Đơn công nhận SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường Mầm non

Đơn công nhận SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường Mầm non

Trong những năm qua cùng với sự phát triển chung của đất nước, các cấp bộ Đảng, Chính quyền của tỉnh Vĩnh Phúc rất quan tâm và có quyết tâm cao phát triển GD- ĐT. Quy hoạch phát triển GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. “Phát triển giáo dục, đào tạo phải hướng vào mục tiêu phát triển toàn diện con người, tạo lập đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có thể lực và đạo đức nghề nghiệp tốt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập khu vực, quốc tế; tập trung nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; thường xuyên, kịp thời phát hiện, bồi dưỡng nhân tài; đáp ứng nhu cầu không ngừng học hỏi, trang bị, cập nhật và nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ngày càng cao của nhân dân”.

Thành phố Vĩnh Yên là trung tâm văn hóa, chính trị của tỉnh Vĩnh Phúc, những năm gần đây công tác giáo dục đào tạo của thành phố đã có bước phát triển tích cực đáp ứng yêu cầu của thành phố đô thị loại II. Cơ sở vật chất trường học được quan tâm đầu tư. Công tác bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý được chú trọng. Thành phố đã ra Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 25/5/2016 về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo thành phố Vĩnh Yên đáp ứng yêu cầu đổi mới giai đoạn 2016-2020. Trong đó xác định “Xây dựng, quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo”.

Đội ngũ giáo viên có vai trò rất quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục của Đảng. Họ là người quyết định chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường; không có giáo viên tốt thì không có nhà trường tốt, không có giáo dục tốt thì không có chất lượng cao, không có nguồn nhân lực tốt để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế. Bàn về vị trí, vai trò của người thầy giáo cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Thầy giáo là nhân vật trung tâm trong nhà trường, là người quyết định đào tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa. vấn đề lớn nhất trong giáo dục của ta hiện nay là tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ dần trở thành một đội quân đủ năng lực, đủ tư cách làm tròn xứ mệnh của mình. Chất lượng giáo dục trước mắt và tương lai tùy thuộc vào đội ngũ này. Cho nên lo cho chất lượng giáo dục thì khâu quan trọng bậc nhất là lo cho đội ngũ giáo viên. Phải thực sự lo và có một biện pháp từ Bộ đến địa phương. Bộ phải coi đây là biện pháp trọng yếu nhất, phải kiên trì làm trong nhiều năm, phải làm cho giáo viên có đạo đức tốt hơn, có ý thức với nghề, có tâm hồn với trẻ, Không có giáo viên tốt thì không có nhà trường tốt, không có giáo dục tốt thì không có chất lượng cao. Muốn đạt được như vậy điều quan trọng trước tiên là phải lo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của ta làm sao có đủ trình độ về chính trị, nghiệp vụ văn hóa để ngày mai dạy tốt hơn bây giờ”.

 

