Sáng kiến kinh nghiệm Làm tốt công tác khuyến học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường tại trường THPT Hoàng Mai 2

Sáng kiến kinh nghiệm Làm tốt công tác khuyến học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường tại trường THPT Hoàng Mai 2

2. Tính mới của đề tài

Liên quan đến vấn đề khuyến học cũng đã có một số bài viết đề cập đến nhưng

còn mang tính nêu vấn đề, giải quyết vấn đề ở những khía cạnh riêng lẻ, chưa đúc kết

thành sáng kiến với những giải pháp có tính hệ thống và toàn diện. Mặt khác, công tác

khuyến học được thực hiện chưa phong phú về nội dung, cách thức, chủ yếu là

khen thưởng cuối kỳ cuối năm hoặc hỗ trợ về vật chất nhất định, chưa quan tâm

làm tốt những hình thức khác như động viên khuyến khích về tinh thần, chưa giúp

học sinh tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc khác trong học tập. Vì thế, nội dung

của đề tài, nhất là các giải pháp được đề xuất trong đề tài này có nhiều điểm mới và

mang tính hệ thống.

3. Đóng góp của đề tài

Đề tài đã nghiên cứu và đề xuất được các giải pháp để làm tốt hơn công tác

khuyến học, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho

các nhà trường, đồng thời góp phần thực hiệ tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước về

