Đề tài Nâng cao tổ chức Hội đồng tự quản trong tiết học sinh hoạt Đội – Sao ở lớp 3

Đề tài Nâng cao tổ chức Hội đồng tự quản trong tiết học sinh hoạt Đội – Sao ở lớp 3

Muốn Hội đồng tự quản hoạt động tốt ngoài việc định hướng, hướng dẫn học sinh, Anh chị phụ trách cần tạo ra được những công cụ để hỗ trợ học sinh hoạt động. Theo quan sát, trao đổi với Anh chị phụ trách các lớp trong trường, tôi thấy các lớp đã quan tâm xây dựng các công cụ để hỗ trợ Hội đồng tự quản. Ví dụ: Đến chủ điểm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. Anh chị phụ trách chuẩn bị các kiến thức về ngày 8/3 như hoàn cảnh ra đời, bối cảnh lịch sử, hình ảnh, treo lên góc sưu tầm để học sinh nhìn thấy hình ảnh, biết được về thời gian, quy mô và giáo dục học sinh biết yêu quý các bà, các mẹ, các cô, các chị, các em,

 * Tham gia các phong trào do Nhà trường tổ chức:

 - Ngoài việc học tập, học sinh còn tham gia các phong trào do nhà trường phát động như: Kỉ niệm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh; Vui Tết Trung thu; Chuyên đề An toàn giao thông, Để học sinh hiểu rõ hơn về truyền thống Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh, vui chơi, học hỏi và nắm vững hơn các luật lệ An toàn giao thông

 

doc 20 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 2439Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Nâng cao tổ chức Hội đồng tự quản trong tiết học sinh hoạt Đội – Sao ở lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sau:
	b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
	* Xây dựng Hội đồng tự quản:
	Trong Hội đồng tự quản chủ tịch, phó chủ tịch không chỉ tuân thủ các yêu cầu của Anh chị phụ trách một cách cứng nhắc mà học sinh có thể đề đạt lên Anh chị phụ trách ý kiến thu thập từ các bạn hoặc ý kiến cá nhân về những hoạt động của trường, của lớp, về cách thức tự quản, điều hành lớp. Các chức danh của Hội đồng tự quản thông qua tranh cử không phải gieo vào lòng học sinh những ganh đua, háo danh như một số người lo ngại mà ở đây học sinh không có bất kỳ một quyền lợi gì chỉ đơn giản là vị trí mà học sinh tự bầu lên để cùng nhau quản lý lớp học, cùng học tập hoạt động trong bầu không khí dân chủ.
	Hội đồng tự quản học sinh nuôi dưỡng sự hồn nhiên, trong sáng của học sinh bởi lẽ học sinh không áp đặt cứng nhắc, không lo phải giấu diếm suy nghĩ cá nhân mà thoải mái nói lên suy nghĩ của mình, thảo luận với các bạn để xây dựng hoạt động của lớp. Có chỗ nào sau khi trao đổi với các bạn trong nhóm vẫn chưa hiểu, học sinh sẽ được Anh chị phụ trách hỗ trợ. Nếu như trước đây, khi học sinh chưa áp dụng mô hình VNEN thì học sinh còn thụ động né tránh, không có chính kiến, không dám phản biện, thầy cô nói gì nghe nấy, không có tinh thần tập thể, thờ ơ với mọi vấn đề của bạn bè và cuộc sống xung quanh... thì với mô hình VNEN học sinh biết sống tự tin, thẳng thắn và chủ động trong cuộc sống.
	Khi phụ huynh đã hiểu rõ bản chất của vấn đề, đồng thời thấy được tác dụng to lớn của Hội đồng tự quản mang lại cho con em của mình, lúc đó tôi đã khéo léo vận động phụ huynh tham gia đồng hành với Hội đồng tự quản từ công đoạn thành lập cho đến tất cả các hoạt động về sau và kết quả tôi thu được là phụ huynh ủng hộ và tham gia một cách rất nhiệt tình, đầy trách nhiệm góp phần rất lớn vào thành công trong xây dựng và tổ chức Hội đồng tự quản của lớp 3E.
