Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc - hiểu văn bản trong đề thi quốc gia THPT môn Ngữ văn cho học sinh lớp 12 trường THPT Nà Tấu

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc - hiểu văn bản trong đề thi quốc gia THPT môn Ngữ văn cho học sinh lớp 12 trường THPT Nà Tấu

Đề số 1: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau:

“Ai có thể đếm được đã bao năm tháng, bao đời người đã đi qua mà cái Tết về đại thể vẫn là một? Tết gia đình. Tết dân tộc. Tết đậm đà phong vị cộng đồng, quãng giải lao giữa hai chặng đường vất vả, gian nan.

Vẫn là ngày hăm ba cúng ông Táo, đêm ba mươi cúng tất niên, hái cành lộc. Vẫn là ngày mồng một he hé cửa đón đợi người xông nhà, dặn dò nhau ý tứ giữ gìn kiêng cữ cho khỏi dông cả năm dài. Ngày đầu xuân, cơm nguội không rang để cho đời khỏi khô kháo, nhà không quét cho tài lộc khỏi thất tán. Vẫn là mùi hương hoa ngan ngát nơi bàn thờ ấy. Vẫn là làn không khí mới mẻ, hơi bỡ ngỡ, trịnh trọng ấy. Vẫn những gương mặt cởi mở, chan hoà giữa khung cảnh trời đất tươi đẹp vì được niềm phấn chấn của con người thâm nhập giao hoà.”

( Trích Mùa lá rụng trong vườn - Ma Văn Kháng)

1. Đoạn văn trên khẳng định điều gì?

- Đoạn văn trên khẳng định: Tết cổ truyền của dân tộc bao đời nay vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống và giàu bản sắc

 

doc 35 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 3669Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc - hiểu văn bản trong đề thi quốc gia THPT môn Ngữ văn cho học sinh lớp 12 trường THPT Nà Tấu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng văn bản
	Sau khi đưa lỗi sai về những dạng cơ bản, giáo viên rèn cho học sinh kỹ năng phát hiện lỗi, bởi chỉ khi phát hiện được lỗi, học sinh mới có thể sửa lỗi:
- Đọc kỹ văn bản. Xác định nội dung và thể loại, phong cách văn bản.
- Phân tích cấu tạo câu (các thành phần của câu).
- Xem xét vị trí các câu và sự liên kết câu trong văn bản.
- Xem xét về lỗi chính tả và cách sử dụng từ ngữ.
	2.2.2.3. Tiến trình thực hiện
Bước 1: Hướng dẫn học sinh phát hiện những từ ngữ, cú pháp, dấu câu, cấu trúc, thể loại văn bản
	Đối với dạng này, giáo viên đưa ra những câu hỏi có thể được sử dụng kiểm tra kiến thức để học sinh có thể làm quen dần với đề. Các câu hỏi có thể là:
	? Đọc văn bản và chỉ ra những sai sót  về ngữ pháp, chính tả, cách dùng từ, tính logic ... trong đoạn văn đó
	? Em hãy tìm những từ ngữ có cách sử dụng đặc biệt trong câu văn
	? Em hãy tìm những câu văn có hình thức đặc biệt
	? Em hãy xác định cách ngắt nhịp/ cách gieo vần của văn bản trên
	? Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
	? Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
	? Văn bản trên được viết theo phương thức lập luận nào?
	? Văn bản trên được trần thuật theo phương thức nào?
Bước 2: Phân tích giá trị của các yếu tố nghệ thuật về từ ngữ cú pháp, dấu câu, cấu trúc, thể loại văn bản vừa tìm được
	Sau khi tìm và phát hiện được lỗi sai, cách dùng từ, đặt câu, thể loại... của văn bản, giáo viên rèn cho học sinh kỹ năng nhận xét, đánh giá giá trị của các yếu tố nghệ thuật về từ ngữ, cú pháp, cấu trúc, thể loại được sử dụng. Tương tự, giáo viên đưa ra những câu hỏi thường được sử dụng trong đề thi.
	? Chữa lỗi để có cách sử dụng đúng về từ ngữ, cú pháp, tính logic... trong đoạn văn
	? Ý nghĩa của việc chọn lọc, sử dụng từ trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng của văn bản
	? Ý nghĩa của việc sử dụng kiểu câu
	? Giá trị của cách gieo vần/ ngắt nhịp
	? Ý nghĩa của việc sử dụng phương thức trần thuật
	VD: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi :
	Thủa nhỏ tôi ra cống Na câu cá
	níu váy bà đi chợ Bình Lâm
	bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
	và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần
	Thủa nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
	chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
	mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
	điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng
	Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
	bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
	bà đi gánh chè xanh Ba Trại
	Quán cháo, đồng Giao thập thững những đêm hàn
	(Đò Lèn - Nguyễn Duy)
1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ.
- Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ trên: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
2. Các từ lảo đảo, thập thững có vai trò gì trong việc thể hiện hình ảnh cô đồng và người bà.
- Khẳng định: đây là hai từ láy tượng hình, có sức biểu cảm cao
+ Lảo đảo: thể hiện những bước nhảy nghiêng ngả dường như không chắc chắn, chứa đựng sự say sưa xuất thần trong điệu múa của cô đồng hoà quyện trong điệu hát văn.
+ Thập thững: thể hiện bước chân khó nhọc: bước cao, bước thấp trên một con đường mấp mô, gập ghềnh trên con đường mưu sinh của người bà.
	2.2.3. Rèn kỹ năng tìm biện pháp tu từ nghệ thuật và chỉ ra tác dụng của chúng
	2.2.3.1. Hệ thống kiến thức về biện pháp tu từ nghệ thuật
	Phép tu từ là phương cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ nhằm đạt tới hiệu quả của sự diễn đạt ý văn bản hay, đẹp, biểu cảm, lôi cuốn. Phép tu từ gồm 4 nội dung: Phép tu từ ngữ âm, Phép tu từ từ vựng, Phép tu từ cú pháp, Phép tu từ văn bản.
	 Bám sát vào dạng đề thi, người viết chỉ khai thác 3 nội dung chính: Phép tu từ ngữ âm, Phép tu từ từ vựng, Phép tu từ cú pháp. 
1. Các biện pháp tu từ ngữ âm. 
- Các biện pháp tu từ ngữ âm thường gặp là hài thanh, hài âm, điệp âm (Điệp phụ âm đầu, điệp vần, điệp thanh), biến nhịp, điệp khúc.
2. Các biện pháp tu từ từ vựng
- So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, liệt kê, điệp ngữ, chơi chữ...
3. Các biện pháp tu từ cú pháp
- Điệp cú pháp, đảo ngữ, tách thành phần câu, dùng giải ngữ, phụ ngữ tình thái; dùng kết từ trong câu ghép; dùng câu hỏi tu từ; tỉnh lược cú pháp; liệt kê; lặp... 
	2.2.3.2. Tiến trình thực hiện
Bước 1: Hướng dẫn học sinh phát hiện những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản
	? Em hãy xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản (tu từ ngữ âm/ tu từ từ vựng/ tu từ cú pháp)
Bước 2: Phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật vừa tìm được
	? Biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng gì?
VD: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
	(....).Bờ đẹp đẽ cát vàng
	Thoai thoải hàng thông đứng
	Như lặng lẽ mơ màng
	Suốt ngàn năm bên sóng
	Anh xin làm sóng biếc
	Hôn mãi cát vàng em
	Hôn thật khẽ, thật êm
	Hôn êm đềm - mãi mãi
	Đã hôn rồi. Hôn lại
	Cho đến mãi muôn đời
	Đến tan cả đất trời
	Anh mới thôi dào dạt(....)
	  (Biển - Xuân Diệu)
1. Trong bốn câu thơ Bờ đẹp đẽ cát vàng/ Thoai thoải hàng thông đứng/ Như lặng lẽ mơ màng/ Suốt ngàn năm bên sóng, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì đặc sắc? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?
- Trong bốn câu thơ Bờ đẹp đẽ cát vàng/ Thoai thoải hàng thông đứng/ Như lặng lẽ mơ màng/ Suốt ngàn năm bên sóng, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh: Bờ - lặng lẽ mơ màng suốt ngàn năm bên sóng, nghệ thuật nhân hóa.
- Tác dụng: Thể hiện vẻ đẹp và khẳng định tình yêu thủy chung, vĩnh hằng của bờ. 
2. Xuân Diệu đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong khổ thơ “Anh xin làm sóng biếc/ Hôn mãi cát vàng em/ Hôn thật khẽ, thật êm/ Hôn êm đềm - mãi mãi”? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?
- Trong khổ thơ “Anh xin làm sóng biếc/ Hôn mãi cát vàng em/ Hôn thật khẽ, thật êm/ Hôn êm đềm - mãi mãi”, Xuân Diệu sử dụng nghệ thuật:
+ Điệp từ hôn diễn tả, nhấn mạnh cái ào ạt, dữ dội, mãnh liệt muốn được tận hưởng, tận hiến, mang màu sắc nhục cảm của trái tim yêu.
+ Xây dựng cặp hình ảnh sóng đôi anh - em, sóng biếc - cát vàng: nhấn mạnh sự quấn quýt, khăng khít giữa anh và em.
	2.2.4. Bài tập thực hành
	Đây là những bài tập thực hành người viết sử dụng để rèn kỹ năng đọc - hiểu văn bản cho học sinh trong quá trình giảng dạy. Bài tập có thể là tham khảo, có thể do người viết tự biên soạn. Những bài tập thực hành này có thể là văn bản trong chương trình, có thể là văn bản ngoài chương trình. Người viết đã cố gắng phân loại bài tập thực hành theo các chủ đề: Chủ đề đất nước, Tổ quốc; Chủ đề gia đình; Chủ đề văn hóa - xã hội; Chủ đề nhà trường... vừa để rèn kỹ năng đọc - hiểu vừa hình thành kỹ năng phản ứng nhanh cho học sinh khi làm những đề bài có cùng chủ đề. Có thể kể ra dưới đây là một số bài tập:
2.2.4.1. Chủ đề quê hương, đất nước
Đề số 1: (Quê hương, đất nước anh hùng) 
	Cho đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
	“Ta đã lớn lên rồi trong khói lửa
	Chúng nó chẳng còn mong được nữa
	Chặn bàn chân một dân tộc anh hùng
	Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn
	Đã bước dưới mặt trời cách mạng.
	Những bàn chân của Hóc Môn, Ba Tơ, Cao Lạng
	Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu
	Những bàn chân đã vùng dậy đạp đầu
	Lũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp!
	Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp,
	Rắn như thép, vững như đồng.
	Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp
	Cao như núi, dài như sông
	Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!”
	(Ta đi tới – Tố Hữu)
1. Nêu ý nghĩa nội dung của đoạn thơ trên?
- Ý nghĩa nội dung của đoạn thơ: khí thế tiến công và quyết tâm của quân dân ta trong  những năm tháng kháng chiến chống Mỹ.
2. Trong đoạn thơ trên hình ảnh “những bàn chân” được sử dụng là nghệ thuật gì? Nêu tác dụng?
- Hình ảnh “những bàn chân”  được sử dụng là nghệ thuật điệp và hoán dụ. 
- Tác dụng: nhấn mạnh sức mạnh tiến công của quân dân ta (giai cấp công nhân, nông dân – nòng cốt của Đảng cộng sản Việt Nam).
 3. Trong đoạn thơ cuối, tác giả sử dụng chủ yếu các biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của nó?
- Trong đoạn thơ cuối, tác giả sử dụng chủ yếu là nghệ thuật so sánh “rắn như thép, vững như đồng/ cao như núi, dài như sông/ chí ta lớn như biển Đông trước mặt”. 
- Tác dụng: tác giả muốn khẳng định dân tộc ta “đi tới” với một khí thế ngất trời, vững chãi, một lực lượng hùng hậu và  sức chiến đấu dẻo dai không bao giờ vơi đi ý chí.
Đề số 2: (Chủ quyền quê hương, đất nước)
	Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
	Sáng ngày 16/5, hơn 1.300 học sinh trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội tham gia buổi học ngoại khóa mang tên “Chủ quyền biển đảo, khát vọng hòa bình”. Buổi học được tổ chức với ý nghĩa thể hiện tình yêu đất nước, một lòng hướng về biển Đông.
	Nhà trường cho rằng buổi ngoại khoá như thế này rất cần thiết, giúp nuôi dưỡng lòng tự hào dân tộc cho các em học sinh, đồng thời nâng cao hiểu biết về chủ quyền lãnh thổ và ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước.
	Trong buổi ngoại khoá này, các học sinh trong trường đã xếp hình, tạo thành dải chữ S bản đồ đất nước Việt Nam cùng hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. 
	Vừa xếp hình, các học sinh trường Phan Huy Chú còn được nghe kể về chiến công của cha ông trong việc bảo vệ đất nước, được nâng cao và tự ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với lớp.
                                                                     (Theo “Dân trí”)
1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
- Văn bản thuộc PCNN báo chí.
2. Kiểu câu nổi bật nhất mà văn bản sử dụng là gì? Tác dụng của kiểu câu đó trong việc thể hiện nội dung văn bản?
- Kiểu câu sử dụng nhiều nhất là câu tường thuật, câu phức.
- Tác dụng: Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin hoạt động ngoại khóa của học sinh trường THPT Phan Huy Chú.
3. Bài học sâu sắc mà anh (chị) rút ra qua văn bản trên? 
- Yêu quê hương, đất nước (tự hào về chủ quyền dân tộc, yêu hòa bình, kiên quyết chống thế lực thù địch...)
- Học tập, rèn luyện để trở thành người công dân có ích.
2.2.4.2.Chủ đề văn hóa 
Đề số 1: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau:
“Ai có thể đếm được đã bao năm tháng, bao đời người đã đi qua mà cái Tết về đại thể vẫn là một? Tết gia đình. Tết dân tộc. Tết đậm đà phong vị cộng đồng, quãng giải lao giữa hai chặng đường vất vả, gian nan.
Vẫn là ngày hăm ba cúng ông Táo, đêm ba mươi cúng tất niên, hái cành lộc. Vẫn là ngày mồng một he hé cửa đón đợi người xông nhà, dặn dò nhau ý tứ giữ gìn kiêng cữ cho khỏi dông cả năm dài. Ngày đầu xuân, cơm nguội không rang để cho đời khỏi khô kháo, nhà không quét cho tài lộc khỏi thất tán. Vẫn là mùi hương hoa ngan ngát nơi bàn thờ ấy. Vẫn là làn không khí mới mẻ, hơi bỡ ngỡ, trịnh trọng ấy. Vẫn những gương mặt cởi mở, chan hoà giữa khung cảnh trời đất tươi đẹp vì được niềm phấn chấn của con người thâm nhập giao hoà.”
( Trích Mùa lá rụng trong vườn - Ma Văn Kháng)
1.  Đoạn văn trên khẳng định điều gì?
- Đoạn văn trên khẳng định: Tết cổ truyền của dân tộc bao đời nay vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống và giàu bản sắc
2.  Biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên là gì? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên là điệp cấu trúc câu (Tết; Vẫn là)
- Tác dụng: nhấn mạnh những nét đẹp truyền thống, những bản sắc của Tết cổ truyền dân tộc qua bao đời nay vẫn không thay đổi.
3.  Cụm từ hai chặng đường vất vả, gian nan là để chỉ điều gì?
- Cụm từ hai chặng đường vất vả, gian nan là để chỉ một năm cũ vừa qua đi và một năm mới đang sắp đến với bao gian nan,vất vả mà mỗi người đã và sẽ trải qua.
Đề số 2: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
	Tràn trề trên mặt bàn, chạm cả vào cành quất Lí cố tình để sát vào mâm cỗ cho bàn ăn thêm đẹp,  thêm sang, là la liệt bát đĩa ngồn ngộn các món ăn. Ngoài các món thường thấy ở cỗ Tết như gà luộc, giò,  chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, xúp lơ xào thịt bò - món nào cũng mang dấu ấn tài hoa  của người chế biến - là các món khác thường như gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc,  vây
(Trích Mùa lá rụng trong vườn - Ma Văn Kháng)
1. Hãy xác định nội dung chính của đoạn trích trên? Đặt nhan đề cho đoạn trích? 
- Nội dung chính của đoạn văn trên là: Đoạn văn miêu tả mâm cỗ Tết thịnh soạn do bàn tay tài hoa, chu đáo của Lí làm ra để thết đãi cả gia đình. 
- Nhan đề: Mâm cỗ Tết.
2. Cụm từ in đậm là thành phần gì trong câu? 
- Cụm từ in đậm là thành phần phụ chú trong câu văn.
3. Đoạn văn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó trong đoạn văn? 
- Trong đoạn văn, tác giả có sử dụng biện pháp nghệ thuật liệt kê: “gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, xúp lơ xào thịt bò”
- Tác dụng: Biện pháp liệt kê giúp cho nhà văn miêu tả sinh động mâm cỗ Tết tràn trề, ngồn ngộn những của ngon vật lạ
Đề số 3: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
	Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi. [...] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình ...
 (Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức – Nguyễn An Ninh, Ngữ văn 11, tập 2, NXB giáo dục Việt Nam, tr.90)    
1. Văn bản đề cập đến nội dung gì? 
- Nội dung:
+ Khẳng định vai trò, tầm quan trọng của tiếng nói trong công cuộc giải phóng dân tộc và niềm tự hào về truyền thống giữ gìn, phát huy tiếng nói của dân tộc ta. 
+ Phê phán những hành vi từ bỏ tiếng mẹ đẻ của một số bộ phận nhân dân đương thời.
2. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?
- Phong cách ngôn ngữ của văn bản: Phong cách ngôn ngữ chính luận.
3. Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về việc giữ gìn Tiếng Việt trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
	Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau: 
+ Khẳng định Tiếng Việt có tầm quan trọng đối với vận mệnh của đất nước trong công cuộc giải phóng dân tộc khỏi ách nô dịch của thực dân Pháp.
+ Phê phán những hành vi từ bỏ tiếng mẹ đẻ.
+ Kêu gọi nhân dân Việt Nam nên học hỏi, trau dồi tinh hoa văn hóa nước ngoài làm cho Tiếng Việt ngày càng phong phú hơn. 
2.2.4.3. Chủ đề gia đình
Đề số 1: Đề thi Đại học khối C năm học 2013 - 2014
Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu sau:
                        Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
                        níu váy bà đi chợ Bình Lâm
                        bắt chim sẻ ở vàng tai tượng Phật
                        và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần
                       Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
                       chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
                       mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
                       điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng
                       Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
                       bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
                       bà đi gánh chè xanh Ba Trại
                       Quán cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn
                                                  (Đò Lèn - Nguyễn Duy, Ngữ văn lớp 12
                                         Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.148)
1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ.
- Các phương thức biểu đạt sử dụng trong đoạn văn trên là: Miêu tả, tự sự, biểu cảm.