Công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập

pdf 29 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 1882Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Làm tốt công tác khuyến học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường tại trường THPT Hoàng Mai 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vậy chưa xây dựng được quỹ khuyến học 
đủ mạnh, số tiền được ủng hộ cho quỹ khuyến học còn ít nên việc khen thưởng, hỗ 
trợ học sinh chủ yếu dựa vào công tác thi đua khen thưởng cuối kỳ, cuối năm để 
khen thưởng cho giáo viên và học sinh, nhưng vì nguồn quỹ khen thưởng của 
trường hạn hẹp nên chỉ khen thưởng động viên được số ít học sinh, mà số học sinh 
có hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ thì nhiều. 
2.2.3. Về các hình thức của công tác khuyến học: 
Chủ yếu là khen thưởng cuối kỳ, cuối năm hoặc hỗ trợ một phần vật chất nhất 
định, chưa quan tâm làm tốt những hình thức khác như động viên khuyến khích về 
tinh thần, chưa giúp học sinh tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc khác trong học tập. 
2.3. Đánh giá chung về thực trạng 
2.3.1. Ưu điểm 
Mặc dù mới thành lập, còn rất nhiều khó khăn nhưng trường đã thực hiện 
công tác khuyến học và đạt được một số kết quả nhất định. Nhờ đó đã động viên 
được một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn và một số học sinh có thành tích học 
tập tốt. 
2.3.2. Hạn chế 
Công tác khuyến học chưa đủ mạnh, chưa thành lập ban khuyến học kịp thời, 
chưa làm tốt công tác tuyên truyền để cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học 
sinh hiểu được tầm quan trọng của công tác khuyến học và tham gia làm khuyến học. 
Chưa xây dựng được quy chế, kế hoạch hoạt động nên chưa có được hướng đi, 
cách làm phù hợp, hình thức khuyến học chỉ mới giới hạn ở việc tặng quà khi có 
nguồn tài trợ và khen thưởng cuối năm học, chưa động viên giúp đỡ kịp thời những 
học sinh gặp khó khăn ở nhiều mặt. 
Công tác xây dựng quỹ khuyến học chưa có kế hoạch, chưa chủ động trong việc 
gây quỹ,chủ yếu phụ thuộc vào sự tài trợ của một số đơn vị, nhà hảo tâm cho học sinh 
nên nguồn quỹ thu được còn khiêm tốn. Vì thế sự động viên hỗ trợ học sinh còn ít, sự 
động viên khuyến khích giáo viên hầu như chưa có. 
Chưa phát huy được vai trò của các tổ chức trong và ngoài trường trong công 
tác khuyến học. 
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế 
- Chưa làm tốt công tác tuyền truyền về vai trò và nhiệm vụ cần thiết về công 
tác khuyến học đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho cán bộ, 
giáo viên và phụ huynh học sinh. 
11 
- Trường mới thành lập, còn nhiều việc, nhiều lĩnh vực phải quan tâm giải quyết 
để sớm ổn định nhà trường và thực hiện các nhiệm vụ năm học. Vì thế sự quan tâm 
của Hiệu trưởng đối với công tác khuyến học chưa được đầy đủ. 
-Đội ngũ giáo viên, nhân viên của trường còn thiếu nên khó khăn trong việc bố 
trí người làm công tác khuyến học. 
- Chế độ cho người làm công tác khuyến học trong trường học không có, chỉ dựa 
vào tinh thần trách nhiệm, tự nguyện của các thành viên trong ban nên gặp khó khăn 
trong việc phân công nhiệm vụ và đặt ra yêu cầu với họ. 
 3. Một số giải pháp để làm tốt công tác khuyến học ở trường THPT Hoàng 
Mai 2 góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của trường 
3.1. Các giải pháp 
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về công tác Khuyến học, đồng thời 
xuất phát từ việc phân tích thực trạng công tác khuyến học trong 2 năm học đầu tiên 
của trường, để làm tốt hơn công tác khuyến học khuyến tài góp phần nâng cao chất 
lượng giáo dục toàn diện của trường, từ năm học 2018-2019 đến nay, tôi đã nghiên 
cứu, đề xuất và thực hiện một số giải pháp cơ bản để làm tốt công tác khuyến học tại 
trường THPT Hoàng Mai 2. Các giải pháp đó là: 
Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác khuyến học 
cho CBQL nhà trường, đội ngũ giáo viên, nhân viên và phụ huynh. 
1. Mục tiêu 
Chúng ta biết rằng khi nhận thức đúng vấn đề sẽ giúp chúng ta có ứng xử tốt, 
thực hành tốt đối với vấn đề đó. Đối với công tác khuyến học, khi nhận thức về 
công tác khuyến học được nâng cao thì bản thân mỗi cán bộ giáo viên nhân viên 
trong trường cũng như phụ huynh học sinh sẽ ý thức được việc tham gia làm công 
tác khuyến học là việc làm cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của 
trường, đồng thời mang lại lợi ích cho mỗi người, nhất là học sinh. Vì thế nâng cao 
nhận thức về tầm quan trọng của công tác khuyến học khuyến tài cho cán bộ quản lý 
nhà trường, đội ngũ giáo viên, nhân viên và phụ huynh là một việc làm quan trọng, 
thiết thực nhằm tạo nên sự đồng thuận cao trong tập thể, để mỗi người đều có ý 
thức tốt hơn trong việc tham gia vào công tác khuyến học, qua đó mời gọi cán bộ 
giáo viên, nhân viên và phụ huynh tự nguyện đăng ký tham gia vào các hoạt động 
của ban khuyến học một cách tự nguyện  
 Làm tốt công tác khuyến học sẽ tạo niềm tin vào tương lai, vào cộng đồng xã 
hội, giúp những em học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn tự tin, không mặc cảm, 
mạnh dạn đến trường, hòa đồng cùng bạn bè vươn lên trong cuộc sống, nỗ lực tiến 
bộ trong học tập. Và đối với các em học sinh nói chung thì làm tốt công tác khuyến 
12 
học cũng có tác dụng không kém phần quan trọng, đó là giáo dục các em lòng yêu 
thương con người,có tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ bạn bè và thi đua học 
tập cùng tiến bộ. 
2. Cách thức thực hiện 
Thứ nhất, hiệu trưởng cần nhận thức rằng làm tốt công tác khuyến học là 
trách nhiệm của mỗi nhà trường, là việc làm cần thiết trong việc hỗ trợ, khuyến 
khích tài năng trẻ, đặc biệt giúp đỡ kịp thời các học sinh có hoàn cảnh khó khăn để 
học sinh không phải bỏ học vì nghèo khó và những khó khăn khác. Từ đó hiệu 
trưởng có các chỉ đạo, kế hoạchcụ thể cho công tác khuyến học của nhà trường. 
Thứ hai, tổ chức tuyên truyền, phổ biến Chủ trương, Chính sách của Đảng và 
Nhà nước về giáo dục, tôn chỉ mục đích của Hội khuyến học, một số văn bản liên 
quan đến công tác khuyến học như Chỉ thị 11/CT – TW của Bộ Chính trị về tăng 
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã 
hội học tập và Chỉ thị số 02/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Đẩy mạnh 
công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”; các văn bản chỉ đạo của 
Hội Khuyến học thị xã về công tác khuyến học cho tập thể cán bộ, giáo viên, nhân 
viên, để họ hiểu được ý nghĩa của hoạt động khuyến học, để từ đó họ tự nguyện 
tham gia đóng góp tích cực cho phong trào khuyến học (như tham gia bồi dưỡng 
học sinh giỏi; phụ đạo học sinh yếu, chia sẽ, thấu hiểu, thông cảm với từng hoàn 
cảnh của học sinh, động viên khuyến khích học sinh học tập và bản thân họ cũng sẽ 
tích cực bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực của bản thân), tích cực 
hưởng ứng các hoạt động xã hội hóa, khắc phục những khó khăn để hoàn thành tốt 
nhiệm vụ. 
Thứ ba, trong cuộc họp phụ huynh đầu năm học nhà trường đưa nội dung 
Khuyến học vào chương trình hội nghị với nội dung tuyên truyền về công tác 
khuyến học, đảm bảo công tác tuyên truyền đến từng gia đình, từng cha mẹ học 
sinh, làm cho gia đình học sinh hiểu được tầm quan trọng và những giá trị mà 
khuyến học mang lại cho học sinh, giúp cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn 
có điều kiện để trang trải những chi phí phát sinh trong học tập của con em mình. 
Phụ huynh cần hiểu rằng làm khuyến học là chia sẽ gánh nặng “Xóa đói, giảm 
nghèo” mà Đảng và Nhà nước cùng xã hội chúng ta đang nỗ lực giải quyết thông 
qua tặng quà Khuyến học, xét cấp học bổng Khuyến tài. Từ đó giúp phụ huynh học 
sinh cố gắng vượt qua khó khăn, tạo điều kiện tốt nhất cho con đi học, hạn chế đến 
thấp nhất tình trạng các em trong độ tuổi không được đi học. 
Giải pháp 2:Thành lập Chi hội khuyến học của trường học, xây dựng 
quychế, kế hoạch hoạt động của Chi hội. 
1. Mục tiêu 
13 
Chi hội Khuyến học (theo Điều lệ trước đây là Ban khuyến học) có vai trò 
quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục chung của trường. Vì thế việc 
thành lập Chi hội Khuyến học và xây dựng quy chế, kế hoạch hoạt động là một 
nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Kế hoạch khuyến học được đưa vào trong Kế 
hoạch chung của trường, coi đây là một nhiệm vụ của năm học. Ngoài ra phải có 
