1. Lý do chọn đề tài
Nhân dân ta từ xưa đến nay luôn có tấm lòng nhân ái, đó là truyền thống quý báu
đáng quý giúp gắn kết trái tim của mọi người với nhau, từ đó tạo ra sức mạnh toàn dân
đại đoàn kết. Tình cảm đó giúp con người vượt qua khó khăn và đi đến thành công.
Lòng nhân ái chính là sức mạnh to lớn nhất của thế giới, nó có thể đánh tan được
cái lạnh vào mùa đông. Làm cho những trái tim băng giá trở nên ấm áp hơn, lòng nhân
ái còn kéo con người gần nhau hơn. Từ đó chúng ta sẽ tạo ra được nhiều điều tốt đẹp
trong cuộc sống hàng ngày. Nếu như lòng nhân ái được lan rộng ra khắp thế giới thì
cuộc sống của con người sẽ hạnh phúc hơn rất nhiều. Minh chứng cho lòng nhân
ái chính là Bác Hồ, Người đã hi sinh cả một đời vì nước vì dân. Chính Người đã mở
sang một chương mới trong lịch sử của nước Việt Nam.
Ngày nay cùng với sự phát triển của nền công nghiệp theo hướng hiện đại hóa,
sự phát triển công nghệ 4.0 bên cạnh những thành tựu đạt được thì những giá trị truyền
thống, giá trị đạo đức, lòng nhân ái cũng bị biến tướng, lệch lạc trong một phần giới
trẻ. Vì vậy chúng ta phải giáo giục học sinh bằng cách này hay cách khác để các em
thấy được những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của ông cha ta trong đó có lòng
nhân ái, đó chính là một phẩm chất vô cùng đẹp của con người nên chúng ta cần phải
cố gắng phát huy và áp dụng vào cuộc sống xung quanh. Nên tôi đưa ra giải pháp : “
giáo dục lòng nhân ái cho học sinh lớp chủ nhiệm” và đạt được kết quả khả quan
đề ra những nội quy lớp mà các em sẽ cùng nhau thực hiện. và các nội quy đó có nguồn gốc là dựa trên các giá trị nào ? ( hay nói cách khác là các em có được những bài học quý giá nào từ những nội quy đó ), sau đó giáo viên bốc thăm ngẫu nhiên( xốc bài bốc thăm theo bộ thẻ giá trị bản thân đã làm) mỗi tổ một thành viên sẽ có 1 phút lên bảng trình bày. Sau khi trình bày của các nhóm, giáo viên cùng với học sinh thống nhất những nội quy chung của cả lớp dựa trên các nội quy chung của các tổ. Giáo viên cho học sinh bình chọn theo các tiêu chí cho các nhóm: nhóm nàotrang trí đẹp nhất, nhóm nào thuyết trình hay nhất, nhóm nào ấn tượng nhất, nhóm nào nhanh nhất. Sau khi trình bày của các nhóm, giáo viên cùng với học sinh thống nhất những nội quy chung của cả lớp dựa trên các nội quy chung của các tổ. Học sinh tự đưa ra những nội quy thì sẽ có trách nhiệm hơn, ko ép buộc học sinh thực hiện những nội quy mà học sinh sẽ có ý thức tự giác thực hiện những nội quy mình tự đưa ra. Ảnh nội quy tổ 4 Tiết 3: Tìm hiểu lý lịch, phong cách học tập của học sinh Học sinh trả lời trên phiếu trắc nghiệm được phát để suy ra phong cách học tập VAK theo NLP ( lập trình ngôn ngữ tư duy). Sau đó giáo viên tổng hợp thống kê, gợi ý cho HS về cách học hiệu quả, phù hợp cho mình. Học khôn ngoan mà không gian nan. Giáo viên phát phiếu cho học sinh tìm hiểu lí lịch học sinh, hoàn cảnh học sinh, sở thích , sở trường, phong cách học VAK ( phụ lục số 2,3,4). Qua điều tra sẽ hiểu học sinh hơn, biết được phong cách để tư vấn học sinh đúng cách, định hướng một cách đúng đắn cho các phương pháp học tập của các em, từ đó có thể xác định nghề nghiệp cho bản thân. Thông báo với giáo viên bộ môn về đặc điểm tình hình lớp, về phong cách học của học sinh để giáo viên sẽ có phương pháp dạy học hiệu quả. Biết được hoàn cảnh học sinh để quan tâm học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Hoàn cảnh đặc biệt để giáo viên có thể thông cảm, đồng cảm như một người cha, người thân trong gia đình để sẻ chia nhiềm vui nỗi buồn với học sinh, để có thể dìu dắt khoan dung nâng đỡ học sinh khi các em vấp ngã, để có thể tạo động lực cho các em đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã đó. d. Hiệu quả mang lại Kết quả của các hoạt dộng trong tuần sinh hoạt đầu năm ở trên: Qua các hoạt động đã được thực hiện đầu năm đã giúp tôi hiểu học sinh của mình hơn, về mọi khía cạnh như lý lịch, hoàn cảnh, phong cách học, đặc điểm tính cách của từng học sinh, đặc điểm tình hình chung của lớp. Khi đã rõ ràng về mọi thứ tạo ra sức mạnh, sẽ tạo ra động lực cho bản thân, để có thể thấu hiểu, khi đã thấu hiểu rồi thì sẽ yêu thương được thì mới có thể giáo dục lòng yêu thương cho các em được. Sẽ gắn kết những học sinh của mình với nhau sẽ làm cho lớp đoàn kết. Lớp học là một gia đình thực sự và nó phải là nơi an toàn nhất với học sinh. Có một vị danh nhân đã từng nói rằng: “Một đứa trẻ được yêu thương bởi một thầy cô say sưa, tâm huyết và yêu thương chắc chắn sẽ là một đứa trẻ hiểu chuyện và trưởng thành” và tôi thấy thật đúng như vậy. 2/ Giáo dục tình yêu ông bà cha mẹ vào trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm a.Mục tiêu Gia đình là nơi chứa đựng những tình cảm thân thương và chân thành nhất của một đời người. Ở đó, ta nhận được tình yêu thương của ông bà, cha mẹ, của anh chị em và của những người thân yêu ruột thịt. Gia đình là trường học đầu tiên của mỗi con người. Gia đình nuôi ta khôn lớn, giúp ta hình thành nhân cách, là chỗ dựa tinh thần vững chắc, là nơi ai cũng muốn được trở về. Hơn ai hết, bản thân chúng ta là những người thầy, người cô chúng ta cũng từng là những người con và giờ đây là những người làm cha làm mẹ, chúng ta là người hiểu rõ được vấn đề này nhất. Vì vậy tôi nghĩ nên giáo dục cho học sinh biết trân trọng tình cảm gia đình và yêu thương, quan tâm đến những người xung quanh. Gia đình là tổ ấm không gì có thể thay thế được. Hãy làm tất cả những gì có thể để cho cha mẹ mãi nở nụ cười trên môi, khi đó ta sẽ cảm thấy cuộc sống này hạnh phúc và ấm áp biết nhường nào. Và cũng là thực hiện được những điều dạy của Bác Hồ: Ảnh 5 điều bác Hồ khuyên b.Thời gian thực hiện Tôi đã lồng ghép thường xuyên trong các tiết sinh hoạt của mình trong các tháng 10, tháng 3, tháng 5. Đây là những thời gian có các ngày lễ về mẹ, về ba về gia đình. c. Tiến trình thực hiện Giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để giáo dục cho học sinh. Ví dụ trong tiết sinh hoạt tuần số 3 tháng 10 trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm, tôi đã tổ chức các hoạt