Sáng kiến kinh nghiệm Hướng tiếp cận tác phẩm kịch theo đặc trưng thể loại

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng tiếp cận tác phẩm kịch theo đặc trưng thể loại

Hành động 1: Hai vợ chồng Thiện Sĩ ngồi học và khâu vá dưới trăng, sau đó Thiện Sĩ ngủ thiếp đi. Đây là nguyên nhân của hành động thứ hai.

 Hành động thứ 2: Thị Kính nhìn thấy và cắt chiếc râu mọc ngược cho chồng là kết quả của hanfhh động 1 và là nguyên nhân của hành dộng 3.

 Hành động thứ 3: Bố mẹ Thiện Sĩ vu oan cho Thị Kính có ý giết chồng, đuổi Thị Kính đi là kết của hành động 2 và là nguyên nhân của hành động tiếp theo: Thị Kính giả trai đi tu.

 Hình thức nhân quả gián tiếp là hình thức mà hành động thứ nhất có khi là nguyên nhân của hành động thứ 4 hoặc thứ 5.

 

doc 20 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 789Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng tiếp cận tác phẩm kịch theo đặc trưng thể loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
văn có thể sử dụng để xây dựng hình tượng nhân vật là lời thoại cũng với giọng nói của các nhân vật. 
	Bằng lời nói, giọng nói, bằng trang phục, của diễn viên và bài trí sân khấu, nhân vật kịch không thể miêu tả chi tiết đặc điểm xã hội, mà chỉ có thể tập trung làm nổi bật khuynh hướng ý chí, thể hiện một loại hình tính cách nhân vật của con người. Nhìn chung, tính cách của nhân vật kịch đơn giản hơn nhiều so với tính cách của tác phẩm tự sự. Nhân vật kịch chủ yếu là nhân vật loại hình, vì chúng thường được xây dựng trên nền tảng của những phẩm chất tính cách đơn nhất, hoặc tổng số của các phẩm chất ấy. Cho nên tiếp xúc với nhân vật kịch chúng ta dễ dàng xác định được nét chủ yếu của tính cách.
	Việc chúng ta cảm thấy được một cách rõ ràng những tình cảm chủ yếu, dục vọng cơ bản trong tính cách nói lên tính xác định cao độ về tính cách của nhân vật kịch. Vai văn học của nhân vật kịch thường mang tính chất đơn nhất và hay bị đồng nhất với vai tính cách. Cho nên, thể hiện tính cách của nhân vật kịch vẫn là nhiệm vụ cao nhất quan trọng của các vai diễn trên sân khấu.
4. Lời thoại là hành động và là phương tiện biểu hiện tính cách.
	Kịch thể hiện đời sống ở hiện tại, như cái đang xảy ra, biến người xem, người đọc thành người chứng kiến trực tiếp. Do đó ngôn ngữ kịch giống như lời nói trong giao tiếp hàng ngày, mang tính chức năng. Nhưng ngôn ngữ kịch văn học là lời nói được sử dụng, được tổ chức nhằm những mục đích nghệ thuật phù hợp với bản chất thể loại. Cho nên, ngoài tính hình tượng, tính chính xác, tính hàm súc, tính hệ thống như ngôn ngữ văn học nói chung, lời thoại của kịch còn có các đặc điểm khác.
	Trong kịch, lời thoại cũng là hành động đầy kịch tính. Kịch khai thác một cách triệt để chức nâng hành động của lời nói. Chức năng hành động của lời nói bộ lộ đầy đủ nhất trong lời đối thoại của nhân vật.
	Ngôn ngữ kịch có ba loại :
- Ngôn ngữ đối thoại tức lời các nhân vật đối đáp với nhau
- Ngôn ngữ độc thoại tức lời nhân vật tự bộc lộ tâm tư, tình cảm của mình
- Ngôn ngữ bàng thoại tức lời nhân vật nói riêng với khán giả
Do đó, ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ khắc hoạ tính cách, ngôn ngữ biểu hiện đặc điểm, phẩm chất của nhân vật. M. Gorki đã lưu ý điều này : Các nhân vật kịch hình thành là do những lời lẽ của họ, và tuyệt đối chỉ do những lời lẽ ấy mà thôi.
Ngôn ngữ kịch còn mang tính hành động, tức là thứ ngôn ngữ mang đặc tính tranh luận, biện bác, tác động trực tiếp và thúc đẩy mâu thuẫn, xung đột tăng tiến tạo kịch tính. Trong đối thoại, muốn lời thoại trở thành hành động có kịch tính, mỗi lời nói phải bộ bộ dục vọng, một mục đích, một khuynh hướng ý chí. Cấu trúc của đối thoại vì thế thường chứa đựng nội dung đối nghịch như: Tấn công – phản đòn, thăm dò – lảng tránh, vu vạ - biện minh
Ngôn ngữ kịch thể hiện cao độ đặc tính sống động, giàu chất thông tục của ngôn ngữ đời thường.
5. Phân loại kịch.
Xét theo nội dung, ý nghĩa của xung đột có thể phân ra ba loại kịch : bi kịch, hài kịch và chính kịch.
- Bi kịch là loại vở diễn phản ánh xung đột giữa những nhân vật tươi sáng, trong trẻo, cao thượng, có phẩm chất tốt đẹp, có tinh thần hướng tới cái tiến bộ với những thế lực đen tối, thâm hiểm, độc ác 
- Hài kịch là loại vở diễn phản ánh xung đột giữa các nhân vật ở mức độ không quá trầm trọng, phần lớn là từ các tình huống hiểu nhầm hoặc các nhân vật cố tình chọc ghẹo nhau tạo nên tiếng cười thoải mái, vui nhộn.
- Chính kịch dùng để chỉ một loại vở diễn trung gian giữa bi kịch và hài kịch trong đó vẫn phản ánh những mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống hàng ngày nhằm hướng tới một sự khẳng định hoặc phủ định nào đó tuy vẫn có lúc sử dụng cả những nét bi hài, buồn vui lẫn lộn.
II. DẠY HỌC THEO ĐẶC TRƯNG KỊCH.
1. Chú ý đến các vấn đề cơ bản của thể loại kịch.
1.1. Xung đột kịch.
	Do tính chất đặc biệt của sự phản ánh, kịch lấy xung đột làm nội dung phản ánh. Nghệ thuật kịch bao giờ cũng phản ánh đời sống trong một quá trình nhất định, ở trạng thái khách quan, dười dạng trực tiếp, cụ thể sinh động như đang diễn ra trước mắt người xem. Nó hoàn toàn khác hẳn với hội họa, điêu khắc, chỉ phản ánh cuộc sống tập trung trong một khoảnh khắc nhất định; Nó cũng không giống với âm nhạc và thơ trữ tình lấy việc phản ánh tâm trạng, tình cảm của con người trước một sự kiện nào đó làm nội dung chủ yếu. Chính tính chất đặc biệt ấy buộc nghệ thuật kịch phải chọn những chất liệu có tính chất động làm cơ sở cho nội dung kịch, nghĩa là nó phải phản ánh cuộc sống trọng sự vận động của nó. Mà đã nói tới vấn động là không thể không nói tới xung đột.
	Lấy xong đột trong đời sống làm cơ sở cho sự sáng tạo nghệ thuật, nhà viết kịch đến với hiện thực bằng con đường ngắn nhât. Pha – đê – ép đã tưng khẳng định “Xung đột là cơ sở của kịch”. Thực tế trong sự vận động của hình tượng thơ cũng có bộ lộ mâu thuẫn giữa những trạng thái tình cảm khác biệt của cảm xúc: Vui và buồn, hạnh phúc và đau khổ. Trong các các phẩm tự sự như tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, yếu tố mâu thuẫn tồn tại ngay trong sự vận động của cốt truyện và trong sự phát triển của tính cách nhân vật. Với kịch, yếu tố xung đột mang một sắc thái thẩm mĩ khác. Nhà viết kịch Xô Viết Ác-bu-dốp đẵ cho rằng: “Trong kịch không có những yếu tố tùy hứng mà người nghệ sĩ có quyền dùng khi điều khiển số phận những con người trong các tiểu thuyết và truyện. Ở đây có một khuôn khổ rất chặt chẽ, không có thì giờ để mạ đàm, giải thích, luận bàn”. Sự khác biệt ấy chính là tính chất tập trung cao độ của xung đột kịch, sự chi phối trực tiếp đến cấu trúc tác phẩm, đến nhịp độ vận động dồn dập khác thường của cốt truyện.
