Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở

PHẦN I- MỞ ĐẦU

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

1. Cơ sở lý luận

Trong những năm qua, đất nước ta chuyển mình trong công cuộc đổi mới

sâu sắc và toàn diện, công cuộc đổi mới kinh tế xã hội đang diễn ra từng ngày,

từng giờ trên khắp đất nước hiện nay. Cùng với sự phát triển và đi lên của xã

hội, mỗi chúng ta được sống trong môi trường văn minh, hiện đại hơn, nhưng

kéo theo đó cũng có nhiều vấn đề nảy sinh làm ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống

xã hội. Một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay, đó là đạo đức học đường

của một bộ phận học sinh đang bị xuống cấp. Điều này không những gây hoang

mang cho dư luận xã hội mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về lối sống đạo

đức, nhân cách của giới trẻ ngày nay.

Nhận rõ tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt sự nghiệp giáo

dục – đào tạo con người là quốc sách hàng đầu trong sự nghiệp cách mạng của

dân tộc. Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu vừa là động lực phát

triển xã hội, xem Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhiều chủ trương

chính sách dành cho ngành và bản thân ngành giáo dục cũng luôn đổi mới nhằm

hướng tới việc đào tạo con người toàn diện vừa hồng vừa chuyên, có đủ năng

lực, bản lĩnh tiếp cận với nền kinh tế tri thức theo xu thế hội nhập. Con người

toàn diện của thế kỉ XXI không chỉ có năng lực mà còn cần có đạo đức, lối sống

lành mạnh, tốt đẹp. Vì thế, vấn đề giáo dục đạo đức và rèn kĩ năng sống cho học

sinh đang được đặt lên hàng đầu

pdf 33 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 1412Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 có ý nghĩa đối với các em. 
c. Kỹ năng thấu cảm. 
Thấu cảm là khả năng hiểu mọi người, hiểu thế giới từ quan điểm của người 
khác và luôn hành động, ứng xử với người khác dựa vào nỗ lực hiểu biết đó. 
Thấu cảm với một người là hiểu người đó đang cảm thấy thế nào (đặt mình 
vào vị trí của họ). 
d. Kỹ năng xử lý tình huống - giải quyết xung đột. 
Xung đột có thể xuất hiện ở mọi mối quan hệ trong đời sống. Để giải 
quyết, hóa giải được xung đột, các em cần phải có kỹ năng lắng nghe tích cực, 
kỹ năng thấu cảm, tư duy phê phán. 
II. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: 
Dựa vào những hiểu biết trên về đối tượng học sinh của mình cũng như về 
các phương pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống, tôi đã tiến hành thực 
nghiệm trên đối tượng học sinh lớp chủ nhiệm của mình trong ba năm học 2015-
Một vài biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS 
10 
2016, 2016-2017 và 2017-2018. Sau đây là một số phương pháp tôi đã áp dụng 
lồng ghép cả giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống với các em. 
1. Xây dựng môi trường tiếp xúc thân thiện: 
Khi nhận lớp, qua thăm nắm tìm hiểu, tôi thật sự lo lắng vì lớp tôi là lớp 
có nhiều hoàn cảnh khó khăn. Lớp có 19 học sinh nữ, 23 học sinh nam, đa số 
các em ngoan, hiếu học, có ý thức tổ chức kỷ luật và có tinh thần vươn lên trong 
