Một số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi tại lớp lá 4 trường mầm non Ea Na

Một số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi tại lớp lá 4 trường mầm non Ea Na

Hệ thống câu hỏi bài tập giáo viên đặt ra câu hỏi dựa trên tri giác và trí nhớ tái tạo của trẻ nhằm ghi nhận những kiến thức của đối tượng yêu cầu trẻ miêu tả những kiến thức mà trẻ vừa quan sát hay nhắc lại nhiệm vụ của giáo viên.

Ví dụ: Có bao nhiêu con? Hai nhóm như thế nào với nhau? Tại sao không bằng nhau? Muốn bằng nhau làm thế nào?

Câu hỏi tái tạo có nhận thức nhằm giúp trẻ nắm vững và củng cố những kiến thức một cách sâu sắc hơn.

Ví dụ: Tìm và chọn thêm con vật, bông hoa cho đủ số lượng 5 (Số lượng của tiết học và phù hợp với chủ đề)

Câu hỏi sáng tạo có nhận thức nhằm giúp trẻ sử dụng những kiến thức đã nắm được để giải quyết tình huống hay nhiệm vụ khác nhau.

 

doc 24 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 3123Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi tại lớp lá 4 trường mầm non Ea Na", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ thống các khái niệm về kiến thức toán học cơ bản, ban đầu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ trực quan đến hình tượng,... Đồng thời chỉ ra mối quan hệ tương ứng kiến thức giúp trẻ hiểu và có khả năng vận dụng kiến thức của trẻ thông qua các hoạt động học, hoạt động chơi để góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.
Tình hình của lớp: tổng số trẻ trong lớp: 26 trẻ; nữ: 10 trẻ; dân tộc: 1 trẻ; nữ dân tộc: 1 trẻ.
Bảng khảo sát chất lượng về biểu tượng số lượng của trẻ lớp lá 4 trước thực nghiệm năm học 2017 – 2018 như sau:
STT
Khảo sát về thực hành về số lượng, con số, phép đếm
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỉ lệ
Số trẻ
Tỉ lệ
1
Đếm đúng số lượng
11/26
42%
15/26
58%
2
So sánh thêm, bớt
9/26
35%
17/26
65%
3
Chia nhóm đối tượng
9/26
35%
17/26
65%
	- Ưu điểm:
	Một số trẻ đã biết sử dụng được một số kỹ năng cơ bản về máy tính, có các kỹ năng xác định số lượng, đếm, thêm bớt, chia nhóm...
	Được sự quan tâm của BGH nhà trường, các cấp lãnh đạo, ban ngành và hội cha mẹ học sinh. Trong lớp bố trí đủ 2 giáo viên trên một lớp, sự giúp đỡ của chuyên môn, đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho tôi tham dự các buổi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn và đi dự giờ chuyên đề do phòng GD&ĐT huyện, cụm chuyên môn tổ chức.
	Lãnh đạo trường thường xuyên thăm lớp, dự giờ giáo viên trong trường để góp ý, rút kinh nghiệm.
Có nhận thức sâu sắc về môn làm quen với toán, luôn nhiệt tình, linh hoạt, tìm tòi sáng tạo, lắng nghe góp ý của chuyên môn đồng nghiệp trên thực tế và lý thuyết.
	Nghiêm túc thực hiện chuyên đề, nắm vững phương pháp bộ môn, yêu cầu các tiết, từng độ tuổi.
	Trẻ cùng dộ tuổi, yêu thích đến trường, gần gũi với giáo viên.
	Một số cha mẹ trẻ đã quan tâm đến giáo dục con ngay từ lứa tuổi mầm non đặc biệt là cho trẻ làm quen với toán.
	- Hạn chế:
Đồ dùng trong việc dạy trẻ chưa có sự sáng tạo.
Việc hiểu và tự làm theo yêu cầu của trẻ trong việc thêm bớt, chia tách đối tượng còn hạn chế.
Sự quan tâm, kiểm tra của cha mẹ trẻ đến trẻ còn chưa nhiều nên việc học ở nhà của trẻ bị sao nhãng gây khó khăn cho việc phối hợp.
Về bản thân còn lung túng trong việc xử lý tình huống, lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp với trẻ.
- Nguyên nhân thành công của thực trạng:
Giáo viên nắm vững phương pháp của môn làm quen với toán.