	Xung đột là động lực thúc đẩy sự phát triển của hành động kịch nhằm xác lập lên những quan hệ mới giữa các nhân vật vốn được coi là kết thúc tất yếu của tác phẩm kịch. Thiếu xung đột tác phẩm kịch sẽ mất đi đặc trưng cơ bản đầu tiên của thể loại, sẽ là những “vợ kịch tồi”. Vì vậy người viết kịch phải tạo được những xung đột mang tính ý nghĩa xã hộ sâu sắc, tính khái quát lớn lao nhưng phải hết sức chân thực, nghĩa là xung đột mang tính điển hình hóa.
	Thiếu ý nghĩa điển hình, tác phẩm kịch chỉ là sự mô phỏng những mâu thuẫn vụn vặt, tầm thường của đời sống. Thiếu ý nghĩa chân thực, tác phẩm kịch chỉ là sự giả tạo, là những dòng lý thuyết suông. Công chúng tìm đến với vở kịch là tìm đến một sự đồng cảm hoặc phản bác đối với tác giả trước những vấn đề quan trọng của đời sống. Nghệ thuật kich luôn là diễn đàn tư tưởng của cuộc sống, là mối gia cảm sâu xa giữa tác giả và khán giả.
	Ví dụ: Trong đoạn trích “Bắc Sơn” của Nguyên Huy Tưởng, xung đột cơ bản trong kịch “Bắc Sơn” là xung đột giưa lực lượng cách mạng và kẻ thù. Xung đột cơ bản ấy được thể hiện thành những xung đột cụ thể giữa các nhân vật và trong nội tâm của một số nhân vật (Thơm, bà cụ Phương). Xung đột kịch diễn ra trong chuỗi các hành động kịch có quan hệ gắn kết với nhau. Trng hồi bốn, xung đột giữa cách mạng và kẻ thù được thể hiện trong sự đối đầu giữa Ngọc cùng đồng bọn với Thái Cửu. Xung đột ấy lại diễn ra trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, kẻ thù đang truy lùng những chiến sĩ cách mạng. Những xung đột ở hồi kịch này còn diễn ra ở nhân vật Thơm đã có bước ngoặt quyết định, khiến cô lựa chọn đứng hẳn về phía cách mạng.
	Nói tới xung đột kịch, ta cũng cần chú ý đến vai trò tư tưởng của người viết. Phản ánh những xung đột trong đời sống người viết muốn gửi gắm một ý nghĩa tư tưởng nào đó tới khán giả như Pô-gô-đin, nhà viết kịch Xô Viết, nói tới mỗi quan hệ giữa xung đột và tư tưởng: “ Xung đột là điều kiệ quan trọng đầu tiên của tác phẩm, nó mang lại cho tác phẩm kịch sự sống và sự vận động. Nhưng xung đột bao giờ cũng phụ thuộc vào một cái cao nhất và cũng là linh hồn của nó, đó là tư tưởng chủ đề của tác phẩm”. Mối quan hệ giữa hai yếu tố này là mối quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau, nhưng tư tưởng chủ đề là cái gốc, có tính chất quyết định.
	Ví dụ trong vở “Tôi và chúng ta”, Lưu Quang Vũ muốn ca ngợi những con người mạnh dạn đổi mới, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, để phát triển sản xuất, đem lại nguồn lợi, hạnh phúc cho mọi người. Tác giả tổ chức những chất liệu mà anh thu thập được trong cuộc sống thành xung đột giữa những người cùng sống trong một nhà máy. Một bên tiêu biểu cho loại người máy móc, bảo thủ như phó giám đốc Nguyên Chính, còn một bên là giám đốc Hoàng Việt đại diện cho cái mới, dám nghĩ dám làm. Thông qua cuộc đấu tranh đó mà khán giả tiếp thu được vở kịch theo những chiều hướng mà tác giả mong đợi.
1. 2. Hành động kịch
	Theo Arixtốt “Hành động là đặc trưng của kịch”. Nếu xung đột được coi là điều kiện cần thiết làm nảy sinh tác phẩm, thì hành động lại là yếu tố duy trì sự vận hành của tác phẩm. Trong mối tương giao đó, xung đột là nơi qui tụ, chọn lọc và tổ chức hành động kịch. Tính kịch của tác phẩm nằm trong xung đột nhưng xung đột lại là yếu tố để giải tỏa mâu thuẫn nằm trong xung đột ấy. Hành động kịch thường phát triển theo hướng thuận chiều với xung đột kịch. Xung đột càng căng thẳng thì thiên hướng hành động càng trở nên quyết lietj, vì thế sức hấp dẫn của tác phẩm tăng lên.
	Hành động kịch cần được hiểu trong tính thống nhất , toàn vẹn của nó. Hành động kịch không phải là những hành động đơn lẻ, ngắt quãng mà là một chuổi hành động liên tục, xoay quanh một trục xung đột. hành động kịch ở đây chính là cốt truyện kịch được tổ chức một cách thống nhất, chặt chẽ trong khuôn khổ của một chỉnh thể nghệ thuật. Các cốt truyện bằng hành động ấy xoáy vào trung tâm xung đột bằng sự liên kết theo một quy luật riêng: quy luật nhân quả. Mọi hành động trong tác phẩm kịch dù trực tiếp hay gián tiếp đều dựa trên luật nhân quả.
	Hình thức nhân quả trực tirps là hình thức mà hành động thứ nhất là nguyên nhân sinh ra hành động thứ hai và có thể cho đến hết.
	Ví dụ trong đoạn trích “Nỗi oan hại chông” trích vở chèo cổ “Quan âm Thị Kính”
	Hành động 1: Hai vợ chồng Thiện Sĩ ngồi học và khâu vá dưới trăng, sau đó Thiện Sĩ ngủ thiếp đi. Đây là nguyên nhân của hành động thứ hai.
	Hành động thứ 2: Thị Kính nhìn thấy và cắt chiếc râu mọc ngược cho chồng là kết quả của hanfhh động 1 và là nguyên nhân của hành dộng 3.
	Hành động thứ 3: Bố mẹ Thiện Sĩ vu oan cho Thị Kính có ý giết chồng, đuổi Thị Kính đi là kết của hành động 2 và là nguyên nhân của hành động tiếp theo: Thị Kính giả trai đi tu.
	Hình thức nhân quả gián tiếp là hình thức mà hành động thứ nhất có khi là nguyên nhân của hành động thứ 4 hoặc thứ 5.
	Ví dụ: Trong vở Ô-Ten-Lô (Hồi 1, cảnh 1 và 2).
	Cảnh 1: Vẫn theo hình thức nhân quả trực tiếp.
	Hành động 1: Iagô rủ Rôđơrigơ đến nhà Brabanxiô báo Đétxđêmôna đã bỏ nhà đi theo Ôtenlô.
	Hành động 2: Iagô chọc tức Brabanxiô về việc Đétxđêmôna tự ý lấy Ôtenlô sau đso lánh mặt vì sợ lộ.
Hành động thứ 3: Brabanxiô đem gia nhân đi lùng bắt Ôtenlô.
	Cảnh 2: (Theo hình thức nhân quả gián tiếp)
	Hành động thứ 4: Ia gô tìm Ô ten lô và nói xấu Brabanxi ô để gây hiềm khích giữa hai người. Hành động này có nguyên nhân từ hành động thứ 2.
	Trong thực tế hinh thức nhân quả trực tiếp thường được dùng trong các kịch bản ca kịch dân tộc như Tuồng, Chèo, viết theo lối tự sự, có tuyến kịch rõ rang, còn hình thức nhân quả gián tiếp lại được dùng trong các kịch bản nói, viết thành nhiều tuyến kịch, chồng chéo lên nhau, cùng song song phát triển.