học tập. Đặc biệt, các em nữ có năng lực, có bản lĩnh, có khả năng hoạt động bề 
nổi hơn các em nam. Tuy nhiên lớp có không ít những học sinh lười học, có tính 
ỉ lại và thụ động trong giao tiếp. Tôi đã định hướng kế hoạch để giáo dục các em 
từng bước. 
Trong buổi đầu làm quen với các em, tôi tự giới thiệu mình một cách cởi 
mở pha chút dí dỏm, hài hước để kéo gần khoảng cách giữa cô và trò, tạo không 
khí ấm áp gần gũi cho lớp học. 
“Cô xin giới thiệu với lớp mình: Người cực kỳ xinh đẹp đang đứng trước 
gia đình 6D của chúng ta là cô giáo chủ nhiệm của các con. Từ hôm nay cô sẽ 
là người mẹ hiền của các con 6D ngoan ngoãn. Chúng ta sẽ cùng cộng tác để 
đưa tập thể 6D là lớp luôn luôn dẫn đầu trong các phong trào của nhà trường. 
Các con đồng ý không nhỉ?!” 
Sau màn chào hỏi của cô giáo chủ nhiệm mới, các em đã cảm thấy không 
khí bớt căng thẳng, có sự thả lỏng hơn. Tôi tổ chức cho các em tự giới thiệu về 
mình. Trước tiên là lớp trưởng, rồi lần lượt đến các thành viên khác của lớp. Ban 
đầu một số em đứng lên ấp úng mãi không nói được, hoặc ngượng ngùng, hoặc 
lúng túng không biết nói gì, hoặc nói rất bé chỉ thấy mấp máy môi mà không 
thành tiếng. Nhưng khi được các bạn cổ vũ, động viên thì có vẻ tự tin hơn. Sau 
thành viên cuối cùng của lớp tôi bắt nhịp cho các em hát bài: "Lớp chúng mình 
kết đoàn". Cả cô và trò hát như đã quen biết, thân thiết từ lâu. 
Trong các tiết sinh hoạt cuối tuần, tôi không lên gân, khiển trách hay xử 
phạt nặng những học sinh mắc lỗi mà nhắc nhở nhẹ nhàng, đưa ra những tiêu chí 
khen thưởng để các em phấn đấu, các em sẽ không mặc cảm, tự ti. Tôi luôn tâm 
niệm rằng: đừng tiếc những lời nói yêu thương vì nó có khả năng rất lớn trong 
việc cảm hóa học sinh. Nếu các em có suy nghĩ chán nản hay mặc cảm tội lỗi 
lớn đối với lỗi vi phạm của mình thì sẽ không có động lực cố gắng. Có khi sinh 
ra thái độ thiếu trung thực, can đảm với bản thân. Mà hai yếu tố này lại rất quan 
trọng trong việc hình thành nhân cách của học sinh. 
2. Khai thác tiềm năng, tin tưởng giao nhiệm vụ: 
Một vài biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS 
11 
Như trên đã nói, khi tiếp cận làm quen với lớp, tôi nhận thấy các em học 
sinh nữ có bản lĩnh hơn, tự tin hơn. Cho nên tôi đã lựa chọn được đội ngũ cán bộ 
lớp tương đối ưng ý chủ yếu là nữ. 
Lớp trưởng Lê Hồng Nhung, học giỏi, ngoan, có tiềm ẩn năng lực lãnh 
đạo, rất tình cảm là những tố chất tôi thấy được ở em. Tuy nhiên, đôi khi còn rụt 
rè, chưa thực sự chủ động trong một số tình huống, khả năng quyết đoán chưa 
cao. Giao nhiệm vụ lớp trưởng cho em vừa giúp em phát huy những năng lực 
vốn có, vừa bổ sung, hoàn thiện cho em những điểm còn yếu, còn non. 
Trong các buổi sinh hoạt, tôi giao nhiệm vụ điều hành cho em. Tôi chỉ là 
người tham dự và tổng kết. Do vậy, Lê Nhung biết được nhiệm vụ của mình 
trong giờ sinh hoạt để chuẩn bị tâm thế. Em phải theo dõi, quan sát, nắm được 
tình hình của từng tổ rồi nhận xét, nên qua đó hình thành được kỹ năng tổng 
hợp, nhận xét, đánh giá, phán đoán. Đây là những kỹ năng cần có ở một “nhà 
lãnh đạo” trong tương lai. 
Bên cạnh lớp trưởng là các cán sự về các mặt. Học tập có bạn Nguyễn 
