SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn Làm quen văn học theo hướng Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại lớp lá 3 trường Mầm non Hoa Hồng

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn Làm quen văn học theo hướng Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại lớp lá 3 trường Mầm non Hoa Hồng

Hay với câu truyện Bạch Tuyết và Bảy Chú lùn, trong hoạt động ngoài trời cô có thể dẫn dắt trẻ đến khu vườn cổ tích, cho trẻ đóng vai và thể hiện lại lời các nhân vật trong câu truyện, lúc này trẻ như được hòa mình vào thế giới cổ tích, được ngồi trên chiếc chõng tre hay chui ra chui vào ngôi nhà tranh xinh xắn do bố, mẹ của mình làm điều này sẽ góp phần giúp trẻ hứng thú hơn tích cực hơn khi tham gia hoạt động.

Trước kia với hoạt động dạy trẻ đọc thơ (kể chuyện) cho trẻ nghe với cách dạy truyền thống cô và trẻ cùng ngồi trong lớp, cô đọc thơ (kể chuyện) cho trẻ nghe. Giờ đây khi môi trường ngoài lớp học được cải thiện và xây dựng đa dạng, phong phú thì việc cô giáo dạy trẻ đọc thơ (hay kể chuyện) cho trẻ ở môi trường

này đã góp phần không nhỏ đến chất lượng giáo dục cho trẻ nói chung và hoạt động cho trẻ làm quen văn học nói riêng.

 

doc 32 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1657Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn Làm quen văn học theo hướng Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại lớp lá 3 trường Mầm non Hoa Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rẻ còn được tự trải nghiệm và xử lý những tình huống xảy ra trong quá trình tham gia hoạt động, trẻ không bị gò bó, áp đặtđiều này giúp trẻ có thêm niềm tin khi tham gia vào các hoạt động nói chung và hoạt động làm quen với tác phẩm văn học nói riêng. 
Ví dụ : Với những trẻ thông minh nhanh nhẹn, chỉ bằng lời nói, câu đố, câu hỏi gợi mở hoặc hình ảnh trên màn hình trẻ đã hiểu ra. Nhưng đối với trẻ chậm chạp, nhút nhát, cô cần có kế hoạch chuẩn bị những câu hỏi ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu và dành nhiều thời gian quan tâm đến trẻ nhiều hơn. Đặc biệt chú ý đến việc sửa sai đối với những trẻ đồng bào những trẻ có hoàn cảnh khó khăn ít được va chạm với các bạn còn nói ngọng, nói lắp. 
*Biện pháp 2: Tìm hiểu về đặc điểm vốn từ của trẻ
Vốn từ của trẻ bước đầu còn nghèo nàn trẻ ngại giao tiếp với cô giáo, với bạn, chưa hiểu nghĩa của câu hoặc của từ
Ví dụ: Có trẻ hay sai dấu ngã nói thành dấu hỏi (“Mũ” nói thành “mủ”- “cái mủ”).“Sữa” trẻ nói thành “sửa” – ( uống sửa). Lại có trẻ hay ngọng nguyên âm: L phát âm thành N, S phát âm thành X. Cô có thể sửa tật của trẻ bằng cách: cô phát âm câu mẫu nhiều lần những câu có chứa thanh nguyên âm hay phụ âm đầu mà trẻ hay sai, trẻ thực hành nói theo mẫu của cô. Cho trẻ phát âm những từ nói về đồ vật, cảnh vật, con vật v.v.có chứa những âm liên quan đến lỗi của trẻ như: cái mũ, bé ngã, lá xanh, con sâu.
Ví dụ: Cô hỏi trẻ con ăn sáng chưa?Trẻ trả lời “chưa”
 	Trước những tình huống trên cô giáo giúp trẻ nhận định đâu là câu hỏi của cô, đâu là câu trẻ cần trả lời, khuyến khích trẻ sử dụng câu có nghĩa, cô giáo sử dụng những câu hỏi mở để kích thích tư duy của trẻ khi trẻ trả lời cô, hạn chế sử dụng những câu hỏi đóng như: “có- không” 
Với những trẻ nói năng không lưu loát, một phần do đặc điểm cá tính, nhưng một phần có lẽ cũng vì vốn từ của trẻ còn nghèo. Với những trẻ này, cô nên rèn luyện và cung cấp vốn từ cho trẻ bằng cách tạo cơ hội cho trẻ được giao tiếp nhiều với cô, với bạn như: Thường xuyên cho trẻ được trả lời những câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp của cô trong giờ học, giờ chơi. Bên cạnh đó cần tạo tình huống và điều kiện cho trẻ được giao tiếp với bạn thông qua hoạt động vui chơi, học tập, qua trò chơi phân vai, vận động, dân gian  từ đây trẻ sẽ nghe bạn đọc, cô đọc và đọc theo. Như vậy sẽ giảm đi phần nào những lời nói ngọng.
*Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế của lớp
Vào đầu năm học, khi lên kế hoạch cho chủ đề trường mầm non, cô giáo chọn những bài thơ, câu truyện có nội dung phù hợp với chủ đề, phù hợp với đặc điểm, nhận thức của trẻ. Thông qua các bài thơ, câu truyện cô giáo kết hợp luyện tập các bài tập cho trẻ như bài tập phát âm, bài tập nói, bài tập tai nghe cho trẻ qua hình thức “Học bằng chơi, chơi mà học”. Các chủ đề tiếp theo cô giáo tiếp tục lựa chọn những tác phẩm văn học với nội dung yêu cầu cao hơn, thực hiện và lồng ghép các bài tập phát triển vốn từ cho trẻ. Ở các bài tập này lời hướng dẫn của cô cần phải nói rõ ràng, giải thích nghĩa của từ khó giúp cho trẻ hiểu, nhớ và vận dụng được từ để đặt câu. Để đẩy mạnh sự phát triển khả năng vận động các cơ quan phát âm cần tập cho trẻ các bài tập luyện cơ quan phát âm thích hợp, Thiết kế những trò chơi luyện tai nghe, luyện trí nhớ, những trò chơi giúp trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc như: Trò chơi Tôi là ai, bé yêu thơ, bé chọn vai nào, ai nói đúng, truyền tin
Cho ví dụ: Với truyện “Chú Dê Đen”. Dê trắng là con vật nhút nhát, cô kể giọng nhỏ, chậm, yếu ớt và ngắt quãng. Dê đen dũng cảm, thông minh, cô kể với giọng bình tĩnh, cường độ âm thanh mạnh mẽ, thể hiện sự đanh thép. Giọng Sói thì hách dịch, quát nạt, sau chuyển dần sang lo lắng, ngần ngừ. Khi kể nhất thiết phải đảm bảo nội dung cốt chuyện, biết kết hợp hài hoà ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ và khéo léo sử dụng giáo cụ trực quan. Thống nhất giữa lời nói và hành động. Đặt câu hỏi để trẻ suy nghĩ trả lời, hoặc dùng tranh ảnh, mô hình rối để cùng đàm thoại về nội dung cốt truyện. Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng đảm bảo tính hệ thống và logic từ đầu đến cuối, câu hỏi từ dễ đến khó, kích thích trẻ tư duy, câu hỏi mang tính sáng tạo, không dùng câu hỏi mà trẻ chỉ trả lời có hoặc không
- Giải pháp 2: Tổ chức các tiết học nhẹ nhàng lôi cuốn trẻ
Để lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động học một cách nhẹ nhàng, hứng thú trước hết người giáo viên ngoài tình yêu nghề, mến trẻ cần phải có năng lực sư phạm, có kiến thức, có trình độ chuyên môn vững vàng, có hiểu biết về tâm lý trẻ. Đối với trẻ mầm non “Học mà chơi, chơi mà học” trẻ làm trung tâm cô chỉ là người hướng dẫn, gợi ý. Tất cả trẻ trong học tập đều thật sự thoải mái, không bị gò bó mà giáo viên biết lựa chọn những biện pháp tổ chức thích hợp giúp tất cả trẻ đều hứng thú và hoạt động học tập một cách tích cực. Nhằm đáp ứng được những vấn đề trên bản thân tôi không ngừng học tập, nghiên cứu tài liệu và sưu tầm những “Nghệ thuật lên lớp” để tổ chức tiết học một cách linh hoạt, sinh động, tạo cơ hội cho trẻ được trãi nghiệm, khám phá và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục và phát triển riêng của trẻ:
 *Biện pháp 1: Tổ chức dạy trẻ đọc diễn cảm tác phẩm văn học
Để tiết văn học diễn ra nhẹ nhàng, cuốn hút trẻ thì giáo viên lên lớp cần phải có thủ thuật dẫn dắt bài học , muốn truyền thụ một tác phẩm văn học đến trẻ trước hết giáo viên phải tự rèn luyện và nắm được các thủ thuật đọc, kể, phải nghiên cứu, phân tích kĩ tác phẩm thì mới sử dụng đúng giọng điệu, ngắt nhịp và cường độ ngôn ngữ, âm thanh phù hợp với trẻ, qua bài thơ cung cấp cho trẻ những nội dung gì, giáo dục trẻ như thế nào? 
Ví dụ: Bài thơ “Hoa kết trái”. Bài thơ ngắt nhịp 2/2, khi đọc diễn cảm cô nhấn mạnh ở các tính từ chỉ màu sắc như “Tim tím”, “Vàng vàng”, “Chói chang” Trẻ sẽ hình dung ra đặc điểm nổi bật của hoa Cà, hoa Mướp, hoa Lựu và gây ấn tượng đặc biệt với trẻ về những màu sắc ấy. Trước kia trẻ mới chỉ biết đến màu tím, màu vàng, màu đỏ Nhưng qua bài thơ trẻ có những khái niệm mới về màu sắc màu “Tim tím”, màu “Vàng vàng”, màu “Đỏ chói chang” là màu như thế nào? Đó là màu đặc trưng của những loại hoa nào, Trẻ biết những loại hoa nào kết trái, và muốn hoa kết trái thì trẻ không được làm gì.
Khi tổ chức cho trẻ đọc thơ dưới nhiều hình thức: Đọc luân phiên theo tổ, nhóm, đọc đối đáp giữa các tổ, giữa cô và trẻ, đọc thơ qua tranh minh họa, tranh chữ, đọc thơ phối hợp với các động tác minh họa làm cho tiết học sinh động.
Ngoài ra để thực hiện có hiệu quả các hoạt động cô và trẻ cùng nhau chuẩn bị đồ dùng dạy học phù hợp với chủ đề, sử dụng những nguyên vật liệu mở, sẵn có ở trường (lớp), ở địa phương điều này theo tôi nghĩ là rất cần thiết vì nó tạo cho trẻ sự hứng thú qua những tiết học giúp trẻ nắm bắt được nội dung bài thơ, câu truyện. Trẻ biết cách đọc thơ, kể truyện cũng như biết trả lời câu hỏi của cô và chơi trò chơi thành thạoĐiều này đã góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ nói riêng và phát triển toàn diện nói chung thú hơn khi được sử dụng những đồ dùng gần gũi, thân quen.
*Biện pháp 2: Tổ chức dạy trẻ kể chuyện qua tác phẩm văn học: 
Hiểu được đặc tính của trẻ, đặc biệt với sự áp dụng chương trình lấy trẻ làm trung tâm đòi hỏi một giờ hoạt động phải nhẹ nhàng và chủ động trên trẻ nhiều hơn, trong đó người giáo viên chỉ là người định hướng cho trẻ, dẫn dắt trẻ tới nội dung của bài thơ hoặc câu chuyện để trẻ hiểu và cảm nhận được những bài học ẩn trong mỗi tác phẩm văn học, cô là người hướng dẫn, gợi ý trẻ trả lời những câu hỏi đàm thoại về nội dung bài thơ, câu chuyện. 
Đối với kể chuyện thì lời kể rõ ràng mạch lạc và diễn cảm (Không nói ngọng, nói lắp, không dùng từ địa phương). Chú ý sử dụng ngôn ngữ, giọng kể phù hợp với tính cách nhân vật .
Ví dụ: Với truyện “Chú Dê Đen”. Dê trắng là con vật nhút nhát, cô kể giọng nhỏ, chậm, yếu ớt và ngắt quãng. Dê đen dũng cảm, thông minh, cô kể với giọng bình tĩnh, cường độ âm thanh mạnh mẽ, thể hiện sự đanh thép. Giọng Sói thì hách dịch, quát nạt, sau chuyển dần sang lo lắng, ngần ngừ. Khi kể nhất thiết phải đảm bảo nội dung cốt chuyện, biết kết hợp hài hoà ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ và khéo léo sử dụng giáo cụ trực quan. Thống nhất giữa lời nói và hành động. Đặt câu hỏi để trẻ suy nghĩ trả lời, hoặc dùng tranh ảnh, mô hình để cùng đàm thoại về nội dung cốt truyện. Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng đảm bảo tính hệ thống và logic từ đầu đến cuối, câu hỏi từ dễ đến khó, kích thích trẻ tư duy, câu hỏi mang tính sáng tạo, không dùng câu hỏi mà trẻ chỉ trả lời có hoặc không.
Ví dụ: Với câu truyện “Tích chu”, giáo viên đặt câu hỏi để trẻ tư duy:
“Nếu con là cậu bé, con sẽ làm thế nào?”
Câu hỏi mang tính sáng tạo:
Cho trẻ đặt tên sáng tạo cho bài thơ, câu chuyện.
Ví dụ: Trong bài thơ “Tết đang vào nhà” giáo viên đặt câu hỏi cho trẻ 
“Con đặt tên khác cho bài thơ này là gì?”
Quá trình đàm thoại, cô có thể yêu cầu trẻ thể hiện tính cách nhân vật bằng ngữ điệu, cử chỉ giống như thể hiện một vai diễn, như vậy đã góp phần giảm bớt sự gò bó, căng thẳng, tạo không khí sôi nổi, nhẹ nhàng, thoải mái cho phần đàm thoại. Khi trẻ đã cảm nhận được câu chuyện, sau phần kể chuyện, để tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện khả năng của mình, cô tổ chức cho trẻ kể lại truyện dưới nhiều hình thức: 
Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động làm quen văn học, chủ đề “Các hiện tượng tự nhiên” đề tài: Truyện “Giọt nước tí xíu”,cô tổ chức cho trẻ đi đến vườn cổ tích, sau đó dẫn dắt trẻ vào hoạt động. Để tạo sự hứng thú cho trẻ cô sử dụng chính góc trang trí của chủ đề để kể truyện cho trẻ nghe, lời cô kể cần phải rõ ràng và thể hiện nổi bật tính cách của từng nhân vật, không nói ngọng Khi đặt câu hỏi đàm thoại, cô lựa chọn câu hỏi vừa sức với trẻ, từ dễ đến khó, động viên khen trẻ khi trẻ trả lời đúng, gợi ý cho trẻ khi trẻ trả lời chưa đúng, cho trẻ lự chọn hình thức kể chuyện mà trẻ thích, không áp đạt trẻ, luôn khuyến khích sự sáng tạo của trẻ. Trò chơi củng cố cho hoạt động nhẹ nhàng, linh hoạt nhưng không kém sự lôi cuốn trẻ, đảm bảo tất cả trẻ trong lớp đều được tham gia. 
Cô kể, cháu tham gia, thực hiện bằng cách trả lời những đoạn đối thoại. Cháu kể lại truyện hoặc đóng kịch thể hiện vai các nhân vật với sự giúp đỡ của cô, với những cháu nhút nhát, chưa mạnh dạn cô động viên, khích lệ trẻ tham gia vai diễn cùng với các bạn mạnh dạn, tự tin.
Cho trẻ kể lại truyện kết hợp minh hoạ tranh.
Và dù kể dưới hình thức nào, cô cũng cần lưu ý việc sửa sai kịp thời cách phát âm, cách diễn đạt thể hiện các nhân vật của trẻ. 
Để tổ chức tiết học đạt hiệu quả cao cần đầu tư cho việc nghiên cứu tác phẩm, để xác định mục đích yêu cầu của từng thể loại mà sử dụng phương pháp truyền thụ cho phù hợp. 
Ngoài ra, cô nên tham khảo thêm các chương trình dành cho thiếu nhi như: vườn cổ tích, khoa học và giáo dục
- Giải pháp 3: Tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong hoạt động làm quen Văn học
Biện pháp 1: Quan tâm đến trẻ và tạo mọi điều kiện để trẻ được học qua thực tế, qua việc làm, qua khám phá tìm tòi.
Để trả lời câu hỏi : “Vì sao cần dạy trẻ theo hình thức “Lấy trẻ làm trung tâm ”?. Vì con người chỉ muốn nghe và làm những gì mà bản thân chưa biết, trẻ em cũng vậy, chúng chỉ tích cực hoạt động khám phá, tìm tòi, thích học cái chưa thấy và chưa biết.
Vậy muốn trẻ học tập tích cực thì giáo viên không nên dạy trẻ những gì trẻ đã biết mà phải dạy cái mà trẻ cần, điều mà trẻ thích nghe, hoặc giáo viên cần hỗ trợ cho trẻ thực hiện được ý tưởng mà trẻ phát minh được. Thế nên mọi hoạt động phải hướng vào trẻ, nghĩa là lấy trẻ làm trung tâm của quá trình giáo dục.
 Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã hướng dẫn tôi cách bố trí môi trường hoạt động, cách tổ chức xây dựng các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. 
Tổ chức hoạt động luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, có nghĩa là tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động như: 
Trải nghiệm: Trẻ được học qua thực tế, qua việc làm, qua khám phá tìm tòi. 
Giao tiếp: Chia sẻ với bạn và học từ mọi người.
Suy ngẫm: Suy nghĩ và vận dụng những điều đã lĩnh hội áp dụng vào việc giải quyết vấn đề.
Trao đổi: Diễn đạt và chia sẻ suy nghĩ và nhu cầu khám phá của bản thân.
Giải quyết vấn đề: Tìm ra hướng giải quyết để đạt được kết quả trong quá trình chơi và học.
Giáo viên chỉ là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ được chiếm lĩnh tri thức.
Đối với nhà giáo dục, việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện để phát triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi.
Đối với phụ huynh và xã hội, quá trình xây dựng môi trường giáo dục sẽ thu hút được sự tham gia của các bậc phụ huynh và sự đóng góp của cộng đồng xã hội. Và việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là khâu vô cùng qua trọng. Để xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tôi bám sát các tiêu chí sau:
- Đảm bảo an toàn về mặt tâm lý cho trẻ và trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiết giữa trẻ với trẻ và trẻ với những người xung quanh.
- Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.
- Môi trường vật chất trong lớp, ngoài lớp đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho tất cả các trẻ có thể chơi mà học, học bằng chơi, phù hợp với điều kiện thực tế.
- Các khu vực trong nhà trường được quy hoạch theo hướng tận dụng các không gian để cho trẻ hoạt động phù hợp, linh hoạt, phong phú, các góc hoạt động trong lớp và ngoài lớp mang tính mở, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng lựa chọn và sử dụng sự vật, đồ vật, đồ chơi để thực hành, trãi nghiệm.
- Khuyến khích trẻ có thể hoạt động theo nhiều cách khác nhau; tạo điều kiện cơ hội cho trẻ hoạt động, trãi nghiệm, khám phá với nhiều hình thức khác nhau, phát triển toàn diện.
-Tạo những điều kiện, cơ hội, tận dụng hoàn cảnh, tình huống thật cho trẻ hoạt động trải nghiệm, khám phá trong môi trường an toàn. 
*Biện pháp 2:Tạo môi trường trong và ngoài lớp học lôi cuốn trẻ
- Môi trường giáo dục gồm môi trường ngoài lớp học và môi trường trong lớp học
+ Môi trường ngoài lớp học:
Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Khi cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời cô giáo có sự chuẩn bị trước cho trẻ về môi trường hoạt động, đồ dùng, đồ chơi...Sân bãi sạch sẽ, đảm bảo tầm nhìn bao quát trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ hoạt động, có đồ dùng đồ chơi phù hợp, tận dụng và sử dụng có hiệu quả 
các đồ dùng bằng nguyên vật liệu mở sẵn có ở địa phương
Dưới sự chỉ đạo của nhà trường các cô giáo đã vận động cha mẹ trẻ ủng 
hộ ngày công cũng như 1 số nguyên vật liệu sẵn có ở thôn buôn như tre, nứa, rơm, rạ, lốp xe hỏngđể xây dựng các khu hoạt động ngoài trời cho trẻ.
Bên cạnh đó giáo viên kết hợp với cha mẹ trẻ cùng nhau xây dựng khu vui chơi với các nhân vật cổ tích, hay còn gọi là “vườn cổ tích”, “sân khấu ngoài trời”, vườn rau của bé, vườn hoa của béthông qua vườn cổ tích hay sân khấu ngoài trời sẽ giúp trẻ nhập vai vào các nhân vật trong câu truyện một cách tốt hơn hay biểu diễn đọc thơ hay hơn, diễn cảm hơn bên cạnh đó còn giúp trẻ được trãi nghiệm và thể hiện những năng khiếu sẵn có của bản thân trẻ.
Ví dụ: Đến với “ Vườn hoa của bé” Cô và trẻ được quan sát các loại hoa trong vườn, trẻ có thể gọi tên các loại hoa và nói được màu sắc của các loại hoa đó, điều này giúp trẻ nhớ sâu hơn về các đặc điểm của loại hoa và khi cô dạy trẻ đọc thơ (kể chuyện) về các loại hoa như bài thơ Hoa đào Hoa mai, Hao cúc vànghay câu truyện Sự tích Hoa hồng, sự tích hoa Mào gàlúc này trẻ đã có được những hiểu biêt về các loại hoa và sẽ giúp trẻ hứng thú hơn, chủ động hơn trong quá trình tham gia hoạt động
 Một số công trình phụ huynh và cô giáo cùng làm, góp phần tạo môi trường hoạt động cho trẻ thêm đa dạng và phong phú
Hay với câu truyện Bạch Tuyết và Bảy Chú lùn, trong hoạt động ngoài trời cô có thể dẫn dắt trẻ đến khu vườn cổ tích, cho trẻ đóng vai và thể hiện lại lời các nhân vật trong câu truyện, lúc này trẻ như được hòa mình vào thế giới cổ tích, được ngồi trên chiếc chõng tre hay chui ra chui vào ngôi nhà tranh xinh xắn do bố, mẹ của mình làmđiều này sẽ góp phần giúp trẻ hứng thú hơn tích cực hơn khi tham gia hoạt động.
Trước kia với hoạt động dạy trẻ đọc thơ (kể chuyện) cho trẻ nghe với cách dạy truyền thống cô và trẻ cùng ngồi trong lớp, cô đọc thơ (kể chuyện) cho trẻ nghe. Giờ đây khi môi trường ngoài lớp học được cải thiện và xây dựng đa dạng, phong phú thì việc cô giáo dạy trẻ đọc thơ (hay kể chuyện) cho trẻ ở môi trường 
này đã góp phần không nhỏ đến chất lượng giáo dục cho trẻ nói chung và hoạt động cho trẻ làm quen văn học nói riêng.
