Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 3

5.2. Nội dung sáng kiến:

a. Thực trạng của vấn đề

Sau khi học xong chương trình lớp 2, một số học sinh đã tương đối nắm

vững những kiến thức và kĩ năng đọc, viết để tiếp tục học lớp 3. Bên cạnh đó

vẫn còn những học sinh kĩ năng đọc, viết chính tả chưa tốt. Điều này ảnh hưởng

lớn đến kết quả học tập của các em ở tất cả các môn học.

Quá trình trao đổi và nghiên cứu cùng với việc chấm bài của học sinh, tôi

nhận thấy học sinh chưa đúng những lỗi chính tả chủ yếu sau:

* Viết hoa tự do: Một số học sinh viết hoa tự do nhưng đầu câu lại không

viết hoa.

*Lỗi về dấu thanh: Tiếng Việt có 6 thanh (ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã,

nặng), nhiều học sinh không phân biệt được hai thanh hỏi/ngã mà số lượng tiếng

mang hai thanh này lại rất phổ biến.

Ví dụ: uống sửa (uống sữa), lẩn lộn (lẫn lộn), dổ dành (dỗ dành), hướng

dẩn (hướng dẫn), ngã ngữa (ngã ngửa), nghĩ ngơi (nghỉ ngơi),...

pdf 12 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 921Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i (truyện cười), chuyện ngắn 
(truyện ngắn), nói truyện (nói chuyện),... 
- c/k: céo co (kéo co), cũ cĩ (cũ kĩ), cồng cềnh/kồng kềnh (cồng kềnh),... 
- g/gh: bàn gế (bàn ghế), gê sợ (ghê sợ), ghánh hàng (gánh hàng), .... 
- ng/ngh: lắng nge (lắng nghe), nghĩ nghợi (nghĩ ngợi), ngề ngiệp (nghề 
nghiệp),  
- s/x: cây xả (cây sả), sa sôi (xa xôi),  
* Lỗi âm cuối, vần: 
- ao/au: đao tai (đau tay); rao đai (rau đay) - học sinh phát âm a ngắn 
thành a dài nên viết sai. 
3
- an/ang, ân/ âng, ăn/ăng: cây bàn (cây bàng), bàng bạc (bàn bạc), lầng 
lược (lần lượt), bân khuân (bâng khuâng), ăng uống (ăn uống), khuyên răng 
(khuyên răn),  
- at/ac, ăt/ăc, ât/âc: lừa gạc (lừa gạt), mác mẻ (mát mẻ), gặc lúa (gặt lúa), 
nổi bậc (nổi bật), lấc phấc (lất phất), giậc mình (giật mình), 
- ưi/ươi: tưi cừi (tươi cười), con ngừi (con người), 
- en/eng, ên/ênh: áo leng (áo len), rối reng (rối ren), lên khên (lênh 
khênh), gập ghền (gập ghềnh), bồng bền (bồng bềnh),... 
Để khắc phục được lỗi chính tả học sinh hay mắc phải ở trên, giáo viên 
phải nghiên cứu, tìm tòi, phát hiện ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc 
học sinh hay viết chưa đúng chính tả. Từ đó có biện pháp tốt nhất hướng dẫn 
học sinh một cách cụ thể, có hiệu quả. 
Số liệu khảo sát chất lượng đầu năm như sau: 
TSHS Viết đúng Viết chưa đúng 
( 1 – 5 lỗi) 
Viết chưa đúng 
( 6 – 11 lỗi) 
Viết chưa đúng 
(11 – 20 lỗi) 
44 4 10 15 15 
 Từ đó cho thấy học sinh mắc lỗi chính tả rất nhiều, có những em còn viết 
chưa đúng 11 -20 lỗi trong một bài. 
 Nguyên nhân mắc lỗi chính tả của học sinh như sau: 
Thứ nhất: Do tác động của hoàn cảnh sống: 
Như ta đã biết, mỗi địa phương có những ngữ âm riêng do phương ngôn 
mang lại. Hiện tượng phương ngôn này luôn tồn tại. Nó diễn ra hàng ngày, tác 
động mạnh đến quá trình nhận thức của các em. Cụ thể là : 
+ Trong phương ngữ khu vực từ miền Trung trở vào Nam không có thanh 
ngã trong khi đó số lượng từ mang 2 thanh này rất nhiều. Do đó đây là lỗi rất 
phổ biến trong học sinh. 
+ Trong khi một số vùng miền Bắc thường hay lẫn lộn các âm đầu l/n ; 
ch/tr ; s/x ; r/d/gi thì người miền Nam thường hay lẫn lộn v/d/gi ; âm cuối g/ng, 
t/c. Ngoài ra, trong quy ước về chữ quốc ngữ, một âm ghi bằng 2 hoặc 3 dạng 
(ví dụ : âm cờ ghi bằng 3 chữ cái c/k/qu, âm ngờ ghi bằng ng/ ngh, âm gờ ghi 
bằng g/gh,). Mặc dù đã có những quy định riêng cho mỗi dạng khi ghép chữ 
nhưng đối với học sinh Tiểu học thì rất dễ lẫn lộn. 
+ Việc phát âm của người miền Nam hoàn toàn không phân biệt các vần 
có âm cuối n/ng, c/t mà số từ mang các vần này không nhỏ. Mặt khác, hai bán 
âm cuối i/u lại được ghi bằng 4 con chữ i/y (dại/dạy) ; u/o (lau/lao) do đó lỗi về 
4
âm cuối là lỗi khó khắc phục đối với học sinh các tỉnh phía Nam nói chung và 
học sinh địa phương nói riêng. 
Do đặc điểm tâm sinh lí hiếu động, hay bắt chước, nên khi sống và học 
tập ở địa phương và đặc biệt là qua tiếp xúc với mọi người xung quanh, bạn bè, 
trực tiếp sử dụng phương ngôn sẽ dễ hình thành ở các em tiếng nói chung. Từ 
đó, các em vận dụng những ngôn ngữ mà mình biết để giao tiếp và học tập, lâu 
dần thành quen nên rất khó sửa. 
Ở gia đình, do cha mẹ và anh chị em là những người thân luôn gần gũi với 
các em nên các em luôn chú ý học hỏi ở những người thân của mình. Và vô tình 
khi nói chuyện với các em, họ sẽ sử dụng ngôn ngữ địa phương, tạo điều kiện để 
các em nhanh chóng nắm bắt và sử dụng chúng. 
Một nguyên nhân nữa cần phải kể đến đó là phụ huynh học sinh chủ yếu 
là nông dân và làm nghề tự do nên sự quan tâm của phụ huynh đến con em trong 
học tập còn ít. Nhiều phụ huynh còn đi làm ăn xa để con ở nhà với ông bà, nhiều 
học sinh là con em gia đình khó khăn, đồ dùng sách vở còn thiếu nên chất lượng 
học tập chưa cao. 
Thứ hai: Do kĩ năng nghe của học sinh chưa tốt: 
Đặc điểm của ngôn ngữ Tiếng Việt là nói và nghe thế nào thì viết thế ấy. 
Do học sinh còn nhỏ nên vốn từ ngữ còn hạn chế. Khi vào một bài cụ thể, sẽ có 
nhiều từ ngữ mới mẻ mà các em mới tiếp xúc, vì kĩ năng nghe của học sinh 
không tốt dẫn đến các em nắm bắt và hiểu sai từ khi mình vừa nghe nên dẫn đến 
viết sai. Đặc biệt khi nghe, các em nghe không tốt, các em khó có thể phân biệt 
được sự khác nhau của nhóm phụ âm đầu, vần, âm cuối nên khi viết các em hay 
bị nhầm lẫn dẫn đến viết sai. 
Thứ ba: Do học sinh hiểu biết không đầy đủ về các quy tắc chính tả: 
Muốn viết đúng chính tả, học sinh phải nắm vững các quy tắc chính tả 
Tiếng Việt. Nhưng rất đáng tiếc là có nhiều em chưa nắm vững các quy tắc này. 
VD: Quy tắc viết hoa ( viết hoa tên riêng, viết hoa đầu câu), quy tắc viết 
các chữ: c/k/q, g/gh, ng/ngh, y/i, ... những quy tắc chính tả này, học sinh được 
trang bị dần trong quá trình theo học chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học. 
Thứ tư: Do đặc điểm tâm sinh lí học sinh: 
Ở lứa tuổi nhỏ, các em còn mải chơi, khó tập trung mà vốn sống của các 
em còn hạn hẹp, từ ngữ chưa nhiều nên rất mau quên. Cộng thêm việc học sinh 