	Để tích lũy kinh nghiệm và nâng cao kĩ nằng tổ chức Hội đồng tự quản cho Anh chị phụ trách. Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn trong khối và nhà trường. Chúng tôi đã đưa ra những khó khăn vướng mắc của mình và đồng nghiệp còn đang lúng túng để thảo luận, trao đổi tìm cách giải quyết. Tập trung nghiên cứu xây dựng kế hoạch tổ chức Hội đồng tự quản. Phân công Anh chị phụ trách có kĩ năng tốt nhất trong khối thực hiện kế hoạch đã được khối xây dựng. Các Anh chị phụ trách còn lại quan sát tập trung vào học sinh, cách phản ứng của học sinh trong từng hoạt động, cách điều khiển công việc của nhóm, của các ban và của lãnh đạo Hội đồng tự quản, phát hiện những khó khăn, vướng mắc, thái độ, tình cảm, của học sinh.
	Sau đó cùng nhau chia sẻ ý kiến, rút kinh nghiệm. Qua những buổi sinh hoạt chuyên môn như vậy chúng tôi đã hình thành được mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, cởi mở, cộng tác và học tập lẫn nhau. Anh chị phụ trách không còn bỡ ngỡ, lúng túng; kĩ năng xây dựng và tổ chức Hội đồng tự quản cũng dần dần được nâng lên. Cho đến bây giờ đội ngũ Anh chị phụ trách trong khối nói riêng, Anh chị phụ trách trong toàn trường nói chung đã tự tin, thành thạo trong việc xây dựng và tổ chức Hội đồng tự quản của lớp mình. 
Bộ máy Hội đồng tự quản học sinh lớp 3E
	Bên cạnh đó, Anh chị phụ trách phải luôn tôn trọng học sinh, phải hiểu rằng học sinh tiểu học làm sai là chuyện bình thường vì có những việc đối với người lớn là rất dễ nhưng đối với học sinh tiểu học lại vô cùng khó. Vì vậy khi các em làm sai, hay làm chưa tốt Anh chị phụ trách cần bình tĩnh, nhẹ nhàng chỉ bảo, hướng dẫn học sinh làm lại cho đúng, cho tốt. Anh chị phụ trách cần tránh làm cho học sinh sợ làm sai, nói sai vì học sinh sợ là học sinh không dám nói mà học sinh không dám nói thì kĩ năng giao tiếp của học sinh không được phát triển, học sinh lại càng trở nên nhút nhát, thiếu tự tin hơn.
	Đồng thời Anh chị phụ trách cần tập trung nhiều hơn để giúp đỡ học sinh nhút nhát, tạo cơ hội để học sinh được nói nhiều, làm nhiều. Dành những câu hỏi, việc làm dễ nhất cho học sinh, tập cho học sinh trao đổi với bạn trong nhóm, nhờ nhóm giúp đỡ để bạn tiến bộ, không làm giúp bạn mà dành những câu hỏi, việc dễ cho bạn giúp bạn nói ra những gì mình nghĩ, thường xuyên nói chuyện, trao đổi với bạn. Ngoài việc học những lúc rãnh rỗi nói chuyện với bạn, hỏi thăm về gia đình, về cuộc sống của bạn...
	Với học sinh tiểu học việc để có kỉ luật, tự giác tuyệt đối là việc không thể vì đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh hiếu động, ham chơi, dễ nhớ nhưng cũng chóng quên nên việc “có kỉ luật tự giác” chỉ đòi hỏi ở học sinh vui vẻ chấp hành những quy ước của lớp, nghiêm túc thực hiện nội quy của nhà trường, cố gắng tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của đội. Với học sinh tiểu học không thể đòi hỏi học sinh hoàn toàn tự giác thực hiện nhiệm vụ đã được giao mà thầy cô phải thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, động viên, khuyến khích học sinh tham gia tích cực các hoạt động và hoàn thành công việc được giao. Để giúp học sinh thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình, Anh chị phụ trách không nên có những quy định hay giao những công việc, nhiệm vụ phức tạp, dài dòng vì học sinh khó nhớ không thực hiện hết được, cần ngắn gọn, phân công cụ thể theo tuần, tháng.
	* Vai trò của Anh chị phụ trách trong hoạt động của Hội đồng tự quản:
	Hội đồng tự quản là một tổ chức dân chủ, tự quản và điều hành tập thể. Nội dung hoạt động của lớp đều được bàn bạc, thống nhất trong tập thể trên cơ sở đề xuất của các ban. Tuy vậy vai trò của Anh chị phụ trách là vô cùng to lớn. Như chúng ta đã thấy ở trên, ngay từ khâu chuẩn bị đến khâu bầu cử và thành lập các ban trong Hội đồng tự quản Anh chị phụ trách luôn giữ vai trò là người định hướng, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh xây dựng và tổ chức. Vì vậy đối với các hoạt động của Hội đồng tự quản thì Anh chị phụ trách cũng luôn giữ vai trò như vậy. Hơn thế nữa mọi hoạt động trong nhà trường đều cũng để đáp ứng mục tiêu và mục đích giáo dục đã được đề ra do đó Hội đồng tự quản tổ chức bất cứ một hoạt động nào cũng phải xuất phát và gắn liền với mục đích giáo dục, những nội dung giáo dục không phải là do học sinh đề ra mà là do Anh chị phụ trách xây dựng và học sinh hay các ban dựa vào đó để xây dựng kế hoạch hoạt động của ban mình.
 	Ví dụ: Để tham gia đêm diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của trường.
	Trong kế hoạch Anh chị phụ trách phải xây dựng là lớp tham gia 1 tiết mục có chất lượng và Anh chị phụ trách phải làm rõ cho học sinh hiểu về chủ đề, nội dung, yêu cầu của các tiết mục văn nghệ.
	Trên cơ sở kế hoạch của Anh chị phụ trách, Ban văn nghệ mới xây dựng kế hoạch hoạt động của ban: Thành lập đội văn nghệ, phân công sưu tầm, lên lịch tập luyện, thời gian, địa điểm...
	Khi Hội đồng tự quản đã có kế hoạch hoạt động Anh chị phụ trách cũng cần xem xét các kế hoạch đó, trao đổi, gợi ý để học sinh hoàn thiện kế hoạch đồng thời Anh chị phụ trách phải tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ và giám sát quá trình học sinh tổ chức và thực hiện kế hoạch đó.
Đội văn nghệ lớp 3E tham dự Hội thi Giai điệu Tuổi hồng cấp trường
 Ví dụ: Để xây dựng mối đoàn kết giữa các ban trong lớp với nhau Anh chị phụ trách tư vấn cho Ban văn nghệ tổ chức cho lớp chơi kéo co giữa các ban với nhau và nêu rõ ý nghĩa của trò chơi “Kéo co” không chỉ đòi hỏi sức mạnh, sự khéo léo mà còn đòi hỏi tinh thần đoàn kết cao, nếu như không có sự hợp tác đoàn kết thì chắc chắn sẽ thua.
	Qua trò chơi, Anh chị phụ trách vừa giúp ban văn nghệ tự tin, mạnh dạn, rèn luyện thêm kỹ năng điều hành lớp vui chơi vừa giúp học sinh thể hiện sự đoàn kết, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.
	* Làm rõ vai trò, trách nhiệm, công việc của các ban trong Hội đồng tự quản ở tiết sinh hoạt Đội - Sao:
	Ban học tập có nhiệm vụ:
	- Lên kế hoạch cho lớp sinh hoạt theo chủ điểm mà Đội đưa ra. Phổ biến nội dung sinh hoạt cho các ban, các nhóm trưởng. Các nhóm trưởng nhận kế hoạch và phổ biến cho các thành viên trong nhóm. Ví dụ: Tháng 5 chủ điểm Bác Hồ kính yêu. Ban học tập lên kế hoạch trong tiết sinh hoạt tìm hiểu về Bác Hồ, các bài văn, bài thơ về Bác hoặc các tác phẩm văn thơ của Bác Hồ sáng tác. Sau đó Ban học tập sẽ yêu cầu Ban thư viện mượn sách ở thư viện hoặc sưu tầm các kiến thức liên quan để phổ biến cho lớp. Các nhóm trưởng điều khiển nhóm trực tiếp, kiểm tra, báo cáo Anh chị phụ trách về những hoạt động đã thực hiện được hoặc chưa thự hiện được.
	- Là người điều khiển tiết học khi đã chuẩn bị trước. Là người hướng dẫn cả lớp thực hiện các hoạt động được giao. Ví dụ: Trong chủ điểm ngày 20/11. Ban học tập đưa ra những nội dung chính của tiết học, chia sẻ mục tiêu, yêu cầu của bài học. Giới thiệu bài học hoặc có thể làm người dẫn chương trình trong trò chơi của tiết học.
	- Hỗ trợ các bạn học tập, giúp các bạn hiểu bài: Để làm tốt nhiệm vụ này ban học tập hỗ trợ, giúp bạn chứ không phải làm dùm bạn, cần đặt những câu hỏi gợi ý để các bạn suy nghĩ và làm bài.
	- Phối hợp với ban văn nghệ để vừa tổ chức cho lớp vui chơi vừa hoàn thành các hoạt động của bài.
Ví dụ: Tổ chức một trò chơi nhỏ trong khởi động đầu tiết học, ai làm sai phải đọc lại một bảng nhân, chia đã học... hay đặt một câu theo mẫu: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?... chia sẻ các tài liệu liên quan đến nội dung học tập.
Bạn Lê Thị Như Ý - Chủ tịch Hội đồng tự quản
đang hướng dẫn các bạn chơi trò chơi
Bên cạnh đó để phát huy tốt vai trò của ban học tập tùy từng bài học, từng hoạt động mà Anh chị phụ trách có thể để ban học tập kiểm tra lại kiến thức của cả lớp đã làm. Đồng thời yêu cầu ban học tập ngoài việc học của mình còn phải bao quát lớp để cuối mỗi tiết học nhận xét, đánh giá tình hình học tập của lớp.
Bạn Nguyễn Đức Thịnh – Ban học tập 
đang tổ chức trò chơi chuyền thư ôn lại bài cũ
	+ Ban nề nếp và vệ sinh có nhiệm vụ:
	Theo dõi vệ sinh chung của lớp, phân công, nhắc nhở, kiểm tra việc quét dọn vệ sinh của các bạn trong lớp cả vệ sinh cá nhân như ăn mặc, đầu tóc, chân tay... Theo dõi cả về sức khỏe của các bạn để kịp thời báo cáo với Anh chị phụ trách hoặc cô y tế. Ví dụ trong chủ điểm tháng 9 bài “Truyền thống nhà trường” hoặc “Yêu Sao – Yêu Đội” Ban nề nếp & vệ sinh giới thiệu một số hoạt động bảo vệ môi trường, lớp học xung quanh, giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Qua đó Ban nề nếp và vệ sinh theo dõi những bạn Sao nhi chăm ngoan, tích cực sẽ được Kết nạp Đội lần 1 vào ngày 22/12.
	+ Ban văn nghệ có nhiệm vụ:
	- Tổ chức cho các bạn hát, múa, chơi trò chơi vào đầu các tiết học có thể lồng ghép để ôn bài. Thành lập đội văn nghệ của lớp, sưu tầm các tiết mục, tổ chức tập luyện để tham gia các phong trào của trường của Đội.
	Để giúp ban văn nghệ hoàn thành nhiệm vụ của mình Anh chị phụ trách cần bồi dưỡng, trang bị cho học sinh các trò chơi nhỏ phù hợp, tập thêm các bài hát thiếu nhi phù hợp, hướng dẫn, làm mẫu để học sinh học tập và tự tổ chức.