Được sự quan tâm ủng hộ của ban giám hiệu, đồng nghiệp, sự nhiệt tình của bản thân, lựa chọn được các biện pháp phù hợp với trẻ.
Trẻ đến lớp đều được tham gia các hoạt động làm quen với toán do giáo viên tổ chức.
- Nguyên nhân hạn chế:
Cơ sở vật chất còn thiếu, đồ dùng chưa sáng tạo, giáo viên còn hạn chế trong công nghệ thông tin.
Chưa sáng tạo trong hình thức tổ chức các hoạt động làm quen với toán.
Một số trẻ ở xa bố mẹ, ở với ông bà từ nhỏ ít được quan tâm và tiếp xúc nhiều với thế giới xung quanh nên trẻ còn nhút nhát, chưa quan tâm đến việc học của trẻ.
	3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
	a) Mục tiêu của giải pháp
Lên kế hoạch, xác định loại tiết phù hợp, lấy trẻ làm trug tâm làm kích thích trẻ phát triển về tư duy lôgic, số lượng, con số đòi hỏi trẻ phải tập trung suy nghĩ, giúp trẻ nhanh nhạy, có tư duy tốt, khả năng tập trung cao.
Tổ chức các hoạt động làm quen với toán giúp trẻ có khả năng ghi nhớ, nhận biết con số, số lượng, khả năng đếm tốt, đếm liên tục.
Lồng ghép vào các tiết học, trò chơi tạo cho trẻ hứng thú trong các hoạt động, có thể suy nghĩ, giải quyết các tình huống trong hoạt động khác, trẻ được củng cố kiến thức mọi lúc, mọi nơi, hình thành biểu tượng toán học vào cuộc sống.
Sử dụng đồ dùng trực quan, hệ thống câu hỏi tạo hứng thú, gây sự chú ý của trẻ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức chính xác, trọn vẹn, phấn khởi.
 b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
Biện pháp 1: Lên kế hoạch, xác định loại tiết để chọn phương pháp thích hợp, lấy trẻ làm trung tâm.
Thực hiện trên kế hoạch, trên tiết học là hoạt động chủ đạo của trẻ, giáo viên là người hướng dẫn, gợi ý, kích thích trẻ họat động, sáng tạo tích cực.
Ví dụ: Trẻ đếm đến 8, nhận biết các nhóm có 8 đối tượng. Nhận biết số 8. Chủ đề “Thế giới động vật” chủ đề nhánh “Con vật đáng yêu quanh bé” giáo viên phải chuẩn bị cho mỗi trẻ 8 con vật đẹp, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để tạo sự phát triển trí lực cho trẻ nhận biết các dấu hiệu trong bản chất của cách đếm, cách thêm bớt nhằm giúp trẻ nhấn mạnh tính bất biến của môn học thì giáo viên phải dùng lời nói dễ hiểu, gần gũi với trẻ để khơi ngợi trẻ chú ý và suy nghĩ.
Ví dụ: Giáo viên soạn trên giáo án điện tử, ở trong mỗi chuồng có 5 hoặc 7 và 8 con chó, con gà, con vịt, con mèo Ôn gợi nhớ giáo viên cho trẻ lên tìm “con vật bé yêu” có số lượng là 7 và chọn số tương ứng, nếu trẻ chọn đúng con vật có số lượng 7 thì có tiếng vỗ tay và khen trẻ chọn đúng rồi còn trẻ chọn sai thì hiện lên hình mặt người khóc và nói “tiếc quá bé chọn nhầm rồi”. Ngoài ra ở mọi hoạt động trong ngày giáo viên luôn lồng ghép để trẻ đếm, tổ chức cho trẻ chơi hoạt động góc ở mỗi góc có 8 trẻ, giờ ăn một bàn có 8 trẻ, tổ chức trò chơi một nhóm 8 bạn chơi.
→ →
* Quá trình thực hiện cần chú ý đến những yêu cầu sau:
Theo phương pháp đổi mới lấy trẻ làm trung tâm, trẻ là chủ thể tích cực nên tôi đã áp dụng phương pháp này.
Ví dụ: Khi vào tiết học “Đếm 8 nhận biết các nhóm có 8 đối tượng. Nhận biết số 8”. Giáo viên cho trẻ ôn số lượng 7, chuẩn bị tiết mục văn nghệ chọn 7 trẻ lên biểu diễn, cho trẻ chọn số quà tương ứng với bạn mang tặng, cho trẻ tìm chữ số tương ứng ở góc “bé học chữ số” trong lớp. 
