.
Ví dụ: Hãy kể các môn thể thao bắt đầu bằng tiếng:
- Bóng Mẫu: bóng đá, bóng bàn, bóng chuyền.
- Chạy
- Đua
- Nhảy
d) Loại bài tập tìm từ ngữ cùng chủ điểm:
Loại bài tập này, ngoài tác dụng giúp học sinh mở rộng vốn từ, còn có tác dụng hình
thành và phát triển cho các em khả năng tư duy có hệ thống về mối quan hệ phương
7/16
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu lớp 3
ngữ. Về cách dạy loại bài tập tìm từ cùng chủ điểm, giáo viên cần chú ý đến từ mẫu, đó
là điểm tựa có tác dụng gợi ý định hướng cho học sinh trong quá trình tìm từ. Đồng thời
giáo viên hướng dẫn cho các em xác định đúng yêu câu của bài tập. 
Ví dụ: Tìm những từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình (chủ điểm: Mái ấm)
M: Ông bà, chú cháu.
e) Loại bài tập cung cấp về từ loại:
Đối với loại bài tập này, ở lớp 3 thường tập trung phát triển vốn từ cho học sinh và lồng
ghép trong nhiều dạng bài khác nhau. Những từ loại ở đây chỉ là những kiến thức sơ
giản về danh từ, động từ, tính từ như cung cấp cho các em nắm được những từ chỉ
người, con vật, đồ vật; từ chỉ hoạt động, trạng thái; từ chỉ đặc điểm, tính chất. Việc
hướng dẫn làm các bài tập này, giáo viên cần chú ý dẫn dắt các em dựa vào kinh
nghiệm sống của bản thân là chủ yếu để vận dụng vào làm bài, giáo viên tránh giải thích
dài dòng hoặc sa vào lý thuyết. Qua việc cung cấp các từ loại, giáo viên cần giúp các
em biết dùng các từ loại đó đặt câu cho phù hợp.
Ví dụ: Đọc khổ thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:
Con mẹ đẹp sao
Những hòn tơ nhỏ
Chạy như lăn tròn
Trên sân, trên cỏ.
Tìm các từ chỉ hoạt động trong khổ thơ trên?
Hoạt động chạy của những chú gà con được miêu tả bằng cách?
2.3.1.2. Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu
a) Loại bài tập dùng từ đặt câu:
Loại bài sử dụng từ này chủ yếu luyện cho học sinh biết kết hợp các từ ngữ trong câu có
tác dụng rèn luyện tư duy hệ thống các từ cho các em. Như vậy khi các từ kết hợp với
nhau để tạo nên câu thì ở chúng hình thành mối quan hệ về ý nghĩa và quan hệ về ngữ
pháp. Do đó muốn “dùng từ đặt câu” đúng thì các em phải thiết lập được mối quan hệ
về ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp giữa các từ phải hợp lý. Đối với kiểu bài tập này không
chỉ liên quan đến vấn đề ngữ pháp nên yêu cầu giáo viên rèn cho học sinh kỹ năng “lựa
chọn từ, kết hợp từ” để tạo thành câu. Giáo viên lưu ý đến việc hưỡng dẫn cho các em
8/16
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu lớp 3
biết dựa vào đặc điểm của sự vật và hiện tượng để phân loại, phân nhóm từ; mỗi loại và
mỗi nhóm từ này là một hệ thống ngữ nghĩa cho việc dùng từ đặt câu chính xác hơn. 
Ví dụ: Dùng mỗi từ ngữ sau để đặt câu theo mẫu Ai là gì?: bác nông dân, em trai tôi,
những chú, gà con, đàn cá.
b) Loại bài tập “Đặt câu theo các kiểu câu đã học.
Giúp học sinh biết nhận ra và biết đặt câu theo các kiểu câu đơn, ngay những bài tập
đầu tiên ở dạng này, giáo viên cần cho các em nắm rõ yêu cầu của đề bài và bám theo
mẫu cho sẵn, tập trung uốn nắn trong quá trình luyện nói cho học sinh để giúp các em
biết vận dụng tốt khi làm bài tập
Ví dụ: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả:
Một bác nông dân.
Một bông hoa trong vườn.
Một buổi sớm mùa đông.
Mẫu: Buổi sớm hôm nay lạnh cóng tay.
c) Loại bài tập sử dụng dấu câu:
Loại bài tập này giúp các em bước đầu có ý thức và biết đăt dấu chấm, dấu chấm hỏi,
dấu chấm than, dấu phẩy vào đúng chỗ. Trong quá trình hướng dẫn học sinh làm bài
tập, giáo viên cần đảm bảo quy trình sau: Cho các em đọc và xác định đúng yêu cầu của
bài tập, học sinh được tham gia giải một phần bài tập yêu cầu các em nắm được đặc
điểm của câu thông qua đọc nhẩm để tư duy tìm và điền dấu câu cho thích hợp (dựa
vào vốn sống của các em, ở mức độ kiến thức lớp 3 thì không có phần bài học).
Ví dụ: Em hãy chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào chỗ trống ( )?
TRÁI ĐẤT VÀ MẶT TRỜI
Tuấn lên bảy tuổi ( ) em rất hay hỏi ( ) một lần ( ) em hỏi bố:
Bố ơi, con nghe nói trái đất quay xung quanh mặt trời. Có đúng thế không bố?
Đúng đấy ( ) con ạ! – Bố Tuấn đáp.
Thế ban đêm không có mặt trời thì sao?
d) Loại bài tập đặt câu theo mẫu hoặc tìm bộ phận của câu thông qua đăt câu hỏi:
9/16
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu lớp 3
Với loại bài tập trên giúp học sinh biết tư duy có hệ thống về ngữ nghĩa và nắm vững
hơn về cấu tạo câu để thực hành khi nói và viết. Giáo viên cần lưu ý đến đối tượng học
sinh học yếu và giúp các em bằng cách gợi ý, dẫn dắt hướng làm bài thật dễ hiểu, có
như vậy các em mới làm được. 
Ví dụ: Dựa theo nội dung các bài tập đọc đã học ở tuần 3, tuần 4, hãy đặt câu theo mẫu
Ai là gì? để nói về:
Bạn Tuấn trong truyện Chiếc áo len.
Bạn nhỏ trong bài thơ Quạt cho em ngủ.
Bà mẹ trong truyện Người mẹ.
Chú chim sẻ trong truyện Chú sẻ và bông hoa bằng lăng.
2.3.1.3. Các bài tập về biện pháp tu từ: so sánh và nhân hóa
Thông qua các bài tập về biện pháp tu từ nhằm giúp các em có nhận biết về các biện
pháp tu từ như: biết phép so sánh, phép nhân hóa. Qua đó, làm cơ sở để các em bước
đầu sử dụng biện pháp tu từ vào việc dùng từ, đặt câu. Loại bài tập này, đòi hỏi mức đôï
phát triển tư duy về ngôn ngữ của các em cao hơn nhiều so với các dạng bài tập đã nêu
ở trên. Do đó. giáo viên phải có vốn kiến thức vững vàng, biết sử dụng thủ pháp và hình
thức dạy học sáng tạo để tạo cho các em hứng thú tìm tòi kiến thức nhờ chủ động làm
các bài tập. Yêu cầu đặt ra là phải cho học sinh xác đinh đúng trọng tâm yêu cầu của bài
tập, phải hướng cho học sinh làm bài tập từ bước dễ làm đến bước phức tạp hơn. Giáo
viên có thể giúp và cùng học sinh làm một phần bài tập, sau đó hướng dẫn cho cả lớp
làm bài tập, trao đổi nhận xét và giáo viên chốt lại kiến thức cần cung cấp ( kiến thức
học sinh cần nắm).
Ví dụ: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ dưói đây:
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao.
Đêm hè, hoa nở cùng sao 
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh.
* Sự vật được so sánh: quả dừa được so sánh với đàn lợn con, tàu dừa được so sánh với
chiếc lược.
2.3.2. Thực hiện đổi mới phương pháp trong dạy phân môn Luyện từ và câu.
10/16
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu lớp 3
Nội dung và phương pháp dạy học bao giờ cũng gắn bó với nhau. Mỗi nội dung
đòi hỏi một phương pháp thích hợp. Các kĩ năng giao tiếp không thể được hình thành và
phát triển bằng con đường truyền giảng thụ động. Muốn phát triển những kĩ năng này,
học sinh phải được hoạt động trong môi trường giao tiếp dưới sự hướng dẫn của thầy,
cô. Các kiến thức về ngôn ngữ văn học, văn hóa, tự nhiên xã hội có thể được tiếp thu
qua lời giảng, nhưng học sinh chỉ làm chủ được những kiến thức này khi các em chiếm
lĩnh chúng bằng chính hoạt động có ý thức của mình. Cũng như vậy, những tư tưởng,
tình cảm và nhân cách tốt đẹp chỉ có thể được hình thành chắc chắn thông qua sự rèn
luyện trong thực tế. Đó là những lý do cắt nghĩa sự ra đời của phương pháp mới –
phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học.
Tích cực hóa hoạt động của người học được hiểu là phương pháp dạy học lấy
người học làm trung tâm, trong đó thầy, cô đóng vai trò người tổ chức hoạt động của
học sinh, mỗi học sinh đều được hoạt động, mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và được
phát triển.
2.3.3. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong tiết học.
Học sinh được giáo viên tạo mọi điều kiện để tham gia vào tiết học (trả lời câu hỏi,
phát biểu về nghĩa, đặt câu,), đề xuất cách làm bài tập, biết lắng nghe và nhận xét ý
kiến của các bạn, được tham gia làm bài tập, tham gia các trò chơi học tập,
 Trong tiết học, giáo viên giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài và làm
bài tập, lắng nghe và sửa chữa, uốn nắn cho từng học sinh nhưng không áp đặt và gò ép.
2.3.4. Sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học
Đồ dùng dạy học thông thường trong tiết Luyện từ và câu là tranh phóng to minh
họa của sách giáo khoa, hay một số vật thực hoặc mô hình để giảng từ và ý. Ngoài ra,
trong tiết Luyện từ và câu cũng có thể sử dụng các trang thiết bị như máy chiếu, các
đoạn phim minh họa cho nội dung học. Tuy nhiên, không nên lạm dụng nếu không thật
cần thiết, làm mất thời gian trong tiết dạy.
Ví dụ: Bài tập 1 (TV 3 SGK trang 50 tuần 6).
Bài tập mở rộng vốn từ về trường học qua bài tập giải ô chữ. Đối với bài tập này
giáo viên có thể thiết kế một bảng cài và các chữ cái ứng với các từ tìm được, khi học
sinh tìm được từ theo gợi ý, giáo viên cài lần lượt các chữ cái của từ vào các ô tương
ứng của bảng cài theo từng dòng như vậy sẽ gây được sự chú ý của học sinh hơn.
2.3.5.Vận dụng phương pháp thực hành giao tiếp để tổ chức dạy học
Nội dung dạy học Luyện từ và câu ở lớp 3 được xây dựng qua một hệ thống bài
tập, không có phần lý thuyết nên tổ chức thực hiện tốt các bài tập Luyện từ và câu có
vai trò quyết định đối với chất lượng dạy học phân môn này. Chính vì thế, phương pháp
thực hành là phương pháp giảng dạy bắt buộc trong các tiết Luyện từ và câu ở lớp 3. Nó
tạo cơ hội cho học sinh tự hình thành kĩ năng, còn giáo viên lại có ngay thông tin phản
hồi về kết quả học tập của học sinh. Cụ thể, giáo viên có thể dùng phương pháp thực
hành giao tiếp để truyền đạt tri thức luyện từ và câu, để dạy sử dụng từ và câu,
11/16
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu lớp 3
Để đảm bảo thành công cho các hoạt động thực hành trong các tiết học Luyện từ và
câu, giáo viên phải dành thời gian chuẩn bị các nội dung thực hành sao cho phù hợp với
từng đối tượng học sinh, phải kiểm tra được các hoạt động thực hành của học sinh để
tránh tình trạng học sinh làm sai từ đầu đến cuối hoặc không tham gia thực hành.
Ví dụ: Tiết Luyện từ và câu ở tuần 6, bài tập 2 giúp học sinh ôn luyện dùng dấu
phẩy để đặt giữa các thành phần câu có cùng một chức vụ ngữ pháp như nhau.