Bạn Kiên Di – Ban văn nghệ tổ chức trò chơi khởi động đầu tiết học
+ Ban thư viện có nhiệm vụ:
- Sau khi Anh chị phụ trách giới hạn nội dung tiết sinh hoạt thì Ban thư viện lấy sách, tranh ảnh sưu tầm được hoặc các kiến thức có liên quan đến bài học phát cho các bạn Sao nhi trong lớp.
	- Quản lý góc thư viện: Sau khi tiết học kết thúc có thể cho các bạn mượn truyện đọc tại lớp, đem về nhà hoặc thu hồi khi các bạn trả. Theo dõi việc đọc truyện tại lớp của các bạn.
	- Hàng tuần liên hệ mượn và trả truyện ở thư viện nhà trường hoặc người phụ trách. Mượn những sách, tài liệu có liên quan đến chủ điểm của tháng để học sinh trong lớp nắm rõ hơn nội dung của chủ điểm. Ví dụ: Chủ điểm tháng 9 “Mái trường mến yêu” Ban thư viện mượn sách, báo, truyện tại thư viện có liên quan đến chủ điểm cho các bạn trong lớp đọc, giúp học sinh tìm hiểu thêm về truyền thống nhà trường, nội quy trường, lớp, 
	- Có thể tìm hiểu giới thiệu những câu chuyện hay để các bạn tìm đọc hoặc sưu tầm các câu chuyện đọc cho các bạn nghe vào đầu giờ học.
Ban thư viện tham khảo và chuẩn bị phát tài liệu liên quan đến tiết học cho lớp
	Bên cạnh việc làm rõ nhiệm vụ của từng ban thì việc kết nối hoạt động hay sự phối hợp hoạt động giữa các ban cũng rất quan trọng, nó tạo sự gắn kết, đồng bộ, không chồng chéo trong hoạt động giữa các ban. Vì thế giáo viên chủ nhiệm cần trao đổi với học sinh để học sinh hiểu được mục tiêu, nội dung giáo dục của lớp trong tuần này là gì hoặc trong tháng này là gì để các trưởng ban, chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng tự quản và Anh chị phụ trách sẽ thảo luận xem thực hiện hoạt động gì để đạt mục tiêu giáo dục đó. Sau khi đã thống nhất nội dung hoạt động các ban sẽ họp bàn xây dựng kế hoạch hoạt động của ban mình. Lúc này Anh chị phụ trách cần hỗ trợ, định hướng cho học sinh về cách tiến hành hoạt động của ban.
Sau mỗi hoạt động cần dành thời gian để các ban kiểm điểm lại hoạt động, khen ngợi, động viên các bạn làm tốt, hoạt động tích cực. Sau mỗi giai đoạn hoạt động, Hội đồng tự quản cần họp lại nhận xét và rút kinh nghiệm cho các hoạt động và ý thức tham gia của các thành viên. Anh chị phụ trách nhận xét, khen ngợi và đề cao những việc học sinh đã làm được góp phần thực hiện được mục tiêu đã đề ra. Tuyên dương học sinh làm tốt, các ban làm tốt để thúc đẩy và tạo hứng thú, niềm tin cho học sinh trong các hoạt động tiếp theo.
* Chuẩn bị trò chơi
- Chọn trò chơi phù hợp với chủ đề sinh hoạt. Ví dụ chủ điểm ngày 20/11 sẽ chọn trò chơi phù hợp như “Hái hoa dâng chủ” hoặc tổ chức thi hát, kể chuyện về ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Ban học tập tự giới thiệu, dẫn chương trình, làm quản trò. Anh chị phụ trách quan sát hoặc trợ giúp khi học sinh gặp khó khăn.
- Anh chị phụ trách giao nhiệm vụ cho Ban văn nghệ tổ chức các trò chơi đã sưu tầm trước. Ban văn nghệ phải hiểu được nội dung trò chơi, hình thức chơi, luật chơi để tổ chức trò chơi cho cả lớp. Điều này làm cho lớp học sôi nổi, không bị nhàm chán vì vốn trò chơi của Ban văn nghệ đã rất phong phú.