Quy chế, Kế hoạch hoạt động riêng của chi hội. 
Thành lập Ban khuyến học với thành phần là những người tâm huyết với sự 
nghiệp “trồng người”, sự nghiệp khuyến học, biết vận động mọi người làm công tác 
khuyến học.Bởi vì cái nhận lại được của người làm công tác khuyến học chỉ là sự 
tiến bộ trong học tập của học sinh cũng như hạnh phúc của mỗi gia đình khi con em 
tiến bộ, còn về chế độ thì hầu như không có vì nguồn kinh phí của chi hội hạn hẹp, 
lại không được tính tiết kiêm nhiệmcho giáo viên làm công tác khuyến học (Theo 
Thông tư 03/2017/VBHN-BGD ĐT ngày 23/6/2017 của BGD&ĐT về việc quy 
định về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông không có chế độ kiêm nhiệm cho 
người làm công tác khuyến học) 
2. Cách thức thực hiện 
-Thành lập Chi hội khuyến học: 
Theo điều lệ của Hội khuyến học Việt Nam, đối với trường THPT thì thành 
lập Chi hội khuyến học (trước đây thì gọi là Ban Khuyến học) trực thuộc Hội 
Khuyến học thị xã. Hoạt động của Chi hội tuân thủ Điều lệ Hội, Quy chế Tổ 
chức và Hoạt động của Hội Khuyến học thị xã, nhà trường và luật pháp nhà 
nước.Ban chấp hành của Chi hội khuyến học trường do các thành viên trong trường 
bầu chọn ra và được Hội Khuyến học thị xã phê chuẩn. 
Vì thế, trong hội nghị Công chức, viên chức đầu năm học, nhà trường đã tổ 
chức thực hiện quy trình bầu Ban chấp hành Chi hội và báo cáo kết quả về Hội 
Khuyến học thị xã phê duyệt. 
Vận động mọi người tham gia vào Chi hội (Hội viên) để cùng làm công tác 
khuyến học theo phương châm "Người người làm khuyến học, nhà nhà làm khuyến 
học và cả xã hội làm khuyến học” ,xây dựngnhà trường trở thành một “đơn vị học 
tập”, mỗi gia đình trở thành “Gia đình học tập”theo tiêu chí của Hội Khuyến học 
Việt Nam, tạo sự chuyển biến tích cực trong phụ huynh học sinh và nhân dân địa 
phương. 
 - Xây dựng Quy chế, Kế hoạch hoạt động của Chi hội dựa trênĐiều lệ Hội, 
Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Hội Khuyến học thị xã Hoàng Mai, nội quy 
nhà trường và luật pháp nhà nước,nhằmvạch ra phương hướng hoạt động và phân 
công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Chú trọng các nhiệm vụ như: 
14 
+ Quan tâm, tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh để nắm bắt căn bản được 
những khó khăn mà các em gặp phải và có kế hoạch giúp đỡ kịp thời và phù hợp; 
+ Xây dựng nguồn quỹ hoạt động của Chi hội; 
+ Theo dõi kết quả học tập của các em theo từng Học kỳ và từng năm. Phân 
loại các đối tượng để giúp các em có điều kiện đạt kết quả học tập cao hơn như: với 
những em học lực yếu kém, động viên các em ra các lớp phụ đạo, học thêm tổ chức 
tại nhà trường và miễn học phí cho các em. Trợ cấp, khen thưởng hỗ trợ động viên 
kịp thời cho các em học giỏi.Gặp mặt, tặng quà, động viên các em có hoàn cảnh 
đặc biệt trong các dịp lễ, tết. Tư vấn, trao đổi và khuyên bảo đối với những em gặp 
vấn đề tâm lý hoặc ham chơi lười học. 
+ Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm cho những năm tiếp theo. 
Giải pháp 3: Quan tâm công tác xây dựng quỹ Khuyến học vàxây dựng quy 
chế sử dụng quỹ một cách hiệu quả. 
1. Mục tiêu: 
Để có nguồn quỹ nhằm giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn có 
điều kiện để được đi học và học tốt cần xây dựng được nguồn quỹ bằng vật chất 
hoặc tiền. Vì số học sinh có hoàn cảnh khó khăn về vật chất hang năm rất nhiều, rất 
cần được được giúp đỡ về vật chất nên việc xây dựng tốt nguồn quỹ là một yếu tố 
cần được quan tâm. Có nguồn quỹ này, Hội sẽ kịp thời động viên học sinh vượt qua 
khó khăn, vươn lên học tốt; tạo động lực giúp các em phấn đấu theo đuổi ước mơ, 
đồng thời góp phần giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, nhất là học sinh mồ côi. 
Đồng thời với việc xây dựng quỹ là việc xây dựng quy chế thu chi quỹ: việc 
thu chi quỹ một cách hợp lý rõ rang sẽ phát huy được hiệu quả của quỹđúng với 
tiêu đề "Khuyến học - Khuyến tài", đồng thời tạo được niềm tin và sự phấn khởi 
của những người đóng góp quỹ, để duy trì và phát triển nguồn quỹ lâu dài. 
2. Cách thức thực hiện: 
- Chọn người phụ trách việc xây dựng quỹ, người thu chi quỹ chi hội: 