tiếp thu trực tiếp chủ yếu từ giáo viên. Nhiều giờ dạy phương pháp chưa phù 
hợp với đối tượng bài dạy nên việc nắm bắt các quy tắc chính tả để viết thế nào 
cho đúng, chưa gây được sự ham thích, hứng thú cho các em. 
5
Đặc biệt trong các tiết dạy, giáo viên chưa lấy được các ví dụ minh họa cụ 
thể về cách viết đối lập của các nhóm phụ âm dễ lẫn hoặc cách viết các tiếng, 
vần khó nên học sinh gặp nhiều khó khăn trong quá trình phân biệt để viết cho 
đúng. 
Thứ năm: Do ảnh hưởng của cách phát âm sai: 
Hiện nay có rất nhiều học sinh phát âm sai (đọc không đúng, không 
chuẩn) điều này có ảnh hưởng rất lớn đến lỗi chính tả của học sinh. Vì cơ sở cơ 
bản của chính tả Tiếng Việt là nguyên tắc ngữ âm. Viết chính tả Tiếng Việt chủ 
yếu là ghi âm tiết, thể hiện các thành phần âm vị đoạn tính trong cấu trúc âm tiết 
thành chữ âm tiết. Các chữ cái biểu tượng âm thanh được tiếp nhận qua lời nói 
(âm vị đọc thế nào, nói thế nào thì viết thế ấy) có nghĩa là viết như nói, viết như 
nghe. Cũng có trường hợp giáo viên đọc mẫu phát âm sai dẫn đến học sinh viết 
sai. 
Thứ sáu: Do hạn chế về vốn từ (học sinh chưa hiểu nghĩa của từ): 
Muốn viết đúng chính tả, người viết phải hiểu nghĩa của từ và cách viết 
của từ đó. 
VD: Muốn biết khi nào viết “truyện”, khi nào viết “chuyện”, người viết 
phải phân biệt được sự khác nhau về nghĩa của từ này để từ đó rút ra cách viết 
đúng chính tả. 
+ Viết là “truyện” khi muốn chỉ tác phẩm văn học được in (truyện ngắn, 
truyện cười). 
+ Viết là “chuyện” khi muốn chỉ một sự việc được kể lại (câu chuyện, 
chuyện cũ) hay chỉ công việc (chưa làm xong chuyện). 
Muốn học sinh viết đúng chính tả thì giáo viên phải thực hiện tốt những 
việc sau: 
b. Các giải pháp thực hiện 
Hướng dẫn học sinh phát âm đúng: 
Muốn học sinh viết đúng chính tả, giáo viên phải là người phát âm rõ 
tiếng, đúng chuẩn đồng thời chú ý luyện phát âm cho học sinh để các em phân 
biệt được các thanh, các âm đầu, âm cuối, vần dễ lẫn. 
Học sinh Tiểu học nói chung, học sinh lớp 3 nói riêng thường mắc lỗi 
chính tả ở các tiếng phát âm không phân biệt (phụ âm đầu, vần, thanh theo tiếng 
địa phương). Vì vậy, dạy chính tả phải kết hợp với dạy chính âm (luyện phát 
âm). Vì cơ sở cơ bản của chính tả Tiếng Việt là nguyên tắc ngữ âm. Do đó công 
việc này đòi hỏi người giáo viên phải thực hiện thường xuyên. Trên cơ sở học 
6
sinh phát âm đúng mới viết đúng được. Phát âm đúng là biện pháp sửa lỗi chính 
tả từ gốc của học sinh. Vậy sửa chữa việc phát âm cho học sinh vào lúc nào là 
cần thiết và hiệu quả? Luyện phát âm cho học sinh có thể thực hiện ở mọi lúc, 
mọi nơi. Song ở trường học, giáo viên có thể luyện phát âm đúng cho học sinh 
trong các tiết học: Tập đọc, Kể chuyện, khi học sinh trả lời câu hỏi. 
Đặc biệt là giờ tập đọc, chính là thời gian có thể luyện phát âm nhiều nhất 
cho học sinh. Bởi giờ tập đọc, học sinh không những được luyện đọc đúng, đọc 
nhanh mà các em còn được đọc các tiếng khó, thông qua sự giảng giải của giáo 
viên một cách tỉ mỉ về cách đọc đúng và nhớ lâu. 