doc 19 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 11Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đơn công nhận SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gấp quần áo của cá nhân; với trẻ 4 tuổi biết cách bảo vệ bản thân tránh bị bắt cóc, trẻ 5 tuổi biết cách thoát hiểm khi xẩy ra hỏa hoạn...; Nâng cao kỹ năng sử dụng đàn cho giáo viên, giao nhiệm vụ cho giáo viên tự học qua bạn đồng nghiệp, qua các lớp học đàn. 
7.1.3. Nâng cao nhận thức về tư tưởng, chính trị và đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên
Tiêu chuẩn của người giáo viên trong xã hội hiện nay trước tiên phải là người công dân tốt, có đạo đức tư tưởng trong sáng, giản dị, có tác phong mẫu mực, thường xuyên coi việc học tập và làm theo tấm gương của Bác là những bài học. Yêu lao động, trọng lẽ phải, có lý tưởng nghề nghiệp đúng đắn, bồi dưỡng lòng yêu nghề, mến trẻ. Không ngừng học tập tu dưỡng về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, Hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
 Bên cạnh đó, cán bộ quản lý, giáo viên của nhà trường luôn chấp hành nghiêm túc đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tận tụy, sáng tạo, có ý thức tổ chức kỷ luật. Không lùi bước trước khó khăn, thách thức. Giữ gìn tư cách đạo đức, nhân cách của người thầy; nghiêm túc chấp hành quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp. Có ý thức thực hiện cuộc vận động “Mỗi thấy giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”. Bồi dưỡng tinh thần “Dân chủ – Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm”, gương mẫu và là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. 
Ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức cho giáo viên tham gia học tập về các Nghị quyết của Đảng, các chương trình, kế hoạch của địa phương, của ngành, nhiệm vụ năm học để giáo viên nắm bắt được và thực hiện. Việc nắm bắt các thông tin còn được nhà trường triển khai qua các cuộc họp Hội đồng sư phạm để cán bộ, giáo viên cập nhật các văn bản, thông tin của ngành, của thành phố, của địa phương kịp thời, giúp cho giáo viên yên tâm công tác.
7.1.4. Bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng sư phạm cho đội ngũ.
 a. Bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng chăm sóc sức khỏe trẻ và phòng tránh tai nạn, thương tích, biết cách xử trí ban đầu một số tai nạn thường gặp ở trường mầm non. 
Trường mầm non là ngôi nhà thứ hai của trẻ, lứa tuổi này trẻ rất hiếu động và chưa biết cách chăm sóc bản thân. Người giáo viên mầm non phải là người mẹ thứ hai của trẻ, chăm sóc trẻ từng bữa ăn, giấc ngủ, kỹ năng vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Công việc tưởng như đơn giản nhưng không hề đơn giản chút nào. Nó đòi hỏi giáo viên phải kiên nhẫn, biết yêu thương, chia sẻ. Không phải người giáo viên nào cũng làm tốt điều đó, sự kiên nhẫn đi kèm với yêu nghề, vị tha. Vì vậy ban giám hiệu nhà trường xác định phải thường xuyên bồi dưỡng cho giáo viên vào các buổi sinh hoạt của tổ chuyên môn, yêu cầu một đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách công tác chăm sóc, nuôi dưỡng lên kế hoạch theo tháng, tuần một cách cụ thể. 
Trẻ mầm non đến học và sinh hoạt tại trường thời gian dài, đặc thù các hoạt động của trẻ thông qua việc học bằng chơi, bằng trải nghiệm, các đồ chơi, dụng cụ trải nghiệm của trẻ có thể bị hỏng, bị va quệt trong khi trẻ đang chơi hay khi trẻ chơi trẻ cho đồ chơi vào miệng, do sức khỏe trẻ có thể bị sốt co giật, do vậy không tránh được những tai nạn, thương tích có thể xẩy ra, nếu giáo viên không có kỹ năng sơ cấp cứu sẽ ảnh hưởng lớn đến trẻ, đến các sinh hoạt tập trung của nhà trường. Tôi đã chỉ đạo nhân viên y tế của nhà trường phối hợp với các bác sỹ tình nguyện có kinh nghiệm của Hội chữ thập đỏ thành phố tổ chức tập huấn cho giáo viên. Kết quả, trong năm học giáo viên đã bình tĩnh xử lý kịp thời các trường hợp không may xẩy ra, phối hợp với phụ huynh đưa các cháu đến cơ sở y tế kịp thời. Biết cách phòng và cách ly các dịch bệnh phát sinh theo mùa như: Quai bị, thủy đậu, sởi....
b. Bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên thông qua việc tổ chức các chuyên đề cấp trường. 
