Giải quyết vấn đế:
Có thể nói việc sử dụng nguyên vật liệu mở trong việc tổ chức các hoạt động không có gì mới đối với GV chúng ta. Nhưng làm thế nào cho hiệu quả, phát huy hết khả năng sáng tạo và tưởng tượng ở trẻ mới là điều cần quan tâm. Trước tiên ta cần lưu ý những vấn đề sau:
• Nguyên vật liệu phải thật đơn giản (rẻ tiền, dễ tìm, an toàn.)
• Nguyên vật liệu dễ thực hiện (cô và cháu có thể cùng làm)
• Cuối cùng nó phải được sử dụng thật hiệu quả ( sử dụng xuyên suốt được qua nhiều hoạt động khác nhau)
Khó khăn cần giải quyết ở đây: Là khi có đầy đủ các nguyên vật liệu rồi ta sẽ làm cách nào để phát triển tưởng tượng cho trẻ và giúp trẻ hoạt động sáng tạo theo sự tưởng tượng đó.
Hướng giải quyết như sau:
• Bước 1: Sưu tầm các nguyên vật liệu cần cho hoạt động
• Bước 2: Làm các vật liệu rời
• Bước 3: Tổ chức hoạt động.
Cụ thể như giờ hoạt động LQVH truyện “ Ông cây già”
• Bước 1: Sưu tầm các NVL như cành khô, ống hút, những đồ chơi nhỏ nhẹ, vải vụn, bao xốp.
• Bước 2: Làm vật liệu rời từ các nguyên vật liệu sưu tầm
Ghép các cành khô tạo thành các cây với các tư thế khác nhau
Thắt nơ từ ống hút, vải vụn, xỏ dây cho đồ chơi cắt hoa từ giấy, bao xốp.
• Bước 3: Tổ chức hoạt động
Dùng những cây khô để tạo thành mô hình để kể chuyện : “Ông cây già”
Gợi ý để trẻ phát triển tưởng tượng như làm thế nào để cây già có thể biến thành cây có sức sống kỳ diệu (như trò chuyện với cây, tưới nước, nhảy múa, vuốt ve cây, làm đẹp, trang trí cây.)
Hoạt động sáng tạo theo sự tưởng tượng: Trẻ sẽ chọn những nguyên vật liệu rời đã chuẩn bị để làm đẹp cho cây, sau đó có thể chơi với cây tùy theo sự tưởng tượng và sáng tạo của từng nhóm trẻ.
Cách giải quyết trên đây cũng là những gì tôi đã thực hiện trên trẻ và cho kết quả rất tốt.
Kết quả đạt được:
_ Với nguyên vật liệu đơn giản nhưng lại tổ chức được nhiều hoạt động khác nhau và xuyên suốt.
_Từ đó MĐYC chính đạt được hiệu quả cao, trẻ được hoạt động sáng tạo và phát triển tưởng tượng tốt, thêm một cái mới nữa là cảm xúc của trẻ phát triển tốt, trẻ còn biết giao lưu tình cảm với đồ vật, cây cỏ rất hồn nhiên và dễ thương.
_ Qua đó ta có thể giáo dục trẻ về các mối quan hệ giao lưu tình cảm khác.