Trong giờ tập đọc, giáo viên kết hợp hướng dẫn học sinh từ khó với việc 
luyện phát âm. Có thể gọi học sinh phát âm sai đọc từ khó để sửa chữa uốn nắn 
ngay cách đọc. Học sinh nhớ lâu thì viết chính tả đạt hiệu quả hơn. 
Ngoài việc học chính tả trên lớp, giáo viên có thể luyện phát âm cho học 
sinh trong giao tiếp. Khi tiếp xúc với các em, giáo viên dễ dàng nhận ra ngay 
những lỗi phát âm sai của học sinh, từ đó giáo viên chỉ ra lỗi sai cho học sinh 
giúp các em nhận ra lỗi sai và sửa chữa. 
Tuy nhiên luyện phát âm đúng chỉ là một trong nhiều biện pháp để giảng 
dạy chính tả, nó mang tính chất bổ trợ, không thể chọn là phương pháp dạy 
chính tả chủ đạo. Phát âm Tiếng Việt còn phải xem xét cả thói quen và giọng 
điệu của từng vùng phương ngữ. Vì vậy giáo viên không nên yêu cầu những 
việc quá sức học sinh. 
Hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa của từ: 
Chính tả Tiếng Việt là chính tả “ngữ âm học” nhưng trên thực tế muốn 
viết đúng chính tả, việc nắm nghĩa của từ rất quan trọng. Hiểu nghĩa của từ là 
một trong những cơ sở giúp người học viết đúng chính tả. Việc dạy từ nhất thiết 
phải tính đến đặc điểm của từ như một đơn vị ngôn ngữ, quan hệ của từ với thế 
giới bên ngoài. Việc dạy từ cần trình bày như là việc thiết lập quan hệ giữa từ và 
yếu tố thực hiện quan hệ giữa từ với một lớp sự vật cùng loại được biểu thị bởi 
từ. Hai mặt này gắn chặt với nhau, tác động lẫn nhau, phải làm cho học sinh nắm 
vững mối tương quan, liên hệ giữa chúng. 
Tầm quan trọng của việc dạy nghĩa của từ cho học sinh được thừa nhận từ 
lâu. Nó là nhiệm vụ sống còn trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Vậy phải làm 
thế nào để học sinh có thể hiểu nghĩa của từ một cách tốt nhất? 
Việc giải nghĩa của từ được dùng nhiều trong giờ Tập đọc, Luyện từ và 
câu cũng như trên bất kì giờ học có sự cung cấp từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm 
mới. 
7
Để giúp học sinh hiểu nghĩa của từ một cách sâu sắc, khi giải nghĩa từ, 
giáo viên có thể giải nghĩa bằng trực quan, ngữ cảnh, cách đối chiếu so sánh với 
các từ khác, bằng các từ đồng nghĩa - trái nghĩa, bằng sự phân tích các thành tố 
hoặc chi tiết đối tượng mà từ gọi tên. 
Trong các biện pháp đó, biện pháp giải nghĩa từ bằng trực quan là sinh 
động hơn cả. Khi giải nghĩa bằng trực quan sẽ làm cho các em hứng thú hơn 
trong giờ học, giúp các em hiểu một cách dễ dàng nghĩa của từ, phát triển năng 
lực tư duy, khả năng liên tưởng phong phú về từ cho các em. 
Song việc giải nghĩa của một số từ không sử dụng bằng trực quan được, 
giáo viên có thể hướng dẫn học sinh hiểu từ bằng cách so sánh, đối chiếu nghĩa 
của từ đó nhằm cung cấp những thông tin cần thiết làm chỗ dựa, cơ sở cho học 
sinh viết đúng các từ này. 
VD: Khi muốn giải nghĩa của từ “Trú” giáo viên đưa cặp từ để học sinh 
phân biệt nghĩa và so sánh, đối chiếu. 
Phân biệt trú/ chú 
- Trú: có nghĩa là ở, ở tạm, dừng lại hoặc lánh vào một nơi nào đó (trú 
quán, ngoại trú, trú ẩn). 
- Chú: em của ba (bố). 
Như vậy cách tốt nhất là cung cấp cho học sinh từ trong ngữ cảnh và suy 