động cho lớp như sau: Hoạt động 1: cho học sinh thảo luận bàn tay đẹp Sau hát tập thể, tổ trưởng, lớp trưởng lớp phó, ban cán sự lớp tổng kết thi đua, giáo viên chủ nhiệm nhận xét rút kinh nghiệm, triển khai kế hoạch chính của tuần tới. Sau đó giáo viên cho học sinh ngồi theo nhóm thảo luận trong thời gian 5 phút để đề ra tiêu chí chọn bàn tay đẹp của cả tổ, chọn bàn tay đẹp nhất trong tổ, sau đó vẽ bàn tay đẹp ra giấy A3. Sau khi vẽ xong, các nhóm có 1 phút trình bày lý do tiêu chí chọn bàn tay đẹp của nhóm mình. Các nhóm trình bày trước lớp. Ảnh học sinh đang vẽ bàn tay Ảnh học sinh đang huyết trình bàn tay đẹp Hoạt động 2: Giáo viên cho học sinh xem 1 đoạn clip phỏng vấn bàn tay đẹp Nguồn: https://youtu.be/Qu8cKspSJD8 Sau đó cho học sinh nghe bài bàn tay mẹ Nguồn : https://youtu.be/q0QROjL19HI Qua đó giáo viên cho học sinh thấy được bàn tay chai sần, xương xẩu của mẹ mới là bàn tay đẹp nhất. Bàn tay không chỉ là đẹp ngoài bề ngoài mới là bàn tay đẹp. Bàn tay mẹ đã làm lụng vất vả ngày đêm, đã bồng bế chúng ta từ lúc sinh ra nuôi nấng ta nên người. Hoạt động 3: Giáo viên cho họ sinh nghe bài hát nhật ký của mẹ và viết những lời cảm nhận về mẹ, viết thư cho ba mẹ, cả lớp chìm trong không khí đầy cảm xúc, khóc thật nhiều, đến 11h50 mới bỏ thư vào phong bì thư dán lại đưa thầy để thầy chuyển cho bố mẹ trong buổi họp phụ huynh. d. Hiệu quả mang lại. Thật sự buổi sinh hoạt lớp ngày hôm đó rất xúc động, tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Tôi đã đưa các em đi từ cung bậc cảm xúc này đến cảm xúc khác. Tôi nhận thấy rằng chúng ta nhắc nhở các em phải yêu thương ông bà cha mẹ của mình không được thế này không được thế kia, phải ngoan, phải học bài . Nhưng nhiều học sinh sẽ nhàm vì một số em không thích nghe những lời nói suông, những lời “ giáo huấn” như vậy. Nhưng qua các hoạt động như vậy thì các em sẽ tự nhận, ngỡ ra được mình sẽ biết tự làm gì, không cần giáo viên sẽ nhắc đi nhắc lại nhiều lần gây nhàm chán. 3/ Quyên góp giúp các bạn học sinh nghèo, giúp đỡ người khác a.Mục tiêu : Giáo dục cho học sinh biết yêu thương những người xung quanh, những người có hoàn cảnh khó khăn. Cho học sinh thấy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Thấy được tấm gương sáng của Bác Hồ về lòng yêu thương con người. b. Cách thực hiện Giáo viên chiếu cho học sinh xem cảnh nạn đói năm 1945 của dân tộc ta. Theo Bác Hồ : ''Nước nhà đã giành được độc lập tự do mà dân vẫn còn đói nghèo cực khổ thì độc lập tự do không có ích gì''. Người đã khởi xướng, đề xuất và gương mẫu thực hiện phong trào “hũ gạo cứu đói”, với nghĩa cử cao đẹp mỗi tuần nhịn ăn một bữa, mười ngày một lần, tất cả đồng bào chúng ta nhịn ăn một bữa. Gạo tiết kiệm được sẽ góp lại và phát cho người nghèo”. Cùng với phong trào ''Tuần lễ vàng''. Hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, ở khắp các địa phương trên cả nước, Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc vận động nhân dân hưởng ứng lời kêu gọi. Một phong trào quyên góp, tổ chức “ngày đồng tâm”, “hũ gạo