Giải pháp Một số định hướng giúp học viên GDTX Bảo Yên ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn theo cấu trúc đề thi năm 2014

Giải pháp Một số định hướng giúp học viên GDTX Bảo Yên ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn theo cấu trúc đề thi năm 2014

- Trong thuốc lá có chứa hơn 400 loại hoá chất, trong đó có hơn 200 loại gây hại cho sức khoẻ con người, các chất gây nghiện và gây độc như: ôxit cácbon, hắc ín, ni-cô-tin, . nên khi hút khói thuốc sẽ gây hại cho:

+ Cá nhân người hút.

+ Những người xung quanh.

+ Gây ra các loại bệnh: ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến mạch máu não, gây vô sinh cả nam và nữ. Người mẹ mang thai mà hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá thường xuyên thì đứa trẻ sinh ra có thể sẽ mắc các dị tật, đao hoặc nhiều bệnh khác.

+ Tỉ lệ tử vong do hút thuốc lá từ 30 đến 80% mỗi năm.

- Thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khoẻ con người mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, là nguyên nhân của nghèo đói và các tật xấu.

+ Từ điếu thuốc lá dẫn thanh thiếu niên đến con đường rượu bia, trộm cắp, nghiện hút.

+ Trong gia đình, những người lớn hút thuốc không chỉ đầu độc con em mình mà còn nêu gương xấu, đẩy con em mình vào con đường phạm pháp.

* CM: Tệ nạn hút thuôc lá hiện nay.

- Tỉ lệ thanh niên hút thuốc lá ở các thành phố lớn ở nước ta nhiều gáp hai lần so với các thành phố Âu - Mĩ.

- Ở nông thôn, thuốc lá, thuốc lào là một vấn nạn.

- Ở các trường học, học sinh, sinh viên vẫn hút thuốc quá nhiều.

- Nguyên nhân là do nghe bạn, nể bạn; bắt chước ra vẻ làm người lớn; tò mò hay giải buồn; vô ý thức.

 

doc 71 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 425Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giải pháp Một số định hướng giúp học viên GDTX Bảo Yên ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn theo cấu trúc đề thi năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thơ để nghị luận: theo đoạn hoặc theo ý
c. Kết bài
- Đánh giá về giá trị của bài thơ, đoạn thơ: Mang giá trị nhân văn, nhân đạo hay tình yêu quê hương, đất nướctiêu biểu cho phong cách nghệ thuật gì của tác giả
- Đánh giá đóng góp của bài thơ, đoạn thơ: về đề tài, hình tượng, cảm hứng làm phong phú hơn cho nền văn học đân tộc như thế nào
- Bài thơ, đoạn thơ có ý nghĩa giáo dục gì cho hôm nay và mai sau.
Chú ý: Về hình thức: Đảm bảo hình thức một đoạn văn
1.3. Đề bài thực hành
ĐỀ 1 : Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: 
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
..................................................
 Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
1.Mở bài:
- Quang Dũng là một nhà thơ được biết nhiều trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Ông làm thơ, viết văn và vẽ tranh.
 - Tây Tiến (1948) là bài thơ đặc sắc viết ở Phù Lưu Chanh. Với bút pháp lãng mạn, trên nền nỗi nhớ, tác giả tái hiện hình ảnh thiên nhiên, những chặng đường hành quân vất vả và đặc biệt là hình ảnh người chiến sĩ Tây Tiến gian khổ ,đau thương nhưng hào hùng, lãng mạng.
 - Đoạn trích là đoạn thứ ba của bài thơ, khắc họa hình tượng người chiến sĩ Tây Tiến bằng cảm xúc lãng mạn và tình cảm bi tráng của tác giả
2.Thân bài 
a. Cặp câu thứ nhất:
	 -Chân dung đoàn binh Tây Tiến được dựng tả bằng nét bút vừa hiện thực, gân guốc vừa lãng mạn, hào hùng. Biện pháp nghệ thuật tương phản giữa ngoại hình gầy gò, tiều tụy với sức mạnh tinh thần đã gây ấn tượng mạnh về vẻ đẹp khác thường của đoàn binh Tây Tiến.
b. Cặp câu thứ hai:
 - Sự biểu hiện chân thực đời sống tâm hồn mộng mơ của chàng trai Tây Tiến chứ không phải cái “mộng rớt”, “buồn rớt” như một thời nhiều người phê phán. 
c. Cặp câu thứ ba:
 -Sự kết hợp hài hòa giữa bi (câu trước) và tráng (câu sau) để thành khúc ca bi tráng về lí tưởng người lính Tây Tiến. Tinh thần lãng mạn hào hùng, ý nguyện xã thân thanh thản và cao cả của một thế hệ qua các chữ “chẳng tiếc đời xanh”.
d. Cặp câu thứ tư:
 -Ca ngợi sự hi sinh bi tráng của người đồng đội Tây Tiến. Hình ảnh “áo bào thay chiếu” tăng thêm không khí cổ điển trang trọng... Từ “về đất” ca ngợi sự hi sinh thanh thản, vô tư. Khúc “độc hành” của dòng sông Mã đang gầm lên như dội vào nỗi xót đau, như tô đậm vẻ lẫm liệt cao cả của người lính Tây Tiến. Đoạn thơ khép lại bằng một âm thanh bi tráng. Âm hưởng thơ như còn ngân dài, vang xa mãi.
3. Kết bài 
 -Đoạn thơ dựng nên bức tượng đài về đoàn binh Tây Tiến với những vẻ đẹp phong phú. Nó là kết quả của một tình cảm mến yêu, cảm phục sâu sắc, của một ngòi bút thi sĩ tài hoa.
- Bút pháp hiện thực kết hợp với cảm hừng lãng mạn Cách mạng tạo nên một khúc quân hành, một khúc độc hành oai hùng, đặc sắc. Tác giả không né tránh hiện thực nhưng khi ông nhìn thẳng vào sự thật, câu thơ vẫn toát lên vẻ khỏe khoắn, lạc quan, người lính có ốm nhưng không yếu, có bi nhưng không lụy. Từ đó, khắc họa được nét đẹp vừa bi tráng vừa lãng mạn, hào hoa của người lính TâyTiến.
 - Có thể nói, đây là đoạn thơ đặc sắc nhất của một bài thơ đặc sắc. Đoạn thơ giúp cho chúng ta hiểu thêm về một thời gian khổ mà vinh quang, hiểu thêm về ý chí, sự hi sinh cao cả và cả tâm hồn lãng mạn của những chàng trai “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” 