Sở Giáo Dục Đào Tạo Tp HCM Trường MNBCTH 19/5. Giáo viên: Hồ Thu Thảo Lớp:Chồi 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. Đề tài: Biện pháp phát triển khả năng sáng tạo của trẻ thông qua việc sử dụng các nguyên vật liệu mở. A.Đặt vấn đề: Hiện nay khi thực hiện chương trình đổi mới điều khó khăn nhất đối với chúng ta Là làm thế nào để hoạt động thật đơn giản, nhưng lại đạt hiệu quả cao. Một trong những yếu tố để làm được điều đó là biết tận dụng các nguyên vật liệu để tổ chức cho trẻ hoạt động. Và đó chính là lý do tôi muốn giới thiệu đến các bạn: “Biện pháp phát triển khả năng sáng tạo của trẻ thông qua việc sử dụng các nguyên vật liệu mở”. Ý tưởng này nảy sinh từ việc tổ chức hoạt động của lớp. B. Giải quyết vấn đế: Có thể nói việc sử dụng nguyên vật liệu mở trong việc tổ chức các hoạt động không có gì mới đối với GV chúng ta. Nhưng làm thế nào cho hiệu quả, phát huy hết khả năng sáng tạo và tưởng tượng ở trẻ mới là điều cần quan tâm. Trước tiên ta cần lưu ý những vấn đề sau: Nguyên vật liệu phải thật đơn giản (rẻ tiền, dễ tìm, an toàn...) Nguyên vật liệu dễ thực hiện (cô và cháu có thể cùng làm) Cuối cùng nó phải được sử dụng thật hiệu quả ( sử dụng xuyên suốt được qua nhiều hoạt động khác nhau) Khó khăn cần giải quyết ở đây: Là khi có đầy đủ các nguyên vật liệu rồi ta sẽ làm cách nào để phát triển tưởng tượng cho trẻ và giúp trẻ hoạt động sáng tạo theo sự tưởng tượng đó. Hướng giải quyết như sau: Bước 1: Sưu tầm các nguyên vật liệu cần cho hoạt động Bước 2: Làm các vật liệu rời Bước 3: Tổ chức hoạt động. Cụ thể như giờ hoạt động LQVH truyện “ Ông cây già” Bước 1: Sưu tầm các NVL như cành khô, ống hút, những đồ chơi nhỏ nhẹ, vải vụn, bao xốp... Bước 2: Làm vật liệu rời từ các nguyên vật liệu sưu tầm Ghép các cành khô tạo thành các cây với các tư thế khác nhau Thắt nơ từ ống hút, vải vụn, xỏ dây cho đồ chơi cắt hoa từ giấy, bao xốp.. Bước 3: Tổ chức hoạt động Dùng những cây khô để tạo thành mô hình để kể chuyện : “Ông cây già” Gợi ý để trẻ phát triển tưởng tượng như làm thế nào để cây già có thể biến thành cây có sức sống kỳ diệu (như trò chuyện với cây, tưới nước, nhảy múa, vuốt ve cây, làm đẹp, trang trí cây...) Hoạt động sáng tạo theo sự tưởng tượng: Trẻ sẽ chọn những nguyên vật liệu rời đã chuẩn bị để làm đẹp cho cây, sau đó có thể chơi với cây tùy theo sự tưởng tượng và sáng tạo của từng nhóm trẻ. Cách giải quyết trên đây cũng là những gì tôi đã thực hiện trên trẻ và cho kết quả rất tốt. Kết quả đạt được: _ Với nguyên vật liệu đơn giản nhưng lại tổ chức được nhiều hoạt động khác nhau và xuyên suốt. _Từ đó MĐYC chính đạt được hiệu quả cao, trẻ được hoạt động sáng tạo và phát triển tưởng tượng tốt, thêm một cái mới nữa là cảm xúc của trẻ phát triển tốt, trẻ còn biết giao lưu tình cảm với đồ vật, cây cỏ rất hồn nhiên và dễ thương. _ Qua đó ta có thể giáo dục trẻ về các mối quan hệ giao lưu tình cảm khác. C. Kết thúc vấn đề: Từ việc sử dụng NVL là những cành cây khô cho các hoạt động rất có hiệu quả, tiếp tục với các nguyên vật liệu với giấy và nước, tôi và các bé sẽ làm ra những quả bầu quả bí đơn giản, sử dụng nó để kể chuyện rối trang trí những nét ngộ nghĩnh, cũng trò chuyện với chúng và sử dụng trong các hoạt động khác khiến trẻ rất tích thú. Nguyên vật liệu mở là nguồn nguyên liệu vô cùng đa dạng và phong phú có thể giúp ta tổ chức các hoạt động cho trẻ, hãy tận dụng tối đa những gì có xung quanh ta bạn nhé! thật đơn giản vì dễ tìm và dễ làm... nhưng lại cho hiệu quả cao trong việc phát triển tưởng tượng, sáng tạo và cảm xúc ở trẻ.
Tài liệu đính kèm: