Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp giáo viên Tiểu học tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày có hiệu quả

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp giáo viên Tiểu học tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày có hiệu quả

Trong dạy học không có phương pháp nào là vạn năng, không có hình thức dạy học nào là tối ưu cả. Vì vậy chúng ta phải biết phối hợp các phương pháp và hình thức dạy học một cách linh hoạt để phát huy tốt vai trò chủ động, sáng tạo của học sinh. Nếu hình thức dạy học đơn điệu, nghèo nàn, học sinh sẽ rất ngại học, chán học. Bởi thế, bên cạnh việc chủ động chọn nội dung, thời lượng thích hợp thì giáo viên quan tâm đến việc làm phong phú các hình thức dạy học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh để phát huy tốt nhất vai trò chủ động, sáng tạo, ý thức tự học, tự rèn của học sinh. Chẳng hạn trong tiết dạy giáo viên có thể đan xen giữa hình thức học tập cá nhân, học nhóm, học cả lớp, góc khám phá; thay đổi các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận, câu đố, xen kẽ giữa việc dùng đồ dùng học tập như bảng con, phiếu bài tập, vở ô ly, Cụ thể có 1 số tiết trên lớp, một số tiết học ngoài thiên nhiên hay qua sân chơi trí tuệ, qua các cuộc thi,

doc 25 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 1385Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp giáo viên Tiểu học tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốt chương trình, không tường minh thành dạng cụ thể. Vì thế, nhà trường kết hợp với tổ khối chuyên môn tiến hành nghiên cứu kiến thức theo từng khối lớp và phân định kiến thức chính khóa thành các phần trọng tâm. Từ đó định ra các mảng, dạng tăng buổi cho từng nhóm đối tượng học sinh trong từng khối cụ thể như sau:
* Các môn Toán và Tiếng Việt:
+ Khối 1-2: Tập trung vào lượng kiến thức trong tuần, hệ thống bổ sung kiến thức học sinh còn gặp khó khăn. Yêu cầu giáo viên dạy chắc kiến thức cơ bản, chú trọng đến đối tượng học sinh yếu sao cho học sinh đọc thông, viết thạo, biết tính toán trong phạm vi 100. Chú ý đến rèn chữ viết cho học sinh.
+ Khối 3: Đây là lớp thu nhận kiến thức bản lề của toàn cấp học. Yêu cầu giáo viên dạy kĩ các kiến thức trọng tâm để các em thuận lợi trong việc tiếp thu kiến thức ở lớp trên. Dù kiến thức ở lớp 3 chưa tường mình thành dạng như lớp 4,5 nhưng đã xuất hiện. Bởi vậy, yêu cầu giáo viên phải nắm được chương trình toàn cấp học để xác định được điểm dừng của chương trình và cung cấp các mảng kiến thức phù hợp cho từng loại đối tượng. Chú ý hướng dẫn phương pháp tự học cho học sinh.
+ Khối 4,5; Dạy theo các mảng đã học nhưng phát triển theo hình thức chuyên sâu và mở rộng cùng với việc bổ sung một số kiến thức mới. Chú ý cách rèn phương pháp tự học và nghiên cứu tài liệu
- Đối với học sinh chưa đạt chuẩn ( còn yếu, kém) cần tập trung vào chuẩn kiến thức và kĩ năng cơ bản; giải quyết những kiến thức cơ bản mà học sinh chưa nắm vững, hay nhầm lẫn, hay quên; phân công bố trí giáo viên kèm cặp thêm và tổ chức một số sân chơi riêng.
- Đối với đội tuyển học sinh giỏi, đội tuyển giáo lưu: Được dạy lồng ghép trong các buổi phân hóa đối tượng; Ở các tiết này, các em được giao việc riêng và được hệ thống, tổng hợp kiến thức vào 2 buổi/ tháng theo lịch bồi dưỡng đội tuyển.