luận ra chữ viết. Ngữ cảnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp học sinh nắm 
được nghĩa của từ dễ dàng và làm điểm tựa cho trí nhớ. 
Khi sử dụng từ, nếu còn phân vân về chữ viết, các em liên tưởng đến ngữ 
cảnh và suy luận ra cách viết chữ. Giáo viên phải làm sao trong tiết học chính tả 
tạo điều kiện cho học sinh nhắc đi, nhắc lại với từ cần ghi nhớ nhiều lần. 
Giúp học sinh nắm vững quy tắc chính tả: 
Giáo viên cần sử dụng khai thác tối đa phương pháp dạy học, rèn ý thức 
cho học sinh trong học tập môn chính tả. Muốn vậy, người giáo viên cần trang bị 
những kiến thức về ngữ âm học, từ vựng học, ngữ nghĩa học có liên quan đến 
chính tả. Cụ thể: Giáo viên phải biết vận dụng kiến thức đó vào việc phân loại 
lỗi chính tả, phát hiện đặc điểm từng loại lỗi chính tả, nhất là việc xây dựng các 
quy tắc chính tả giúp học sinh ghi nhớ cách viết một cách khái quát, có hệ thống. 
Trong giờ chính tả, để giúp học sinh phân biệt được các cặp phụ âm đầu, 
các cặp từ cần thiết là một việc làm gặp nhiều khó khăn, bởi học sinh còn nhỏ, 
nhận thức chậm do vốn hiểu biết còn hạn hẹp ; kĩ năng, kĩ xảo chưa thành thục. 
8
Vì thế, tùy theo trình độ của học sinh lớp mình, giáo viên phải có phương pháp 
giúp học sinh nắm quy tắc chính tả nhanh và chắc. Cụ thể: 
* Kĩ năng chính tả các từ hay âm tiết có phân biệt âm đầu: 
- Các âm đầu k, gh, ngh đứng trước các nguyên âm e, i, ê, iê. 
- Các âm đầu c, g, ng đứng trước các nguyên âm o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư 
* Hướng dẫn học sinh nắm được cấu tạo tiếng - từ: 
Rèn cho học sinh nhớ tiếng đó có cấu tạo như thế nào? Vần đó gồm mấy 
âm ghép lại, âm nào đứng trước, âm nào đứng sau? 
Hướng dẫn học sinh nắm được cấu tạo một số vần khó. 
VD: Âm đệm 
Viết là u khi đứng trước nguyên âm hẹp như: uy, uyên, uê, uơ 
Viết là o khi đứng trước nguyên âm rộng như: oe, oa, oăm. 
* Hướng dẫn học sinh viết hoa: Cần nắm được các quy tắc viết hoa tên 
người, tên địa lí Việt Nam (Nguyễn Thị Ngọc Bích, sông Hồng, Thái Bình); tên 
người và tên địa lí phiên âm theo Hán Việt (Đan Mạch, Ấn Độ); viết hoa tên các 
cơ quan, tổ chức (Bộ Công an, Hội Chữ thập đỏ) 
* Hướng dẫn học sinh ghi nhớ một số mẹo luật chính tả: 
- Phân biệt ch/tr: Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và con vật đều bắt đầu 
bằng ch (chiếu, chổi, chum, chiêng, chảo, chén,...; chó, chào mào, chiền chiện, 
chuồn chuồn, châu chấu, ...) 
- Phân biệt s/x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng s 
(sả, sen, sắn, si, sấu, sậy, sầu riêng, săng lẻ, sim, sồi, sứ,...; sếu, sáo, sóc, sò, sên, 
sam, sâu, san hô, sơn dương,...) 
- Phân biệt các vần dễ lẫn: 
+ ên/ênh: Đa số các từ chỉ sự bấp bênh, không vững chắc có vần ênh (gập 
ghềnh, chông chênh, cồng kềnh, lênh khênh, chệnh choạng, chếnh choáng, ...) 
+ Hầu hết các từ chứa tiếng có tận cùng là nh/ch/ng là từ mô tả âm thanh: 
leng keng, loảng xoảng, xập xình, đùng đoàng, huỳnh huỵch, thình thịch, quang 
quác,... 
+ Vần uyu chỉ xuất hiện trong các từ khuỷu tay, khúc khuỷu, khuỵu chân, 
