Giải pháp Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy tác phẩm văn chương THPT

Giải pháp Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy tác phẩm văn chương THPT

Mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết trong ví dụ 1 là: “cái đã biết” ở ví dụ 1.a là hoàn cảnh cho chữ thông thường và ở 1.b là viết về người nông dân, Nguyễn Công Hoan với “Bước đường cùng” và Ngô Tất Tố với “Tắt đèn” đều đề cập đến quá trình bần cùng hóa của người nông dân còn “cái chưa biết” là cảnh cho chữ trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân (1.a) và hướng đi mới của Nam Cao khi viết về người nông dân trong tác phẩm “Chí Phèo” (1.b).

Câu hỏi có vấn đề không nhằm mục đích tái hiện tri thức đã có mà yêu cầu học sinh phải biết sử dụng “cái đã biết” để làm phương thức tìm tòi, nghiên cứu những giá trị tri thức mới.

Cần lưu ý, vấn đề được nêu trong tác phẩm văn chương không phải có từ ý định chủ quan của giáo viên mà vấn đề phải được đặt ra từ bản thân của tác phẩm văn chương có nhiều ẩn số cần được giải mã về nội dung và hình thức và từ vấn đề khó khăn, vướng mắc nảy sinh từ tầm đón nhận của học sinh trong quá trình tiếp nhận tác phẩm.Vấn đề trong tác phẩm văn chương thường là tư tưởng chủ đề, ý nghĩa tác phẩm hoặc tính hiệu quả của nghệ thuật xây dựng hình tượng, xây dựng tính cách, kết cấu phi logic, sử dụng chi tiết như một điểm sáng thẩm mĩ, các biện pháp tu từ

Ví dụ, dựa vào đặc điểm thi pháp để đưa ra vấn đề thảo luận: với tác phẩm “Chí Phèo”- Nam Cao, chúng ta dựa vào đặc điểm kết cấu của truyện là kết cấu tâm lí, kết cấu vòng tròn đưa ra câu hỏi thảo luận “Kết cấu của truyện có gì độc đáo, ý nghĩa của kết cấu đối với truyện?” hoặc dựa vào đặc điểm nhân vật – Chí Phèo là nhân vật điển hình xây dựng câu hỏi “Ý nghĩa khái quát điển hình của hình tượng nhân vật Chí Phèo là gì?”.

 

doc 22 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 299Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giải pháp Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy tác phẩm văn chương THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ễ dàng quan sát, động viên hoặc gợi ý nếu cần trong khi cả nhóm đang thảo luận. Nhóm trưởng có nhiệm vụ thu thập các ý kiến trong nhóm để báo cáo trước lớp.
Bước 3: Thảo luận lớp: các nhóm báo cáo trước lớp, nếu cần các nhóm có thể thảo luận với nhau để đi đến kết luận.
Bước 4: Giáo viên tổng kết và khái quát kết quả bài học.
5. Ưu điểm, nhược điểm của dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm:
a. Ưu điểm:
Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo sự đoàn kết, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm và mở rộng giao lưu với các học sinh khác, góp phần tích cực trong quá trình xây dựng nội dung bài học. 
Giáo viên rèn luyện dần phương pháp học tập, nghiên cứu và thái độ học tập tập thể, trên cơ sở đó sẽ tạo điều kiện tốt cho các em học tập cao hơn. 
Rèn luyện vốn ngôn ngữ cho các em trong giao tiếp, kết chặt tình bạn bè qua những lời nói sẻ chia, thông cảm và yêu thương. 
Giúp các em tự tin qua những lần thảo luận, thuyết trình, đồng thời rèn luyện năng lực tư duy và phát hiện vấn đề. 
Thảo luận nhóm là cơ hội tốt cho các em học tập, trao đổi với nhau. Các em sẽ góp nhặt những kiến thức của nhau mà hoàn chỉnh dần kiến thức của mình. 
b. Nhược điểm: 
Bên cạnh những ưu điểm, thảo luận nhóm cũng có những nhược điểm cần phải khắc phục:
Thời gian học tập trên lớp bị bó hẹp ở tiết học (45 phút/ tiết), nên giáo viên sử dụng không khéo sẽ không cung cấp hết nội dung bài học vì phương pháp này rất mất thời gian. 
