Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu thực trạng công tác chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 - 6 tuổi bước vào lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu thực trạng công tác chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 - 6 tuổi bước vào lớp 1

B. Nội dung

I. Cơ sở lí luận:

Trong mỗi giai đoạn phát triển trẻ đều mang những đặc điểm đặc trưng. Việc

chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác là một sự chuyển biến mang tính nhảy

vọt có sự biến đổi cả về chất và lượng. Sự phát triển ở một giai đoạn nhất định vừa

là kết quả của giai đoạn trước đó vừa là tiền đề cho bước phát triển của giai đoạn

tiếp theo. Nếu trẻ được phát triển tốt ở giai đoạn này cũng chính là sự chuẩn bị tốt

cho giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên không phải trẻ em nào cũng dễ dàng thích nghi

được vào bước ngoặc này là một sự kiện quan trọng khiến các bậc cha mẹ và các

nhà giáo dục cần phải quan tâm. Một mặt là để giúp trẻ hoàn thiện những thành tựu

trong suốt thời kỳ mẫu giáo, mặc khác tích cực chuẩn bị cho trẻ có đủ điều kiện để

thích nghi với cuộc sống ở trường phổ thông với hoạt động chủ đạo là hoạt động

học tập.

II. Cơ sở thực tiễn

Rất nhiều phụ huynh lo lắng là thế nào để cháu vào lớp 1 học được vì cháu

còn khờ và chưa biết gì cả. Nhìn kết quả hiện tại của trẻ nhiều phụ huynh và bản

thân tôi cũng luôn trăn trở: Làm thế nào để trang bị cho tất cả các cháu một tâm thế

vững vàng khi bước vào lớp 1. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên

ngay từ đầu năm học tôi đã tìm ra một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào

lớp 1.