- Hoạt động ngoài giờ lên lớp: Căn cứ vào chủ đề năm học, chủ đề từng tháng, các nội dung giáo dục lồng ghép ( Giáo dục môi trường, giáo dục Quyền và bổn phận trẻ em, giáo dục An toàn giao thông, giáo dục kĩ năng sống) và tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp do Bộ GD&ĐT biên soạn, giáo viên lựa chọn những nội dung phù hợp chủ đề để tổ chức HĐNGLL cho học sinh
 ( Hoạt động thư viện, trò chơi dân gian, hát, múa, đọc thơ, kể chuyện, diễn kịch, vẽ tranh, thể dục thể thao; Tổ chức các ngày Hội; Hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn; Hoạt động tham quan du lịch; Hoạt động nhân đạo; Hoạt động giao lưu; Hoạt động môi trường; Hoạt động Đội, Sao; Hoạt động câu lạc bộ,). Lựa chọn hình thức tổ chức các hoạt động phong phú và sự tham gia tích cực của học sinh.
- Đối với việc rèn kĩ năng sống: Tập trung rèn kĩ năng sống cho học sinh mọi lúc, mọi nơi, lồng ghép trong các môn học và mọi hoạt động của nhà trường. Các kĩ năng cơ bản cần được quan tâm như cách cầm thìa, cầm đũa, cách mời người thân khi ăn; vệ sinh cá nhân, cách chào hỏi bạn bè, thầy cô kĩ năng tự chăm sóc bản thân, chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau, kĩ năng giao tiếp, ứng xử các tình huống hàng ngày, ý thức xây dựng đoàn kết tập thể, vệ sinh sức khỏe, ăn uống. 
Biện pháp 4: Lựa chọn, phân công, bố trí giáo viên. 
Để tạo sự công bằng trong định mức lao động cho giáo và phân công cụ thể công việc cho từng nhóm giáo viên, ngoài việc phân công theo chuyên môn còn phải dựa vào năng lực, sở trường của từng người để phân giáo viên theo các nhóm.
+ Nhóm dạy học sinh giỏi: Là những giáo viên dạy được toàn cấp, có kinh nghiệm trong giảng dạy, năng lực chuyên môn vững chắc, có khả năng hệ thống hóa các mạch kiến thức, có ý thức học hỏi và tìm tòi trong chuyên môn
+ Nhóm phụ đạo học sinh yếu: Là những giáo viên chịu khó, nhẹ nhàng, gần gũi và yêu thương học sinh, hiểu biết tâm lý độ tuổi, dễ thông cảm sẻ chia, kiên trì rèn luyện và giáo dục học sinh
+ Nhóm tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp: Là những giáo viên có năng lực tổ chức các hoạt động, sự kiện; vui vẻ, cởi mở, hòa đồng, có năng khiếu hát, múa, hiểu biết về vấn đề xã hội ( Gồm: Tổng phụ trách, giáo viên âm nhạc, cán bộ y tế học đường và một giáo viên dạy văn hóa có năng lực tổ chức các hoạt động tập thể).
+ Nhóm dạy các môn tự chọn: Gồm giáo viên Tiếng Anh.
+ Nhóm dạy các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên, bồi dưỡng học sinh: Gồm BGH nhà trường và Hội đồng chuyên môn.
 Biện pháp 5: Nhân rộng tiên tiến điển hình
Đây là giải pháp có hiệu quả, giải pháp này sẽ phát huy tinh thần tương trợ và tính tự giác của mỗi giáo viên trong công tác dạy học 2 buổi/ ngày.
 Chỉ đạo, xây dựng và tổ chức các chuyên đề dạy học buổi thứ 2 các môn học, ở các khối lớp.
 Giao trách nhiệm cho lực lượng nòng cốt để giúp đỡ đồng nghiệp như dạy mẫu, dự giờ, rút kinh nghiệm... phát hiện những thiếu sót để bổ sung kịp thời.