Do phải tập hợp học sinh thành những nhóm, giáo viên không nói rõ cách chuẩn bị nhóm trước thì lớp học sẽ rối loạn hoặc mất trật, bị lãng phí nhiều thời gian. 
Nếu trình độ học sinh trong nhóm không đều nhau thì những học sinh giỏi, khá sẽ lấn lướt những học sinh trung bình, yếu. Các em trung bình, yếu sẽ không có những điều kiện nói lên ý kiến riêng của mình. Từ đấy, các em sẽ mặc cảm, bất mãn, lơ là và không chú ý vào buổi thảo luận. 
Số lượng học sinh trong lớp quá đông (mỗi lớp khoảng 45 HS) cũng gây những khó khăn cho việc vận dụng thảo luân nhóm vào việc dạy và học. 
PHẦN II: THIẾT KẾ GIÁO ÁN VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP 
THẢO LUẬN NHÓM VÀO GIỜ DẠY TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG
1. Những tiền đề thuận lợi cho việc vận dung phương pháp thảo luận nhóm vào dạy tác phẩm văn chương:
Tác phẩm văn chương bao giờ cũng là một hệ thống động và do đó trong hoạt động tiếp nhận tác phẩm văn chương, người đọc không phải là khách thể thụ động mà là một chủ thể có ý thức, một chủ thể đồng sáng tạo. Người đọc là người cùng tham gia vào tiến trình sáng tại để xây dựng ý nghĩa của tác phẩm văn chương. Như chúng ta đã biết, tác phẩm văn chương được xây dựng thông qua hình tựơng nghệ thuật mang tính phi vật thể, lấy ngôn từ làm chất liệu và năng lực hư cấu, tưởng tượng của nhà văn. Do đó, tác phẩm văn chương mang tính đa nghĩa, biểu cảm, có những tác phẩm mà chính bản thân tác giả cũng chưa thể giải mã hết được. Tác phẩm càng xuất sắc thì càng đa nghĩa, mở ra nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Khi dạy tác phẩm văn chương, giáo viên phải làm sao giúp học sinh tự giác, hứng thú tìm hiểu hiểu tác phẩm, học sinh từng bước tri giác ngôn ngữ đế tưởng tượng, phân tích, khái quát theo con đường cảm xúc hóa phù hợp với quy luật cảm thụ văn chương. Trong dạy văn, nếu giáo viên chỉ quan tâm đến văn bản văn chương và chỉ quan tâm đến nghệ thuật, tài năng khám phá những chỗ độc đáo trong tác phẩm văn chương để rồi tìm ra hình thức lôi cuốn học sinh cảm thông đồng điệu với những gì giáo viên đã tìm tòi được thì giờ văn chỉ tác động đến nhận thức lý trí mà không lay động tâm hồn, học sinh không rung dộng trước những cảnh đời những số phận, xa lạ trước những nỗi niềm của nhà văn với số phận con người. Tiếng nói của học sinh bị mờ nhạt. Mối liên hệ giữa giáo viên và học sinh là mối liên hệ một chiều, mất hẳn mối liên hệ giữa nhà văn và học sinh. Như vậy, có thể nói phương pháp thảo luận nhóm là một trong những phương pháp thích hợp vì đây là phương pháp tích cực, tạo hiệu quả kép, kích thích để các em xuất hiện những ý tưởng mới lạ, táo bạo, độc đáo và mở ra được sự giao tiếp đối thoại giữa nhà văn- học sinh. 
Trình độ nhận thức và đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc thưởng thức, tiếp nhận tác phẩm văn chương. Học sinh ở lứa tuổi này hoàn toàn có khả năng tư duy trừu tượng và tưởng tượng tái hiện. học sinh có thể nhìn nhận, đánh giá về sự vật, hiện tượng một cách sâu sắc và độc lập. Ở lứa tuổi này, học sinh có nhu cầu ham hiểu biết, khao khát tìm hiểu thế giới xung quanh. Khi tiếp cận tác phẩm văn chương, trước những tình huống, sự kiện, số phận của các nhân vật trong tác phẩm, các em sẽ băn khoăn, suy nghĩ, đòi hỏi một sự lý giải, phân tích. 
2. Những nguyên tắc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tác phẩm văn chương:
a. Câu hỏi thảo luận phải có tính vấn đề:
Câu hỏi có tính vấn đề là câu hỏi chứa đựng mâu thuẫn (giữa cái đã biết và cái chưa biết) tạo nên tình huống có vấn đề, đồng thời kích thích được tính tích cực, chủ động và phát huy tư duy sáng tạo trong hoạt động cảm thụ văn học của học sinh. 
Ví dụ: (1)
a.Theo em, tại sao Nguyễn Tuân gọi cảnh cho chữ là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”?
b. So với những tác phẩm cùng viết về đề tài viết về người nông dân nghèo như “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan và “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao có gì mới mẻ?
Mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết trong ví dụ 1 là: “cái đã biết” ở ví dụ 1.a là hoàn cảnh cho chữ thông thường và ở 1.b là viết về người nông dân, Nguyễn Công Hoan với “Bước đường cùng” và Ngô Tất Tố với “Tắt đèn” đều đề cập đến quá trình bần cùng hóa của người nông dân còn “cái chưa biết” là cảnh cho chữ trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân (1.a) và hướng đi mới của Nam Cao khi viết về người nông dân trong tác phẩm “Chí Phèo” (1.b).
Câu hỏi có vấn đề không nhằm mục đích tái hiện tri thức đã có mà yêu cầu học sinh phải biết sử dụng “cái đã biết” để làm phương thức tìm tòi, nghiên cứu những giá trị tri thức mới.
Cần lưu ý, vấn đề được nêu trong tác phẩm văn chương không phải có từ ý định chủ quan của giáo viên mà vấn đề phải được đặt ra từ bản thân của tác phẩm văn chương có nhiều ẩn số cần được giải mã về nội dung và hình thức và từ vấn đề khó khăn, vướng mắc nảy sinh từ tầm đón nhận của học sinh trong quá trình tiếp nhận tác phẩm.Vấn đề trong tác phẩm văn chương thường là tư tưởng chủ đề, ý nghĩa tác phẩm hoặc tính hiệu quả của nghệ thuật xây dựng hình tượng, xây dựng tính cách, kết cấu phi logic, sử dụng chi tiết như một điểm sáng thẩm mĩ, các biện pháp tu từ 
Ví dụ, dựa vào đặc điểm thi pháp để đưa ra vấn đề thảo luận: với tác phẩm “Chí Phèo”- Nam Cao, chúng ta dựa vào đặc điểm kết cấu của truyện là kết cấu tâm lí, kết cấu vòng tròn đưa ra câu hỏi thảo luận “Kết cấu của truyện có gì độc đáo, ý nghĩa của kết cấu đối với truyện?” hoặc dựa vào đặc điểm nhân vật – Chí Phèo là nhân vật điển hình xây dựng câu hỏi “Ý nghĩa khái quát điển hình của hình tượng nhân vật Chí Phèo là gì?”.
	Ngoài ra, nhiều khi sự thành công hay hạn chế của tác phẩm cũng là những vấn đề. Nắm được vấn đề đặt ra từ tác phẩm và khả năng tiếp nhận của học sinh được xem là bước khởi đầu quan trọng, có tính chất quyết định khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm. Như vậy, muốn xây dựng được câu hỏi thảo luận có vấn đề, giáo viên phải dựa vào những hiểu biết của mình về đặc điểm thi pháp của các tác phẩm văn chương để đặt học sinh vào tình huống có vấn đề, tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề bằng câu hỏi gợi mở.
b. Việc thành lập nhóm dựa trên số lượng học sinh trong lớp và nội dung bài học:
Trong việc thành lập nhóm, giáo viên nên áp dụng linh hoạt các hình thức chia nhóm như:
Chia nhóm ngẫu nhiên: học sinh đếm 1,2,3,4... rồi vòng trở lại. học sinh đếm số nào thì vào nhóm ấy. Giáo viên cũng có thể chia theo bàn, theo tổ. 
Chia nhóm theo năng lực học học tập: giáo viên dựa vào năng lực học tập của học sinh để chia thành nhóm giỏi, khá, trung bình, yếu. Những HS yếu hơn sẽ xử lý các bài tập cơ bản, những HS đặc biệt giỏi sẽ nhận được thêm những bài tập bổ sung. 
Chia nhóm gồm đủ các trình độ: Cách chia này thường được sử dụng khi nội dung thảo luận cần có sự hỗ trợ lẫn nhau.
Chia nhóm cố định trong một thời gian dài: nhóm được duy trì trong một số tuần hoặc một số tháng. Các nhóm này thậm chí có thể được đặt tên riêng.
Số lượng thành viên trong nhóm: nhóm nhỏ (2 HS), nhóm vừa (4 - 5 HS), nhóm lớn (7 - 10 HS).
Số lượng nhóm và số lượng thành viên trong nhóm và thời gian thảo luận phải phụ thuộc vào số lượng học sinh trong lớp hoặc vấn đề thảo luận nảy sinh từ nội dung bài học. Cụ thể:
Với vấn đề thảo luận có tính chất phức tạp như vấn chứa nhiều nội dung cần làm sáng tỏ, hoặc có nhiều cách lí giải như “Nghệ thuật xây dựng kết cấu tác phẩm Chí Phèo đã đạt đến đỉnh cao của văn học hiện thực phê phán 1930 -1945. Bằng những sự hiểu biết của mình, các em hãy làm sáng tỏ vấn đề trên?”, chúng ta nên chia nhóm gồm đủ trình độ học sinh, số lượng thành viên từ 4-5 học sinh thời gian thảo luận khoảng 4 - 7 phút. Với thời gian và cấu trúc nhóm đó, các em sẽ chia nhau đảm nhận những vấn đề khác nhau nhằm hoàn thành nhiệm vụ mà giáo viên giao phó. 
Với vấn đề thảo luận có tính chất đơn giản như “tìm chi tiết miêu tả niềm hạnh phúc của cụ ông Cố Hồng và nêu ý nghĩa của chi tiết đó?”, chúng ta nên sử dụng loại nhóm 2 học sinh và thời gian thảo luận trong khoảng ( 2-3 phút). 
Sau khi chia nhóm, mỗi nhóm sẽ bốc thăm để chọn nhóm trưởng, thư ký hoặc tự bầu ra nhóm trưởng. Giáo viên có thể chỉ định nhóm trưởng, thư ký luân phiên để khắc phục tình trạng chỉ có một học sinh chuyên trách nhiệm vụ này.
c. Giáo viên cần quan sát, hỗ trợ học sinh trong quá trình thảo luận nhóm;
Trong khi học sinh thảo luận nhóm, giáo viên di chuyển chung quanh các nhóm, im lặng quan sát các nhóm làm việc. Khi học sinh gặp khó khăn, bế tắc, giáo viên kịp thời can thiệp, hướng dẫn nhóm ra khỏi bế tắc bằng những câu hỏi gợi mở. 
Ví dụ: : “Nghệ thuật xây dựng kết cấu tác phẩm Chí Phèo đã đạt đến đỉnh cao của văn học hiện thực phê phán 1930 -1945. Bằng những sự hiểu biết của mình, các em hãy làm sáng tỏ vấn đề trên?” 
Vấn đề này phức tạp, để giải quyết được học sinh cần phải nắm vững bài học và có cách nhìn tổng quát. Ban đầu, các em sẽ gặp lúng túng, thậm chí nói lan man không vào trọng tâm. Để các em giải quyết được, giáo viên cần định hướng gợi mở như: 
Yêu cầu các em chú ý đến những đoạn văn cần thiết để nhận ra kết cấu tác phẩm (đoạn đầu tác phẩm, đoạn cuối tác phẩm) 
Ý nghĩa của những đoạn văn đó về mặt kết cấu như thế nào?
So sánh với một số nhà văn cùng thời với Nam Cao như Ngô Tất Tố (Tắt đèn) Vũ Trọng Phụng (Số đỏ), Nguyễn Công Hoan (Đồng hào có ma, Tinh thần thể dục) 
Trên những định hướng đó, các em sẽ dễ dàng tiến hành thảo luận.
Giáo viên dẫn dắt học sinh vận dụng tư duy vốn có của các em giải quyết từng vấn đề: gợi lại những tri thức đã có từ trước, khơi gợi những suy nghĩ trong các em thông qua vốn sống của các em. 
Ví dụ: “Chi tiết Tấm giết Cám là một hành động đáng sợ. Theo các em, hình tượng Tấm có bị giảm sút hay không? Vì sao?” 
Với câu hỏi như vậy, học sinh sẽ trả lời là “không” hoặc “có”; còn phần lý giải sẽ gặp những khó khăn. Trong trường hợp này, giáo viên phải định hướng cho các em nhớ lại những đặc điểm của Tấm, nhớ lại đặc trưng của văn học dân gian, gợi mở các quan điểm khác nhau mà người thời xưa và nay đánh giá, cảm nhận cá nhân của em về vấn đề đó
d. Trình bày và đánh giá kết quả:
Đại diện các nhóm sẽ lên trình bày kết quả trước toàn lớp: trình bày miệng hoặc trình bày miệng với báo cáo viết kèm theo. Có thể kèm theo minh họa bằng tranh ảnh hoặc biểu diễn. Đại diện nhóm có thể là nhóm trưởng hoặc một thành viên khác trong nhóm do giáo viên chỉ định. Kết quả trình bày của các nhóm được đánh giá và rút ra những kết luận cho việc học tập tiếp theo. Giáo viên đóng vai trò trọng tài chốt lại những nội dung cơ bản, khen thưởng những nhóm thảo luận tốt, động viên, khuyến khích để tạo hứng thú cho học sinh. Hình thức khen thưởng có thể là biểu dương cũng có thể là cho thêm điểm thưởng vào điểm hoạt động nhóm.
3. Quy trình thảo luận nhóm:
+ Giới thiệu thiệu vấn đề thảo luận.
+ Xác định nhiệm vụ của các nhóm.
+ Thành lập các nhóm.
+ Chuẩn bị chỗ làm việc nhóm.
+ Lập kế hoạch làm việc.
+ Tiến hành giải quyết nhiệm vụ.
+ Báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
Muốn thành công với phương pháp thảo luận nhóm giáo viên phải nắm vững phương pháp thực hiện và có những chuẩn bị trước. Để chuẩn bị, giáo viên cần trả lời những câu hỏi sau: 
- Vấn đề đặt ra trong bài học có phù hợp với dạy học nhóm không? 
- Các nhóm làm việc với nhiệm vụ giống nhau hay khác nhau? 
- Học sinh đã có đủ kiến thức và tài liệu cho công việc nhóm chưa? 
- Cần trình bày nhiệm vụ làm việc nhóm nhóm như thế nào? 
- Cần chia nhóm theo tiêu chí nào? 
- Cần tổ chức phòng làm việc, kê bàn ghế như thế nào?
- Thời gian học có đảm bảo cho việc thảo luận nhóm không?
a. Các dạng bài tập có thể vận dung phương pháp thảo luận nhóm trong giờ dạy tác phẩm văn chương:
Như đã nói ở trên, việc lựa chọn vấn đề thảo luân là khâu then chốt quyết định sự thành bại của phương pháp này. 80% thành công của thảo luận nhóm là giáo viên đưa ra được các vấn đề thảo luận thú vị. Để vận dụng thành công phương pháp này vào dạy tác phẩm văn chương, chúng ta cần xây dựng được các dạng bài tập thảo luận phù hợp với đặc điểm thi pháp thể loại.
b. Dạng bài tập thảo luận trên lớp:
Dạng bài tập thảo luận so sánh: So sánh giữa các nhân vật, nhóm nhân vật trong tác phẩm “So sánh nhân vật Liên với những nhân vật khác trong phố huyện nghèo (Hai đứa trẻ)”; So sánh các giai đoạn trong cuộc đời nhân vật như “So sánh tính cách Chí Phèo trước khi đi tù với tính cách Chí Phèo sau khi ra tù (Chí Phèo)”; So sánh các từ ngữ, hình ảnh trong tác phẩm “So sánh hình ảnh âm thanh, ánh sáng, con người ở nơi phố huyện với âm thanh, ánh sáng, con người của đoàn tàu trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. 
Dạng bài tập phân tích: phân tích hình ảnh, chi tiết và từ ngữ “Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, có một hình ảnh được lặp đi lặp lại nhiều lần, đó là hình ảnh nào? Sự lặp lại này có tác dụng gì?”; phân tích nhân vật bao gồm các sự kiện có liên hệ trực tiếp nhân vật: diện mạo, hành động, tính cách nhân vật “Tính cách của Bá Kiến được bộc lộ như thế nào qua tác phẩm Chí phèo? Dụng ý của Nam Cao khi xây dựng hình tượng nhân vật Bá kiến?”; phân tích các biện pháp và thủ pháp nghệ thuật: đối với thơ: các biện pháp tu từ (so sánh, lặp, chơi chữ, láy); đối với văn xuôi: nghệ thuật xây dựng nhân vật, kết cấu, không gian, thời gian 
Dạng bài tập lập biểu đồ, sơ đồ: sử dụng hình tròn, hình vuông, khung, các mũi tên đường thẳng và hình vẻ để biểu thị mối quan hệ giữa các khái niệm trừu tượng hoặc các sự kiện. Loại này thích hợp trong các giờ ôn tập, giờ rèn luyện kỹ năng khái quát, hệ thống và khắc sâu kiến thức.
c. Dạng bài tập thực hiện ở nhà, tiết học sau trình bày
Giáo viên cho các bài tập để mỗi nhóm chuẩn bị. Bài tập có thể là tìm những vấn đề có liên quan đến bài học, hoặc sưu tầm tư liệu, hoặc tìm hiểu một vấn đề, hoặc toàn bộ của bài học. Bài tập này có tác dụng giúp học sinh tìm hiểu trước vấn đề, khi vào lớp học, các nhóm sẽ góp ý kiến bổ sung những mảng kiến thức còn 
thiếu, từ đó các em sẽ hiểu vấn đề hơn. Hạn chế của dạng bài tập này là giáo viên không thể nắm bắt tình hình học nhóm của các em, do vậy sẽ có những học sinh không tham gia trực tiếp với các bạn của mình để thảo luận. 
4. Thực nghiệm giảng dạy:
a. Thiết kế giáo án thực nghiệm:
Tiết 37+38+39: HAI ĐỨA TRẺ
 - Thạch Lam -
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Hiểu được sự cảm thông sâu sắc của Thạch Lam đối với cuộc sống quẩn quanh, buồn tẻ của những người nghèo nơi phố huyện và trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn.
- Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam.
* Kiến thức trọng tâm:
- Bức tranh phố huyện với cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn qua cảm nhận của hai đứa trẻ.
- Niềm xót xa, thương cảm của nhà văn trước cuộc sống quẩn quanh, tù đọng của những người lao động nghèo nơi phố huyện và sự trân trọng nâng niu những khát vọng nhỏ bé nhưng tươi sáng của họ.
- Tác phẩm đđậm đà yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất lãng mạn, chất thơ; là truyện tâm tình với lối kể thủ thỉ như một lời tâm sự. 
2. Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng đọc hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
3. Thái độ:
- Xót thương, cảm thông, trân trọng đối với những kiếp người nhỏ bé, quẩn quanh, nghèo khổ.
B. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
1. Giao tiếp: thể hiện sự đồng cảm, xót thương đối với những kiếp sống nghèo khổ, quẩn quanh; cảm thông trân trọng ước mong của họ về một cuộc sống tươi sáng.
2. Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về vẻ đẹp bình dị và nên thơ của bức tranh phố huyện và tâm trạng hai đứa trẻ; nét tinh tế trong nghệ thuật tả cảnh, tả tâm trạng của nàh văn qua truyện ngắn trữ tình.