Bài mới: Tổ chức cho trẻ luyện tập cả lớp thực hiện cùng bài hướng dẫn của cô để thời gian trẻ chơi trò chơi luyện tập nhiều hơn. 
Luyện tập cá nhân: Cho 2 - 4 trẻ thi đua nhau chọn mua con vật bé yêu có số lượng 8 đem nó về đúng nơi ở của nó.
Tổ chức trò chơi để cũng cố kiến thức số trẻ trong lớp cùng tham gia chơi: Trò chơi về đúng chuồng, chia lớp thành 4 đội, mỗi đội chọn một con vật yêu thích, cùng con vật đi kiếm ăn khi nào có hiệu lệnh của giáo viên trẻ chạy về chuồng có con vật đó có số lượng 8, nếu trẻ nào chạy sai thì con vật trẻ yêu không có chuồng. 
* Phát huy tính tích cực cho trẻ 
Giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ suy nghĩ và tự hành động, thậm chí còn để trẻ tự suy nghĩ cả bài mới là biện pháp kích thích gợi mở hướng dẫn để trẻ hoạt động tích cực (dựa vào sự nhận thức của học sinh).
Ví dụ: Khi trẻ bắt đầu hoạt động đếm đến 6 nhận biết các nhóm có 6 đối tượng, nhận biết số 6 thì giáo viên cần dạy trẻ tự tìm, tự đếm, tự xếp theo yêu cầu của giáo viên, trẻ biết tự nhận xét nhóm đồ dùng đồ chơi đó có số lượng là 6 và để tương ứng với nhóm đồ dùng đó trẻ tự tìm số 6 gắn vào, cô cho trẻ chọn đối tượng để tương ứng với số 6. Nhưng trên các tiết học tiếp theo sau khi trẻ đếm đến 6 nhận biết các nhóm có 6 đối tượng, nhận biết số 6, trẻ được học thêm bớt trong phạm vi 6 và chia nhóm 6 đối tượng thành 6 phần. Giáo viên có thể thiết kế tiết dạy thông qua các trò chơi để gây hứng thú ở trẻ và giúp trẻ nhớ lâu và quan trọng trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động. Ví dụ: Thiết kế bài dạy của giáo viên trên giáo án điện tử, nếu sử dụng đồ dùng trực quan thì đồ dùng cần đẹp ngộ nghĩnh, gần gũi với trẻ và phù hợp với chủ đề, còn phần thực hành của trẻ nên sử dụng thông qua trò chơi, luyện tập cá nhân cho trẻ chơi “ai nhanh hơn”, “ai tinh mắt” cô gọi 2 trẻ lên chơi cho trẻ tìm thêm con vật và đem nó về đúng với môi trường sống của chúng như cá sống dưới nước, voi sống trong rừng, gà sống trong nhà (giáo viên chuẩn bị ngôi nhà, rừng cây, hồ nước). Còn tổ chức trò chơi để luyện tập cả lớp như trò chơi “Ai nhanh tay” giáo viên chia lớp thành 3 tổ cho tổ 1 tìm con vật nuôi trong gia đình, tổ tìm con vật sống trong rừng, tổ 3 tìm con vật sống dưới nước và mỗi trẻ tìm đủ 6 con không cùng một loại (động vật nuôi trong nhà có gà, vịt, chó, mèo) có số lượng 6, cô cho trẻ thêm vào và bớt ra theo yêu cầu tổ chức cho 3 tổ thi đua nhau để trẻ hứng thú.
* Dạy học vừa sức 
Trên cở sở giáo viên phải cân nhắc lựa chon nội dung sao cho phù hợp, hợp lí giữa nội dung các kiến thức lí tính và cảm tính. Để đảm bảo tình vừa sức cho trẻ những kiến mới truyền đạt cho trẻ cần được phức tạp dần, được củng cố dần qua các bài tập luyện phong phú và được ứng dụng vào các dạng hoạt động khác nhau của trẻ như vậy sẽ giúp trẻ dễ dàng lĩnh hội kiến thức và kỹ năng tạo cho trẻ hứng thú học toán.
Ví dụ: Dạy trẻ thêm bớt trong phạm vi 6, dạy trẻ dạy trẻ đếm 6 đối tượng, cho trẻ thêm bớt tự do và trẻ nhận xét kết quả thêm bớt, cho trẻ bớt theo yêu cầu bớt 1, 2, 3... thêm vào 1, 2, 3... cho trẻ thêm bớt nhanh dần không theo thứ tự 6 bớt 2 còn mấy, 4 thêm 2 là mấy?
* Đảm bảo tính khoa học
Trên cơ sở của những khoa học toán học, tâm lí học và giáo dục học mầm non trong qua trình dạy toán cho trẻ cần đảm bảo sự thống nhất giữa các thao tác, kiến thức kỹ năng và thái độ thông qua các hoạt động giúp trẻ phổ thông ngôn ngữ về số lượng trong thực tế. Trong quá trình hình thành biểu tượng toán học về các hình dạng cần phải đảm bảo tính chính xác khoa học và tất cả mọi mặt như ngôn ngữ kí hiệu, hình vẽ. Kiến thức suy luận thông qua hoạt động mà tư duy và ý thức phát triển tốt. 
Biện pháp nhằm đảo bảo tính ý thức và phát huy tính tích cực của trẻ. 
Để đảm bảo tính ý thức và phát huy tính tích cực của trẻ trong quá trình lĩnh hội kiến thức cần dạy trẻ nhận biết những dấu hiệu nhận biết của đối tượng bằng cách thay đổi các dấu hiệu trong bản chất và giữ nguyên bản chất của đối tượng. Đồ dùng đa dạng màu sắc tươi sáng, sắp xếp đồ dùng trực quan ở nhiều vị trí khác nhau để trẻ đếm. Qua hiều cách đếm trẻ nắm bắt được các dấu hiệu đặc trưng của số lượng và có biểu tượng chính xác về chúng. Cần xác định mục đích yêu cầu để cung cấp đứng kiến thức của tiết đó, không dạy thêm bớt hay chia nhóm. Đồ dùng trực quan chính xác.
Biện pháp 2: Sử dụng đồ dùng trực quan
Tăng cường làm đồ dùng và chú trọng sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý, phù hợp với nội dung bài dạy, đồ dùng đa dạng màu sắc kích thước phong phú.
Biện pháp hữu hiệu giúp tiết học đạt kết quả là gây sự chú ý của trẻ bằng cách sử dụng đồ dùng trực quan đẹp kết hợp với sự khéo léo của giáo viên khi sử dụng đồ dùng trực quan giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách trọn vẹn, chính xác, phấn khởi.
Ví dụ: Giáo viên cùng trẻ tổ chức làm đồ dùng học tập vào buổi chiều cuối tuần, qua buổi làm đồ dùng giúp cô nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý và năng khiếu của trẻ hơn.
Đầu tuần giáo viên cho trẻ biết tuần này trẻ đang học chủ đề gì của tuần “Chú bộ đội” giáo viên hỏi trẻ thích tặng chú bộ đội món quà gì nhân ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam 22/12. Sau đó cô định hướng nguyên vật liệu như hộp sữa chua, hộp bánh đến cuối tuần giáo viên cùng trẻ thực hiện sử dụng nguyên vật liệu trẻ đem đến cùng làm, giáo viên cho trẻ chọn 5 bạn một nhóm, nhóm 1 rửa hộp sữa chua cho sạch, nhóm 2 lau hộp sữa chua cho khô, nhóm 3 chọn giấy màu giáo viên yêu cầu, nhóm 4 cùng giáo viên dán lá cờ và ngôi sao vào cây, nhóm 5 đổ cát và xi măng vào nước giáo viên chuẩn bị sẵn và cho trẻ trộn đều, nhóm 6 cho trẻ đổ hồ đã trộn vào trong hộp sữa chua rồi cắm cột cờ vào. Sau khi trẻ hoàn thành cho cho trẻ đếm xem trẻ làm được mấy cột cờ (7 cột cờ). Cho trẻ tham gia làm đồ chơi trẻ phấn khởi vui vẻ tích cực hoạt động gúp trẻ nhớ lâu hơn về nhà trẻ tự khoe với ba mẹ hôm nay con làm được gì. Qua đó nhằm giúp trẻ củng cố kiến thức kỹ năng đếm chính xác và nhớ lâu hơn. 
* Sử dụng vật mẫu 
Vật mẫu phải có màu sắc đẹp kích thước to, rõ về màu sắc, hình dạng.