+ Người phụ trách xây dựng quỹ phải là người có uy tín, có tầm ảnh hưởng, có 
kinh nghiệm trong việc vận động, kêu gọi đóng góp của mọi người, là người có 
quan hệ rộng và có thể biết nhiều doanh nghiệp, nhà hảo tâm. 
+ Người thu chi quỹ là người cẩn thận, trung thực và trách nhiệm 
 -Xây dựng quỹ khuyến học với nhiều hình thức phong phú như: 
 + Thu hội phí hội viên: theo quy định (12.000 đồng/người/năm). 
15 
+ Phát động mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên đóng góp tự nguyện (thường 
thì mỗi người đóng góp 1 ngày lương/năm, cũng có một só người đóng góp nhiều 
hơn). 
+Qua các mối quan hệ của các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường để 
liên hệ, tìm kiếm các nhà tài trợ, các mạnh thường quân ủng hộ xây dựng quỹ. 
+Cùng với Ban Đại diện PHHS của trường, vận động các cơ quan đơn vị, 
hội, đoàn thể và Ban Đại diện PHHS các lớp có những hỗ trợ, ủng hộ tích cực cho 
quỹ khuyến học của nhà trường trong từng năm học . 
+Tham mưu, đề xuất với Hội khuyến học thị xã để trích từ nguồn quỹ 
khuyến học của thị xã tặng quà cho các em học sinh của trường. 
+Động viên, thống nhất với giáo viên trong việc miễn giảm tiền học phí học 
thêm cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong từng năm học. 
+ Phát động các lớp xây dựng quỹ khuyến học của lớp bằng những hình thức phù 
hợp. 
-Xây dựng quy chế sử dụng quỹ một cách hiệu quả: 
Quy chế sử đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, không để lãng phí, thất 
thoát , phù hợp với quy định của pháp luật và tôn chỉ mục đích hoạt động của Chi hội. 
Quỹ khuyến học chủ yếu dùng để: 
+ Cấp học bổng cho những học sinh có thành tích xuất sắc trong học tậpvà 
khen thưởng các em học sinh đạt thành tích cao trong học tập nhằm khuyến khích, 
cổ vũ cho những học sinh đã chăm ngoan học giỏi tiếp tục vươn lên học giỏi hơn; 
hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khănbớt khó khăn hơnđể các em được đi học, 
những học sinh nghèo chưa thể vượt khó học giỏi có điều kiện để vươn lên vượt 
khó học giỏi;khen thưởng giáo viên dạy giỏi, giáo viên có hoàn cảnh khó khăn 
nhưng dạy giỏi để động viên, khích lệ các thầy cô tiếp tục cố gắng trong giảng dạy tốt. 
Các tiêu chí để được cấp học bổng, khen thưởng, tặng quà khuyến học: 
Cấp học bổng (Mức học bổng tương đương 100% học phí/năm và 50% tiền 
học thêm) trao vào dịp khai giảng năm học gồm: 
Khối 10: những học sinh có thành tích học tập thuộc một trong hai trường 
hợp sau: Học sinh đạt học sinh giỏi lớp 9 các môn văn hóa cấp thị xã (cấp huyện) 
trở lên, có điểm tổng kết lớp 9 từ 7.5 trở lên, điểm thi vào trường từ 37 điểm trở lên 
hoặc học sinh có điểm thi vào trường từ 40 điểm trở lên và có điểm trung bình môn 
học lớp 9 từ 8.0 trở lên. 
Khối 11: những học sinh đạt học sinh giỏi toàn diện năm lớp 10, và đạt giải 
nhất trong kỳ thi học sinh giỏi cấp trường lớp 10. 
Khối 12: những học sinh đạt học sinh giỏi toàn diện năm học lớp 11; đạt giải 
ba trở lên trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 11. 
16 
(Điều kiện để được cấp học bổng sẽ cao dần khi chất lượng tuyển sinh tăng dần) 
+ Ngoài ra, quỹ khuyến học cũng dành một phần (quỹ này do giáo viên nhân 
viên nhà trường thống nhất xây dựng riêng) để động viên khen thưởng con của cán 
bộ, giáo viên, nhân viên trong trường có thành tích học tập tốt (khuyến tài) để động 
viên các cháu, đồng thời động viên bố mẹ các cháu, để họ nhiệt tình hơn trong công 
tác khuyến học của trường và cố gắng dạy bảo con tiến bộ, xây dựng gia đình văn hóa. 
+ Khen thưởng (trao vào dịp cuối năm học): đối với những học sinh đạt 
thành tích cao trong năm học đó, gồm học sinh đạt giải trong các kỳ thi cấp trường 
trở lên, học sinh giỏi toàn diện và học sinh có những thành tích nổi bật khác. 
+ Tặng quà khuyến học (trao nhiều đợt trong năm học): là những học sinh có 
hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, con mồ côi.Ngoài ra các em được miến giảm tiền 
học thêm trong năm học. 
Để phát huy được hiệu quả của học bổng, quà khuyến học cũng cần phải có 
trách nhiệm những người thụ hưởng, đó là phụ huynh học sinh và bản thân học sinh: 
Trước hết, đối với bản thân học sinh: cần làm cho học sinh nhận thức rõ học 