3. Tự nhận thức, xác định giá trị, bài học cho bản thân về một cuộc sống có ý nghĩa.
C. TỔ CHỨC GIỜ HỌC:
I. Kiểm tra bài cũ: 
II. Khởi động: (1 P)
- GV dẫn dắt vào bài.
- HS lắng nghe.
 Một trong những nhà văn trụ cột của nhóm Tự lực văn đoàn, Thạch Lam tự xác định cho mình một lối đi riêng. Hướng ngòi lãng mạn giàu xúc cảm nhẹ nhàng mà tinh tế vào những kiếp người nghèo khổ nông thôn và thành thị, những truyện ngắn tài hoa của ông thực sự như những bài thơ xinh xắn, duyên dáng và đậm chất nhân văn. Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn như thế.
III. Tổ chức các hoạt động: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Tiết 1
Ngày soạn: 14/10/ 2014 
Ngày dạy: 19/10/ 2014
Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung( 10 P)
- ĐDDH: SGK trang 94.
- PP dạy học: Vấn đáp, bình giảng.
? Căn cứ vào bài soạn và Tiểu dẫn SGK, em hãy giới thiệu những nét chính về nhà văn Thạch Lam?
GV mở rộng:
 + Kiến thức về quê hương -> Không gian nghệ thuật, trở đi trở lại trong sáng tác của ông.
 + Kiến thức về nhóm Tự lực văn đoàn.
Nguyễn Tuân “Xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với những con người ở tầng lớp nghèo. Thạch Lam là nhà văn quý mến cuộc sống, trân trọng trước sự sống của mọi người xung quanh”.
? Tuy là thành viên của Tự lực văn đoàn nhưng sáng tác của Thạch Lam có gì đặc biệt?
(Cảm hứng của các thành viên trong Tự lực văn đoàn thường là sáng tác về tầng lớp tiểu tư sản.)
? Sở trường của Thạch Lam trong sáng tác là thể loại nào? 
Kể tên 1 số tác phẩm tiêu biểu? xuất xứ của truyện?
? Nêu xuất xứ tác phẩm? SGK.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả: (1910 - 1942)
a. Cuộc đời:
- Xuất thân: gia đình công chức nghèo, đông con. (được học hành đến nơi đến chốn, em của Nhất Linh và Hoàng Đạo).
- Tuổi thơ: sống ở Cẩm Giàng - Hải Dương.
b. Sáng tác: 
- Là thành viên Tự lực văn đoàn: sáng tác gần với hiện thực.
- Truyện ngắn: không có cốt truyện.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: SGK.
2. Tác phẩm: 
- Rút từ tập “Nắng trong vườn” 1938.
- Là một trong những tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn Thạch Lam.
Hoạt động 2 : Đọc văn bản( 7 P)
- ĐDDH: SGK trang 95->101.
- PP dạy học: Vấn đáp, đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn cách đọc.
- Đọc một số đoạn tiêu biểu.
? Em hiểu một số chú thích: Tiếng trống thu không, trống cầm canh, đèn ghi?
- Mời 1 HS tóm tắt. 
(Tóm tắt khó vì chỉ xoay quanh một sự kiện 2 chị em cố thức để đợi tàu. Truyện chủ yếu miêu tả thế giới tâm hồn, tâm trạng của cô bé Liên => Truyện không có cốt truyện.
- GV tổ chức cho HS tái hiện lại thế giới hình tượng: Tác giả kể chuyện gì? Câu chuyện diễn ra ở đâu, vào những thời điểm nào? Hệ thống nhân vật?
Xác định bố cục tác phẩm ? Nội dung mỗi phần ?
Xác định chủ đề tác phẩm ?
II. ĐỌC VĂN BẢN :
1. Đọc - chú thích: 
- Giọng đọc nhẹ nhàng, điềm tĩnh ẩn chứa một nỗi niềm xót thương đối với những con người nghèo khổ.
2. Tóm tắt truyện:
3. Bố cục: 3 phần:
- Phần 1: Phố huyện về chiều.
- Phần 2: Phố huyện về đêm.
- Phần 3: Cảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện. ( P

Tài liệu đính kèm:

  • docgiai_phap_van_dung_phuong_phap_thao_luan_nhom_trong_giang_da.doc