Ví dụ: Dạy trẻ thêm bớt trong phạm vi 6 giáo viên nên sử dụng vật mẫu một số loại hoa, rõ về đặc điểm bên ngoài, màu sắc. Qua đó ngoài học toán cung cấp cho trẻ biết tên hoa, màu sắc của hoa, nhận dạng được một số loại hoa (Khuyến khích sử dụng hoa thật).
Biện pháp 3: Lồng ghép vào các tiết học khác và các trò chơi .
Thông qua các môn học khác lồng ghép đan cài các hoạt động. Thiết kế hình thức “Học mà chơi, chơi mà học” thông qua hình ảnh chơi nhẹ nhàng để trẻ hứng thú và tích cực hoạt động thì hiệu quả học đếm tốt hơn.
Ví dụ: Trong tiết dạy trẻ mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6. Giáo viên lồng ghép vào hoạt động ngoài trời thông qua trò chơi dân gian và trò chơi tự do giáo viên chia lớp thành nhóm có 5 trẻ chơi trò chơi “Bẫy chuột” giáo viên hỏi có 6 bạn mà có 2 bạn làm bẫy còn mấy bạn làm chuột, nhóm có 3 bạn làm bẫy có mấy bạn làm chuột. Giáo viên lồng ghép vào hoạt động góc để trẻ nắm số 6 giáo viên cho trẻ chọn hoa theo màu và trong mỗi bông hoa giáo viên gắn số 6 cho trẻ nhận dạng, Ở mỗi góc chơi giáo viên cho 6 bạn một góc, ở góc nghệ thuật giáo viên cho trẻ tô vẽ nặn động vật nuôi trong gia đình có số lượng 6, ở góc học tập giáo viên cho trẻ đồ lại theo nét chấm mờ những nhóm con vật thêm vào cho đủ số lượng 6. Trong giờ làm quen văn học dạy thơ, khi gọi trẻ đọc thơ theo nhóm giáo viên có thể gọi 6 trẻ đọc một lần, đếm cuối buổi học giáo viên chuẩn bị chọn 6 trẻ đọc thơ hay, cho trẻ vỗ tay khen 6 bạn, mỗi bạn vỗ một tiếng (Trẻ biết vỗ 6 tiếng) trong quá trình trẻ vỗ tay trẻ đếm, nếu trẻ nào vỗ sai giáo viên chú ý và bồi dưỡng cho trẻ đó để trẻ học đếm tốt hơn. 
* Sử dụng trò chơi 
Tôi lồng ghép sử dụng các trò chơi, câu đố thơ ca để kích thích trẻ hoạt động. Ví dụ: Hoạt động góc ở góc nghệ thuật cho trẻ tô màu những con vật có số lượng 6, góc học tập cho trẻ tô theo nét chấm mờ những nhóm có con vật có số lượng 6. Cho trẻ cắt con vật hay tìm các con vật Trong đó có số lượng đúng với tiết học để dán và đóng thành album, có thể thực hiện vào giờ chơi tự do hay hoạt động góc hay các trò chơi như:
	Trò chơi: Thỏ tìm chuồng	
- Mục đích: Củng cố biểu tượng số lượng từ 1 - 10, củng cố kỹ năng đếm cho trẻ. Phát triển khả năng quan sát, so sánh, tính nhanh nhẹn, hoạt bát của trẻ.
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 4 chuồng, mỗi chuồng gắn các thẻ có chấm tròn khác nhau. Mỗi trẻ có 1 thẻ số tương ứng với số chấm tròn của 1 trong 4 chuồng. Khuôn viên chỗ chơi rộng.
- Cách tiến hành: Cho trẻ đi xung quanh như những chú thỏ đang đi tìm đồ ăn. Trên tay mỗi trẻ cầm một thẻ số tương ứng với số chấm tròn trên các chuồng thỏ. “bầy thỏ” vừa chạy nhảy trong vườn vừa hát bài “Trời nắng trời mưa”. Khi hát tới câu “Mưa to rồi! Nhanh nhanh đi về thôi!”, trẻ phải tìm được chuồng có số chấm tròn tương ứng với thẻ số của mình, nếu tìm sai hoặc chậm sẽ thua cuộc, phải nhảy lò cò.
Giáo viên cho trẻ chơi khoảng 4 – 5 lần. Sau mỗi lần cô thay đổi số chấm ở mỗi chuồng hoặc cho các trẻ thay đổi thẻ số cho nhau.
	Trò chơi: Chiếc nón kì diệu
- Mục đích: Củng cố biểu tượng số lượng từ 1- 10, củng cố kỹ năng đếm cho trẻ. Phát triển khả năng quan sát, so sánh, tính nhanh nhẹn, hoạt bát của trẻ.
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị vòng xoay chiếc nón kì diệu. Mỗi ngăn của vòng xoay gắn một số từ 1 đến 10. Các thẻ có chấm tròn từ 1 đến 10. Mỗi trẻ có 1 thẻ số.
- Cách tiến hành: Cho trẻ đứng thành hình vòng cung quay mặt về chiếc nón. Cô phổ biến cách chơi và luật chơi. Trên tay mỗi trẻ có một thẻ số tương ứng với các số có trên chiếc nón kỳ diệu. Khi cô xoay chiếc nón kỳ diệu. Chiếc nón xoay vào ô số nào thì trẻ có thẻ số tương ứng với ô số đó lên và chọn thẻ có chấm tròn tương ứng với thẻ số trẻ cầm trên tay. Nếu chọn sai là người thua cuộc sẽ bị phạt.
	Trò chơi: Ô cửa bí mật
- Mục đích: Củng cố biểu tượng số lượng từ 1 - 10, củng cố kỹ năng đếm cho trẻ. Phát triển khả năng quan sát, so sánh, tính nhanh nhẹn, hoạt bát của trẻ.
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một quả bóng và một ô khung gỗ chia làm nhiều ngăn, mỗi ngăn là một ô cửa có gắn số từ 1 đến 10. Một số tranh có vẽ đồ vật tương ứng với số gắn ở mỗi ngăn. 
- Cách tiến hành: Cho trẻ ngồi thành hình vòng cung quay mặt về ô cửa. Giáo viên phổ biến cách chơi và luật chơi. Giáo viên thả quả bóng vào ô phía trên khung cửa. Khi bóng rơi trúng vào ô cửa có số nào thì trẻ đồng thanh đọc to số đó lên. Đồng thời, ô cửa rơi ra một tranh có vẽ đồ vật. Trẻ đếm xem đồ vật trong tranh có trùng với số ở ô cửa không. 
Giáo viên tiến hành chơi khoảng 2 – 3 lần. Sau đó cho một số trẻ lên thả bóng để các bạn ở dưới nhận biết số.
Sử dụng lồng ghép vào các tiết học như trên tiết dạy tôi sử dụng các trò chơi, câu đố, thơ ca để kích thích trẻ hoạt động, lồng ghép một số môn học phù hợp như văn học, thể dục, tạo hình nhất là tổ chức các trò chơi mới lạ ở hoạt động chung. 
Biện pháp 4: Củng cố và làm quen kiến thức mọi lúc mọi nơi, dạy trẻ kiến thức hình thành biểu tượng toán học vào cuộc sống.
Ví dụ: Đồ dùng đồ chơi của trẻ tôi đều gắn ký hiệu là số: Ly uống nước của trẻ tổ có hoa màu xanh, tổ có hoa màu đỏ, tổ có hoa vàng mỗi bông hoa có số từ 1 đến 10 trẻ có một số làm ký hiệu, đến giờ uống sữa trẻ tự tìm ly của mình sau khi uống xong tôi quy định cho trẻ úp ly vào đúng nơi quy định. Khăn mặt của trẻ cũng treo theo tổ, khăn được thêu ký hiệu riêng của từng trẻ, khi trẻ treo khăn cũng treo theo số của mình, bạn A số 1 thì treo khăn ở móc số 1 và thứ tự đến bạn số 10 tất cả đồ dùng đồ chơi của trẻ đều có ký hiệu bằng số và khi cất cũng phải thứ tự. Qua đó để giúp trẻ nhận mặt số dễ dàng, ngoài ra trẻ biết học đếm trong khi trẻ lấy và cất đồ dùng. 5 trẻ trong tổ thay nhau kiểm tra sau khi bạn cất đồ dùng đồ chơi, cho trẻ đếm xem đủ đồ dùng đồ chơi không và bạn đã cất thứ tự đúng số của mình chưa, trẻ tự phát hiện những sai sót của bạn và cùng bạn sửa sai. Qua đó trẻ biết tự phục vụ bản thân tự rèn cho mình thói quen nề nếp và quan trọng nhất trẻ tự rèn kỹ năng đếm để biết cách thêm bớt trong phạm vi 10 một cách thành thạo nhanh nhẹn. 