pdf 12 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 859Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu thực trạng công tác chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 - 6 tuổi bước vào lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khi tham gia các hoạt 
động. 
- Trường chúng tôi được đóng gần trường tiểu học Kim Đồng nên cháu được đi 
4 
thăm quan giao lưu với cô thầy và các anh chị học sinh lớp 1 nên trẻ đã bước nào 
đã làm quen và chuẩn bị cho mình tâm thế khi bước vào lớp 1. 
 1.2: Khó khăn: 
- Lớp tôi dạy có rất nhiều cháu bị suy dinh dưỡng nên về mặt thể lực cháu sẽ 
còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc đến trường với sự tự lập là chủ yếu. 
- Nhận thức của trẻ không đồng đều, nhiều trẻ trong lớp còn rụt rè, nhút nhát, 
chưa mạnh dạn trong giao tiếp. 
 - Phụ huynh đa số mong trẻ viết được, đọc được để phụ huynh an tâm vì luôn 
nghĩ đọc được, viết tốt thì mới vào lớp 1 học tốt được. 
- Một số cháu chưa được sự quan tâm của gia đình vì cho rằng bậc học mầm non là 
không quan trọng nên cho cháu nghĩ học rất tùy tiện mặc dù giáo viên chủ nhiệm 
và nhà trường đã có nhiều biện pháp để huy động trẻ đến trường. 
 2. Khảo sát thực trạng 
Để biết được chính xác khả năng học tập của trẻ ngay từ đầu năm tôi đã làm 
khảo sát lớp tôi chủ nhiệm gồm 39 cháu như sau : 
LV 
PT thÓ 
chÊt 
PT nhËn 
thøc 
PT ng«n 
ng÷ 
PT 
thÈm mü 
PTTC-
KNXH 
§¹t 32 = 82% 31= 79% 34=88% 35=89% 35 = 89% 
Ch-a 
®¹t 
 7= 18% 8 = 21% 5 = 12% 4=11% 4 =11% 
 3. Các biện pháp thực hiện 
Việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 giúp trẻ có kiến thức phổ thông để vào 
lớp 1 không chỉ yêu cầu trẻ nhận biết thành thạo 29 chữ cái, đếm thành thạo trong 
phạm vi 10 mà quan trọng hơn cả là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí 
tuệ, thẩm mỹ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Chuẩn bị tâm thế 
cho trẻ vào lớp 1, cần hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh 
lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù 
hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng 
cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. 
Biện pháp 1: Chuẩn bị về thể lực 
 Điều kiện vật chất ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập của người học 
sinh là thể lực. Thể lực phát triển tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những tư chất, 
những yếu tố sinh học với tư cách là tiền đề vật chất của sự phát triển nhân cách có 
cơ hội phát huy tác dụng. Trẻ có thể lực tốt, khỏe mạnh, tăng cân đều. da dẻ hồng 
hào tất cả các yếu tố này giúp trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động học tập và 
vui chơi đạt kết quả tốt nhất. Chuẩn bị về mặt thể lực cho trẻ không đơn thuần là sự 
chuẩn bị về lượng phát triển chiều cao và trọng lượng cơ thể mà còn là sự chuẩn bị 
về chất cụ thể là năng lực làm việc bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt 
mỏi của thần kinh, cơ bắp, độ khéo léo của bàn tay, tinh nhạy của các giác 
5 
quanĐể có được các phẩm chất đó, cô giáo cần tạo một chế độ sinh hoạt, ăn 
uống, nghỉ ngơi, luyện tậpcho trẻ một cách khoa học và hợp lý cả về thời gian 
cũng như phù hợp với đặc điểm phát triển riêng của từng trẻ. Giáo viên thực hiện 
đúng chế độ sinh hoạt trong một ngày từ đón trẻ đến trả trẻ: Thường xuyên tổ chức 
cho trẻ tập thể dục buổi sáng, tập đúng, đủ các động tác. Cho trẻ hoạt động ngoài 
trời: giáo viên cần tổ chức một cách khoa học nội dung bám sát theo từng chủ đề, 