bổng, quà khuyến học là những tấm lòng ưu ái muốn giúp cho mình học tập tốt cho 
nên bản thân phải có trách nhiệm không ngừng cố gắng khắc phục khó khăn vươn 
lên học tập tốt. Đây chính là một biện pháp giáo dục cho học sinh tinh thần biết ơn 
đối với xã hội và trách nhiệm đối với việc nhận học bổng đồng thời cũng góp phần 
nâng cao chất lượng giáo dục. Sau những lần được tặng quà, các em có thể viết thư 
cảm ơn tới các nhà hảo tâm đã giúp đỡ, nhằm giáo dục cho học trò lòng biết ơn và 
sự trân trọng. 
Đối với các bậc phụ huynh: cần nhận thức rõ học bổng, quà khuyến họcchính 
là sự chắt chiu của những tấm lòng nhân ái hỗ trợ cho con em mình. Vì thế, họ phải 
biết trân trọng những món quà nhận được, phải biết tri ân những tấm lòng nhân ái 
đã hỗ trợ cho mình, tiêu dùng đúng mục đích. Mặt khác, họphải có trách nhiệm 
chăm lo cho việc học hành của con cái được tốt hơn, tiến bộ hơn, góp phần làm cho 
học bổng, quà khuyến học phát huy được hiệu quả tốt nhất. Mỗi đợt trao quà nhà 
trường cần thông báo cho phụ huynh học sinh biết con họ được nhận quà khuyến 
học để họ quản lý quà đó đúng mục đích. 
Giải pháp 4: Quan tâm công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong công tác giảng 
dạy, công tác chủ nhiệm. 
1. Mục tiêu: 
Thực tế cho thấy, cùng một lớp học nhưng có giáo viên dạy thì học sinh rất 
say sưa học tập, giờ học sôi nỗi, hiệu quả, học sinh yêu thích môn học, nhưng cũng 
có giáo viên thì chưa thật thành công bởi học sinh cảm thấy chán nản, không muốn 
học, và hầu như phân công dạy lớp nào học sinh cũng phàn nàn, có ý kiến. Cùng 
17 
một lớp nhưng giáo viên này chủ nhiệm thì lớp tiến bộ, học sinh tiến bộ, phụ huynh 
phấn khởi, nhưng giáo viên khác chủ nhiệm thì lớp không tiến bộ, phụ huynh buồn. 
Điều đó cho thấy muốn các em có hứng thú trong học tập, yêu trường, yêu lớp, tiến 
bộ thì điều quan trọng là giáo viên phải có được những bài giảng hay, hấp dẫn, đối 
với giáo viên chủ nhiệm thì phải tạo nên được tập thể lớp vui vẻ, đoàn kết, thương 
yêu tương trợ nhau. 
Để có được điều đó giáo viên phải không ngừng bồi dưỡng và tự bồi dưỡng 
về chuyên môn, nghiệp vụ và phải có lòng yêu trò, yêu nghề. 
Trong bối cảnh và yêu cầu hiện nay mỗi người đều phải không ngừng học hỏi 
và vươn lên, nhất là đội ngũ giáo viên cần phải cố gắng để trở thành hình mẫu trong 
việc chiếm lĩnh tri thức và hoàn thiện nhân cách. Chỉ cần một chút tự thỏa mãn 
người thầy sẽ tụt hậu so với bối cảnh giáo dục mới, thua kém bạn bè, đồng nghiệp, 
thậm chí là thua kém học sinh. Trước kia, nhà giáo thường rất ý thức trau dồi 
chuyên môn nhưng ít chú ý đến những giá trị nền tảng, kỹ năng sống. Trong xu thế 
mới buộc nhà giáo phải bổ sung những mặt thiếu sót này, bởi người thầy không 
phải chỉ đứng trên bục giảng để truyền đạt nội dung bài giảng, mà cần phải am 
hiểu, chia sẽ, giúp đỡ để học sinh đưa ra chứng kiến của mình, học sinh biết trao 
đổi, biết lắng nghe, biết làm người tốt, người lương thiện, bao dung, đồng cảm. Khi 
đó, người thầy sẽ trở thành một bài học sống động về học tập suốt đời và nhận 
được ở trò sự tôn trọng, ngưỡng mộ. Những bước đi đầu tiên trên hành trình của trò 
luôn cần bàn tay của người thầy. Và người thầy thời đại mới phải hiểu rằng chỉ có 
một cách giữ các em ở lại lâu nhất trên hành trình học tập chính là việc thầy phải 
khơi dậy đam mê và nỗ lực hoàn thiện bản thân của trò, xây dựng tinh thần, thái độ 
học tập tích cực. 
Vì vậy, quan tâm công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong công tác giảng 
dạy, công tác chủ nhiệm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hiệu trưởng 
trong công tác quản lý nhà trường và cũng là một giải pháp quan trọng để làm tốt 
công tác khuyến học.. Khuyến dạy để động viên, khích lệ thầy cô trong công tác 
giảng dạy, ngược lại quan tâm bồi dưỡng thầy cô là giải pháp để làm tốt công tác 
khuyến học, đây là sự tác động qua lại hai chiều và hiệu quả. 
2. Cách thức thực hiện: 
Hàng năm, Hội đồng trường sẽ xem xét và biểu quyết kế hoạch đào tạo, bồi 
dưỡng của nhà trường cho đội ngũ giá

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_lam_tot_cong_tac_khuyen_hoc_gop_phan_n.pdf