ngã khuỵu. 
+ Vần oeo chỉ xuất hiện trong các từ ngoằn ngoèo, khoèo chân. 
Hướng dẫn học sinh viết từ khó trong giờ chính tả: 
9
Học sinh nắm được cách viết từ khó tức là nắm được cấu tạo của tiếng, từ 
cần viết. Do vậy trong giờ dạy chính tả, ở bước hướng dẫn học sinh viết từ khó, 
giáo viên cần hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ, phân tích tiếng khó viết. Phân tích tiếng 
gồm phụ âm đầu và vần trong tiếng để học sinh tránh viết nhầm. Ở phần này, 
giáo viên có thể thực hiện qua hệ thống câu hỏi đối với từ khó viết như sau: 
+ Từ này gồm mấy tiếng? 
+ Tiếng đó gồm âm đầu và vần gì? 
Giáo viên lấy ví dụ ở những tiếng cần so sánh và hỏi học sinh: Hai tiếng 
này giống và khác nhau ở điểm nào? 
Phân biệt chính tả bằng cách phân tích, so sánh: Trong giờ chính tả, giáo 
viên thường xuyên hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo tiếng khó rồi so sánh 
với tiếng dễ lẫn: 
VD: Khi viết tiếng hàng, học sinh dễ lẫn lộn với hàn, giáo viên yêu cầu 
học sinh phân tích cấu tạo 2 tiếng này để các em thấy tiếng hàng có âm cuối là 
ng, tiếng hàn có âm cuối là n. Học sinh ghi nhớ điều này để không viết sai. 
- hàng = h + ang + thanh huyền (hàng hóa, xếp hàng,). 
- hàn = h + an + thanh huyền (thợ hàn, hàn gắn, .). 
Bước hướng dẫn học sinh viết từ khó là cơ bản trong giờ chính tả nên giáo 
viên cần dành nhiều thời gian để học sinh tập viết đúng. Bên cạnh đó, giáo viên 
cho học sinh luyện viết các từ, thi viết nhanh, viết đúng từ khó vào bảng phụ qua 
trò chơi, bài tập. Sau đó giáo viên nhận xét và sửa lỗi cho học sinh nhớ nhằm 
hạn chế lỗi trong bài viết. 
e. Học sinh phát hiện lỗi và tự sửa lỗi: 
Trong giờ chính tả, giáo viên giúp học sinh phát hiện ngay được lỗi sai 
của mình. Điều này được thực hiện khi học sinh soát bài chính tả vừa viết. Khi 
giáo viên đọc cho học sinh soát bài, lưu ý nhấn mạnh ở những chữ mà học sinh 
của lớp hay nhầm hoặc sai để học sinh phát hiện và tự sửa. 
VD: Khi đọc cho học sinh soát bài “Sân chim” TV2-Tập II trang 29, giáo 
viên cần đọc nhấn mạnh “tả xiết” để học sinh không viết nhầm “tả xiếc”. 
Giáo viên giúp học sinh tự sửa lỗi sai khi học sinh viết từ khó lên bảng, 
giấy nháp, khi soát bài sửa lại bằng cách gạch chân chữ sai và sửa lại ra phần 
“sửa lỗi”. Giáo viên hỏi một vài em về cách sửa: 
+ Bài viết của các em có bao nhiêu lỗi sai? 
+ Với từ sai này em sẽ sửa như thế nào? 
10
Vận dụng củng cố bằng các bài tập chính tả: 
Đây là việc làm không kém phần quan trọng trong giờ học chính tả. Giáo 
viên cho học sinh thực hiện các dạng bài tập âm vần (chú trọng những bài tập có 
âm, vần đa số học sinh mắc lỗi) để giúp các em vận dụng những kiến thức đã 
học, làm quen cách sử dụng từ trong văn cảnh cụ thể. Sau mỗi bài tập, giáo viên 
giúp học sinh rút ra quy tắc chính tả để các em ghi nhớ. 
Ví dụ: 
a/ Điền t hay c: lượ... bỏ, lần lượ..., biến mấ, ướmơ. 
b/ Điền n hay ng : ngânga, yên lặ, vâ lời, cái câ. 
c/ Điền vào chỗ chấm: 
- c hay k: ...éo co, cổ ...ính, ...iên nhẫn, tổ ...iến 
- g hay gh: ồ ghề, bao ạo, chán ét, i nhớ. 