Tuấn Minh, Văn - Thể - Mỹ có bạn Vũ Thị Khánh Ly, Lao động - Vệ sinh có 
bạn Đinh Thị Thương. Trong số các thành viên của lớp, các em ưu tú hơn về 
mảng mình phụ trách như: Nguyễn Tuấn Minh học rất tốt, đều các môn, hăng 
hái xây dựng bài, hoàn thành các bài tập ở mức xuất sắc và đặc biệt có thể kiểm 
tra, nhắc nhở các bạn về ý thức học tập. Nếu bạn nào không nghe em phê bình 
rất nghiêm khắc và kiên quyết. Giao cán sự học tập cho Tuấn Minh tôi thực sự 
yên tâm. 
Cán sự Văn - Thể - Mỹ, Vũ Thị Khánh Ly có giọng hát hay tuy nhiên khả 
năng tổ chức kém, không tập hợp được các bạn, nói các bạn không nghe. Đầu 
năm học lớp 6, khi tôi nhận chủ nhiệm, phong trào văn nghệ của lớp hầu như 
không có gì. Nhận thấy khả năng tổ chức của Khánh Ly như vậy, tôi đã cố gắng 
tìm người thay thế nhưng quả thực là khó. Vậy là tôi quyết định tập trung rèn 
năng lực cho em. Tôi giao nhiệm vụ - hướng dẫn, giám sát thực hiện - đốc thúc 
hoàn thành. Tôi thấy thật là vất vả ở mảng này. Tôi tự mình lựa chọn ra đội văn 
nghệ, lên kế hoạch tập cho từng đợt như 20/11, mừng Đảng - mừng xuân, 26/3, 
... rồi đích thân duyệt các tiết mục. Trải qua gần một năm tôi đã có thể yên tâm. 
Ly đã trưởng thành hơn, có kỹ năng tập hợp các bạn, tổ chức luyện tập. Các tiết 
mục văn nghệ của lớp hay hơn, "chuyên nghiệp" hơn. 
Về mảng lao động – vệ sinh, Thương làm rất tốt, có tinh thần trách nhiệm 
rất cao. Dưới sự quản lý của em, lớp luôn sạch sẽ, sáng sủa, ngăn nắp. Giờ học 
Một vài biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS 
12 
nào bảng cũng luôn sạch bóng. Công trình măng non luôn xanh tốt, hoa đua 
nhau nở. Qua một năm, lớp tôi đã có tiến bộ về mọi mặt. 
Học sinh Thương tham gia lao động vệ sinh lớp 
Thế nhưng công việc nào cũng vậy, bên cạnh những mặt thuận lợi thường 
đan cài những khó khăn. Để xây dựng đội ngũ tổ trưởng tôi thấy khó hơn. Tôi 
phải thay đổi liên tục cho phù hợp với tình hình của lớp. Tổ trưởng có nhiệm vụ 
theo dõi tổ viên về tất cả các mặt, báo cáo kịp thời cho cán sự lớp. Kiểm tra sự 
chuẩn bị bài của tổ viên, nhắc nhở tổ viên khi mắc lỗi. Trong giờ sinh hoạt, các 
tổ trưởng lên báo cáo tình hình của tổ mình trong tuần, nêu ra những lỗi cần phê 
bình và những điểm tốt cần tuyên dương khen thưởng, chấm điểm và xếp loại 
hạnh kiểm tổ viên trong tuần. Như vậy, các tổ trưởng có trách nhiệm hơn trong 
việc theo dõi tổ viên, qua đó tự ý thức được mình. Nếu muốn các bạn nể mình, 
phục mình, nghe mình thì trước tiên mình phải gương mẫu. Từ đó các em vừa 
hình thành kỹ năng tự nhận thức bản thân, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tự 
tin nêu ý kiến trước tập thể. Đó là những kỹ năng cơ bản để các em mạnh dạn 
hơn, chủ động hơn trong giao tiếp. 
3. Tổ chức các hoạt động tập thể: 
Trong những buổi sinh hoạt lớp, tôi khuyến khích và tạo điều kiện cho các 
em tham dự vào các hoạt động để các em thấy tự tin và muốn bộc lộ năng lực, 
phẩm chất của bản thân. Tiết sinh hoạt có thời gian 45 phút, tôi dành từ 15 đến 
20 phút kiểm điểm, đánh giá những điểm cần phát huy và khắc phục trong tuần. 