Giáo viên có thể đưa ra 3 cách thực hiện phù hợp với từng đối tượng học sinh trong
lớp. Ba cách đó là:
- Cách 1: Hệ thống câu hỏi gợi mở ( thường sử dụng hướng dẫn đối tượng học
sinh tiếp thu còn chậm);
- Cách 2: Phiếu sơ đồ trợ giúp ( thường sử dụng hướng dẫn đối tượng học sinh
nhận thức nhanh hơn một chút);
- Cách 3: Khai thác sử dụng ngữ cảm của học sinh ( đối tượng học sinh tiếp thu
tốt, nắm chắc kiến thức)
Ba cách trên giáo viên sử dụng một cách linh hoạt. Một bài tập, giáo viên có thể chia
nhóm cùng trình độ để sử dụng cả ba cách để hoàn thành bài tập phù hợp với đối tượng
học sinh. Ba cách trên nên được sử dụng mềm dẻo, linh hoạt tùy thuộc vào nội dung bài
tập và đối tượng học sinh cả lớp.
Ví dụ: Bài 3 (Tiếng Việt 3 tập 1 – trang 135)
Hãy chép đoạn văn sau và đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp:
Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đồng bào Kinh hay Tày
Mường hay Dao Gia – rai hay Ê – đê Xơ – đăng hay Ba – na và các dân tộc anh em
khác đều là con cháu Việt Nam đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau
sướng khổ cùng nhau no đói giúp nhau.
Cách 1: Hệ thống câu hỏi gợi mở:
 - Tìm cặp từ ngữ chỉ tên các dân tộc trong lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Các cặp từ ngữ đó cùng trả lời cho câu hỏi gì ?
- Dùng dấy phẩy tách các bộ phận câu giống nhau cùng trả lời cho câu hỏi Ai ?
- Bác đã khẳng định đồng bào các dân tộc trên đất nước ta là gì ?
- Các từ ngữ đó dùng trả lời cho câu hỏi gì ?
- Dùng dấu phẩy tách các từ ngữ cùng trả lời cho câu hỏi là gì ?
Cách 2 : Sơ đồ hỗ trợ
Ai ? Là gì ?
Đồng bào Kinh hay Tày
Ai ? Thế nào ?
Cách 3 : Khai thác kinh nghiệm ngữ cảm của học sinh.
12/16
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu lớp 3
2.3.6. Vận dụng phương pháp sử dụng trò chơi học tập trong dạy học.
 Việc vận dụng phương pháp trò chơi học tập nhằm gây hứng thú cho học sinh, học
sinh tích cực học tập, qua đó góp phần hình thành tri thức mới và củng cố kiến thức đã
hoc. 
 Các bước tiến hành khi sử dụng phương pháp trò chơi gồm 3 bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị
Bước 2: Tổ chức trò chơi
Bước 3: Đánh giá, tổng kết
 Trò chơi học tập là một trò chơi đặc biệt, chính vì vậy chúng có một số yêu cầu khác
so với trò chơi thông thường nhằm đảm bảo đạt mục đích của việc tổ chức trò chơi. Tổ
chức trò chơi nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung kiến thức bài học, nghĩa là trò
chơi phải gắn giữa tri thức và kĩ năng. Đồng thời trò chơi phải phù hợp với nội dung,
nội dung phải mang tính thực tiễn và phù hợp với khả năng của học sinh. Hình thức
chơi cũng phải đa dạng và phong phú, có sự thay đổi tránh sự lặp đi lặp lại một trò chơi
trong tiết học. Đặc biệt không nhất thiết phải tổ chức trò chơi trong một thời điểm ấn
định trước, mà có thể diễn ra xuyên suốt trong quá trình học.
 Các trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3.
Dựa trên cơ sở lí luận, tôi đã xây dựng một hệ thống trò chơi học tập như sau.
Trò chơi : Ai tài đối đáp, tiếp sức, rung chuông vàng, ô chữ Olympia, ghép đôi, đố bạn,
truyền điện, hỏi nhanh đáp giỏi, xếp từ theo nhóm, trổ tài nhân hóa, truy tìm dấu phẩy
Với những trò chơi trên, mỗi trò chơi mang một ý nghĩa riêng, với cách thức tổ chức,
thực hiện khác nhau nhưng tất cả các trò chơi đều có chung mục đích đó là đem lại
hứng thú học tập cho học sinh, qua đó giáo viên truyền tải kiến thức cần truyền đạt. 
- Tổ chức trò chơi học tập cho các bài học cụ thể trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3.
2.3.7. Vận dụng phương pháp học hợp tác nhóm để tổ chức dạy học.
Dạy học Luyện từ và câu bằng phương pháp hợp tác nhóm nhằm hìn

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.pdf