	Mối quan hệ giữa hành động kịch và nhân vật kịch là trục chính để xác định tinh cách nhân vật, Dù ở dạng nào, nhân vật kịch cũng khẳng định bản chất của mình bằng hành động. Bao nhiêu tính cách là bấy nhiêu trăn trở, giằng xé dữ dội từ bên trong và được thể hiện bằng những hành động quyết liệt bên ngoài.
1.3. Ngôn ngữ kịch.
	Khi nói về các yếu tố văn học, Giooc-ki đã coi “Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học”. Điều đó có nghĩa là không có ngôn ngữ sẽ không có văn học. Đối với nghệ thuật kịch, vài trò quan trọng đó của ngôn ngữ được nhiều tác giả kịch nổi tiếng thế giới công nhận. A.N. Axtropxki nhà sáng lập ra nền kịch ở Nga thế kỉ XIX đã coi nguôn ngữ là điều kiện đầu tiên của tính nghệ thuật. Giooc-ki trong bài “Bàn về kịch” đã khẳng định “ngôn ngữ đối thoại có ý nghĩa to lớn và thậm chí là có ý nghĩa quyết định đối với việc sáng tác kịch”. So với các thể loại khác, hệ thống ngôn ngữ kịch mang tính đặc thù rõ rệt.
	Ngôn ngữ nhân vật: Đây là hình thái tồn tại duy nhất của ngôn ngữ kịch. So với hệ thống ngôn ngữ tự sự đây là điểm khác biệt rất rõ. Ngôn ngữ tác giả, biểu hiệ trong các lời chỉ dẫn về hoàn cảnh, về nhân vật chỉ có giá trị hướng dẫn người đọc, diễn viên, đạo diễn, họa sĩ trong khi đọc kịch bản, còn khi dựng trên sân khấu chúng sẽ biến mất và nhường chỗ cho tiếng nói của họa sĩ trong các cảnh trí, cho ngôn ngữ hành động của diễn viên. Ngôn ngữ nhân vật bao gồm hai hình thức chủ yếu là đối thoại và độc thoại. Mỗi hình thức ngôn ngữ sẽ giữ một chức năng riêng với khả năng phản ánh đặc thù. 
	Trong ngôn ngữ nhân vật, chúng ta chú ý nhiều đến ngôn ngữ đối thoại. Ngôn ngữ đối thoại là sự đối đáp qua lại giữa nhân vật. Ngôn ngữ đối thoại được coi là dấu hiệu đầu tiên của ngôn ngữ kịch. Ngôn ngữ độc thoại được là tiếng nói của nhân vật chỉ nói với chính mình. Để nhân vật tự nói lên những uẩn khúc bên trong, các tác giả kịch nhằm khai thác chiều sâu tâm lý nhân vật. Khi trình diễn trên sân khấu, người ta có thể thay đổi màu sắc, ánh sáng, sử dụng tiếng vọng, hoặc tái hiện những hình bóng đã lùi vào quá khứ. Sân khấu hiện đại còn sử dụng thủ pháp đồng hiện: Nhân vật tự phân thân để đối thoại cùng nhau như: “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ. Ngôn ngữ nhân vật kịch dù đối thoại hay độc thoại trước hết đó là ngôn ngữ khắc họa tính cách. Từ những lời ăn tiếng nói của riêng mình, nhân vật kịch “ phải biểu hiện ở mức chính xác tối đa một cái gì đó điển hình” (Gorki). Sự chính xác tối đa theo yêu cầu của Gorki chính là ở chỗ: Mối nhân vật một nguồn gốc xuất thân, bản chất xã hội là một đặc điểm cá tính riêng phải có tiếng nói riêng thật phù hợp. Đó là một đòi hỏi tất yếu, bời vì bản chất của nhân vật kịch chỉ có thể được bộc lộ qua chính lời lẽ của chính họ mà thôi.