	Biện pháp 6: Đa dạng hóa các phương pháp và hình thức dạy học
	Trong dạy học không có phương pháp nào là vạn năng, không có hình thức dạy học nào là tối ưu cả. Vì vậy chúng ta phải biết phối hợp các phương pháp và hình thức dạy học một cách linh hoạt để phát huy tốt vai trò chủ động, sáng tạo của học sinh. Nếu hình thức dạy học đơn điệu, nghèo nàn, học sinh sẽ rất ngại học, chán học. Bởi thế, bên cạnh việc chủ động chọn nội dung, thời lượng thích hợp thì giáo viên quan tâm đến việc làm phong phú các hình thức dạy học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh để phát huy tốt nhất vai trò chủ động, sáng tạo, ý thức tự học, tự rèn của học sinh. Chẳng hạn trong tiết dạy giáo viên có thể đan xen giữa hình thức học tập cá nhân, học nhóm, học cả lớp, góc khám phá; thay đổi các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận, câu đố, xen kẽ giữa việc dùng đồ dùng học tập như bảng con, phiếu bài tập, vở ô ly,Cụ thể có 1 số tiết trên lớp, một số tiết học ngoài thiên nhiên hay qua sân chơi trí tuệ, qua các cuộc thi,Thế nhưng dù ở hình thức nào, phương pháp nào cũng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
	+ Không ảnh hưởng đến thời lượng của tiết học.
	+ Tạo niềm tin, ổn định tâm lý, tạo tâm thế, nhu cầu học cho học sinh.
	+ Cách thức dạy học kết hợp với nghệ thuật chủ nhiệm phù hợp với tính cách, năng lực, đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh từng học sinh để mọi học sinh đều thích học.
 Vị dụ: Luyện Tiếng Việt ( Lớp 3)
Bài: Ôn về các kiểu câu, nhân hóa, dấu phẩy.
I. Mục tiêu.
- Học sinh cả lớp:
 + Củng cố hiểu biết về các kiểu câu Ai- làm gì? Ai- là gì? Ai- thế nào? ( Thông qua các mô hình) và thành phần câu ( Thông qua các câu hỏi).
 + Củng cố hiểu biết về nhân hóa và rèn luyện kĩ năng sử dụng biện pháp nhân hóa.
 + Ôn luyện về dấu phẩy.
- Học sinh khá giỏi: Ngoài những yêu cầu chung, học sinh khá giỏi tổng hợp được nhiều kiến thức, kỹ năng trong một đơn vị và luyện khả năng tưởng tượng, liên tưởng, phản ứng nhanh.
II. Chuẩn bị:
- Học sinh: Bảng con, phấn, 
- Giáo viên: Hoa điểm 10, 3 bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Học sinh làm bài cá nhân
- Giáo viên gắn bảng phụ đã ghi bài 1 lên bảng.
Bài 1: Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai; Gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “ là gì?”, “ làm gì?”, “ thế nào?”.
a) Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
b) Khi được chăm sóc chu đáo, chị hồng nhung rất xinh tươi.
c) Suốt ba tháng hè, bác trống ngủ khì trên giá.
- Học sinh tự làm bài vào vở ô ly.
- Giáo viên chấm 1 số bài.
- Chữa bài: Cho học sinh chia sẻ để khắc sâu kiến thức. Chẳng hạn: 
H. Từng câu trên thuộc mẫu câu nào bạn đã học?
H. Trong 3 câu trên, câu nào sử dụng biện pháp nhân hóa? Câu nào sử dụng biện pháp so sánh? Vì sao bạn biết?...
H. Tại sao phải sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh?
H. Để người đọc, người nghe hiểu ý thì khi viết, khi nói bạn cần chú ý gì?
* Hoạt động 2: Trò chơi “ Ai tài nhân hóa”
Bước 1: Yêu cầu một học sinh có năng khiếu văn nghệ của lớp hát một bài trong đó có các con vật được nhân hóa ( VD: Chị ong nâu và em bé).
Bước 2: Học sinh nêu tên con vật được nhân hóa trong lời bài hát? Nêu từ ngữ thể hiện sự nhân hóa .
Bước 3: Chơi “ Ai tài nhân hóa” – Nhóm
+ Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm thi đua với nhau.
+ Giáo viên nêu tên trò chơi và luật chơi.
+ Giáo viên nêu 1 từ chỉ đối tượng nhân hóa như: cây lúa, cây tre, mây, con cá, mầm câyTừng nhóm thảo luận nhanh, đưa ra 1 cụm từ hoặc 1 câu có cách nhân hóa đúng.
+ Giáo viên lần lượt ghi điểm qua các lượt thi.
+ Nâng cao mức độ phân hóa học sinh:
	Mức 1: Yêu cầu học sinh nói câu có đối tượng được nhân hóa nhưng hạn chế 1 trong 3 cách nhân hóa theo lệnh của trò chơi.
	Mức 2: Yêu cầu học sinh nói nhanh câu có dùng biện pháp nhân hóa câu đó có mẫu: Ai- làm gì?
+ Tổng kết trò chơi.
*Hoạt động 3: Thi điền dấu câu
 Bài 3: Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu sau:
 a) Bé Lan múa hát rất hay.
 b) Trước cổng trường cờ khẩu hiệu đã được căng lên.
c) Gió lớn làm những chị lúa ấp mình vào nhau e thẹn.
- Học sinh làm bài cá nhân vào vở.
- Chọn học sinh trung bình, yếu nêu kết quả- chữa bài, đổi vở kiểm tra chéo.
- Chia sẻ:
H. Tại sao bạn điền dấu phẩy ở vị trí đó?
H. Khi đọc gặp dấu phẩy bạn cần lưu ý gì?
- Cho học sinh đọc lại các câu văn đã được điền dấu .
- Yêu cầu cao hơn: Đọc câu có hình ảnh nhân hóa trong bài tập 3.
* Củng cố: Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”
	- Nói câu theo mẫu Ai- thế nào? Có dùng hình ảnh nhân hóa và sử dụng dấu phẩy?
 Biện pháp 7: Giúp giáo viên lựa chọn nội dung buổi 2 phù hợp với đối tượng học sinh và dạy phân hóa theo đối tượng.
a) Lựa chọn nội dung kiến thức cho phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh.
Việc lựa chọn nội dung kiến thức cho từng tiết dạy ở buổi 2 là một công việc hết sức quan trọng và có ý nghĩa nhằm giúp giáo viên có định hướng trong quá trình giảng dạy (Tùy vào điều kiện và trình độ của học sinh lớp mình mà giáo viên cần linh hoạt vận dụng đưa nội dung kiến thức vào trong từng tiết học cho phù hợp).
Việc lựa chọn nội dung phải dựa trên nhu cầu của người học. Các nội dung đưa ra cho học sinh phải gắn với nhiệm vụ học tập tương ứng để đạt được mục tiêu của tiết học. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu dạy học thì hệ thống các bài tập phải được lựa chọn sao cho đa dạng và phong phú về nội dung, phải mang tính vừa sức và phù hợp với từng đối tượng học sinh. 
Khi lựa chọn nội dung cho dạy buổi 2 phải căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt của từng bài, từng phần và khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh ở buổi 1. Xem các em đã tiếp thu kiến thức ở mức độ nào? Những gì đã đạt được so với chuẩn và những gì cần bồi dưỡng thêm? Nắm bắt được những vấn đề đó thì giáo viên sẽ biết mình cần lựa chọn nội dung gì cho học buổi 2.
Cụ thể: 
+ Đối với học sinh yếu: Đây là học sinh chưa nắm vững kiến thức cơ bản hay nói cách khác là các em chưa nắm được kiến thức theo chuẩn KTKN cần đạt. Với những học sinh này thì giáo viên cần chú ý hơn và hướng dẫn các em bằng những lời động viên, đưa ra hệ thống bài tập nhằm củng cố kiến thức cơ bản và câu hỏi gợi mở để các em nắm được chuẩn KTKN cần đạt. Giáo viên không ra thêm kiến thức mới cho các em.
+ Đối với học sinh trung bình: Qua tiết học chính khóa cơ bản các em đã nắm được nội dung kiến thức và biết vận dụng để làm các bài tập song các em cũng chỉ mới dừng lại ở tính rập khuôn, máy móc chứ chưa thành thạo và có kĩ năng làm bài. Với những học sinh này giáo viên cần đưa ra những nội dung kiến thức mang tính củng cố để hình thành kĩ năng vận dụng cho các em.