Đề 2. Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:
“ Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
(  )
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”.
1. Mở bài:
-  Việt Bắc , khúc ca trữ tình nồng nàn, đắm say về những lẽ sống lớn, ân tình lớn của con người cách mạng.
-   Nỗi nhớ hướng về cảnh và người ở quê hương Việt Bắc là một nội dung nổi bật của bài thơ, được thể hiện hết sức xuất sắc trong đoạn thơ trên.
2. Thân bài:     
a. Hai dòng đầu của đoạn thơ vừa giới thiệu chủ đề của đoạn, vừa có tính chất như một sự đưa đẩy để nối các phần của bài thơ lại với nhau. Người ra đi đã nói rõ:
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Trong nỗi nhớ của người đi, cảnh vật lẫn con người Việt Bắc hòa quyện với nhau thành một thể thống nhất.
   b.  Trong tám dòng thơ tiếp theo, tác giả tạo dựng một bộ tranh tứ bình về Việt Bắc theo chủ đề Xuân – Hạ – Thu – Đông. Ngòi bút tạo hình của nhà thơ đã đạt tới trình độ cổ điển. Bút pháp miêu tả nhất quán: câu lục để nói cảnh, còn câu bát dành để “vẽ” người.
  -  Cảnh mùa đông. Màu hoa chuối đỏ tươi đã làm trẻ lại màu xanh trầm tịch của rừng già. Sự đối chọi hai màu xanh – đỏ ở đây rất đắt. Hình ảnh con người được nói tới sau đó chính là điểm sáng di động của bức tranh. Tác giả thật khéo gài con dao ở thắt lưng người đi trên đèo cao khiến hình ảnh đó trở nên nổi bật.
-  Cảnh mùa xuân bằng gam màu trắng. Xuân về,rừng hoa mơ bừng nở. Màu trắng tinh khiết của nó làm choáng ngợp lòng người. Âm điệu hai chữ “trắng rừng” diễn tả rất đạt sức xuân nơi núi rừng và cảm giác ngây ngất trong lòng người ngắm cảnh. Người đan nón có dáng vẻ khoan thai rất hòa hợp với bối cảnh. Từ “chuốt” vừa mang tính chất của động từ vừa mang tính chất của tình tứ.
-Cảnh mùa hè. Gam màu vàng được sử dụng đắt địa. Đó là “màu” của tiếng ve quyện hòa với màu vàng của rừng phách thay lá. Do cách diễn đạt tài tình của rừng phách, ta có cảm tưởng tiếng ve đã gọi dậy sắc vàng của rừng phách và ngược lại sắc vàng này như đã thị giác hóa tiếng ve. Hình ảnh “cô gái hái măng một mình” xuất hiện đã cân bằng lại nét tả đầy sức gợi ở trên. Nó có khả năng khơi dậy trong ta những xúc cảm ngọt ngào
-  Cảnh mùa thu với ánh trăng dịu mát, êm đềm. Trên nền bối cảnh ấy, “tiếng hát ân tình thủy chung” ai đó cất lên nghe thật ấm lòng. Đây là tiếng hát của ngày qua hay tiếng hát của thời điểm hiện tại đang ngân nga trong lòng người sắp phải giã từ Việt Bắc?
3. Kết bài:      Đoạn thơ có vẻ đẹp lộng lẫy đã được viết bằng một ngòi bút điêu luyện. Đọc nó, ấn tượng sâu sắc còn lại là nghĩa tình đối với “quê hương cách mạng dựng nên cộng hòa”.
Đề bài 3: Phân tích đoạn thơ sau đây trong đoạn trích “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm :
“ Trong anh và em hôm nay, 
 Làm nên Đất Nước muôn đời”.
1/ Mở bài:
 - Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước. Đất nước, nhân dân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng phong phú của thơ ông.
 - “Đất nước”là một đọan trích thuộc chương V trong bản trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại chiến trường Bình Trị Thiên.
 - Đọan thơ sau đây là những lời nhắn nhủ tâm tình về sự gắn bó và trách nhiệm của mỗi người với đất nước :
“ Trong anh và em hôm nay, 
 Đều có một phần Đất Nước
 Làm nên Đất Nước muôn đời”.
2/ Thân bài : 
