Hướng dẫn học sinh Trung học phổ thông ôn tập kiến thức cho các kì thi quan trọng của lớp 12 môn Ngữ văn

Hướng dẫn học sinh Trung học phổ thông ôn tập kiến thức cho các kì thi quan trọng của lớp 12 môn Ngữ văn

Song, ta phải cạnh tranh như thế nào và nhường nhịn ra sao cũng không phải là điều đơn giản. Tất cả đều có những giới hạn của nó mà nếu đi quá giới hạn ấy thì đều không mang lại kết quả tốt đẹp.

Trước hết là cạnh tranh. Có một thuật ngữ luôn gắn liền với cụm từ này: cạnh tranh công bằng lành mạnh. Cạnh tranh không phải là “dìm” người khác xuống với bất cứ thủ đoạn nào kể cả là tàn độc nhất. Cạnh tranh cũng không phải là tranh giành – giành giật. Cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh trên cơ sở hiểu mình, hiểu người để cố gắng nâng cao năng lực của chính mình. Như vậy để cạnh tranh công bằng lành mạnh cần có một bộ óc tỉnh táo, một bản lĩnh cứng cỏi cộng với nghị lực và sự quyết tâm.

Còn về sự nhường nhịn, ta cần phân biệt nhường nhịn và nhẫn nhịn theo kiểu của kẻ nhu nhược. Nhường nhịn cũng cần có một mức độ nhất định. Ta không thể nhường nhịn để người khác lấn tới. Ta có thể quay trở lại với câu chuyện anh trai em gái đã nêu ở trên. Giả sử người anh hết lần này tới lần khác nhường nhịn em gái sẽ tạo cho em gái một thói quen “ích kỷ”, cái gì bố mẹ dành cho nhiễm nhiên đều là của mình. Đến khi đó, nó để lại hậu quả xấu và người anh trở thành nhu nhược. Để có được sự nhường nhịn ta rất cần một tấm lòng, hạn chế cái tôi ích kỉ tham lam của mỗi con người nhưng cũng cần sự cứng rắn mạnh mẽ để nhường nhịn đúng cách. Tôi cho rằng Nguyễn Thi khi xây dựng nhân vật chị Chiến trong “Những đứa con trong gia đình” đã có một hiểu biết sâu sắc và thấu đáo về đời, về người, về tình cảm con người trong cuộc đời. Chị Chiến đã nhường em Việt tất cả, nhường cả những con ếch bắt được, nhường cho em cả chiến công bắn tàu chiến Mĩ trên sông Định Thủy. Song riêng có việc đi bộ đội là chị không nhường. Vì trong trường hợp này, giành đi bộ đội là giành về phần mình sự gian khổ hi sinh - đấy là cách để người chị lớn trong nhà bảo vệ đứa em trai yêu quý của mình.

 

doc 78 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 483Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn học sinh Trung học phổ thông ôn tập kiến thức cho các kì thi quan trọng của lớp 12 môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gười lãnh đạo. Khi đó, ta sẽ có người cộng sự đồng hành để sẻ chia, giúp đỡ; ta sẽ được làm việc trong một bầu không khí hăng hái, sôi nổi, tràn đầy năng lượng. Và điều tất yếu là thành công sẽ được nhân lên rất nhiều lần.