cứu đói”... được phát động mạnh mẽ. Trên tinh thần “tình làng nghĩa xóm”, hoạn nạn có nhau, chỉ sau một thời gian ngắn số lương thực cứu đói thu được khá nhiều, giải quyết kịp thời nhu cầu bức thiết của đời sống nhân dân. Từ đó giáo viên triển khai: Trong lớp chúng ta có các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn vì vậy chúng ta hãy cùng nhau chung tay thực hiện lời dạy của Bác Hồ mỗi ngày tiết kiệm 1 ngàn đồng bỏ vào heo đất của lớp. Phong trào này được cả lớp đồng tình và thực hiện. Cụ thể kết thúc năm học 2018 – 2019 lớp tôi đã góp được số tiền là 1.000.000 đồng, số tiền này đã trao cho 2 em học giỏi, biết vươn lên trong cuộc sống là Nguyễn Kim Ngọc và Nguyễn Thị Thêu trong buổi tổng kết cuối năm. c. Hiệu quả mang lại : Qua các việc làm cụ thể này các em đã được học bài học là sự gắn kết yêu thương giữa các bạn bè trong lớp, biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau theo tinh thần lá lành đùm lá rách. Biết giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn là mọt điều đáng trân quý bởi cho đi là nhận lại. Qua việc trải nghiệm thực tế phần nào học sinh cũng hiểu rõ hơn về những nỗi vất vả cực khổ của những người nông dân, từ đó thấy được hình ảnh của bố mẹ mình (vì đa số phụ huynh ở đây đều làm nông), mà từ đó sẽ cố gắng chăm chỉ học hành hơn. 4. Giáo dục"tôn trọng sự khác biệt" cho học sinh a.Mục tiêu: Đây là một nội dung mới về biểu hiện lòng nhân ái trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Bản chất của cuộc sống, của thế giới là sự đa dạng, phong phú, nhiều màu sắc. Mỗi người là một cá thể riêng biệt, độc đáo không trộn lẫn, không lặp lại. Ngay cả những cặp anh chị em sinh đôi, có cùng cha mẹ, cùng hưởng thụ một cách nuôi dưỡng, một nền giáo dục gia đình, cũng không hoàn toàn giống nhau, thậm chí sự khác biệt cũng rất rõ nét. Vậy làm sao có thể bắt người khác giống mình về sở thích, khiếu thẩm mĩ, quan điểm sống và nhiều thứ khác nữa? Do đó nhiệm vụ giáo viên là phải giáo dục cho học sinh vấn đề này. b. Thời gian thực hiện: Thực hiện trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm tháng 9, sau khi đã điều tra phong cách VAK theo NLP. c. Tiến trình thực hiện : Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để thực hiện. Sau đây là sử dụng phương pháp trò chơi Bước 1: Chơi trò chơi Ở NGOÀI KIA LÀ RỪNG RẬM (tham khảo trong cuốn Kỉ luật tích cực). Giáo viên in sẵn hình ảnh 4 con vật: sư tử, đại bàng, rùa, thỏ và dán 4 góc (có thể đổi con khác cũng được). Yêu cầu học sinh chọn 1 con mình muốn trở thành và đứng vào góc có dán hình con đó. Giáo viên phát tờ giấy ở nửa trên có in sẵn câu "Tại sao mình muốn thành sư tử?", nửa dưới in câu "Tại sao mình không muốn thành đại bàng, rùa, thỏ?". Tương tự cho 3 tờ giấy còn lại. Cho mỗi nhóm 5 phút liệt kê các lý do muốn và không muốn vào giấy. Bước 2: Mỗi nhóm cử đại diện lên đọc to lý do vì sao nhóm mình thích vật đó (ví dụ thích sư tử vì nó oai phong dũng mãnh), cử 1 em tình nguyện viên đọc 3 tờ giấy còn lại nêu lý do không thích con sư tử (vì nó hung hăng, tạo cảm giác sợ hãi...). Tương tự như thế cho 3 con vật còn lại. Đảm bảo bước này cả lớp cười rần rần vì những lý do trời ơi đất hỡi kiểu như : "tớ không ưa con rùa vì nó chậm chạp mà thời 4.0 chậm thì lấy gì ăn", Bước 3: Hỏi học sinh học được bài học gì qua trò chơi vừa rồi. Các em sẽ trả lời được: Con vật mà em thích có khi bạn ghét, ít nhất có 4 cách nhìn khác nhau về 1 con vật cả tốt lẫn xấu. Giáo viên sẽ chốt bài học: Có nhiều cách để nhìn nhận một ai đó, điều mình không thích ở người này thì có khi ai đó lại thấy điều đó là tốt, giả sử mỗi bạn trong lớp mình là một con vật thì sẽ có gần mấy chục cách nhìn khác nhau về ai đó, mỗi người đều có ưu và khuyết điểm riêng, nên nhìn thấy điều tốt của bạn thì mới gần gũi nhau, lớp mới thành một tập thể đoàn kết được. Bước 4: Giáo viên chuẩn bị sẵn các thẻ nhỏ, mỗi thẻ ghi tên 1 bạn và phát thẻ ngẫu nhiên trong lớp. Ai nhận được thẻ có tên bạn viết trong thẻ thì hãy viết vào mặt sau 1 điều tốt mà mình nhìn thấy ở bạn. Sau đó chạy quanh lớp tìm bạn và trao thẻ, bắt tay nhau nói "mình thích điều đó ở bạn". Bước này em thấy có nhiều em phấn khích khi đọc được nhận xét từ bạn mình, có em cảm động đứng như trời trồng hỏi "ủa tui tốt thiệt vậy hả". d. Hiệu quả mang lại : Mỗi một con người sinh ra đều bình đẳng như nhau, mỗi người có một thế mạnh khác nhau không ai giống ai tạo nên một màu riêng cho bản thân họ, từ đó sẽ vẽ nên một bức tranh đa sắc màu cho toàn bộ con người trên thế giới. Cũng như xuân, hạ , thu đông, mỗi một mùa có đặc điểm riêng vậy, nhưng tất cả đều bổ sung hổ trợ cho nhau để tạo nên một thể thống nhất cho thiên nhiên tươi đẹp, đa dạng, phong phú. Cho nên chúng ta cần phải tôn trọng sự khác biệt đó của họ. Từ đó học sinh sẽ thấy được trong lớp cần phải yêu thương nhau, không khinh rẽ, chia rẽ ai, tất cả đều bình đẳng với nhau tạo nên một tập thể thống nhất và đoàn kết. III/ KẾT QUẢ Trong công tác chủ nhiệm cùng với việc giáo dục kĩ năng sống, đạo đức, giáo dục lòng nhân ái cho học sinh đã mang lại một số kết quả nhất định cho lớp tôi chủ nhiệm. Học sinh trong lớp đoàn kết yêu thương nhau, ngoan ngoãn, không vi phạm nội quy nhà trường. Hàng tuần tổng kết thi đua luôn đạt thứ hạng nhất, nhì. Ảnh một góc của lớp học về các tính cách của mỗi học sinh tự chọn tạo nên vườn tâm hồn Bên cạnh những kết quả định lượng như trên thì tôi còn nhận được ở các em là sự yêu thương chân thành của các em giành cho nhau, của các em đối với phụ huynh, của các em đối với tôi và đó là những tình cảm trân quý nhất, là những thứ kết quả mà không thể cân đo đong đến được. Và tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Những gì đến với trái tim sẽ nhận lại được bằng trái tim. IV. KẾT LUẬN Người Việt Nam ta từ xa xưa đã có câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân" hay "Lá lành đùm lá rách", đó là những lời răn dạy của cha ông muốn nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương lẫn nhau. Tương thân tương ái hay chính là lòng nhân ái là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta bao đời nay, lòng nhân ái là một trong những biểu hiện tình cảm tốt đẹp. Nó gắn kết con người gần với nhau hơn, tạo dựng những mối quan hệ xã hội bền vững. Lòng nhân ái, thực ra không phải thứ tình cảm gì đó xa xỉ mà đó chính là những tình cảm được xuất phát từ trái tim một cách chân thành nhất. Lòng nhân ái là sự cho đi mà không cần so đo tính toán thiệt hơn, cũng không mong cầu sẽ được nhận lại, lòng nhân ái đơn giản là những hành động chia sẻ, giúp đỡ và cảm thông lẫn nhau. Lòng nhân ái luôn có sẵn trong tâm hồn mỗi con người, có chăng là chúng ta đã đánh thức nó dậy hay chưa mà thôi, ai cũng có thể có lòng nhân ái và ai cũng có thể trao đi lòng nhân ái đó dành cho mọi người xung quanh. Không cần phải là những việc làm to tát, lòng nhân ái hiện diện xung quanh cuộc sống thường ngày của chúng ta. Từng lời nói, cử chỉ, hành động và biểu hiện của chúng ta đều có thể là công cụ trao đi lòng nhân ái tới mọi người, đơn giản như giúp đỡ người già đi bộ qua đường lúc đèn đỏ, giúp người hỏng xe giữa đường, cho người khác đi nhờ xe,... đó là một số trong vô vàn những sự việc diễn ra hàng ngày. Trên phạm vi rộng hơn, lòng nhân ái là khi giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn như xây nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào vùng thiên tai, lũ lụt, xây dựng trường học cho các em vùng sâu vùng xa,... Đó là những chương trình, hành động rất thiết thực mà rất nhiều những cơ quan, tổ chức và Nhà nước ta đã và đang thực thi, tất cả vì mục đích trao đi yêu thương, giúp đỡ và sẻ chia mang niềm vui hạnh phúc đến những số phận kém may mắn. Lòng nhân ái giữa đồng bào với nhau chính là sức mạnh giúp đất nước ta trải qua biết bao cuộc chiến tranh, là nền tảng vững chắc đưa nước ta hiên ngang tiến bước sánh vai với các cường quốc năm châu. Con người có sự gắn kết và yêu thương lẫn nhau sẽ tạo nên một khối đoàn kết dân tộc vững mạnh và sẽ không có kẻ thù nào có thể xâm phạm tới PHẦN III. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN 1. Điều kiện về cơ sở vật chất Nhà trường cần trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, bảng tương tác, máy chiếu, mua các phần mềm để giáo viên tiếp cận với công nghệ trong thời đại mới. 2. Điều kiện về con người Giáo viêm chủ nhiệm phải có tâm, thật sự nhiệt huyết, yêu người yêu nghề, phải thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin lồng ghép trong các tiết sinh hoạt chủ nhiệm theo chủ đề. PHẦN IV. LỢI ÍCH THU ĐƯỢC CỦA SÁNG KIẾN - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Xã hội vẫn tồn tại những người không có lòng nhân ái, họ chỉ sống cho riêng cá nhân mình, mọi việc làm, suy nghĩ và hành động chỉ cốt lấy lợi ích cho bản thân mà không quan tâm đến người khác. Con người không có lòng nhân ái chỉ là người nhỏ nhen, ích kỷ và vô tâm, đi ngược lại với nhân cách con người. Một xã hội chỉ toàn những người không có lòng nhân ái, xã hội đó sẽ luôn xảy ra mâu thuẫn, bất hòa và xung đột, không thể tồn tại lâu dài chứ chưa nói đến việc phát triển. Vì vậy, dù là một hành động nhỏ thôi, chúng ta hãy cùng trao đi lòng nhân ái của mình, đem lòng nhân ái của mình lan tỏa và lay động đến mọi người, cùng nhau sống trong yêu thương, xây dựng xã hội văn minh và phát triển bền vững. Vì vậy, qua đề tài tôi đã giáo dục được cho các em hiểu thế bào là lòng nhân ái, vì sao phải có lòng nhân ái, và đã gắn kết được sự yêu thương đoàn kết lẫn nhau trong lớp. Đã giáo dục được cho các em tình yêu thương ông bà cha mẹ, và đặc biệt là sự tôn trọng sự khác biệt của những người khác. Đất nước ta còn đang trong quá trình phát triển, còn nhiều khó khăn chồng chất, gìn giữ và phát huy truyền thống nhân ái cho học sinh, cho thế hệ trẻ chính là củng cố sức mạnh cho khối đại đoàn kết dân tộc trước các thế lực thù địch bên ngoài. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử: + Đánh giá tổ chuyên môn Trường TH&THCS Thanh Lương + Đánh giá của Trường TH&THCS Thanh Lương - nơi chúng tôi áp dụng sáng kiến XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG - Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. PHỤ LỤC 1 GIÁ TRỊ CUỘC SỐNG ( LIVING VALUES) 1. Giá trị cuộc sống là gì? Giá trị cuộc sống ( hay giá trị sống) là những điều chúng ta cho là quý giá, là quan trọng, là có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người. Giá trị sống trở thành động lực để người ta nỗ lực phấn đấu để có được nó. 2.Tại sao chúng ta phải học giá trị sống? Có những giá trị sống đích thực, trở thành những giá trị chung cho nhiều người và toàn xã hội như lòng trung thực, hoà bình, tôn trọng, yêu thương, công bằng, tình bằng hữu, lòng vị tha. Không phải ai cũng nhận đúng giá trị của cuộc sống. Có người cho rằng trở thành người giàu có mới là "giá trị đích thực". Có người lấy danh vọng làm thước đo giá trị. Vậy là họ cố gắng bằng mọi cách để có được những chức vị nào đó. Nhưng khi những chức vị ấy mất, bị tước bỏ, con người trở nên "trắng tay", vô giá trị. Có người coi sự nhàn hạ là giá trị cuộc sống. Họ trốn tránh trách nhiệm, lười lao động, chọn những công việc, nghề nghiệp không vất vả. Cuối cùng, họ chẳng làm được gì cho bản thân và xã hội. Vậy là các bạn đã nhận nhầm giá trị ảo, coi đó là giá trị đích thực. Vì vậy, học tập để nhận diện đúng đâu là giá trị đích thực của cuộc sống là điều cần thiết với tất cả mọi người. 3. Giá Trị Sống theo unesco 3.1.Hòa Bình Hòa Bình không đơn giản chỉ là vắng bóng chiến tranh, mà là khi chúng ta đang sống hòa thuận và không có sự tranh đấu với nhau. Hòa Bình còn có nghĩa là sống với sự tĩnh lặng và thư thái của nội tâm. 3.2 Tôn trọng Tôn trọng trước hết là Tự Trọng là biết rằng tự bản chất bạn cũng là người có giá trị như bất kỳ người nào khác. Một phần của tự trọng mà nhận biết những phẩm chất của chính bản thân mình. Tôn trọng chính bản thân mình là lên tàu làm tan trường về sự tình cải nhau. Khi chúng ta tôn trọng chính mình thì cũng sẽ dễ dàng để tôn trọng người khác hơn, và những ai biết tôn trọng sẽ nhận lại được sự tôn trọng. 3.3.Hợp tác Hợp tác là khi mọi người biết l
Tài liệu đính kèm: