Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác một số chức năng bảng tương tác trong dạy toán cấp tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác một số chức năng bảng tương tác trong dạy toán cấp tiểu học

- Các tài liệu được chiếu lên bảng tương tác thông minh để trình diễn khi máy chiếu được kết nối với máy tính. Giáo viên có thể viết hoặc vẽ trên bảng tương tác bằng tay. Đặc biệt bảng có chức năng cảm ứng đa điểm (hai người có thể tương tác trên bảng cùng lúc). Bên cạnh đó là chức năng phóng to, thu nhỏ nhờ tính năng hiển thị zoom to, zoom nhỏ. Ngoài ra, có thể truy cập vào Google trực tiếp từ phần mềm tích hợp của bảng tương tác.

 

ppt 13 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 22/03/2024 Lượt xem 1382Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác một số chức năng bảng tương tác trong dạy toán cấp tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NĂM HỌC: 2016 – 2017 
Tröôøng TH Thaân Nhaân Trung 
UBND QUAÄN TAÂN BÌNH 
KHAI THÁC MỘT SỐ CHỨC NĂNG 
BẢNG TƯƠNG TÁC TRONG DẠY TOÁN CẤP TIỂU HỌC 
Chaøo möøng quyù thaày coâ ñeán döï chuyeân ñeà 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
	 Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng và rất cần thiết cho người giáo viên trong một xã hội học tập. Với những phương tiện, công cụ hiện đại sẽ giúp cho người giáo viên giảm bớt được thời gian lao động trong việc soạn giảng, đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong dạy học là “ Lấy học sinh làm trung tâm ’’, tạo nên một môi trường học tập chủ động, tích cực. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, điều chỉnh, kiểm tra, đánh giá học sinh trong quá trình dạy học; học sinh là người chủ động trong quá trình học để chiếm lĩnh kiến thức dưới sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên là người dạy. 
2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG BẢNG TƯƠNG TÁC HIỆN NAY TRONG NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC: 
2.1. Thuận lợi: 
- Các trường tiểu học trong địa bàn Quận Tân Bình đều đã được trang bị bảng tương tác. 
- Các thiết bị bổ trợ như: Các phần mềm dạy học, máy quay phim, chụp hình, máy scan, máy in cũng đã được trang bị khá đầy đủ. 
- Đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên đã được tập huấn nhiều lần kể từ khi có bảng tương tác. 
- Các tài nguyên trên mạng internet rất dồi dào, phong phú, sẽ giúp cho người giáo viên thuận lợi trong việc tìm kiếm nguồn tài nguyên để phụ vụ cho việc giảng dạy. 
2.2. Hạn chế: 
- Số lượng bảng tương tác còn ít, không đủ để giáo viên có thể rèn luyện, thiết kế. 
- Trình độ của giáo viên hiểu biết về bảng tương tác không đồng đều cũng dẫn đến nhiều khó khăn trong quá trình học tập và rèn luyện. 
- Đa số giáo viên sử dụng bảng tương tác như một màn hình để ứng dụng các phần mềm vào giảng dạy như: Power point, Plash,  mà không tận dụng được các công cụ trong bảng tương tác để thiết kế bài dạy. Khi dạy các phần mềm kể trên, học sinh ít được tương tác nên không phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh. 
3. CÁC TIỆN ÍCH CỦA BẢNG TƯƠNG TÁC 
- Tạo môi trường tương tác toàn diện. 
Thu hút sự tập trung chú ý, tham gia của học sinh ngay cả những em thụ động, e ngại nhất. Kích hoạt khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh. Khuyến khích học sinh xây dựng các khái niệm thông qua thực hiện và thử nghiệm. 
 Tạo bài giảng phù hợp với nhu cầu của học sinh. 
Giúp học sinh có thể dễ dàng hình dung và có khái niệm chính xác về các hình ảnh, sự vật, âm thanh, hiện tượng 
- Nâng cao năng lực của học sinh và chuyên môn của giáo viên. 
- Có thư viện tài nguyên phong phú và đầy đủ công cụ hỗ trợ giáo viên soạn giáo án một cách dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả. 
4. CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA BẢNG TƯƠNG TÁC 
- Các tài liệu được chiếu lên bảng tương tác thông minh để trình diễn khi máy chiếu được kết nối với máy tính. Giáo viên có thể viết hoặc vẽ trên bảng tương tác bằng tay. Đặc biệt bảng có chức năng cảm ứng đa điểm (hai người có thể tương tác trên bảng cùng lúc). Bên cạnh đó là chức năng phóng to, thu nhỏ nhờ tính năng hiển thị zoom to, zoom nhỏ. Ngoài ra, có thể truy cập vào Google trực tiếp từ phần mềm tích hợp của bảng tương tác. 
	 - Người sử dụng bảng tương tác thông minh cũng có thể thao tác thoát ứng dụng hay trở lại các thao tác đang dùng một cách dễ dàng. Trên màn hình bảng tương tác là các phím nóng mà người dùng có thể  sử dụng các phím nóng này để viết, dùng bút màu vẽ, chèn hình khối, các ký tự đặc biệt Bên cạnh đó, người dùng dễ dàng sao chép, lưu các thao tác, ghi âm phần thuyết trình, giảng dạy và sau đó phát lại thông qua phần mềm dành riêng cho bảng. 
- Chức năng chỉnh sửa: Chỉnh sửa một đối tượng như sao chụp, xóa, di chuyển. Có thể sử dụng bút dạ viết thường để thao tác trên bảng. Chèn files FLASH, PPT, WORD, Video và các tập tin. Chức năng phóng to vùng hình ảnh được trình chiếu, chức năng che những hình ảnh được chiếu trên bảng và mở dần từng phần, chức năng chiếu sáng vùng cần nhấn mạnh, chức năng ghi lại các thao tác trong quá trình sử dụng bảng, chức năng thu nhỏ thanh công cụ trên màn hình máy tính theo kích cỡ khác nhau. 
- Ngoài ra còn có các chức năng khác là tẩy, xóa một phần hoặc tất cả, hủy bỏ thao tác hoặc khôi phục lại thao tác, hiển thị bàn phím để đánh chữ... 
 Với những tính năng hiện đại, bảng tương tác thông minh được ứng dụng rộng rãi trong dạy học. Thông qua máy chiếu, bảng tương tác giúp giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy truyền thống bằng các cách chia sẻ ý kiến, thông tin trình chiếu, thêm tài liệu với đồng nghiệp thông qua internet. Sử dụng kết hợp âm thanh, hình ảnh, màu sắc, những đoạn phim để thiết kế bài giảng gây hứng thú và lòng say mê học tập của học sinh. Lưu lại những bài giảng trên bảng vào máy tính sau đó có thể in ra, lưu lại server, gửi lên trang web, email hoặc cắt dán vào các ứng dụng khác, giúp học sinh nắm được nội dung và trọng tâm của bài học. 
5. KẾT LUẬN 
 - Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi.Thông qua bảng tương tác, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của công nghệ thông tin và truyền thông đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người.  
	- Mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình. 
 Do đó mỗi giáo viên cần ý thức việc ứng dụng công nghệ thông tin và thao tác được trên bảng tương tác nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của việc đổi mới phương pháp dạy và học./. 
Chuyeân ñeà keát thuùc 
Cám ơn quý thầy cô 

Tài liệu đính kèm:

  • pptsang_kien_kinh_nghiem_khai_thac_mot_so_chuc_nang_bang_tuong.ppt
  • docHướng dẫn thiết kế một số trò chơi trên bảng tương tác.doc