Và nếu như ta đã cố gắng bằng tất cả bầu nhiệt huyết, thì dù kết quả thế nào, ít nhất ta cũng không phải hối hận hay nuối tiếc. Dù thành quả không như mong đợi, ta vẫn có được thành công của riêng mình: niềm vui vì đã được thử sức, được một lần "cháy hết mình" cho khát vọng, ước mơ, vì đã chiến thắng được con người lười biếng trong bản thân mình. "Không có cái đích cuối cùng, nhưng cứ đi là sẽ đến"
"Chỉ khi biến mình thành ngọn lửa, ta mới có thể làm bùng lên ánh sáng của thành công". Đó thực sự là một quan điểm sống tích cực bởi nó cổ vũ, khích lệ con người sống mạnh mẽ, sôi nổi, sống hết mình với đam mê và cố gắng hết sức cho khát vọng. Thế nhưng, ta luôn cần tỉnh táo để phân biệt giữa sự táo bạo, nhiệt tình với sự liều lĩnh xốc nổi. Cố gắng hết mình cho đam mê không có nghĩa là mù quáng, hành động thiếu suy nghĩ hay sử dụng mọi thủ đoạn để thành công. Khát vọng không đồng nghĩa với tham vọng. Cũng không phải cứ có đam mê, có nhiệt tình hăng hái là sẽ có thành công. Đây chỉ là những yếu tố tinh thần, để thành công còn cần trí tuệ, cần những khả năng thiết thực và cụ thể. Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường, nhưng phải có những bước chân vững chắc mới có thể đi đến thành công. Bởi thế, ta còn cần tích lũy tri thức, trau dồi kĩ năng bên cạnh việc giữ cho ngọn lửa đam mê không bao giờ tắt.
Tuy nhiên, để "giữ cho ngọn lửa đam mê không bao giờ tắt" cũng không phải là điều đơn giản. Ai cũng có lúc nản chí, ai cũng có lúc mệt mỏi. Nhưng hãy biết rằng những khoảnh khắc đó là điều hết sức bình thường, và sẵn sàng đối mặt với nó. Khi nản chí, bạn cứ dừng lại, khi mệt mỏi, bạn hãy cho mình thư giãn, nghỉ ngơi. Nhưng để dừng lại không có nghĩa là bỏ cuộc, để không rơi vào tình thế mất phương hướng, ta cần xác định cái đích hướng tới một cách thật rõ ràng. Cái đích ấy phải gắn với những đam mê thực sự chứ không phải là sở thích nhất thời, phải xuất phát từ cơ sở thực tế là khả năng của ta chứ không phải là những điều viễn tưởng. Và bạn có tin không, gió sẽ chỉ có thể dập tắt những đốm lửa nhỏ và sẽ càng thổi bùng lên những ngọn lửa lớn. Vậy nên, hãy luôn đủ mạnh mẽ để tin vào ý nghĩa tốt đẹp của con đường ta đã chọn - tin vào đam mê của chính mình. Ta không thể chỉ là hòn sỏi dừng lại ven đường - thờ ơ với mọi thứ xung quanh. Ta cũng không thể là chiếc lá trôi theo dòng đời - phó mặc tất cả cho số phận. Mỗi người phải luôn chủ động, tích cực nắm giữ cuộc sống của mình, đừng mỏi mòn chờ đợi ai thắp lửa cho đam mê của bạn. Bởi xét đến cùng, chỉ chính ta mới có khả năng làm bùng cháy ngọn lửa trong tâm hồn mình mà thôi.
Khi biến mình thành ngọn lửa, ta không chỉ có thể làm bùng lên ánh sáng của thành công mà đó còn là lúc ta được sống thực sự, sống hết mình trong cuộc đời này. Giống như trong những vần thơ của Tố Hữu:
"Đi, bạn ơi, đi, sống đủ đầy
Sống trào sinh lực bốc men say
Sống tung sóng gió thanh cao mới
Sống mạnh dù trong một phút giây"
Liệu ta có thể sống hết mình với chính mình và với cuộc đời này như thế? 
PHẦN TRAO ĐỔI - KIỂM TRA TRỰC TUYẾN QUA YAHOO
* Cơ sở: Do tâm lí học sinh thời nay là thích "chát chít", nếu giáo viên có thể đồng cảm với các em, nhập cuộc cùng các em sẽ dễ được chúng tin tưởng. Vì vậy, tôi đã cùng học sinh thực hiện các cuộc chát mà ở đó tôi nêu câu hỏi, học sinh trả lời. Nếu học sinh đã trả lời đúng, tôi sẽ đặt ra câu hỏi tiếp theo. Nếu học sinh trả lời chưa chính xác, tôi sẽ chỉnh sửa, hoàn thiện giúp. Tất nhiên, tôi phải chọn một học sinh vừa thạo vi tính, vừa học giỏi và có khả năng phản ứng nhanh với các câu hỏi. Sau đó, tôi cóp lại toàn bộ nội dung chát và in ra cho các học sinh còn lại trong lớp để làm tài liệu tham khảo. Cho dù câu hỏi và toàn bộ nội dung câu trả lời chưa phải là tất cả các kiến thức, kĩ năng cần có song ít nhất khi đọc, các em học sinh sẽ được "đánh động" toàn bộ vùng kiến thức liên quan. Tôi cho rằng đây là một cách làm rất hiệu quả.