+ Đối với học sinh khá, giỏi: Đây là những học sinh có khả năng tiếp thu bài nhanh, sau tiết học chính khóa các em đã có kĩ năng vận dụng tốt kiến thức vào làm các bài tập. Chính vì thế ở tiết học buổi 2 ngoài việc rèn kĩ năng vận dụng kiến thức để làm bài tập thì cần tạo điều kiện để các em được phát triển năng khiếu của mình. Khi đưa ra nội dung kiến thức cho học sinh khá, giỏi phải dựa vào kiến thức cơ bản và nâng dần lên tùy vào mức độ nhận thức và tư duy của học sinh. Tránh quá khó gây sự nhàm chán của học sinh khi làm bài.
b) Dạy học phân hóa đối tượng học sinh theo vành đai chất lượng.
Với thời lượng số tiết tăng thêm không nhiều trong khi nội dung giáo dục Tiểu học đòi hỏi toàn diện, đổi mới phương pháp, yêu cầu phải dạy sát đối tượng. Để đảm bảo những vấn đề này giáo viên cần dạy phân hóa đối tượng song song hai hình thức:
+ Dạy phân hóa lồng ghép trong các tiết cơ bản. Với hình thức này, yêu cầu giáo viên phải đảm bảo 100% số học sinh nắm được nội dung bài theo chuẩn và có hệ thống câu hỏi gợi mở để học sinh khá giỏi, học sinh năng khiếu có cơ hội phát triển tư duy; học sinh yếu được luyện tập và củng cố kiến thức.
+ Dạy phân hóa theo các nhóm riêng biệt cho từng loại đối tượng, được tổ chức dưới dạng câu lạc bộ ( Câu lạc bộ Toán, Tiếng Việt, Âm nhạc, Ngoại ngữ).
Đối với các tiết học buổi 2 là chương trình thuộc phần mềm nên giáo viên có thể tham khảo và xây dựng cho mình kế hoạch bài giảng theo quy trình sau:
* Mục tiêu: ( Cần nêu rõ từng đối tượng)
* Đồ dùng dạy học.
* Các hoạt động dạy học.
- Hoạt động 1: Củng cố kiến thức ( Ôn kiến thức cần luyện)
- Hoạt động 2: Luyện kĩ năng và phát triển tư duy ( Thực hành luyện tập)
( Hệ thống bài tập đưa ra phải theo từng đối tượng và trình độ nhận thức của HS)
- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
Ví dụ về một tiết dạy học buổi 2:
Luyện tập về dấu hiệu chia hết cho 2 và 5 ( Toán lớp 4)
I. Mục tiêu:
* Đối với học sinh yếu:- Biết dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.- Biết kết hợp dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.
* Đối với học sinh trung bình.- Biết dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.- Biết kết hợp dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.- Luyện kĩ năng làm bài.
* Đối với học sinh khá, giỏi: Ngoài những mục tiêu như học sinh trung bình còn yêu cầu cao hơn đó là: Vận dụng kiến thức về dấu hiệu chia hết cho 2 và 5 để làm dạng toán tìm một số khi chia cho 2 và 5 có dư.
II. Chuẩn bị:
- Học sinh: Bảng con, phấn, dẻ lau
 - Giáo viên: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức ( 5 – 7 phút)
- Những số chia hết cho 2 là những số nào? Lấy ví dụ.
- Những số chia hết cho 5 là những số nào? Lấy ví dụ.
- Em có nhận xét gì về số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5.
- Giáo viên chốt lại kiến thức ôn.
2. Hoạt động 2: Luyện kỹ năng và phát triển tư duy
	Chia lớp thành các nhóm đối tượng: Học sinh yếu, trung bình, khá giỏi.
* Đối với học sinh yếu: Củng cố lại kiến thức cơ bản của tiết chính khóa.
Bài 1. Cho các số sau:
	125; 678; 645; 1254; 1780; 1426; 575; 2170
a) Những số nào chia hết cho 2?
b) Những số nào chia hết cho 5?
c) Những số nào vừa chia hết cho cả 2 và 5?
+ Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Đố bạn ( Một bạn nêu câu hỏi, một bạn trả lời).
+ Cho học sinh chia sẻ để khắc sâu cách nhận biết về dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.
* Đối với học sinh trung bình: Luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào làm bài tập.
Ngoài bài tập của học sinh yếu thì làm thêm bài tập sau:
Bài 2: Với bốn chữ số 2; 4; 5; 0 hãy viết tất cả các số có 4 chữ số vừa chia hết cho 2 và 5.
+ Tổ chức cho học sinh hoạt động theo hình thức cá nhân, sau khi học sinh hoàn thành bài tập thì chuyển sang hình thức thi đua xem ai viết nhanh và đúng nhất.
+ Chốt kiến thức.
+ Lưu ý: Đối với những dạng bài mang tính củng cố kiến thức giáo viên nên gọi những học sinh trung bình và học sinh yếu trình bày.
* Đối với học sinh khá, giỏi: Ngoài việc luyện kĩ năng thì giúp học sinh phát triển năng lực tư duy. Vì vậy ngoài các bài tập như học sinh trung bình thì giáo viên đưa thêm bài tập sau:
Bài tập 3: Tìm số lớn nhất có 2 chữ số mà khi chia cho 2 và 5 đều dư 1.
+ Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 2 ( Hoặc hoạt động góc khám phá)
+ Các nhóm trình bày kết quả
+ Cho học sinh chia sẻ để rút ra quy tắc chung khi gặp dạng toán này.
Ngoài ra ta có thể tổ chức dưới dạng phương pháp góc, sau khi thực hiện các yêu cầu của học sinh cả lớp, học sinh khá giỏi sẽ vào góc khám phá để thực hiện bài tập với yêu cầu cao hơn, nhằm phát triển năng lực tư duy đồng thời tận dụng được tối đa thời gian dôi dư của học sinh khá giỏi, vì khi các em thực hiện các yêu cầu của học sinh cả lớp sẽ hết ít thời gian hơn các em học sinh trung bình.
3. Hoạt động 3: Củng cố , dặn dò.
 - Hệ thống lại kiến thức vừa luyện 
 - Nhận xét đánh giá tiết học.
	Đây là một trong những tiết dạy rất thực tế và thường xuyên trong chương trình dạy học buổi 2; vì chỉ cần nắm chắc trình độ của từng đối tượng học sinh và giáo viên chịu khó nghiên cứu, tìm tòi để lựa chọn nội dung kiến thức phù hợp với từng đối tượng học sinh thì sẽ đem lại hiệu quả cho tiết học.
Biện pháp 8. Mạnh dạn điều chỉnh thời lượng, kết hợp đan xen các tiết học một cách hợp lý, tích hợp các kiến thức ở các lĩnh vực qua sân chơi trí tuệ cho học sinh.
	Ngoài những tiết ôn luyện kiến thức trên lớp thì việc tổ chức các sân chơi trí tuệ cho học sinh cũng vô cùng quan trọng bởi lúc đó các em được ôn kiến thức, được luyện kĩ năng, được phát triển toàn diện trong không khí thi đua sôi nổi, vui tươi, lành mạnh. Để làm được điều đó thì giáo viên cần xây dựng tốt các tiết hoạt động tập thể nhằm đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh. Giáo viên có thể đan xen các tiết vào nhau, xâu chuỗi các tiết tạo thành một buổi sinh hoạt câu lạc bộ ( Câu lạc bộ toán học, câu lạc bộ âm nhạc, câu lạc bộ mĩ thuật), một buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, một sân chơi trí tuệ cho học sinh như các cuộc thi: Rung chuông vàng, nhà sử học nhỏ tuổi
	Ví dụ: Cuộc thi “ Rung chuông vàng”- Dành cho học sinh khối 5.
I. Mục tiêu:
- Thực hiện yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Tạo không khí thi đua học tập qua đó kiểm tra đánh giá kết quả cũng như khả năng ghi nhớ kiến thức của học sinh ở các môn học.