- ng hay ngh: ngốc ...ếch, ngờ ...ệch, nghiêng ...ả, ngọt ...ào. 
Học sinh hào hứng, tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập thì 
chất lượng giờ học sẽ cao. Trò chơi học tập là một hình thức “vui để học” mà 
học sinh hứng thú nhất. Chính vì vậy, tôi thường xuyên tổ chức cho học sinh 
làm bài tập chính tả thông qua các trò chơi phù hợp và đã đem đến cho tôi 
những kết quả thật bất ngờ: Không những học sinh viết chính tả có tiến bộ mà 
vốn từ của các em ngày càng phong phú hơn. 
Ngoài ra , việc tích hợp dạy chính tả trong các môn học khác rất quan 
trọng. Việc này phải được tiến hành kiên trì và liên tục để giúp học sinh dần có ý 
thức rèn kĩ năng “viết đúng, viết đẹp” trong mọi tình huống. 
 Hướng dẫn riêng những học sinh viết sai nhiều lỗi: 
Trong lớp, ngoài những học sinh viết đúng còn có một số học sinh thường 
xuyên viết sai, sai nhiều lần. Do mải chơi hoặc do nhận thức chậm, các em 
không nắm được quy tắc chính tả. Do đó giáo viên cần dành nhiều thời gian để 
rèn và luyện viết cho những học sinh này. 
Trong giờ chính tả, giáo viên cần gọi các em hoạt động (phân tích từ khó, 
đọc từ khó...). Khi các em viết bảng sai, giáo viên giúp các em tự sửa chữa hoặc 
khi đọc soát lỗi, giáo viên nên chú ý soát lỗi những học sinh viết chưa tốt để 
giúp các em phát hiện ra lỗi sai của mình và tự sửa lỗi. 
Bên cạnh việc hướng dẫn các em viết ở lớp, giáo viên nên cho những em 
chữ viết còn xấu, viết sai nhiều lỗi viết lại bằng chính tả ở nhà. Vì luyện viết ở 
11
nhà không những rèn cho các em kĩ năng viết đúng mà khả năng nắm bắt từ 
cũng nhanh hơn và nhớ lâu hơn. 
5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: 
Phương pháp này có thể áp dụng cho toàn thể học sinh khối 3 ở trường 
Tiểu học An Lộc A và học sinh khối 3 trong toàn địa bàn thị xã Bình Long. 
6. Những thông tin cần được bảo mật: Không 
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên phải luôn 
đổi mới phương pháp dạy bằng nhiều hình thức như: trò chơi, đố vui,phù hợp 
với đối tượng học sinh của mình. 
8. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến: 
a. Kết quả đạt được: 
Trong học kì I của năm học này, với phương pháp dạy học như trên tôi đã 
thấy rõ sự tiến bộ, kết quả mà các em đạt được sau những tiết học, sau kỳ thi 
kiểm tra học kỳ I do nhà trường ra đề đã cho thấy công sức tôi bỏ ra đã có kết 
quả nhất định. Lớp Ba 2 do tôi trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy có kết quả như 
sau: (kết quả tính đến giữa tháng 2). 
TSHS Viết đúng Viết chưa đúng 
( 1 – 5 lỗi) 
Viết chưa đúng 
( 6 – 11 lỗi) 
Viết chưa đúng 
(11 – 20 lỗi) 
44 25 9 5 5 
b. Bài học kinh nghiệm: 
Để việc dạy phân môn chính tả đạt kết quả tốt thì người giáo viên cần: 
- Linh động sử dụng phương pháp dạy sao cho phù hợp với kĩ năng viết 
và trình độ của học sinh. 
- Phân loại học sinh, có biện pháp phụ đạo, bồi dưỡng kịp thời. 
- Giáo viên luôn động viên, nhắc nhở học sinh thực hiện tốt phong trào 
“Vở sạch

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_ki_nang_viet_dung.pdf