* Nội dung cụ thể:
	GV: Nếu phân tích tâm trạng nhân vật Liên, em sẽ làm thế nào?
	HS: Tâm trạng chung chung thôi ạ?
	GV: Tất nhiên phân tích phải để làm rõ một điều gì đó - tài năng nghệ thuật, tấm lòng nhà văn...
	HS: Em sẽ bắt đầu bằng hoàn cảnh của nhân vật. Sau đó thì phân tích tâm trạng theo dòng thời gian, sau đấy khái quát đặc điểm của Liên - những đặc điểm chi phối tâm trạng ấy ạ (nhân vật trẻ con nên nỗi buồn chỉ dừng lại ở những cảm xúc mơ hồ, không phải là dằn vặt, day dứt; nhân vật có tâm hồn nhạy cảm nên tâm trạng phong phú...) rồi sau đấy là tài năng, tấm lòng Thạch Lam ạ.
	GV: Được. Nhưng nên cài cắm đặc điểm trong quá trình phân tích tâm trạng. Nêu một cách vắn tắt nhất những đặc sắc nghệ thuật của "Hai đứa trẻ"?
	HS: 1. Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên: chọn hình ảnh (hình ảnh nằm trong cùng một hệ thống, hình ảnh giản dị nhưng giàu sức gợi) miêu tả tỉ mỉ, tinh tế.
	2. Nghệ thuật xây dựng mạch truyện: không chú trọng đến tạo dựng cốt truyện, tình tiết mà miêu tả dòng nội tâm nhân vật.
	3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
	- Nghệ thuật miêu tả tâm trạng: miêu tả trực tiếp (đôi mắt Liên), miêu tả gián tiếp qua cách Liên nhìn cảnh vật.
	- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: nhân vật tâm trạng và nhân vật trẻ em.
	4. Ngôn ngữ, giọng văn giàu chất thơ.
	Ý chính thì là như thế ạ.
	GV: Trực tiếp phải là mô tả các trạng thái nội tâm của Liên chứ.Việc chọn đặt điểm nhìn từ đôi mắt Liên có ý nghĩa gì đối với việc dựng bức tranh phố huyện?
	HS: À, vâng ạ, còn cả cái ý điểm nhìn này trong phần nghệ thuật tả cảnh nữa ạ. Vì Liên là nhân vật trẻ con nên đối tượng quan sát của Liên không phải là cảnh bán mua... mà là khung cảnh thiên nhiên, vì Liên là nhân vật có đời sống tâm hồn phong phú, nhạy cảm nên cảnh phố huyện hiện ra với những vận động khẽ nhẹ, tinh tế nhất. Bức tranh phố huyện vì thế có hồn hơn. Ngoài ra đặt điểm nhìn từ Liên, đối với việc xây dựng nhân vật còn hé mở cánh cửa bước vào thế giới tâm hồn nhân vật nữa ạ. À, nghệ thuật tả cảnh còn có nghệ thuật tương phản nữa ạ, em quên béng mất ạ.
	GV: Qua nhân vật Liên còn thấy cả tâm hồn Thạch Lam nữa đấy. Vì nếu hiểu con người, cuộc đời Thạch Lam sẽ thấy Liên như là một hóa thân của tâm hồn Thạch Lam đôn hậu, dịu dàng, yêu mến những gì quê kiểng, gắn bó với thôn làng... Cho nên ngay cả rác rưởi của một phiên chợ nghèo trong cảm nhận của Liên cũng hiện lên thật thi vị. Thạch Lam lãng mạn còn ở đấy nữa.
	HS: Vâng ạ. Đằng sau bất cứ yếu tố nào trong truyện cũng phải liên hệ với người viết, thế mà em không nghĩ đến.
 	GV: Khung cảnh, không gian phố huyện được mô tả như thế nào trong "HĐT"? Việc mô tả khung cảnh, không gian như thế có ý nghĩa gì?
	HS: Đặc điểm của không gian phố huyện là êm đềm, bình lặng, nghèo và buồn, đơn điệu tẻ nhạt ạ. Câu hỏi "như thế nào" là hỏi đặc điểm đúng không ạ?
	GV: Đặc điểm và cả cách mô tả, thể hiện đặc điểm ấy.
	HS: Êm đềm thơ mộng thể hiện ở bức tranh thiên nhiên (cảnh phố huyện với tính chất làng nhiều hơn tính chất phố; hệ thống hình ảnh mà Thạch Lam lựa chọn, miêu tả). Đặc điểm nghèo và buồn biểu hiện trong bức tranh sinh hoạt (Nghèo - Thạch Lam lựa chọn mảng đời sống của những người nghèo, suy nghĩ của Liên về món phở; Buồn - đối tượng được lựa chọn để miêu tả là ngày tàn, chợ tàn và những kiếp người tàn tạ). Đơn điệu thể hiện ở sự yếu ớt về ánh sáng, âm thanh, sự lặp đi lặp lại nhàm chán của cuộc sống con người. Ý nghĩa của việc miêu tả bức tranh phố huyện: 1- Là cái nền để nhân vật bộc lộ những cảm xúc, phát triển tâm trạng, cảnh là tấm gương phản chiếu tâm hồn nhân vật. 2- Bức tranh phản ánh chân thực cuộc sống ở làng quê Việt Nam. 3- Thể hiện tấm lòng của Thạch Lam.
	GV: Khi mô tả, Thạch Lam luôn chú ý kết hợp miêu tả hình ảnh thiên nhiên với hình ảnh trong đời sống. Nếu chỉ tả cảnh thiên nhiên sẽ rất đơn giản như một bài văn tả cảnh của học trò. Nhưng nếu đi sâu vào miêu tả bức tranh đời sống sẽ khiến thế giới hiện lên thật trần trụi, nhếch nhác, thảm hại, sẽ chỉ gợi nỗi buồn, niềm thương xót, thậm chí cảm giác chán nản. Có những hình ảnh thiên nhiên đan xen, mạch truyện chậm lại, thế giới hiện lên thi vị hơn, cảm giác của người đọc cũng được cân bằng. Nhất là hình ảnh thiên nhiên và cuộc sống đều được nhìn qua con mắt trẻ thơ, qua tâm hồn nhạy cảm của một cô bé mới lớn.
	HS: À, nghĩa là câu hỏi này phải trả lời bằng đặc điểm cách miêu tả của Thạch Lam chứ không phải chỉ là đặc điểm của bức tranh ạ. Nhưng chắc nếu phải trả lời câu này thì em cũng không nêu được đầy đủ như thế ạ.
 	GV: Và thực ra trước câu hỏi đã có một phần câu trả lời rồi đấy - là cái ý về tấm lòng Thạch Lam với thôn quê ấy.
	HS: Vâng ạ. Ý đấy để trả lời cho phần ý nghĩa ạ. 
	À, cô ơi, tí nữa em quên, hôm nọ cô gửi cho em tập tổng ôn, em mở ra có câu hỏi cuối cùng là Liên (Hai đứa trẻ - Thạch Lam) đã nhìn thấy những gì trong không gian phố huyện khi chiều xuống? Những hình ảnh ấy có ý nghĩa gì? Liên nhìn thấy nhiều như thế thì nói trong phạm vi câu 2 điểm nên kết cấu như thế nào ạ? Em hình dung ra là riêng ý một cũng đã có bức tranh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt rồi, nói điểm sơ sơ qua những đặc điểm thôi đúng không ạ? Và phần ý nghĩa thì là - với Liên: tạo nên một nỗi buồn khó hiểu, - với truyện: hé mở tâm trạng Liên - từ những gì Liên nhìn thấy mà cho người đọc cảm nhận về thế giới làng quê - thể hiện tấm lòng, tài năng của nhà văn.
	GV: Nếu chú ý đến một đặc điểm của HĐT là chọn điểm nhìn trần thuật từ nhân vật Liên, em sẽ thấy câu ấy rất dễ trả lời. Liên thấy khung cảnh ngày tàn, chợ vãn, cửa hàng vắng khách và những thân phận người nhập nhòa trong bóng tối. Ý nghĩa: dựng lên bức tranh phố huyện vừa êm đềm,bình lặng và có phần thơ mộng, vừa nghèo và buồn, vừa đơn điệu tẻ nhạt. Đồng thời cũng hé mở thế giới tâm hồn Liên: vừa ngây thơ trong sáng, vừa nhạy cảm và mơ mộng, vừa nhân hậu và đầy yêu thương. Chuyển nhé! Vì sao Huấn Cao cho chữ quản ngục? Việc Huấn Cao cho chữ quản ngục có ý nghĩa gì?
	HS: Đầu tiên em sẽ lí giải một chút về thái độ của Huấn Cao với quản ngục: vì 2 người có hiểu lầm do ngăn cách về địa vị. Nhưng sau đó Huấn Cao cho chữ quản ngục vì: - quản ngục là người có biệt nhỡn liên tài, đã nhận ra và trân trọng tài năng của Huấn Cao; quản ngục là người có thiên lương trong sáng, đã đem cả tấm lòng đối đãi với Huấn Cao, không dùng quyền lực để ép buộc, sẵn sàng làm theo mọi yêu cầu của Huấn Cao - Huấn Cao cuối cùng đã hiểu được tất cả những điều đó (nhờ viên thơ lại) ; Huấn Cao là một người nghệ sĩ nên luôn khát khao tìm kiếm tri kỉ ; tóm lại 2 người có hiểu lầm nhưng thực chất là tri kỉ nên khi hiểu lầm được hóa giải tất yếu Huấn Cao sẽ cho chữ quản ngục ạ. Ý nghĩa của việc Huấn Cao cho chữ quản ngục: - Với quản ngục: khiến quản ngục cảm động, bộc lộ, tỏa sáng thiên lương, đó cũng là phần thưởng xứng đáng cho quản ngục nữa ạ; - Với Huấn Cao: thể hiện tấm lòng, nhân cách và tài năng của người nghệ sĩ chân chính (Huấn Cao cho chữ không phải vì vàng bạc quyền thế... mà vì sợ phụ mất một tấm lòng) ; Với truyện: là điều kiện để Nguyễn Tuân miêu tả cảnh cho chữ - cảnh đặc sắc nhất truyện; cuối cùng là thể hiện được quan niệm của nghệ thuật về cái đẹp, bộc lộ cả tài năng của Nguyễn Tuân trong dẫn dắt tình tiết truyện (vì đây là một bước ngoặt mà ạ) và tả cảnh, dựng không khí (trong cảnh cho chữ) ạ.
	GV: Nói ý nghĩa của việc cho chữ là điều kiện để mô tả cảnh cho chữ không hợp lí đâu. Đầu tiên nên nói về Huấn Cao: có tài viết chữ và có nhân cách cao quý - người như thế không chỉ sáng tạo được kiệt tác nghệ thuật mà còn có con mắt và tấm lòng, có hiểu biết và tình cảm - hiểu biết để nhìn người và để kịp thời điều chỉnh cách cư xử của bản thân, tình cảm nên khát khao tìm tri kỉ. Sau đó mới nói về quản ngục. Cuối cùng là ý nghĩa việc cho chữ: biểu hiện tấm lòng và sự sáng suốt của Huấn Cao (đây là chỗ khác với Vũ Như Tô đấy), là cách gián tiếp khẳng định vẻ đẹp của quản ngục và biểu hiện tư tưởng, quan điểm nghệ thuật nhà văn.Ý nghĩa lời khuyên của Huấn Cao với quản ngục? Dụng ý của Nguyễn Tuân khi xây dựng chi tiết này?
	HS: À, đầu tiên em sẽ nói cụ thể lời khuyên ấy là gì đã ạ. Sau đó thì ý nghĩa ạ: - Với quản ngục: khiến quản ngục cảm động nghẹn ngào, có thể nói là thay đổi cuộc đời quản ngục (sau cuộc gặp gỡ này, quản ngục sẽ thay chốn ở, giữ thiên lương cho lành vững); - Với Huấn Cao: thể hiện nhân cách lớn (khi không chỉ tặng chữ mà còn tặng một lời khuyên chí tình, khi quan tâm đến việc giữ gìn thiên lương cho con người); - Dụng ý của Nguyễn Tuân: em nghĩ là để truyện bớt mang màu sắc bi kịch (vì dù sao kết thúc cũng là cái chết của Huấn Cao nhưng khi lời khuyên của Huấn Cao được quản ngục thực hiện thì sự sống của Huấn Cao vẫn được nối dài), nhất là khi chi tiết này khép lại truyện ngắn ạ.
	GV: Ý nghĩa: phản ánh hoàn cảnh của QN - người có thiên lương mà phải sống nơi lầm đục; thể hiện mối quan tâm - cũng là thể hiện nhân cách HC - quan tâm đến việc bảo vệ thiên lương cho con người trong cuộc đời này; gợi mở liên tưởng về bước đường tương lai của QN... Dụng ý: Khắc họa đặc điểm nhân vật và thể hiện quan điểm của NT: cái đẹp có thể sinh ra trong bóng tối chứ không thể chung sống với bóng tối.
	HS: Trời đất. Em làm sai bét!
	GV: Vai trò của viên thơ lại?
	HS: Ôi em chưa bao giờ nghĩ đến ông này...
	- Là người chia sẻ với quản ngục mong mỏi có được chữ HC. 
	- Là người trực tiếp hóa giải mối hiểu lầm giữa HC và QN. Viên thơ lại chỉ là nhân vật phụ, có nhiều điểm tương đồng với quản ngục ~> cũng có vai trò phần nào tương tự như QN: làm tỏa sáng vẻ đẹp của HC. 
	- Ngoài ra còn có vai trò làm nổi bật vẻ đẹp của...QN. Việc viên thơ lại hóa giải mối hiểu lầm còn có thể nâng lên là hành động cởi nút cho cốt truyện ạ. Vì nếu không có viên thơ lại thì QN và HC có lẽ sẽ rất khó để nhận ra nhau ạ.
	GV: Em tỏ ra hiểu vấn đề đấy. Ông này đồng dạng với QN đấy - cũng biết yêu cái đẹp, mến trọng người tài, có bản lĩnh khi dám thật lòng bày tỏ chính kiến về một đối tượng bị coi là "nguy hiểm" - tỏ ý tiếc khi một người tài như HC phải chết chém... Nghĩa là có thể coi như một tri kỉ xuất hiện kịp thời của QN. Hiểu QN, lại chưa từng "va chạm" với HC, cũng không ở địa vị dễ gây hiểu lầm như HC nên thích hợp làm người trung gian hay bắc cầu để hòa giải, hóa giải những hiểu lầm. Đây chính là một sáng tạo thú vị của NT để gỡ nút thắt của truyện.
	HS: Em cũng vừa mới nhớ cái chi tiết ông ấy tiếc khi HC bị chết chém thôi ạ, nhưng em vẫn chưa diễn giải cho cụ thể ạ.
 	GV: Đặc điểm của tình huống được miêu tả trong đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia"?
	HS: Đầu tiên là mô tả tình huống (cái chết, đám tang của cụ cố tổ) đặc điểm nổi bật là tình huống trào phúng và tình huống đạo đức ạ. Tình huống đạo đức: đề cập đến vấn đề đạo đức ~> qua đó thể hiện, vạch trần tình trạng đạo đức của con người. Tình huống trào phúng: biểu hiện trong đặc điểm nghịch lí và hài hước ạ. Ý nghĩa của tình huống trào phúng là tạo tiếng cười, nhưng đằng sau tiếng cười ấy là khơi dậy suy nghĩ (vì nó gắn với vấn đề đạo đức)
	GV: Tình huống nghịch lí (Tang gia - Hạnh phúc, yêu cầu đạo đức - thái độ vô đạo đức); tình huống hài hước. Đặc điểm nghịch lí được triển khai là các mối quan tâm và những niềm vui, còn đặc điểm hài hước là sự phô trương lố bịch và sự mâu thuẫn giữa bên ngoài - bên trong. Việc PMS khóc "Hứt! Hứt! Hứt!" và lả oặt người đi có ý nghĩa gì?
	HS: Ông ấy làm thế để che giấu hành vi "dúi vào tay XTĐ tờ 5 đồng gấp tư" + thể hiện, chứng tỏ mình là một "ông cháu rể quý hóa", hiếu thảo ~> từ hành động đó có thể thấy bản chất đạo đức giả bỉ ổi bên cạnh sự sòng phẳng, lạnh lùng, bản chất vì tiền của PMS cũng như cả xã hội ạ. Tóm lại là sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức ạ.
	GV: Bắt chước bố vợ - cố Hồng ngất đi thì con rể cũng lả oặt người đi (dân gian có câu chuyện cười về anh con rể bắt chước máy móc những việc làm của bố vợ đấy - tất nhiên với ý nghĩa khác) và diễn một vai kịch hoàn hảo để che đậy mục đích tính toán sòng phẳng lạnh lùng.
	HS: À, thảo nào trước khi miêu tả hành động của PMS, VTP lại nói "khi cụ cố Hồng ngất đi..." bây giờ em mới để ý đến nó ạ. Đúng là mấy ông này cùng một giuộc hết với nhau cả.
	GV: Đặc điểm của hình ảnh đám ma? Miêu tả những đặc điểm như thế có ý nghĩa gì?
	HS: Chắc là em sẽ phân tích hết những yếu tố không gian, thời gian, hình ảnh, âm thanh, hành trình của đám ma rồi mới khái quát thành đặc điểm cụ thể ạ: một đám ma "to tát", phô trương, lố bịch. À, đặc biệt là đám ma có sự xuất hiện của đồng tiền, có hành vi của PMS, sự giả dối của những người đi đưa ma ; sự phô trương còn thể hiện bản chất háo danh của những người trong gia đình ~> sự xuống cấp về đạo đức. Như vậy thì ý nghĩa của miêu tả hình ảnh đám ma sẽ là khắc họa một hình ảnh thu nhỏ của xã hội đương thời, qua đó bộc lộ bản chất của xã hội đó, thể hiện cách nhìn sắc sảo của VTP về hiện thực.
	GV: Đặc điểm: phô trương (những con số, những hình ảnh thuộc nghi thức), lố bịch (sự xuất hiện của những hình ảnh không phù hợp nghi thức) và sa đọa, xuống cấp về đạo đức (thái độ và cách đóng kịch để che giấu thái độ, tâm trạng thật). Ý nghĩa: phản ánh hiện thực, thể hiện cái nhìn hiện thực, tài năng nghệ thuật và thái độ nhà văn.
	HS: kết cấu của em hơi lung tung rồi! Và thiếu phần tài năng của nhà văn nữa ạ.
	GV: Không sao, nắm được kiến thức là tốt rồi. Tuy nhiên vào phòng thi phải nghĩ nhanh như điện giật, xác định chính xác yêu cầu của đề và mục đích trình bày của mình. Giờ thì "Vũ Như Tô" nhé! Đặc điểm của Đan Thiềm?
	HS: sau khi nói về hoàn cảnh... 2.phẩm chất của ĐT là: - có biệt nhỡn liên tài (khác LTD) - thức thời, sáng suốt (khác VNT) - bản lĩnh cứng cỏi, tự trọng 3. số phận thất bại, bi kịch (thể hiện ở tâm trạng). À, biệt nhỡn liên tài thay bằng: con người của niềm đam mê ạ
	1. Đam mê: - ĐT có biệt nhỡn liên tài; - Có nhiệt huyết, niềm trân trọng, say mê cái đẹp, cái tài.
	2. Thức thời, sáng suốt (2 lần khuyên VNT) 
	3. Cứng cỏi: Bi kịch của ĐT là bi kịch của con người thất bại trong cả giấc mộng nghệ thuật (giống VNT) trong việc bảo vệ cái tài. Trong đoạn trích tâm trạng ĐT thống nhất từ đầu đến cuối với rất nhiều trạng thái cảm xúc (lo lắng, tuyệt vọng, cố níu kéo hi vọng) bi kịch thể hiện rõ nhất trong tiếng kêu đau đớn, bất lực.
	GV: Biệt nhỡn liên tài (phát hiện người tài và đam mê cái tài), bản lĩnh (dám vượt lên trên những ràng buộc của hoàn cảnh, của quy định nơi cung cấm để cổ vũ cho VNT thực hiện giấc mộng nghệ sĩ, sẵn sàng dùng tính mạng để bảo vệ người tài), tấm lòng (hết lòng lo lắng cho VNT, trở thành một tri kỉ của người nghệ sĩ - VNT đã đánh giá là ''chỉ có cha mẹ tôi mới sánh được". Bi kịch của VNT?
	HS: 1. Bi kịch của người nghệ sĩ có tài nhưng không được nhìn nhận tài năng (LTD chỉ coi ông là 1 người thợ) tuy nhiên ở bi kịch này VNT vẫn có ĐT là tri kỉ.
	2. Bi kịch bị hiểu lầm: VNT là người nghệ sĩ chân chính hết mình vì nghệ thuật, có lí tưởng, tài năng nhưng lại bị tất cả mọi ng đánh đồng với bạo chúa, kết tội là nguyên nhân của mọi chuyện. Không một ai hiểu khát vọng, tấm lòng của VNT.
	3. Bi kịch vỡ mộng: là bi kịch đau đớn nhất. VNT đã đặt tất cả tâm huyết vào CTĐ nhưng cuối cùng phải chứng kiến CTĐ sụp đổ. Khoảnh khắc ấy VNT đã nhận ra mình hoàn toàn tay trắng (người tri kỉ mất, CTĐ chưa hoàn thành biến thành tro bụi) tâm trạng bi kịch đẩy lên cực điểm, thể hiện trong tiếng kêu thống thiết.
	~> tâm trạng bi kịch của VNT: có đột biến
	Nguyên nhân bi kịch của VNT: - vì cái tài - vì bản thân VNT mù quáng, mê muội - vì thời đại đầy xung đột, mâu thuẫn, dân chúng nông nổi dễ sinh tàn ác.
	GV: Bị hiểu lầm - Bị vỡ mộng - Bị mất hết mọi ý nghĩa tồn tại (cái làm nên ý nghĩa tồn tại cả một nghệ sĩ là có cơ hội thi thố tài năng, sáng tạo một kiệt tác nghệ thuật để khẳng định giá trị bản thân, có một người tri kỉ để chia sẻ niềm đam mê và khát khao sáng tạo). Ý nghĩa lời than của VNT: "Trời ơi, phú cho ta cái tài mà làm gì? Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!"
	GV: Lời than này chứa đựng toàn bộ bi kịch của VNT: có tài mà không được thi thố, không được trọng dụng, mộng lớn tan vỡ, người tri kỉ

Tài liệu đính kèm:

  • dochuong_dan_hoc_sinh_trung_hoc_pho_thong_on_tap_kien_thuc_cho.doc