Số thời gian còn lại tôi thường tổ chức cho các con chơi trò chơi. Sau đây là một 
số trò chơi tôi đã áp dụng và đem lại hiệu quả nhất định. 
3.1. Một số trò chơi giúp hình thành kỹ năng tự nhận thức bản thân: 
Một vài biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS 
13 
Tôi đã tổ chức trò chơi "Tôi hiểu gì về tôi" một vài lần trong mỗi năm 
học. Trò chơi này có thể thực hiện cá nhân hoặc nhóm, hoặc cả lớp. Mỗi lần tổ 
chức, tôi thay đổi hình thức một chút. Do vậy, các em tham gia rất hào hứng. 
a. Trò chơi “Tôi hiểu gì về tôi” – tổ chức cá nhân: 
Đối với cách thực hiện cá nhân. Mỗi em sẽ ghi vào một mảnh giấy để xác 
định những vấn đề liên quan đến bản thân như: 
- Em thích môn học nào nhất? Vì sao? 
- Em học khá nhất những môn học nào? Môn học nào cần cố gắng nhiều hơn? 
- Trong thời gian qua, em thấy vừa lòng nhất với sự việc gì? 
- Những thất bại của em trong năm học vừa qua. Em làm gì để khắc phục 
sự thất bại ấy? 
- Hãy chỉ ra 3 điểm mạnh và 3 điểm yếu của bản thân. 
* Nhận xét về bản thân mình trong khoảng 3 đến 4 câu? 
Tôi đã thực hiện hoạt động này và thấy nó thật sự thú vị và hữu ích cho 
không chỉ trò mà còn cả với cô. Cô hiểu trò hơn, trò hiểu mình hơn, khám phá và 
nhận biết được điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để khắc phục. Trò nhận ra tiềm 
năng của mình, tự tin hơn và hình thành năng lực tự hoạch định cho bản thân. 
Ví dụ như sau lần tổ chức trò chơi này, tôi thấy đa số các em coi thất bại 
lớn nhất của mình trong năm là không đạt danh hiệu học sinh giỏi, là mất đi 
niềm tin ở người thân, bạn bè, ... Hay các em tự nhận thấy phẩm chất, tính cách 
đáng quý của mình: trung thực, hiếu học (Nguyễn Hùng, Thanh Hiên), chăm chỉ, 
khiêm nhường (Lê Thảo, Thu Hà),... Đôi lúc các em thấy buồn vì bản thân mình 
không có năng khiếu như các bạn, không học giỏi bằng bạn (Nguyễn Tiến), giao 
tiếp còn vụng về, nhút nhát (Nguyễn Cường), thậm chí có em còn buồn vì mình 
đã nhỡ lời cãi bố mẹ hôm trước, ... Khi nhìn nhận khách quan, chính xác về bản 
thân, các em sẽ có ý thức khắc phục, sửa chữa những điểm yếu, cố gắng phát 
huy những điểm mạnh. 
Qua hoạt động tôi cũng khám phá ra được những "tài lẻ" của học sinh như: 
Trung Phong tính cách dí dỏm, vui vẻ, có khả năng diễn hài, pha trò. Khi được 
phân công xây dựng một tiết mục văn nghệ, em biểu diễn rất hay, sáng tạo và ấn 
tượng. Tiết mục của em được chọn biểu diễn trước toàn trường. Như Ngọc Thi và 
Lê Phương có khả năng tổ chức các trò chơi, khuấy động được bầu không khí vui 
nhộn, sôi nổi. Nguyễn Tùng có giọng hát rất hay, có thể biểu diễn văn nghệ bất cứ 
lúc nào khi được chỉ định. Vũ Nhung, Thu Hà có khiếu về mỹ thuật, các em hay 
Một vài biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS 
14 
tự vẽ những biển hiệu, trang trí lớp học cho vui tươi, bắt mắt rất đặc trưng phong 
cách học trò. Trong khi các lớp khác thường cắt dán bằng vi tính. 
Bên cạnh hoạt động cá nhân như trên, tôi cũng tổ chức những trò chơi 
theo từng nhóm, hay cả tập thể lớp để mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau, tăng cường 
mối giao lưu đoàn kết. 
 Học sinh hào hứng chuẩn bị tham gia trò chơi 
b. Trò chơi “Tôi hiểu gì về tôi” - tổ chức theo nhóm: 
Chia lớp học thành các nhóm gồm khoảng 3 – 5 người. Người quản trò giới 
thiệu các nguyên tắc của hoạt động nhóm: là tôn trọng, bảo mật, không phê phán, 
lần lượt chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ. Điều này giúp các em cảm thấy an toàn, 
thoải mái tham dự vào hoạt động. Mỗi em tự suy nghĩ điền vào phiếu hoạt động 
trong khoảng 5,6 phút, sau đó chia sẻ với những người bạn trong nhóm của mình. 
Phiếu hoạt động in sẵn các mệnh đề: 
1. Sở thích của bạn là gì? 
(nấu ăn, đọc sách, vẽ, đá bóng, xem hoạt hình, ...) 
2. Năng khiếu của mình là gì? 
3. Điều gì ở bản thân mình thấy cần phải thay đổi? 
(nói nhỏ, chậm chạp, hay mít ướt, sợ chuột, gián, ...) 
4. Ai là bạn thân nhất của mình? Người đó có đặc điểm gì để mình yêu quý? 
 (bạn đó chân thành, tình cảm, học giỏi, vị tha, sẵn sàng giúp đỡ bạn) 
5. Mình muốn làm nghề gì trong tương lai? 
(giáo viên, y tá, bộ đội, kỹ sư xây dựng, ...) 
Một vài biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS 
15 
* Mình là người như thế nào? 
Qua hoạt động các em không chỉ hiểu rõ hơn về mình mà còn hiểu hơn về 
các bạn của mình. Tình cảm bạn bè sẽ gần gũi, thân thiết hơn. Không khí lớp 
học sẽ chan hòa, đoàn kết, ấm áp hơn. 
c. Trò chơi “Bạn nghĩ gì về tôi” – tổ chức tập thể: 
Tôi sắp cả lớp đứng quanh thành vòng tròn. Một bạn xung phong làm tình 
nguyện. Bịt mắt bạn tình nguyện. Cả lớp hát một bài hát, bạn tình nguyện đi xung 
quanh vòng tròn theo tiếng vỗ tay nhịp bài hát. Khi tiếng hát ngừng, bạn tình 
nguyện đứng trước một bạn nào đó. Những bạn khác trong vòng tròn nêu ra 
những phẩm chất, đặc điểm, tính cách của bạn đó sao cho bạn tình nguyện có thể 
nhận ra nhanh nhất người mình đang đứng trước. Nếu bạn tình nguyện đoán đúng 
thì người bị miêu tả sẽ thế chỗ thay cho bạn tình nguyện. Nếu bạn tình nguyện 
đoán không đúng thì sẽ tiếp tục đi quanh vòng tròn theo nhịp bài hát mới. 
Qua hoạt động, mỗi thành viên của lớp còn khám phá được những suy 
nghĩ, nhận định của người khác về bản thân mình. Biết được trong mắt bạn bè 
mình là người như thế nào, từ đó điều chỉnh mình cho hoàn thiện hơn. Đó cũng 
là một điểm rất quan trọng trong hoạt động tự nhận thức bản thân. 
 3.2. Tổ chức trò chơi giúp phát triển lòng tự trọng: 
Tự trọng là toàn bộ những gì liên quan đến mức độ các em đánh giá về 
bản thân mình, là sự hãnh diện về bản thân, qua đó các em tự thấy mình có giá 
trị, có ích. Có thể nói tự nhận thức bản thân là bước đầu để có tự trọng. Bởi vì 
nếu không biết mình là ai, mình là người như thế nào thì không thể yêu quý bản 
thân mình. Tự trọng được xây dựng trên cơ sở 3 bước: tự nhận thức bản thân, 
chấp nhận bản thân, yêu quý bản thân. Chính vì vậy, những trò chơi giúp hình 
thành kỹ năng tự nhận thức bản thân cũng có tác dụng giúp các em phát triển sự 
tự trọng. 
Bên cạnh đó các trò chơi dân gian như kéo co, nhảy bao bố, đi xe đạp 
chậm, ... giúp các em có một cơ thể khỏe mạnh, cường tráng, phong độ - một 
yếu tố tạo nên niểm tự hào về bản thân. Hoạt động còn giúp các em có được một 
không khí sinh hoạt lành mạnh, bổ ích, tâm hồn sảng khoái, tăng cường tình 
cảm. Từ đó các em có tâm hồn trong sáng, tự tin vào bản thân, hiểu được giá trị 
của mình, phát triển lòng tự tôn tự trọng bản thân. 
 3.3. Trò chơi rèn luyện kỹ năng thấu cảm: 
Một vài biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS 
16 
 Thấu cảm bao gồm cả phần tình cảm và phần tư duy. Thấu cảm là cảm 
được cảm xúc của người khác, hiểu được suy nghĩ của người khác. Khi chúng ta 
giúp các em hình thành và phát triển kỹ năng thấu hiểu có nghĩa là chúng ta đã 
nuôi dưỡng phần "người" ở các em. Sau đây là một số trò chơi tôi đã tổ chức để 
rèn luyện kỹ năng thấu cảm ở các em. 
a. Trò chơi “Bạn nói gì?” 
Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 4 người. Một bạn sẽ nói về 1 vấn 
đề, lưu ý nói dài khoảng 3-5 câu, 3 bạn lắng nghe. Trong 3 bạn nghe, một bạn sẽ 
nhắc lại những điều bạn mình vừa nói. Hai bạn còn lại kiểm tra xem nội dung 
nói lại có chính xác không. Nếu chính xác, bạn đó có quyền nói ở lượt chơi sau, 
lúc này có thể nói tăng lên 3-5 câu về 2 vấn đề. Cứ như vậy một trong ba bạn 
còn lại sẽ nhắc lại nội dung vừa nghe được. Bạn nào không nhắc lại được là thua 
cuộc và phải chịu phạt. 
 Trò chơi này giúp hình thành thói quen lắng nghe người khác, tôn trọng 
lượt lời của bạn. Giúp người nói biết chắc là mình đang được lắng nghe. Thể 
hiện được sự thấu cảm và lòng tôn trọng bạn mình. 
b. Trò chơi "Bạn làm gì?" (có cách chơi tương tự như trò chơi "Bạn 
nói gì?") 
 Tổ chức nhóm 4 người, một bạn sẽ thực hiện một vài hành động, 3 bạn quan 
sát. Một trong 3 bạn sẽ thực hiện lại những hành động mà bạn mình vừa thực hiện. 
Hai bạn còn lại kiểm tra xem bạn mình thực hiện lại có chính xác không. 
Qua hoạt động mọi người biết lắng nghe, quan tâm đến nhau, hiểu nhau 
hơn, từ đó biết cảm thông, chia sẻ, tạo nên mối quan hệ thân thiết, tình cảm giữa 
các thành viên trong lớp. 
 Như trên đã trình bày, tình hình an ninh trật tự xã hội ngày càng phức tạp. 
Những cuộc ẩu đả, thanh toán đâm chém nhau xảy ra nhiều. Những tin như vậy 
các em nhập tâm hơn những tin người tốt việc tốt. Và chúng ta thấy ngày càng 
nhiều cuộc ẩu đả liên quan đến học sinh. Vì một cái nhìn, vì một câu nói, vì chút 
tình cảm khác giới, ... các em sẵn sàng giao chiến với nhau. Ta thấy tính cách 
học sinh dễ cáu giận, nổi nóng hơn. Tôi thiết nghĩ hình thành kỹ năng xử lý tình 
huống, giải quyết xung đột cho học sinh là một việc làm mà giáo viên chủ nhiệm 
cần thực hiện ngay với học sinh của mình. Tôi xin trình bày một số phương pháp 
để giúp các em có kỹ năng hóa giải các xung đột. 
3.4. Tổ chức trò chơi phát triển kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết 
xung đột: 
Một vài biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS 
17 
Tôi đưa ra một số tình huống giả định để các em tìm cách giải quyết. 
Tình huống 1: Bạn em không may đánh mất cuốn sách em mượn ở thư 
viện. Đã đến ngày trả, em không biết làm thế nào? 
 Tình huống 2: Chị của em hay vào phòng riêng của em khi em không có 
nhà. Thấy cái gì thích chị tự tiện lấy dùng mà không hỏi ý kiến của em. Em sẽ 
làm gì? 