2. Các từ "lảo đảo", "thập thững" có vai trò gì trong việc thể hiện hình ảnh cô đồng và người bà?
- Khẳng định: đây là hai từ láy tượng hình, có sức biểu cảm cao.
+ Lảo đảo: thể hiện những bước nhảy nghiêng ngả dường như không chắc chắn, chứa đựng sự say sưa xuất thần trong điệu múa của cô đồng hoà quyện trong điệu hát văn.
+ Thập thững: thể hiện bước chân khó nhọc: bước cao, bước thấp trên một con đường mấp mô, gập ghềnh trên con đường mưu sinh của người bà.
3. Sự vô tâm của cháu và nỗi cơ cực của bà hiện lên qua những hồi ức nào? Người cháu đã bày tỏ nỗi niềm gì qua những hồi ức đó? 
- Sự vô tâm của cháu và nỗi cơ cưc của người bà hiện lên qua những hồi ức:
+ Người cháu mải mê với những thú vui, những trò chơi: câu cá ở cống Na, bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật, ăn trộm nhãn chùa Trần, đi đền xem lễ, hát văn, múa đồng.
+ Người bà: nhọc nhằn đi mò cua xúc tép ở đồng Quan, phải đi gánh chè xanh trong những đêm hàn.
- Nỗi niềm của người cháu:
+ Tự trách bản thân vô tâm, chỉ biết ham chơi mà không phụ giúp bà.
+ Thương bà khi nhận thức được công việc vất vả mà bà phải làm.
=> Tình yêu thương của người cháu dành cho bà.
Đề số 2: Đề thi minh họa kỳ thi THPT quốc gia 2014-2015
	Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
	Bao giờ cho tới mùa thu
trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho tới tháng năm
mẹ ra trải chiếu ta nằm đến sao.
Ngân hà chảy ngược lên cao
quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm...
bờ ao đom đóm chập chờn
trong leo lẻo những vui buồn xa xôi.
Mẹ ru cái lẽ ở đời
sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn
bà ru mẹ... Mẹ ru con
liệu mai sau các con còn nhớ chăng.
1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
- Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là: biểu cảm.
2. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng đầu của đoạn thơ trên.
- Hai biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng thơ đầu là: 
+ Lặp cấu trúc: Bao giờ cho tới...
+ Nhân hóa: Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm.
3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.
- Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ thể hiện hồi tưởng của tác giả về thời thơ ấu bên mẹ với những náo nức, khát khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị; đồng thời, cho thấy công lao của mẹ, ý nghĩa lời ru của mẹ và nhắn nhủ thế hệ sau phải ghi nhớ lấy công lao ấy.
4. Anh/ chị hãy nhận xét quan niệm của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: Mẹ ru cái lẽ ở đời - sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn. Trả lời trong khoảng 5 - 7 dòng.
- Quan niệm của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ Mẹ ru cái lẽ ở đời - sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn là: Lời ru của mẹ chứa đựng những điều hay lẽ phải, những kinh nghiệm, bài học về cách ứng xử, cách sống đẹp ở đời; sữa mẹ nuôi dưỡng thể xác, lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Đó là ơn nghĩa, là tình cảm, là công lao to lớn của mẹ.
- Từ đó, nhận xét quan niệm của tác giả (đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp...).
Đề số 3: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
	Công cha như núi Thái Sơn
	Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
	Một lòng thờ mẹ kính cha
	Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
	(Ca dao)
1. Xác định nội dung của văn bản trên.
- Nội dung của văn bản trên là: Bài ca dao ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.
2. Trong hai câu thơ đầu, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ từ vựng nào? Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
- Trong hai câu thơ đầu, tác giả dân gian sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ từ vựng: So sánh (công cha - núi Thái Sơn, nghĩa mẹ - nước trong nguồn)
- Tác dụng: 
+ So sánh công của cha với nu

Tài liệu đính kèm:

  • docMau_lam_de_tai_sang_kien_kinh_nghiem_moi_nhat.doc