II. Chuẩn bị:
- Học sinh: Bảng con, phấn, dẻ lau.
- Giáo viên: Còi, chuông, bảng phụ.
III. Thành phần
- Học sinh trong lớp
- Giáo viên chủ nhiệm.
IV. Tiến hành:
- Giáo viên đưa từng câu hỏi xen kẽ các lĩnh vực khác nhau đã chuẩn bị trong giáo án trình chiếu.
- Học sinh ghi đáp án vào bảng con. Chẳng hạn:
Câu hỏi môn Toán:
Câu 1: Có bao nhiêu gam trong 2,7 tấn?
Câu 2: 3% của 6m là?
Câu 3: Số lớn nhất có 2 chữ số chia hết ch 5 là số nào?
Câu 4: Hình vuông có diện tích 36cm2 thì có chu vi là bao nhiêu?
Câu 5: Trong cùng một năm, ngày 8 tháng 3 là thứ 5 thì ngày 2 tháng 4 là thứ mấy?
Câu 6: Bán kính hình tròn tăng thêm 0,5 thì diện tích hình tròn như thế nào?
Câu 7: Tích sau có tận cùng là chữ số mấy?
	7 x 17 x 27 x 37 x x 87 x 97
Câu hỏi môn Tiếng Việt:
Câu 1: Có mấy kiểu câu em đã được học?
Câu 2: Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ bất diệt?
Câu 3: Từ lời khuyên thuộc từ loại gì?
Câu 4: Nêu 2 cặp từ chỉ quan hệ nguyên nhân- kết quả?
Câu 5. Chủ ngữ trong câu “ Đằng sau những câu đơn giản là ý nghĩ đơn giản.” là từ gì?
	A. Đằng sau
	B. Đằng sau những câu đơn giản
	C. Những câu đơn giản
Câu 6: Từ nào sau đây cùng nghĩa với từ phức tạp?
	A. đơn giản
	B. đơn sơ
	C. đơn cử
Câu 7: Trong một bài văn có mấy cách mở bài?
Câu hỏi về các môn khác:
Câu 1: Sống ở đồng bằng Nam Bộ chủ yếu là dân tộc nào?
	A. Kinh, Thái, Khơ- me, Hoa.
	B. Kinh, Khơ- me, Mông, Hoa.
	C. Kinh, Khơ- me, Chăm, Hoa.
Câu 2: Vị vua cuối cùng của triều đình nhà Lý là ai?
Câu 3: Chiến thắng trên sông Bạch Đằng do ai lãnh đạo?
Câu 4: Ải Chi Lăng ở tỉnh nào của nước ta?
Câu 5: Các loại cây cho củ cần chất khoáng nào nhiều hơn?
Câu 6: Trong hoạt động hô hấp của con người, chất khí nào được thấm vào máu ở phổi đi nuôi cơ thể?
Biện pháp 9: Đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức kĩ năng và theo năng lực.
	Khâu đánh giá và ghi nhận kết quả của học sinh cũng rất quan trọng. Dù học ở buổi nào thì việc đánh giá không những ghi nhận được kết quả học tập của học sinh mà còn phải tạo ra động lực giúp các em cố gắng vươn lên, tránh đánh giá máy móc làm học sinh tự ti, mặc cảm. Đặc biệt ở dạy buổi 2 khi mà vấn đề dạy học phân hóa càng rõ nét thì việc đánh giá học sinh cũng cần lựa chọn từng nội dung, từng hình thức đánh giá theo năng lực từng em, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của học sinh, đề cao quyền đánh giá lẫn nhau của học sinh. Với học sinh yếu cần đánh giá việc nắm chuẩn kiến thức cần đạt. Với học sinh trung bình thì ngoài việc nắm vững chuẩn kiến thức cần đánh giá thêm về kĩ năng làm bài của các em. Với học sinh khá giỏi, ngoài việc đánh giá những yêu cầu như học sinh trung bình cần đánh giá thêm ở khả năng tư duy, sáng tạo. Nghĩa là, khi đánh giá học sinh giáo

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_giao_vien_tieu_hoc_t.doc