* Phối hợp với phụ huynh học sinh tổ chức tốt buổi sinh hoạt Đội – Sao 	Ví dụ : Trong tiết sinh hoạt Đội – Sao đầu tuần chủ điểm “Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12”. Anh chị phụ trách liên hệ mời phụ huynh học sinh đang công tác tại Quân đội hoặc phụ huynh công tác trong lực lượng CA xã đến giao lưu và nói thêm về truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm tạo cho học sinh hiểu biết thêm về lịch sử của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tạo nên sự tiếp thu gần gũi với học sinh, đi sâu kiến thức giúp học sinh nhớ rõ hơn khi tiếp thu kiến thức bằng sách giáo khoa.
Lễ kết nạp Đội của học sinh lớp 3 ở Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ
- Phụ huynh học sinh gợi ý về nội dung sinh hoạt. Ví dụ: Hỗ trợ một số gia đình thương binh, liệt sĩ có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương. Qua đó học sinh biết thêm về hoàn cảnh gia đình thương binh, liệt sĩ, tạo nên tinh thần yêu thương, gắn bó với quê hương, đất nước.
* Tạo sự thoải mái, sáng tạo cho học sinh trong tiết học
Ví dụ: Trong tiết sinh hoạt Đội – Sao chủ điểm “Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11”. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “đóng vai” nhằm phát huy tính sáng tạo, tự tin trong diễn xuất, trình bày câu chuyện đã được đưa ra tình huống và phải giải quyết tình huống mà học sinh đã chuẩn bị trước ở nhà. 
	* Tạo sự bình đẳng, cơ hội cho mọi học sinh trong Hội đồng tự quản:
	Trong lớp học cũng có học sinh làm rất tốt một số công việc và thể hiện được vai trò của mình nhưng cũng có những học sinh làm chưa tốt, chưa thể hiện được trò của mình. Song nhiệm vụ của Anh chị phụ trách là phải tạo ra và trao cơ hội phát triển bình đẳng cho tất cả học sinh chứ không phải chúng ta chỉ tập trung phát triển một số học sinh nào đó. Vì vậy, Anh chị phụ trách cần thường xuyên thay đổi vị trí chủ tịch, phó chủ tịch, các trưởng ban trong Hội đồng tự quản, việc thay đổi này sẽ giúp học sinh có hứng thú để thử thách với vai trò mới, tạo được động lực để học sinh tham gia các hoạt động. Anh chị phụ trách cần chịu khó đầu tư, kiên trì giúp đỡ, tận tình chỉ bảo học sinh thì chắc chắn bất kì học sinh nào cũng đảm nhận được các vị trí trong Hội đồng tự quản.
Việc thay đổi vị trí trong Hội đồng tự quản cũng cần phải căn cứ vào tình hình của lớp, của Hội đồng tự quản, chúng ta chỉ thay đổi khi mà các vị trí trong Hội đồng tự quản đã làm tốt vai trò của mình. Vì học sinh đã làm tốt rồi giờ nhường cơ hội đó cho các bạn để các bạn được thể hiện và trải nghiệm. Anh chị phụ trách hãy mạnh dạn, trao cơ hội cho học sinh và hãy nghĩ mình làm vì học sinh chắc chắn sẽ thành công.
	Nhờ sự tận tình hướng dẫn, chỉ bảo của Anh chị phụ trách từ đầu năm học đến giờ mà Hội đồng tự quản giờ đây đã hoạt động rất hiệu quả. Học sinh không còn nhút nhát, nhiều học sinh rất tự tin trong giao tiếp, trong điều hành công việc của lớp, của ban. Học sinh đã biết giúp bạn, hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Các vị trí trong Hội đồng tự quản cũng đã được thay đổi một lần, học sinh mới làm cũng đang dần dần khẳng định được mình. Học sinh được luân phiên trải nghiệm các vị trí trong Hội đồng tự quản nên học sinh rất nổ lực cố gắng hoạt động vì thế tạo được không khí học tập vui vẻ, hào hứng và các em coi mỗi ngày đến trường là một ngày vui, vì ở đó học sinh được thể hiện mình, được vui chơi, được trải nghiệm, được hợp tác làm việc và đặc biệt học sinh được tôn trọng, được công nhận nên học sinh rất tự tin. Với niềm vui đó, tôi tin tưởng chất lượng giáo dục chắc chắn ngày sẽ được nâng lên.
	* Cần tạo ra các công cụ để hỗ trợ Hội đồng tự quản hoạt động:
	 Muốn Hội đồng tự quản hoạt động tốt ngoài việc định hướng, hướng dẫn học sinh, Anh chị phụ trách cần tạo ra được những công cụ để hỗ trợ học sinh hoạt động. Theo quan sát, trao đổi với Anh chị phụ trách các lớp trong trường, tôi thấy các lớp đã quan tâm xây dựng các công cụ để hỗ trợ Hội đồng tự quản.	Ví dụ: Đến chủ điểm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. Anh chị phụ trách chuẩn bị các kiến thức về ngày 8/3 như hoàn cảnh ra đời, bối cảnh lịch sử, hình ảnh, treo lên góc sưu tầm để học sinh nhìn thấy hình ảnh, biết được về thời gian, quy mô và giáo dục học sinh biết yêu quý các bà, các mẹ, các cô, các chị, các em,
	* Tham gia các phong trào do Nhà trường tổ chức:
	- Ngoài việc học tập, học sinh còn tham gia các phong trào do nhà trường phát động như: Kỉ niệm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh; Vui Tết Trung thu; Chuyên đề An toàn giao thông, Để học sinh hiểu rõ hơn về truyền thống Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh, vui chơi, học hỏi và nắm vững hơn các luật lệ An toàn giao thông
Học sinh khó khăn được tặng quà trong dịp thành lập 
Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh
Tổ chức Trung thu cho học sinh
Phối hợp với công an huyện tổ chức chuyên đề An toàn giao thông cho học sinh
	* Tạo ra môi trường vừa học, vừa chơi cho học sinh:
Học sinh đọc sách ngoài trời
	Ví dụ: Trong tiết học có thể tổ chức cho học sinh vừa chơi vừa học như truyền điện các bảng nhân, bảng chia hay trả lời các mẫu câu đã học Ai là gì?; Ai thế nào? để học sinh khắc sâu kiến thức học tập qua các trò chơi. Hoặc tổ chức các cuộc thi đọc sách ngoài trời nhằm tăng hứng thú và cải thiện tính tự học, đổi mới cách đọc sách giúp học sinh tiến bộ hơn trong việc đọc bài. 
	c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Anh chị phụ trách phải giúp học sinh phát huy tính tự học, sáng tạo, tính tự giác, tự quản, sự tự tin, hứng thú trong học tập. Phải đổi mới phương pháp dạy học giúp học sinh phát huy tốt các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tự đánh giá lẫn nhau trong giờ học. 
Muốn xây dựng một lớp có Ban tự quản tốt thì trước hết đòi hỏi Anh chị phụ trách phải có kiến thức vững chắc, phải có kỹ năng sư phạm, phải biết giao tiếp, hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để nhanh chóng đi vào thế giới tâm hồn của trẻ thơ một cách hấp dẫn dễ dàng. Không những thế mà Anh chị phụ trách phải có kế hoạch cụ thể cho từng tuần, từng tháng và cho cả năm học. Phải thực hiện tốt việc tổ chức lớp học. Hướng dẫn cho Hội đồng tự quản, các Ban tự quản thực hiện một cách có hiệu quả.
Anh chị phụ trách cần phải nắm bắt được hoàn cảnh gia đình và đặc điểm tâm sinh lý của từng học sinh để có biện pháp giáo dục học sinh, hướng học sinh đi vào nề nếp tốt. Luôn gần gũi với học sinh, vừa là thầy, vừa là cha mẹ, cũng có lúc phải đóng vai là chị, là bạn của học sinh

Tài liệu đính kèm:

  • docth_149_4382_2010870.doc