cho trẻ chơi các trò chơi vận động thay đổi phù hợp độ tuổi, phù hợp chủ đề đang 
thực hiện. Tổ chức tốt các hoạt động chơi và hoạt động học, cho trẻ ngủ đúng giờ, 
ngủ sâu và đủ giấc. Quan tâm đến những trẻ khó ngủ, hay nói chuyện trong giờ 
ngủ. Khuyến khích, động viên trẻ tự xúc ăn, ăn hết xuất, ăn không quá lâu. Những 
trẻ ăn quá chậm tôi có biện pháp động viên trẻ như: tuyên dương vào cuối ngày nếu 
ngày đó trẻ ăn có nhanh hơn một chút, hoặc con ăn nhanh chiều cô cho cắm cờ, hoa 
bé ngoan. Mọi lúc mọi nơi tôi đều khuyến khích trẻ: con ăn nhiều sẽ có một cơ thể 
khỏe mạnh, thông minh học giỏi. Đặc biệt chú ý tư thế ngồi học của trẻ. Cần chú ý 
quan tâm đến những cháu ít vận động, chưa tham gia tích cực vào hoạt động. Ví 
dụ: Lớp tôi đầu năm có một số cháu: Quốc, Vân, Linh giờ học, giờ chơi đều rất thụ 
động, ngồi yên một chỗ, bạn rủ cũng không chơi. Tôi thấy vậy liền rủ 3 cháu cùng 
chơi với cô, hướng dẫn trẻ chơi, khuyến khích động viên từng trẻ, rồi rủ vài cháu 
khác cùng vào chơi. Sau vài lần như vậy cảm thấy cháu rất thích chơi, vui vẻ, tích 
cực, tính thụ động của trẻ đã biến mất từ lúc nào không biết. Tôi thấy rằng: Làm 
được tất cả các điều trên là ta đã chuẩn bị cho trẻ tốt về mặt thể lực. Trẻ được vận 
động hợp lý, ăn ngủ tốt sẽ có một thể lực tốt, trẻ khỏe mạnh, tăng cân đều, vận 
động tốt, ít ốm đau sẽ hạn chế được các bệnh truyền nhiễm và đặc biệt quan trọng 
là trẻ sẽ có một tinh thần tốt, rất tích cực tham gia vào các hoạt động mà cô giáo tổ 
chức. Có như vậy thì mới trang bị cho các cháu có một thể lực tốt để bước vào lớp 
1. 
Biện pháp 2: Chuẩn bị về mặt phát triển trí tuệ 
 Để chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ta phải đáp ứng được nhu cầu nhận thức của 
trẻ ở lứa tuổi này. Điều này được thực hiện thông qua các hoạt động học và hoạt 
động chơi ở trẻ. Thông qua hoạt động khám phá khoa học dạy trẻ biết các bộ phận 
của cơ thể người, tìm hiểu về động vật thực vật, một số hiện tượng tự nhiên. Khám 
phá về xã hội: tìm hiểu về bản thân, gia đình, họ hàng cộng đồng, tìm hiểu về 
trường lớp mầm non, tiểu học, một số nghề phổ biến trong xã hội, các danh lam 
thắng cảnh và các ngày hội, ngày lễCác kiến thức đó được trải dài trong 10 chủ 
đề trong năm. Rèn luyện các thao tác trí tuệ, kích thích những hứng thú đối với hoạt 
động trí óc như ham hiểu biết, kích thích khám phá những điều mới lạgợi mở, 
khuyến khích trẻ quan sát sự vật, hiện tượng xung quanh. Biết phát hiện, so sánh 
các đặc điểm riêng biệt của các sự vật hiện tượng (các con vật, cỏ cây, hoa lá, hiện 
tượng thời tiết) biết phán đoán, suy luận qua nhiều câu đố, trò chơi, chuyện 
kểgiúp trẻ hiểu biết thêm thế giới xung quanh. Rèn luyện sự tập trung chú ý, ghi 
nhớ có chủ định, linh hoạt trong việc sử dụng các thao tác trí tuệ, kích thích trẻ 
năng động, sáng tạo, ham tìm tòi khám phá. Khả năng định hướng trong không gian 
6 
và thời gian cũng là một biểu hiện của sự phát triển trí tuệ. Việc xác định được vị 
trí không gian, thời gian của các sự vật hiện tượng: mình đang ở đâu, vật ở trên 
dưới, trước sau, phải trái  dạy trẻ nhận biết đếm thành thạo đến 10, biết so sánh, 
thêm bớt tạo nhóm có số lượng 10, phân chia 10 đối tượng thành 2 nhóm và biết 
kết quả các nhóm. Nhận biết các chữ số 1-10 và các số liền trước, liền sau, cung 
cấp cho trẻ biết số chẵn, số lẻ được thể hiện trong hoạt động làm quen với toán. 
Nhận biết và phát âm thành thạo 29 chữ cái, nhận biết các chữ cái có trong từ, cụm 
từ, nhận biết các chữ cái thông qua trò chơi. 
Môi trường trang trí cũng rất quan trọng, góp phần giúp trẻ phát triển trí tuệ 
thông qua hoạt động chơi, học cùng cô, bạn. Ở lớp tôi có trang trí góc “Bé vui học 
toán” ở đó những đồ vật, con vật theo chủ đề, có số lượng thay đổi theo chương 
trình trẻ đang học. đặc biệt ở góc này tôi và trẻ cùng thực hiện, giống như trẻ đang 
chơi mà lại học. Hoạt động này trẻ vô cùng thích và đây là một góc mở của lớp tôi. 
Ví dụ: Tuần này trẻ học làm quen với toán đề tài: “Một tuần của bé” sau giờ học tôi 
cùng trẻ thực hiện góc này: cùng trẻ gắn thứ tự các ngày trong tuần : Thứ hai- thứ 
bachủ nhật. Hoặc tuần này cháu học “Bé đếm đến 9”, lớp đang thực hiện chủ đề 
“Động vật” tôi cùng các cháu thực hiện: Cùng gắn con vật có số lượng 8, 9 và cùng 
tìm chữ số tương ứng. Tôi luôn tổ chức chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ đúng thời 
gian biểu, không bao giờ cắt xén. Tổ chức các hoạt động một cách khoa học, có 
hiệu quả, thường xuyên sử dụng câu hỏi mở để phát triển tư duy cho trẻ. Ví dụ: Giờ 
học làm quen văn học: Câu chuyện “Ai đáng khen nhiều hơn” Ngoài câu hỏi đàm 
thoại theo nội dung câu chuyện tôi còn hỏi thêm: +Nếu cháu là Thỏ em cháu sẽ làm 
gì khi gặp Sóc và Nhím ?. +Qua câu chuyện cháu học được gì ở Thỏ anh ?...Hoặc 
giờ học: Khám phá khoa học: “Nước đối với đời sống con người” Tôi hỏi thêm: 
+Con làm gì để bảo vệ nguồn nước ? +Hàng ngày con tiết kiệm nước bằng cách 
nào ? Cung cấp kiến thức cho trẻ thông qua hoạt động học là chính ngoài ra còn 
cung cấp, nhắc nhở thường xuyên cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi để trang bị kiến thức 
và hình thành thói quen cho trẻ. 
Biện pháp 3: Chuẩn bị về tình cảm xã hội 
Dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ, ứng xử với mọi người xung quanh, lễ phép, kính 
trọng người lớn, đoàn kết thân ái với bạn bè, thông cảm thương xót những người 
bất hạnh. Biết được vị trí của mình trong gia đình và trong xã . Giáo dục hành vi và 
qui tắc ứng xử xã hội trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp, cộng đồng gần gũi, 
giáo dục trẻ biết quan tâm bảo vệ môi trường. Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình 
cảm với con người, sự vật và hiện tượng xung quanh. Là sự chuẩn bị rất cần thiết 
để giúp trẻ thích nghi tốt với môi trường học tập mới. Thông qua các hoạt động 
mang tính tập thể, trẻ làm quen dần với sinh hoạt trong nhóm bạn bè, qua đó làm 
nảy nở trẻ những động cơ xã hội tốt đẹp, hào hứng được đi học, được trở thành một 
người học sinh. Được trải nghiệm những câu chuyện kể, các trò chơi, sử dụng 
những đồ dùng học tập của lớp một, tham quan trường tiểu học..(chủ điểm trường 
tiểu học) giúp trẻ có những biểu tượng chính xác về trường phổ thông về các mối 
quan hệ giữa bạn bè, thầy cô giáo . Từ đó kích thích được sự háo hức đến trường 
7 
học tập của trẻ. 
 Hình thành những thói quen vệ sinh cá nhân, tính tự lập và khả năng tự phục 
vụ trong các công việc sinh hoạt hàng ngày vừa sức cũng là một khía cạnh quan 
trọng cho trẻ trước khi bước vào trường phổ thông. Ví dụ: Tập trẻ có thói quen lao 
động tự phục vụ như: Tự rửa mặt, chải răng hàng ngày, tự xếp bàn ghế giờ ăn, giờ 
học, nhặt rác trên sân trường, từ bê giường ngủ. Ở lớp tôi có trang trí góc lễ giáo, ở 
đó có những hình ảnh đẹp mang tính giáo dục cao như: Bé mời nước cho ông, bà, 
bé giúp đỡ ba mẹ, cụ già, biết vòng tay chào khách đến nhà, biết nhận quà bằng hai 
taythông qua góc đó giáo dục trẻ biết kính trọng, lễ phép với người lớn, giúp đỡ 
cụ già, em nhỏ, mọi người xung quanh. Ví dụ: Vào buổi chiều tôi cùng trẻ về góc lễ 
giáo. Tôi hỏi trẻ qua hình ảnh: + Hình ảnh gì ? Con có nhận xét gì về hình ảnh này 
? + Con đã làm được điều đó chưa?. + Con kể những việc tốt mà con đã làm ?. 
Những hình ảnh tôi luôn thay đổi thường xuyên, hình ảnh đẹp mắt có sức hấp dẫn, 
phù hợp độ tuổi đặc biệt phải có tính giáo dục cao. 
Biện pháp 4: Chuẩn bị về ngôn ngữ 
 Ngôn ngữ mẹ đẻ phát triển tốt là phương tiện quan trọng để phát triển trí tuệ và 
giúp cho việc tiếp thu kiến thức học tập tốt ở trường phổ thông. Hình thành và phát 
triển những kỹ năng nghe, nói, tiền đọc, tiền viết là rất quan trọng. Đó là nền tảng 
để trẻ hiểu về thế giới chữ viết và tiếp nhận nhiều tri thức mới. thông qua các hoạt 
động sinh hoạt, học tập, lao động, qua các buổi tham quan, dạo chơicần khuyến 
khích trẻ sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách thành thạo, mở rộng vốn từ về thế giới 
xung quanh. Tập cho trẻ biết diễn đạt những gì mình muốn nói một cách rõ ràng, 
mạch lạc, không nói ngọng, nói lắp. Trẻ có ngôn ngữ mạch lạc phát triển tốt thì 
đồng thời các quá trình tâm lý như tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, tri giác của trẻ 
cũng phát triển tốt. 
Bên cạnh đó chuẩn bị cho việc đọc, viết: như cho trẻ tiếp xúc với chữ viết trong 
môi trường xung quanh, nhận dạng và phát âm các chữ cái, tô chữ cái, từ, xem và 
nghe đọc các loại sách. Cho trẻ làm quen với cách đọc, hướng đọc, từ phải sang 
trái, từ dòng trên xuống dòng dưới, đọc truyện qua các tranh vẽ, đọc phải diễn cảm, 
các tranh vẽ phải đẹp và to, chữ viết rõ ràng. Dạy trẻ làm quen chữ cái thông qua 
giờ học: Làm quen chữ cái, tôi tổ chức giờ học không những đúng phương pháp mà 
còn phải phong phú qua các giờ học làm quen, trò chơi với chữ cái giúp trẻ nhận 
biết được 29 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt, nhận biết các chữ cái có trong 
từ, cụm từ. Cho trẻ làm quen với các kiểu chữ in thường, viết thường, in hoa viết 
hoa để làm tiền đề cho việc bước vào lớp một. Không những trong giờ học làm 
quen với chữ cái mà thông qua các hoạt động khác, mọi lúc mọi nơi ta cũng cần 
giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Do vốn từ của trẻ chưa phong phú, trẻ chưa có khả 
năng hiểu nghĩa của từ, khả năng tư duy còn hạn chế. Vì vậy tôi cho rằng một trong 
những hướng thiết thực cần chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp một là rèn luyện 
cho trẻ kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc. Tôi có thể rèn các 
kỹ năng trên thông qua giờ học: Làm quen văn học, khám phá khoa học, làm quen 
với toán, trong các giờ chơi và mọi lúc mọi nơi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Ví 
8 
dụ: Khi trẻ trả lời không trọn câu tôi sửa trẻ kịp thời, các giờ học luôn sử dụng các 
câu hỏi mở như: Theo con thì phải làm gì ? Con nghĩ như thế nào về điều đó ? Con 
có suy nghĩ gì qua câu chuyện vừa nghe ?...nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, trả lời 
trọn câu, đủ ý giúp trẻ dần dần phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên, hiệu quả. 
Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thông giờ chơi ở các góc: Tôi thường xuyên tổ chức 
cho trẻ chơi mỗi ngày ở các góc qua đó trẻ được trò chuyện, giao lưu cùng bạn, 
được giải quyết các tình huống đơn giản. Ví dụ: Trẻ chơi ở các góc phân vai, xây 
dựng nghệ thuật trẻ biết thể hiện vai cô bán hàng, người mua hàng như: Qủa cam 