Biện pháp 5: Sử dụng hệ thống câu hỏi.
Hệ thống câu hỏi giúp trẻ phát huy được tính tích cực sáng tạo, giúp trẻ nắm được kiến thức một cách lôgic, câu hỏi đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
Mỗi ngày dành 5 đến 10 phút trước và sau giờ đón trẻ để ôn tập bằng nhiều hình thức như đếm, thêm bớt, chia nhóm trong phạm vi 10. Khi thấy trẻ đạt yêu cầu nâng cao dần, cho cháu giỏi kèm cháu yếu để cùng đếm, nhận biết mối quan hệ hơn kém và cách chia thành 2 nhóm.
Kết hợp bài tập nhằm kích thích trẻ phát triển về trí lực của trẻ một cách hưng phấn dẫn dắt trẻ tự tìm ra kết quả, tự đưa ra kết luận khái quát bằng lời giáo viên cần đặt ra cho trẻ vào các tình huống có vần đề buộc trẻ phải suy nghĩ.
Ví dụ: Cho trẻ so sánh hai nhóm đồ vật để trẻ tự nhận xét về 2 nhóm đồ vật cô sử dụng một số câu hỏi gợi mở để trẻ suy nghĩ. Giáo viên hỏi 2 nhóm như thế nào với nhau? (Trẻ có thể trả lời 2 nhóm không bằng nhau, gợi ý cho trẻ khác trẻ lời nhóm nhiều hơn nhóm thì ít hơn) tại sao con biết 2 nhóm không bằng nhau? (Trẻ trả lời vì nhóm có 5, nhóm có 4 đối tượng, nhóm dư 1 nhóm thiếu 1). Trẻ tự suy nghĩ và tìm ra câu trả lời, và giáo viên là người động viên khuyến khích trẻ để trẻ được trình bày ý kiến của mình.
Hệ thống câu hỏi bài tập giáo viên đặt ra câu hỏi dựa trên tri giác và trí nhớ tái tạo của trẻ nhằm ghi nhận những kiến thức của đối tượng yêu cầu trẻ miêu tả những kiến thức mà trẻ vừa quan sát hay nhắc lại nhiệm vụ của giáo viên.
Ví dụ: Có bao nhiêu con? Hai nhóm như thế nào với nhau? Tại sao không bằng nhau? Muốn bằng nhau làm thế nào?
Câu hỏi tái tạo có nhận thức nhằm giúp trẻ nắm vững và củng cố những kiến thức một cách sâu sắc hơn.
Ví dụ: Tìm và chọn thêm con vật, bông hoacho đủ số lượng 5 (Số lượng của tiết học và phù hợp với chủ đề)
Câu hỏi sáng tạo có nhận thức nhằm giúp trẻ sử dụng những kiến thức đã nắm được để giải quyết tình huống hay nhiệm vụ khác nhau. 
Ví dụ: Trong bình hoa của con có bao nhiêu bông hoa, có bao nhiêu cành hoa? Muốn mỗi cành đều có bông hoa các con làm thế nào? Dùng đồ dùng gì thực hiện thêm bông hoa? (Dùng kéo và giấy màu cắt hoa, dùng bút chì đen và màu sáp vẽ tô thêm hoa, dùng giấy màu xé dán bông hoa, dùng kéo cắt hình ảnh bông hoa) 
Khi sử dụng câu hỏi giáo viên cần chú ý đặt câu hỏi phải ngắn gọn cụ thể đủ ý, nội dung câu hỏi phải vừa sức trẻ, các khái niệm trong câu hỏi phải quen thuộc với trẻ nên đặt nhiều dạng câu hỏi cho một vấn đề các câu hỏi phải có hệ thống, phải kích thích sự suy nghĩ của giáo viên, phải đặt câu hỏi mang tính đa dạng để mở rộng vốn từ cho trẻ, tập cho trẻ hiểu và sử dụng nhiều cách đặt câu hỏi để cho trẻ ứng dụng vào các tình huống khác nhau 

Tài liệu đính kèm:

  • doc05042018111546_skkn_Tuyet_toan.doc