 - Thật vậy, sau những cảm nhận mới mẻ và sâu sắc của nhà thơ về đất nước qua những phương diện không gian- địa lý,thời gian- lịch sử,phong tục- văn hóa , Nguyễn Khoa Điềm đã đi đến khẳng định :
“ Trong anh và em hôm nay, 
 Đều có một phần Đất Nước”.
 Đây là một sự thực mà mỗi người Việt Nam ai cũng đều cảm thấy. Đất nước đã hóa thân vào mỗi con người, bởi chúng ta đều là con Rồng, cháu Tiên, đều sinh ra và lớn lên trên đất nước này. Mỗi người Việt Nam đều đã và đang thừa hưởng những giá trị vật chất, tinh thần của đất nước thành máu thịt, tâm hồn, nếp cảm,nếp nghĩ và cách sống của mình.
 - Từ việc khẳng định: đất nước hóa thân và kết tinh trong cuộc sống của mỗi người,nhà thơ tiếp tục nói về mối quan hệ gắn bó sâu sắc của mỗi người với đất nước bằng những dòng thơ giàu chất chính luận :
“Khi hai đứa cầm tay 
 Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
 Khi chúng ta cầm tay mọi người
 Đất Nước vẹn tròn, to lớn”.
 - Với những cảm nhận tinh tế, mới mẻ về sự hòa quyện giữa cái riêng và cái chung, giữa tình yêu và niềm tin, đồng thời kết hợp sử dụng các tính từ “hài hòa, nồng thắm”; “vẹn tròn, to lớn” đi liền nhau; đặc biệt là kiểu câu cấu tạo theo hai cặp đối xứng về ngôn từ (“Khi /Khi; Đất Nước / Đất Nước),nhà thơ muốn gửi đến cho người đọc bức thông điệp: đất nước là sự thống nhất hài hòa giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu Tổ quốc, giữa cá nhân với cộng đồng. 
 - Không chỉ khẳng định mối quan hệ gắn bó giữa Đất nước và nhân dân, giữa tình yêu cá nhân với tình yêu lớn của đất nước; nhà thơ còn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của đất nước :
“Mai này con ta lớn lên
 Con sẽ mang Đất Nước đi xa
 Đến những tháng ngày mơ mộng”.
 Có thể nói, ba dòng thơ đã mở ra một tầng ý nghĩa mới, đó là niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của đất nước. Thế hệ sau “con ta lớn lên sẽ mang Đất Nước đi xa- Đến những tháng ngày mơ mộng”.Đất nước sẽ đẹp hơn, những tháng ngày mơ mộng ở hiện tại sẽ trở thành hiện thực ở ngày mai.
 Khi đã hiểu hết ý nghĩa thiêng liêng của đất nước, nhà thơ muốn nhắn gửi với mọi người :
 “ Em ơi em Đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
 Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
 Làm nên Đất Nước muôn đời”
 Bằng giọng văn trữ tình kết hợp với chính luận; bằng cách sử dụng câu cầu khiến, điệp ngữ “phải biết - phải biết” nhắc lại hai lần cùng các động từ mạnh “gắn bó, san sẻ, hóa thân” nhà thơ như nhắn nhủ mình, nhưng cũng là nhắn nhủ với mọi người ( nhất là thế hệ trẻ) về trách nhiệm thiêng liêng của mình với đất nước. Cái hay là lời nhắn nhủ mang tính chính luận nhưng lại không giáo huấn mà vẫn rất trữ tình, tha thiết như lời tự dặn mình - dặn người của nhà thơ.
3/ Kết bài: 
 Tóm lại, đây là một trong những đọan thơ hay và sâu sắc trong “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm .Bởi lẽ, qua đọan thơ, nhà thơ đã giúp cho chúng ta hiểu hơn về sự gắn bó giữa mỗi người với đất nước.Từ đó, ý thức hơn về trách nhiệm của mỗi người với đất nước quê hương. Đồng thời, đọan thơ cũng giúp ta thấy được vẻ đẹp trong phong cách thơ trữ tình- chính luận của nhà thơ. 
2. Cách Làm bài Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi: 
 Xuất phát từ đặc trưng thể loại của truyện ngắn và căn cứ vào những đề thi truyền thống mà Bộ GD-ĐT hay ra, giáo viên phân loại đề cho học sinh. Đối với 5 tác phẩm truyện ngắn trong chương trình SGK Ngữ văn 12 thì có thể trọng tâm vào những loại đề như sau: phân tích nhân vật; diễn biến tâm trạng nhân vật; so sánh tính cách của hai nhân vật, phân tích tình huống truyện, phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
2.1. Loại đề phân tích nhân vật:
a. Phân tích nhân vật nói chung:
 Trong tác phẩm truyện, nhân vật chiếm vị trí quan trọng nhất nhằm thể hiện ý đồ tư tưởng của nhà văn và tư tưởng chủ đề tác phẩm. Do đó, phân tích nhân vật là một trong những con đường quan trọng để tiếp cận, khám phá tác phẩm.
 * Trước khi đi vào ôn tập những nhân vật cụ thể của các tác phẩm thì giáo viên cần phải định hướng cho học sinh cách làm bài chung về dạng đề này. Dạng bài phân tích nhân vật các em đã được học ở THCS. Giáo viên khái quát lại những luận điểm chính khi làm bài:
 Mở bài: 
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm; 
- Giới thiệu nhân vật cần nghị luận
Thân bài:
- Ngoại hình (nếu có): ngoại hình xấu/đẹp -> suy nghĩ của em về ngoại hình của nhân vật.
- Số phận (nếu có): Đối với những tác phẩm trong chương trình lớp 12 thì chủ yếu là nhân vật có số phận bất hạnh. Khi đó thì cần chú ý đến số phận khi còn nhỏ, khi trưởng thành (đời sống vật chất và tinh thần).
- Phẩm chất: các nhân vật đều có phẩm chất. Học sinh cần khái quát được phẩm chất của nhân vật trong từng tác phẩm.
- Đánh giá:
+ Nghệ thuật khắc họa nhân vật
+ Ý nghĩa của hình tượng nhân vật trong tác phẩm.
 Kết bài:
- Đánh giá vẻ đẹp, sức sống của nhân vật trong văn học
- Tài năng, vị trí của nhà văn.
 * Ví dụ cụ thể:
Đề 1: Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích “Vợ chồng A Phủ” (SGK Ngữ văn 12 – tập 2)?
- Yêu cầu học sinh xác định luận điểm: Ở nhân vật Mị có ngoại hình đẹp, có số phận bất hạnh, có những phẩm chất tốt đẹp.
- Yêu cầu học sinh tìm dẫn chứng để chứng minh cho từng luận điểm -> Gv củng cố, hình thành dàn bài cho học sinh.
Mở bài: 
- Tô Hoài là nhà văn viết rất thành công về đề tài miền núi
- Hoàn cảnh st của tp: Là kết quả của chuyến đi 8 tháng, Tô Hoài cùng với bộ đội giải phóng lên Tây BắcTác phẩm được giải Nhất của Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954-1955.
- Trong tác phẩm, tác giả đã khắc họa thành công nhân vật Mị.
Thân bài:
1/ Ngoại hình: Mị là một cô gái xinh đẹp. Ngoại hình của Mị không được miêu tả trực tiếp mà được gợi lên qua chi tiết “Trai làng đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị” -> Với ngoại hình ấy Mị xứng đáng được hưởng một cuộc sống hạnh phúc.
2/ Số phận: bất hạnh
- Sinh ra trong một gia đình nghèo: cha mẹ lấy nhau không có tiền cưới, phải vay bạc nhà giàu đến khi mẹ Mị chết mà vẫn không trả được nợ, để rồi người ta bắt Mị về làm dâu gạt nợ.
- Khi làm dâu nhà thống lí: Mị bị đầy ải về cả thể xác lẫn tinh thần:
+ Thể xác: Làm việc quần quật như trâu ngựa “ Tết đến thì giặt đay xe đay,cài một bó tay ở cánh tay để tước thanh sợi”-> Mị như một công cụ lao động, bị thống lí Pá Tra bóc lột hết sức lao động.
Mị còn bị đánh đập rất dã man: Đêm tình mùa xuân Mị đang chuẩn bị đi chơi thì nó đi đâu về. Thấy thế nó liền trói Mị vào cột “trói Mị bằng một thúng sợi ..”. Không những thế, khi Mị ngồi bóp thuốc cho A Sử vì mệt quá nên đã ngủ thiếp đi vậy mà A Sử liền đạp vào mặt Mị. Trong những đêm đông trên núi cao dài và buồn Mị trở dậy thổi lửa hơ tay, có những đêm A Sử đi chơi về đã vô cớ đánh Mĩ ngã gục xuống cửa bếp -> Mị là nạn nhân của xã hội vô nhân đạo. Thằng A Sử - chồng Mị đã coi Mị như một nơi để thỏa mãn thú tính của mình.