Tình huống 3: Em đang chơi cùng các bạn ở sân trường, một bạn lớp khác 
đến trêu em và phá đám trò chơi em đang tham gia. Em sẽ nói gì với bạn? 
 Mỗi nhóm suy nghĩ về tình huống của nhóm mình, thảo luận rồi đưa ra 
cách giải quyết. Nhóm khác nhận xét, nêu ý kiến. 
Đứng trước tình huống đặt ra, các em trao đổi thảo luận rất sôi nổi, mỗi 
em có một cách giải quyết riêng như: 
 Đối với tình huống 1, đa số các em yêu cầu bạn phải đền, phải xin lỗi. Thế 
nhưng khi được hỏi: em sẽ nói chuyện với bạn như thế nào thì các em thấy rất 
khó để giữ bình tĩnh, hay tránh để nặng lời với bạn. 
Trong tình huống 2, mức độ bức xúc cao hơn vì nó động chạm đến góc 
riêng tư, vì cái "Tôi" cá nhân bị xâm phạm. Đa số các em xử lý bằng cách nói 
(mắng) cho chị một trận, cấm không được vào phòng rồi muốn ra sao thì ra. 
Trong tình huống 3, một số em nữ nhút nhát (Nguyễn Tiến, Thanh Hiên, 
Vũ Trang) thì chọn phương án không chơi nữa, bỏ vào lớp. Một số em (Ngọc 
Thi, Trần Thảo, Khánh Ly) thì chọn phương án đấu khẩu một trận, nếu cần sẵn 
sàng đánh nhau. Còn các em nam (Minh Đức, Chu Tùng, Bá Phi) thì cho rằng 
mình không làm gì mà họ ra gây sự thì nhất định phải "chiến" rồi. 
Sau khi các em nêu ý kiến thảo luận xong tôi chốt lại: dù ở vào tình huống 
nào khi rơi vào mâu thuẫn trong quan hệ với người khác, chúng ta nên vận dụng 
các bước giải quyết mâu thuẫn như sau: 
1, Kiềm chế cảm xúc tiêu cực bằng các thao tác tự thư giãn để tự đưa mình 
ra khỏi tâm trạng bức xúc, bực dọc như: đếm từ 1 20. Nếu vẫn cảm thấy bực 
bội thì lắng nghe những âm thanh xung quanh (tiếng cười nói, tiếng lá cây, tiếng 
chim hót, ...), cố gắng trấn tĩnh. 
2, Phân tích nguyên nhân gây ra mâu thuẫn: Ai là người gây ra mâu thuẫn? 
Mâu thuẫn về sự việc gì? Cần suy nghĩ tích cực và có cái nhìn cảm thông, độ 
lượng vì nó có tác động mạnh đến cảm xúc và hành vi tích cực. 
Một vài biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS 
18 
3, Gặp gỡ và nói chuyện: nói lên cảm nhận của mình, lắng nghe bạn (chị) 
nói về cảm nhận của bạn (chị). Chú ý không ngắt lời nhau. Đặt mình vào vị trí 
của bạn và cố gắng hiểu bạn. 
4, Hết sức tránh làm cho sự việc xấu thêm: không to tiếng, không lăng mạ, 
gièm pha, không xúc phạm bạn, và không "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay". 
5, Cùng nhau rút kinh nghiệm. Tự nhận những thiếu sót của mình, không 
đổ lỗi cho bạn. 
Tôi cũng lưu ý học sinh rằng: xung đột sẽ không biến mất nếu chúng ta cố 
dìm chúng, cố nhịn nhục hay phớt lờ chúng. Thậm chí lại càng xấu hơn. Cách 
hay nhất là đối mặt với nó và giải quyết ngay khi có thể. 
Qua nhiều lần hoạt động, học sinh của tôi biết kiềm chế cảm xúc hơn, biết 
lắng nghe nhau hơn và trong lớp ít mâu thuẫn, xung đột hơn. Không khí lớp học 
chan hòa, thân ái, tạo môi trường tốt để các em chuyên tâm học hành, cố gắng 
vươn lên. 
Trong mọi hoạt động từ đứng lớp đến các hoạt động tập thể, tôi luôn là 
điểm tựa, là chỗ dựa để các em tham khảo ý kiến, học tập. Từ tác phong mẫu 
mực, điềm đạm, từ giọng nói nhẹ nhàng, tính cách ân cần, chu đáo, từ tấm lòng

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_gia_tri_song.pdf