này bao nhiêu tiền vậy chị ?. cám ơn chị nhéQua đó giúp trẻ biết đặt câu hỏi, trả 
lời trọn câu, đủ ý. Tôi luôn tham gia chơi cùng trẻ để nhắc nhở, động viên trẻ, đồng 
thời đặt ra nhiều câu hỏi giúp trẻ trả lời để làm giàu và phát triển vốn từ cho trẻ. 
Môi trường trang trí chữ viết cũng góp phần giúp trẻ nhận biết và phát triển ngôn 
ngữ. Ví dụ: Trong lớp tôi trang trí môi trường chữ rất phong phú như các cụm từ: 
“Bé làm đẹp môi trường, bé yêu trò chơi dân gian, bé cùng sáng tạo, bé học điều 
hay, bé vui học toán, bé cao lớn mỗi ngày” kèm theo hình ảnh phù hợp. Trong 
giờ học làm quen chữ cái kết thúc giờ học cho trẻ tìm những chữ đã học xung 
quanh lớp hoặc buổi chiều cho trẻ làm quen cụm từ, tìm chữ đã học . Môi trường 
chữ cái trong lớp vẫn có sự thay đổi theo hình ảnh từng chủ đề, thay đổi cụm từ 
trong lớp để tránh nhàm chán và trẻ được làm quen nhiều cụm từ mới. 
Biện pháp 5: Chuẩn bị một số kỹ năng cần thiết của hoạt động học tập và 
tinh thần 
Rèn luyện một số kỹ năng cơ bản của hoạt động học tập cần thiết như giúp cho 
trẻ biết cách cầm bút, cách đặt vở trong giờ học vẽ, mở sách, vở trong các lần học 
tập tô, làm quen với toán, tạo hình, tư thế ngồi đúng trong khi ngồi học, chơi. Giúp 
trẻ thích nghi với hoạt động học tập mới, tránh được những bỡ ngỡ ban đầu dễ gây 
cho trẻ những cảm giác sợ sệt, thiếu tự tin. Để đạt được những hiệu quả cần tạo 
điều kiện cho trẻ làm quen dần với môi trường học tập như: bố trí bàn ghế cho trẻ 
ngồi học cung cấp và cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với sách, truyện, bút, thước 
hướng dẫn trẻ cách sử dụng các dụng cụ học tập đó như thế nào cho đúng thông 
qua việc làm mẫu, quan sát và uốn nắn trực tiếp cho trẻ. Ví dụ: Trong giờ học vẽ 
một số cháu hay nhìn gần, ngồi sai tư thế. Tôi luôn chú ý và nhắc nhở thường 
xuyên, sửa ngay tư thế cho trẻ. Được chuẩn bị tốt về mặt tinh thần đối với trẻ cũng 
rất quan trọng. Trẻ có một tinh thần tốt, luôn luôn vui vẻ, thích thú trong mọi công 
việc, và đặc biệt là luôn vươn tới, luôn mong mỏi mình sẽ được đi học lớp 1 đó là 
một điều rất tốt. Vì vậy, tôi luôn động viên, khích lệ trẻ ngoan, biết vâng lời người 
lớn, hoàn thành các nhiệm vụ được người lớn giao cho. Chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 
trước khi vào lớp 1 được tiến hành thường xuyên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến 
phức tạp thông qua các trò chơi hay các hoạt động hấp dẫn mà trẻ yêu thích. Cần 
tránh nôn nóng, áp đặt ép buộc trẻ học trước những gì trẻ em được tiếp thu một 
cách bài bản ở trường phổ thông sau này. Bởi dễ gây ra cho trẻ những chán nản, 
chủ quan, chểnh mảng dần đến tiêu diệt hứng thú học tập ngay từ những buổi học 
ban đầu và gây ra không ít những khó khăn cho giáo viên tiểu học trong việc khắc 
9 
phục, uốn nắn những hậu quả sai lầm mà trẻ đã mắc phải. Trong giờ ăn, giờ chơi 
giáo viên tập cho trẻ biết sử dụng những đồ dùng một cách gọn gàng, khéo léo. Các 
nhà khoa học đã từng khẳng định: “Những vận động bằng tay của trẻ càng khéo 
léo, càng phong phú bao nhiêu càng dễ hình thành các thao tác trí tuệ bấy nhiêu.” 
 Biện pháp 6: Thực hiện tốt các chỉ số trong bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi 
 Như chúng ta đã biết: Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi nhằm hỗ trợ thực hiện 
chương trình giáo dục mầm non, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, 