+ Tinh thần: Về làm dâu nhà thống lí càng ngày Mị càng không nói “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” “Mị tưởng mình là con trâu con ngựa” -> với nghệ thuật so sánh vật hóa tác giả đã làm nổi bật thân phận vật của Mị. Câu văn “Ở lâu trong” thật xót xa bởi nó cho thấy Mị bị đầy ải như thế nào khi ở nhà thống lí
Căn buồng Mị ở “kín mít ..” – là một thứ ngục thất giam hãm tinh thần của Mị, nó giết chết tuổi trẻ, tình yêu, tự do ở Mị. Ngồi trong căn buồng ấy Mị dường như mất hết ý niệm về thời gian, không gian, mất hết tri giác về cuộc sống.
=> Mị bị áp bức bóc lột về cả thể xác lẫn tinh thần.
3/ Phẩm chất:
- Tài thổi sáo “Mị uốn chiếc ”
- Yêu tự do, trẻ trung yêu đời: Trước khi về làm dâu nhà thống lí, mùa xuân nào Mị cũng đi chơi, Mị cũng đã có người yêu. Mị đã xin cha đừng gả con cho nhà giàu
- Mị biết lao động, chăm chỉ lao động và rất hiếu thảo: Mị sẵn sằng cuốc nương làm ngô trả nợ cho cha. Khi bị bắt làm dâu nhà thống lí Mị đã định ăn lá ngón tự tự nhưng vì thương cha nên Mị đã không chết.
- Đặc biệt Mị là một cô gái có sức sống tiềm tàng:
+ Khi mới về làm dâu nhà thống lí: Máy tháng đêm nào Mị cũng khóc/ định ăn lá ngón tự tử
+ Trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài năm ấy: Phân tích sự hồi sinh tâm hồn của Mị:
Sự tác động của ngoại cảnh
Tiếng sáo tác động đến Mị nên tâm hồn của Mị dần dần được hồi sinh: tiếng sáo ở đầu núi, Mị thấy thiết tha bổi hổi, Mị nhẩm thầm theo bài hát của người đang thổi. Tiếng sáo đầu làng, Mị uống rượu ừng ực từng bát/ thấy nhớ quá khứ “ngày xưa Mị thổi sáo giỏi..” / Mị ý thức được hiện tại, ý thức được quyền sống “Đã từ nãy Mị thấy ..Mị thấy mình còn trẻchỉ thấy nước mắt ứa ra. Tiếng sáo gọi bạn vẫn lơ lửng bay ngoài đường. Tiếng sáo rập rờn trong đầu Mị thì Mị đã quấn lại tóc, lấy váy hoa..A Sử trói Mị rất đau mà Mị vẫn không hề biết, sau đó cứ lúc mê lúc tỉnh lúc tình thì thấy mình không bằng con ngựa, lúc mê thì thấy nồng nàn tha thiết nhớ -> chứng tỏ sức sống, khao khát sống đã trỗi dậy mạnh mẽ trong Mị.
+ Trong đêm mùa đông: Lúc đầu Mị thản nhiên “A Phủ là cái xác chết ..hơ tay” -> nhìn thấy “dòng nước mắt bò xuống ..” thì Mị mới nghĩ đến tình cảnh của mình -> nhận ra chúng nó thật độc ác, thương A Phủ -> cắt dây trói cho A Phủ -> chạy theo A Phủ đến Phiềng Sa -> Hành động cắt dây trói chứng tỏ sức sống tiềm tàng mạnh mẽ của nhân vật.
4/ Đánh giá:
- Nghệ thuật:
+ Khắc họa nv Mị tác giả đã sử dựng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Tâm lí nhân vật chủ yếu được thể hiện qua nội tâm. Tô Hoài đã diễn tả được những trạng thái tâm lí rất phức tạp, tinh tế của Mị.
+ Ngôn ngữ phong phú, sinh động
+ Chi tiết giàu sức gợi
- Ý nghĩa của hình tượng nhân vật Mị: qua nv nhà văn thể hiện sâu sắc giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tp. Tô Hoài đã thể hiện niềm xót thương đối với những người lao động miền núi; đồng thời ca ngợi những phẩm chất của họ, nhà văn thể hiện niềm tin vào sức sống của người lao động là dù có bị áp bức như thế nào thì họ vẫn có sức sống vươn lên. Tác giả còn lên án bọn chúa đất miền núi độc ác, vô nhân tính,.
Khi giáo viên hướng dẫn học sinh hình thành dàn ý về nhân vật Mị xong giáo viên yêu cầu học sinh dựa trên dàn bài về nhân vật Mị tự lập dàn ý cho đề “Phân tích nhân vật A Phủ” trong đoạn trích. Sau đó giáo viên củng cố dàn bài cho học sinh (ở nhân vật A Phủ trọng tâm làm nổi bật số phận và phẩm chất như khỏe mạnh, lao động giỏi; gan góc, cương trực; có sức sống mạnh mẽ)
Đề 2: Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong “Vợ nhặt” – Kim Lân?
- Yêu cầu học sinh xác định luận điểm: Ở nhân vật bà cụ Tứ có ngoại hình xấu, có những phẩm chất tốt đẹp.
- Yêu cầu học sinh tìm dẫn chứng để chứng minh cho từng luận điểm -> Gv củng cố, hình thành dàn bài cho học sinh.
* Phần mở bài và kết bài tương tự như dàn bài về Tràng
* Phần thân bài:
1/ Ngoại hình: dáng đi lọng khọng, vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng -> tội nghiệp, già nua, dáng đi hé mở cuộc đời lam lũ.
2/ Phẩm chất:
- Là một người mẹ nhân hậu, giàu lòng vị tha, bao dung, độ lượng:
+ Đối với con trai: thương con / lo cho con
+ Đối với con dâu: độ lượng chấp nhận người phụ nữ là dâu con trong nhà, thậm chí là hàm ơn / bà an ủi vỗ về nàng dâu
- Là người mẹ có niềm tin tưởng vào tương lai tươi sáng:
+ Động viên con “Ai giàu 3 họ, ai khó 3 đời..”
+ Cùng con dâu dọn dẹp quét tước nhà cửa
+ Vẽ ra viễn cảnh tương lai tươi sáng: bà nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau+ Dáng vẻ lật đật, đon đả, tươi cười của bà cụ trong bữa cơm ngày đói đã giúp cho con có thêm niềm tin vào cuộc sống.
3/ Đánh giá về nhân vật:
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Đặt nhân vật vào tình huống truyện độc đáo
+ Thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, tính cách nhân vật chủ yếu được bộc lộ qua độc thoại nội tâm
+ Sử dụng bút pháp tả thực, ngôn ngữ sinh động, gần với đời sống tự nhiên
- Ý nghĩa hình tượng:
+ Qua nhân vật bà cụ Tứ, tác giả muốn ca ngợi hình ảnh của bao người mẹ Việt Nam giàu đức hi sinh
+ Hình ảnh bà cụ Tứ đã góp phần quan trọng làm cho tác phẩm trở thành một bài ca ca ngợi tình người -> thể hiện sâu sắc giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Ngoài hai nhân vật trên, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích thêm nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm (ngoại hình và phẩm chất).
Các nhân vật khác trong các tác phẩm còn lại giáo viên cũng hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, lập dàn ý theo những ý chính trong dàn bài khái quát và dần dần sẽ hình thành cho học sinh kĩ năng làm bài phân tích nhân vật.
Một số đề bài khác:
Đề bài: Phân tích nhân vật Tnú / hình tượng cây xà nu trong “Rừng xà nu” – Nguyễn Trung Thành?
Đề bài: Phân tích hình ảnh người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu?
b. Dạng đề phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật:
 Về cơ bản vẫn cần có những ý như trong đề phân tích nhân vật nói chung. Chỉ lưu ý điểm khác là ở dạng đề này học sinh không phân tích theo tính cách của nhân vật mà đi theo diễn biến tâm trạng trong tác phẩm. Tâm trạng nào diễn ra trước thì phân tích trước, nét tâm trạng nào diễn ra sau thì phân tích sau.
Ví dụ:
Đề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” – Kim Lân?
* Mở bài:
* Thân bài:
- Giới thiệu về tình huống xuất hiện và ngoại hình của bà cụ.
- Diến biến tâm trạng:
+ Ngạc nhiên, băn khoăn, không hiểu
+ Khi hiểu ra cơ sự: vừa ai oán xót thương cho con trai, lo cho con/ tủi phận mình / cảm thông với con dâu / chấp nhận – mừng lòng / động viên 2 con / lại lo cho con / vỗ về an ủi con dâu.
+ Sáng hôm sau: thu dọn nhà cửa / nói chuyện tương lai, chuyện sung sướng động viên con / tươi cười đon đả trong bưa cơm ngày đói,..
- Nghệ thuật: + Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
+ Ngôn ngữ gần vớ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiai_phap_mot_so_dinh_huong_giup_hoc_vien_gdtx_bao_yen_on_th.doc
  • docBao cao SKKN - LAN.doc
  • docBC thanh tich ca nhan - LAN.doc
  • docBia SKKN- LAN.doc
  • docDon SKKN - LAN.doc
  • docMuc luc - LAN.doc