Năm học 2017-2018 tôi chỉ đạo bộ phận phụ trách chuyên môn giáo dục thực hiện Hội thảo 3 chuyên đề cấp trường: Chuyên đề phát triển ngôn ngữ, chuyên đề phát triển thẩm mỹ, chuyên đề kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Đối với những năm học trước, việc giao nhiệm vụ cho những giáo viên thực hiện chuyên đề phải là những giáo viên giỏi, vững chuyên môn. Điều đổi mới trong việc triển khai thực hiện chuyên đề năm học này là tôi mạnh dạn giao việc thực hiện các chuyên đề ở cả 4 độ tuổi, mỗi độ tuổi giao cho 1 đồng chí giáo viên thực hiện. Kể cả việc giao cho những giáo viên trẻ ít kinh nghiệm, chưa tự tin, chưa thực hiện làm điểm chuyên đề bao giờ. Tôi chủ động gặp gỡ, động viên, khuyến khích, giúp giáo viên để giáo viên tự tin, dám nghĩ, dám làm và tích cực học hỏi đồng nghiệp, chủ động làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ chuyên đề. Qua việc triển khai thực hiện chuyên đề, 100% giáo viên được dự các tiết dạy, được học hỏi, nghe các ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và đạt được kết quả ngoài mong đợi: 12 tiết dạy được thực hiện: 11 tiết được xếp loại xuất sắc; 01 tiết dạy xếp loại khá. Tổ chuyên môn yêu cầu nhà trường cho tổ chức thường xuyên hơn và nhân rộng để dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi. Những giáo viên tổ chức chuyên đề được nhà trường khen, động viên tại cuộc họp HĐSP, rất vui, phấn trấn và tự tin hơn trong thực hiện nhiệm vụ.
 c. Bồi dưỡng giáo viên qua các hội thi.
Bồi dưỡng giáo viên thông qua các Hội thi tổ chức trong năm học có tác dụng lớn trong việc nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho giáo viên, khi tham gia Hội thi đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư nhiều công sức cho bài giảng, tìm tòi các giải pháp linh hoạt, sáng tạo, các hình thức tổ chức tiết dạy phong phú, đa dạng để thu hút sự chú ý của trẻ. Đây là dịp để giáo viên có cơ hội học tập, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình thực hiện tổ chức các hoạt động giáo dục. Trong năm học nhà trường tổ chức cho 32 giáo viên/18 lớp thi trang trí lớp, làm đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ hội thi “xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm” cấp thành phố, đạt giải Nhất; tham gia thi cấp tỉnh; 11 giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, 05 giáo viên tham gia Hội thi giáo viên giỏi cấp thành phố, 4 giáo viên thi soạn giáo án điện tử Eleraning cấp thành phố, cấp tỉnh. Thông qua việc tổ chức các Hội thi giáo viên có sự ganh đua nhau trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong các phong trào thi đua của nhà trường. Qua hội thi, phát hiện, biểu dương và nhân rộng những điển hình giáo viên giỏi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thu hút sự quan tâm ủng hộ của các bậc phụ huynh và toàn xã hội, góp phần xây dựng “Thương hiệu” của nhà trường, tạo dựng niềm tin của nhân dân.
 d. Bồi dưỡng giáo viên thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học.
 Trước những thay đổi lớn lao của giáo dục dưới tác động của công nghiệp 4.0. Kho tàng tri thức của nhân loại là vô tận và luôn có sự đổi mới. Tri thức là chìa khóa vạn năng giúp cho con người mở cửa cuộc đời. Cuộc khoa học kỹ thuật và công nghệ diễn ra như vũ bão. Vì vậy đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cần được bồi dưỡng nâng cao trình độ, tập huấn sử dụng công nghệ, ứng dụng các hình thức tiên tiến, mô hình trực tuyến vào công tác giảng dạy. Xác định được mục tiêu này nhà trường đã tổ chức cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn và chủ động liên hệ với Sở công nghệ thông tin – truyền thông tỉnh mở lớp bồi dưỡng cho 10 giáo viên cốt cán có thêm kiến thức về sử dụng CNTT, áp dụng vào thực tiễn giảng dạy. 
Trong năm học có 38/38 cán bộ giáo viên ứng dụng CNTT trong công tác quản lý cũng như dạy học, tổ chức 904 tiết dạy có ứng dụng CNTT vào bài giảng, có 8 lượt giáo viên thi soạn giảng giáo án điện tử Eleraning cấp thành phố, cấp tỉnh. Thường xuyên cập nhật các thông tin của ngành, của thành phố trên các phương tiện thông tin, trên mạng Intenet. Tích cực tự học, tự bồi dưỡng thông qua cổng thông tin điện tử của ngành, trên trang web của nhà trường. 
đ. Bồi dưỡng qua việc tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi trở thành nhà cách mạng lỗi lạc, Bác là người thầy giáo, tấm gương đạo đức của Bác là một cuộc vận động lớn, có sức lan tỏa trong toàn xã hội, đặc biệt là trong ngành giáo dục. Ngay từ đầu năm học nhà trường và công đoàn trường đã cam kết trong Hội nghị cán bộ, viên chức đầu năm đó là: Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên không ngừng Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bằng những việc làm nhỏ, thiết thực như: Những đồng chí chưa biết đánh đàn, phá những nốt nhạc để tổ chức thực hiện tiết dạy, tôi động viên để chị em học tập lẫn nhau, cho thời gian để giáo viên cố gắng. Thực hành tiết kiệm trong sử dụng các thiết bị điện, nước, đi làm đúng giờ, yêu thương, công bằng với trẻ, đăng ký giờ dạy tốt...Tích cực học tập, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, đoàn kết, thống nhất trong tập thể, tham gia bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo, giao tiếp với phụ huynh và đồng nghiệp chân thành, cởi mở, đúng mực. Công bằng trong cư xử, chăm sóc trẻ. Thực hành tiết kiệm trong sinh hoạt tập thể và gia đình, tích cực tham gia vào các phong trào của nhà trường, các phong tr

Tài liệu đính kèm:

  • docdon_cong_nhan_skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_doi.doc