	Trong sân khấu kịch nói không sử dụng ngôn ngữ xa lạ với đời sống. Các nhân vật kịch đối đấp với nhau một cách tự nhiên giản dị theo cách đối thoại trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên sự giản dị, tự nhiên ấy không hề mâu thuẫn với những cách nói năng giàu ẩn ý, giàu hình tượng và triết lý sâu xa mà chúng ta thường bắt gặp trong các tác phẩm kịch. Là một hình thái ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ kịch phải đạt đến trình độ điêu luyện. Tuy vậy tác phẩm kịch loại bỏ hoàn toàn những lời lẽ thô thiển cũng như những cách nói năng tự nhiên chủ nghĩa. Trong vở “Tôi và chúng ta”, Lưu Quang Vũ đã thể hiện rất rõ điều đó nên người đọc, người xem có thể tiếp thu được một cách dễ dàng nội dung đối thoại của các nhân vật.
Lê Sơn: - Chỉ em làm giả thì được huân chương, còn làm thật thì lại  no đòn !
Hoàng Việt: - Da tôi dày lắm, câu yên chí!
Lê Sơn: - Anh thật là Thôi được, hứa với anh: Tôi không chạy đâu! Chỉ tuần sau là quy trìn sản xuất mới sẽ được triển khai. Ông Đông Ki Sốt! Khổ thân tôi, tôi lại giống kị mã Xan-chô, rất yêu và không thể thiếu được Đông Ki-sốt. Này nhưng dứt khoát các cối xay gió nó sẽ cho chúng ta ăn đòn nhử tử đấy!
(Anh đi khuất)
	Như vậy có thể thấy, cái khó của một vở kịch là đòi hỏi mỗi nhân vật phải tự biểu hiện tính cách bằng lời nói và hành động. Tài năng của một nhà viết kịch bộ lộ ngay trong khả năng vận dụng tối đa sức mạnh đặc biệt của ngôn ngữ hội thoại để cấu trúc tác phẩm và khắc họa hình tượng. Khi tìm hiểu tác phẩm kịch, người đọc, người xem phải nắm bắt được những đặc điểm cơ bản này để có thế tìm hiểu sâu vào thế giới nghệ thuật của nhà văn.
2. Giáo án minh họa
Tiết 
 VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
 (Trích kịch Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng) 
A. Mục tiêu cần đạt: giúp hs
- Hiểu và phân tích xung đột qua tính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong hồi V của vở kịch. 
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của vở kịch.
B. Tiến trình bài giảng: 
ổn định lớp.
Kiểm tra (5 phút): Nêu những yêu cầu cơ bản đối với cuộc phỏng vấn?
Bài mới (35 phút)
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I. Tiểu dẫn: 
1. Tác giả:
- Căn cứ vào tiểu dẫn sgk, trình bày đôi nét về tác giả Nguyễn Huy Tưởng?
2. Kịch Vũ Như Tô.
a. Hoàn cảnh sáng tác:
b. Tóm tắt: 
- Đọc tóm tắt sgk.
c. Đặc điểm của thể loại bi kịch.
II. Văn bản:
1. Xuất xứ: 
2. Tìm hiểu: 
a. Các mâu thuẫn của vở kịch.
- Các mâu thuẫn cơ bản của vở kịch Vũ Như Tô được thể hiện cụ thể như thế nào trong hồi V?
- Vũ Như Tô đứng trước mâu thuẫn gì?
- Sinh năm 1912 và mất năm 1960, xuất thân trong một gia đình nhà nho ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là Dục Tú, Đông Anh, Hà Nội).
- Năm 1943, tham gia hội văn hoá cứu quốc do Đảng lãnh đạo, từng là đại biểu quốc dân đại biểu Tân Trào (1945).
- Có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử, có đóng góp lớn trên hai thể loại: Tiểu thuyết và kịch. Sinh thời, Nguyễn Huy Tưởng luôn khao khát viết được những tác phẩm có quy mô lớn, dựng nên được những bức tranh, những hình tượng hoành tráng về lịch sử bi hùng của dân tộc, khao khát nói lên những vấn đề có tầm triết lí sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật. Điều đó phần nào thể hiện ở Vũ Như Tô.
- Tác phẩm tiêu biểu: Vũ Như Tô (1941), Luỹ hoa (1960), Sống mãi với Thủ đô (1961), Nhận Giải thưởng Văn học Hồ Chí Minh đợt I (1996).
- Bi kịch lịch sử có quy mô hoành tráng (5 hồi), viết về sự kiện có thực xảy ra Thăng Long khoảng 1516-1517, dưới triều Lê Tương Dực. Từ một sự kiện lịch sử xảy ra ở thế kỉ XVI, tác giả đã hư cấu, sáng tạo vở kịch Vũ Như Tô, đặt ra vấn đề sâu sắc về cuộc sống và nghệ thuật.
- Tác phẩm hoàn thành vào mùa hè năm 1941.
Bi kịch là một thể của loại hình kịch (đối lập với hài kịch). Bi kịch có đặc điểm riêng thể hiện qua mâu thuẫn, xung đột, nhân vật.
- Xung đột kịch được tạo dựng từ những mâu thuẫn “không thể giải quyết” được.
- Nhân vật chính: thường là những anh hùng, những con người có những say mê, khát vọng lớn lao, đôi khi có những sai lầm trong suy nghĩ và hành động.
- Kết thúc bi kịch: các nhân vật thường có kết thúc bi thảm, điều đó có ý nghĩa thức tỉnh, khơi gợi tình cảm nhân văn của con người.
Trích toàn bộ hồi V, hồi cuối của vở kịch.
- Mâu thuẫn thứ nhất: Nhân dân lao động khốn khổ > < bọn hôn quân, bạo chúa và phe cánh của chúng sống xa hoa. Mâu thuẫn này vốn có từ trước, đến khi Lê Tương Dực bắt Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài thì mâu thuẫn càng căng thẳng.
Để xây Cửu Trùng Đài, triều đình ra lệnh tăng sưu thuế, bắt thợ giỏi, tróc nã, hành hạ những người chống đối.
Thợ phải làm việc cật lực mà vẫn đói khát vì bị ăn chặn
--> Dân căm phẫn vua làm cho dân cùng, nước kiệt. Thợ oán Vũ Như Tô vì nhiều người chết bởi tai nạn, vì ông cho chém những kẻ chạy trốn.
Trịnh Duy Sản can ngăn Lê Tương Dực, báo sẽ có loạn và đòi đuổi bọn cung nữ, giết Vũ Như Tô. Nhưng vua không những không nghe mà còn sai đánh đòn Trịnh Duy Sản (hồi III).
Tin lụt lội, mất mùa, tin “dân gian đói kém nổi lên tứ tung” truyền đến Thăng Long. Vũ Như Tô bị đá đè bị thương song vẫn hăng hái đốc thúc thợ xây Cửu Trùng Đài. Thợ định nổi loạn. Lợi dụng tình hình rối ren ấy, Trịnh Duy Sản - kẻ cầm đầu phe đối nghịch trong triều đình - đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ làm phản, giết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm, thiêu huỷ Cửu Trùng Đài (hồi IV và V).
=> Như vậy mâu thuẫn đến hồi V trở thành cao trào, lên tới đỉnh điểm và được giải quyết: hôn quân Lê Tương Dực bị Trịnh Duy Sản giết, Nguyễn Vũ tự sát, Kim Phượng và đám cung nữ bị những kẻ nổi loạn bắt , bị nhục mạ.
- Mâu thuẫn thứ hai: đó là khát vọng nghệ thuật của nghệ sĩ Vũ Như Tô > < lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân.
Vũ Như Tô là kiến trúc sư thiên tài, khát vọng của ông là xây dựng cho đất nước toà lâu đài vĩ đại để muôn đời nhân dân hãnh diện. Nhưng hoàn cảnh đất nước không có điều kiện cho ông thực hiện khát vọng chân chính đó. Nghe theo lời khuyên của cung nữ Đan Thiềm, ông phải lợi dung quyền thế, tiền bạc của vua Lê Tương Dực để thực hiện khát vọng của mình. Thật trớ trêu, niềm khao khát ấy đẩy Vũ Như Tô vào tình trạng đối nghịch với lợi ích của nhâ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_tiep_can_tac_pham_kich_theo_dac.doc