+ Môi trường trong lớp học: 
Ngay từ đầu năm học nhà trường lên kế hoạch cụ thể cho từng chủ đề, sau đó huy động nhân lực của các lớp làm tranh trang trí chủ đề treo ở tường, làm tranh ở góc tuyên truyền cho cha mẹ được hiểu về chủ đề con mình được học, từ đó cha mẹ trẻ cung cấp thêm một số nội dung về văn học liên quan đến các chủ đề trẻ học. 
 Cô và trẻ cùng tạo ra những bức tranh to, tranh truyện cổ tích, tranh trang trí góc sách truyện đẹp mắt, lôi cuốn hấp dẫn trẻ giúp trẻ yêu thích môn làm quen văn học. Tôi đã lựa chọn nội dung, xác định mục tiêu và đổi mới trong hình thức tổ chức hoạt động, nhằm lôi cuốn trẻ tham gia tích cực vào hoạt động của từng đề tài nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ. Môi trường trong lớp học có vai trò quan trong không kém môi trường bên ngoài lớp học. Trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của trẻ, ngay từ đầu năm học cô giáo đã lên kế hoạch thiết kế những góc chơi phù hợp với không gian của lớp học, phân chia không gian và vị trí các khu vực phù hợp với diện tích lớp. Để tạo sự hứng thú cho trẻ khi chơi cô giáo đã sắp xếp các góc chơi một các khoa học với nhiều đồ chơi đa phần sử dụng bằng nguyên vật liệu mở (như: lá cây, hột, hạt, hộp sữa), có sản phẩm mua sẵn và sản phẩm cô với trẻ tự làm đồ chơi được cô giáo để ngang tầm mắt và vừa tầm tay của trẻ, giúp trẻ dễ quan sát, dễ lấy và cất Đồ chơi cho trẻ là những đồ chơi quen thuộc, gần gũi với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ; phản ánh kinh nghiệm, văn hóa của địa phương; các góc luôn có sự thay đổi theo hình thức trang trí mở để tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ. 
Ví dụ: Thông qua góc truyền thống giúp trẻ hiểu hơn về văn hóa vùng miền như: Văn hóa cồng chiêng Tây nguyên; văn hóa nhà dài Ê dêTrẻ biết được một số nghề truyền thống ở địa phương như: Nghề dệt thổ cẩm, nghề đan tre, làm rượu cầnTrẻ tự hào về truyền thống dân tộc, có ý thức bảo vệ di sản văn hóa dân tộc. 
Các góc chơi của bé được trang trí theo hình thức mở
Sau khi đóng chủ đề trước và mở chủ đề mới, cô và trẻ cùng thống nhất cách xây dựng môi trường trong lớp theo chủ đề, sau đó huy động các nguyên vật liệu sẵn có, nguyên vật liệu phế thải dẽ tìm ở địa phương để làm ra những đồ dùng đồ chơi mang tính giáo dục cao nhưng đảm bảo an toàn cho trẻ. 
Trong các nhóm lớp cô chú ý quan tâm đến môi trường chữ viết tiếng Việt, chữ viết to, rõ, đúng quy định. Đối với trẻ 5 tuổi ưu tiên môi trường chữ số và chữ viết.
Cho trẻ tham gia vào vào hoạt động trang trí các góc cùng với cô, vì đây chính là cơ hội tốt để cô truyền tải cách thức, kĩ năng cho trẻ mà không áp đặt trẻ, trẻ thể hiện một cách tự nhiên, chủ động, sáng tạo. Trang trí ở góc mở có sản phẩm của cô và của trẻ thật sự phong phú và đa dạng. 
 	Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi, học tập trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ sẽ tạo cơ hội cho trẻ được trãi nghiệm, chia sẻ nhờ vậy mà cô hiể

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN- Đỗ Thị Thùy Trang 2018-2019.doc