chuẩn bị tâm thế cho trẻ em 5 tuổi vào lớp 1. Vào đầu năm học tôi căn cử 120 chỉ 
số trong bộ chuẩn để xác định mục tiêu giáo dục năm học. Từ mục tiêu năm, tôi 
phân bổ vào mục tiêu chủ đề, tuần cho phù hợp. Có những chỉ số tôi lấy làm đề tài 
của bài dạy, có những chỉ số nhắc nhở, hướng dẫn trẻ ở mọi lúc, mọi nơi để giáo 
dục trẻ. Các chỉ số được nhắc đến trong 10 chủ đề và thực hiện có hiệu quả từng chỉ 
số, nếu chỉ số nào trẻ thực hiện còn thấp so với yêu cầu tôi đưa vào chủ đề tiếp theo 
để giúp trẻ thực hiện tốt. Tôi nghĩ nếu chúng ta thực hiện đầy đủ các chỉ số trong bộ 
chuẩn và thực hiện có hiệu quả thì ta đã chuẩn bị đầy đủ cho trẻ cả 5 lĩnh vực: thể 
chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm xã hội đó là một tâm thế rất vững 
chắc cho trẻ bước vào lớp một cách vững vàng và đầy tự tin. 
 Biện pháp 7: Phối hợp với phụ huynh để chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 
Đa số phụ huynh đầu năm lớp mẫu giáo lớn đã nôn nóng cho con học chữ, xin 
cô ra bài về nhà viết. Việc ép trẻ học quá sớm vô tình chúng ta làm mất đi sự tập 
trung chú ý và hứng thú học tập của trẻ sau này, đồng thời làm giảm đi sự phát triển 
của bộ chuẩn trẻ em 5 tuổi mà ở lớp lớn trẻ phải hoàn thiện mới vững vàng bước 
vào lớp 1. Mặt khác không ít phụ huynh lại phó mặc con mình cho trường mầm 
non, không tạo ra được sự thống nhất trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Dẫn 
đến hiệu quả chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 không cao và khi vào lớp 1 trẻ rất bỡ ngỡ. 
Vì vậy chúng ta cần phối hợp với phụ huynh để có sự thống nhất giáo dục trẻ tốt 
hơn. Buổi sáng phụ huynh đưa trẻ đến, buổi chiều đón trẻ phụ huynh thường hay 
xem, qua đó phụ huynh có thêm một số kiến thức, biết được tuần này, hôm nay con 
mình đang học gì để kết hợp cùng giáo viên giáo dục trẻ tốt hơn. Ví dụ: Đến trường 
cô luôn giáo dục trẻ có thói quen lễ phép với người lớn, đoàn kết với bạn, ở lớp cô 
đã hình thành cho trẻ thói quen và kỹ năng đó nhưng nếu về nhà phụ huynh ít quan 
tâm đến trẻ, trẻ nói thế nào cũng mặc kệ thì môi trường gia đình sẽ trực tiếp ảnh 
hưởng đến trẻ. Thói quen ở trường của trẻ sẽ dần mất đi đến khi không còn tồn tại 
trong trẻ nữa. Còn nếu có sự phối hợp tốt với phụ huynh luôn nhắc nhở, khen ngợi 
động viên trẻ thì sẽ phát huy hơn nữa. Trẻ sẽ rất vui, chắc chắn sẽ duy trì và phát 
triển thói quen tốt cho trẻ. Tôi nghĩ để giáo dục trẻ có hiệu quả tốt nhất thì phải có 
sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Cha mẹ trẻ và cô giáo luôn có 
mối quan hệ thật gần gũi. Làm thế nào để trong cảm nhận của trẻ luôn có: “Cô và 
mẹ là hai cô giáo. Mẹ và cô đấy hai mẹ hiền” 
4. Kết quả đạt được 
10 
Sau khi tiến hành các biện pháp trên. Bản thân tôi thấy các cháu lớp tôi ngày 
càng trở nên tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp và tham gia tích cực vào các hoạt 
động trong lớp. Vốn từ của trẻ ngày thêm phong phú và trẻ có thể tự giải quyết 
một số tình huống đơn giản, phát huy óc sáng tạo tưởng tượng của trẻ trong cuộc 
sống hàng ngày. 
 Kết quả khảo sát cuối năm của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi lớp tôi phụ trách đạt 
được như sau: 
LV 
PT thÓ 
chÊt 
PT nhËn 
thøc 
PT ng«n 
ng÷ 
PT 
thÈm mü 
PTTC-
KNXH 
§¹t 38 = 98% 38 = 98% 39= 100% 37=95% 39=100% 
Chưa 
®¹t 
1 = 2% 1 = 2% 0 = 0% 2 = 5% 0 = 0% 
* Đối với giáo viên 
- Luôn nhiệt tình, chịu khó học hỏi kinh nghiệ

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_nghien_cuu_thuc_trang_cong_tac_chuan_b.pdf