Đề tài Biện pháp chỉ đạo tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học Xuân Lâm

Đề tài Biện pháp chỉ đạo tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học Xuân Lâm

Hãy đoán xem câu chuyện kết thúc thế nào và kể tiếp theo tưởng tượng của em.

- Học sinh kể theo nhiều cách kết thúc.

* Giáo viên hỏi: ? Điều gì xảy ra nếu người đi săn, bắn chết con nai: Các nhóm thảo luận ( Con suối không còn ai đến soi gương, cây trám buồn vì không có bạn đến chơi, người đi săn không thấy được con nai đẹp nữa, anh ta ngủ không ngon.)

- Liên hệ giáo dục bảo vệ môi trường: Trưởng ban học tập chia sẻ cùng các bạn.

? Vậy điều gì xảy ra khi các động vật trong rừng bị chết hết. (Cây cối buồn, héo mòn, không có âm thanh, môi trường bị hủy hoại.)

Minh họa 2: Khi dạy bài 13B môn Tiếng Việt: Cho rừng luôn xanh

Phần B: Hoạt động thực hành (HĐ5) Để các em có thể nhớ lại những việc làm tốt và tự tin kể được câu chuyện. Tôi có thể sử dụng các câu hỏi gợi ý là:

 - Em có biết những việc làm tốt để bảo vệ môi trường là những việc gì không?

( Nếu học sinh còn lúng túng thì tôi giúp các em )

- Trong các việc làm đó em đã tham gia vào việc làm nào?

- Em tham gia làm vào thời gian nào? cùng với những ai?

- Việc làm đó diễn ra như thế nào?

- Kết quả của việc làm đó ra sao?

- Em cảm thấy thế nào khi làm xong việc?

Ngoài ra để hình thức dạy học phong phú hơn tôi đã sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, chuẩn bị đồ dùng chu đáo để tạo nhiều hứng thú cho các em khi tham gia.

Tóm lại, việc áp dụng phương thức, phương pháp và hình thức tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở môn Tiếng Việt đã tạo điều kiện để học sinh được trải nghiệm, thực hành bảo vệ môi trường trong quá trình học tập. Mỗi phương pháp dạy học, hình thức dạy học đều không có ưu điểm tuyệt đối. Vì vậy, người giáo viên phải biết linh hoạt vận dụng lựa chọn các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực của học sinh với yêu cầu của công việc tăng cường giáo dục bảo vệ môi trường thì mục tiêu sẽ đạt hiệu quả hơn.

 

doc 28 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 1331Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Biện pháp chỉ đạo tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học Xuân Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i giao nhiệm vụ và chỉ đạo, theo dõi sát sao trong việc thực hiện nhiệm vụ này. Các tổ có trách nhiệm phối hợp, đôn đốc chỉ đạo giáo viên, học sinh trong tổ thực hiện theo kế hoạch chung của nhà trường và kế hoạch cụ thể của tổ. Bên cạnh đó, nhà trường cũng ban hành những quy định cụ thể về việc bảo vệ cảnh quan môi trường lớp học, nhà trường,... đưa ý thức bảo vệ môi trường thành một tiêu chí để đánh giá, xếp loại giáo viên, học sinh. Treo các khẩu hiệu, thùng đựng rác đúng quy cách về giữ gìn môi trường dọc lối ra vào trường để các em hàng ngày đều nhìn thấy. Những quy định này được đưa ra để bàn bạc và thống nhất vào nghị quyết hội nghị viên chức đầu năm học.
2.3.2. Chỉ đạo tốt việc học tập chuyên đề, hội thảo, tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức, phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh qua môn Tiếng Việt ở nhà trường.
 	Để mọi người hiểu được về mục đích, ý nghĩa, vai trò của việc tích hợp bảo vệ môi trường tôi đã tổ chức cho cán bộ, giáo viên, học sinh tham gia các buổi tuyên truyền, ngoại khóa từ đó nâng cao nhận thức về sự cần thiết, trách nhiệm của mỗi người để tự giác, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ chăm sóc môi trường trường học. Biết yêu quí thành quả xây dựng và thái độ thân thiện với môi trường.
Ngay từ đầu năm học cùng với việc triển khai nhiệm vụ năm học, nhà trường đã triển khai chuyên đề: “Giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học ở Tiểu học” sau khi tiếp thu ở Sở, Phòng giáo dục về trường một cách sớm nhất. Làm cho Cán bộ - Giáo viên hiểu được tính cấp bách của việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh hiện nay như các vấn đề: Những kiến thức cơ bản về môi trường, những hiểu biết về môi trường tự nhiên, sự ô nhiễm môi trường, phương pháp bảo vệ môi trường, đặc biệt giáo dục cho học sinh có ý thức gìn giữ, bảo vệ môi trường sống và tình yêu quê hương, đất nước.
 	Bên cạnh đó tìm hiểu và lựa chọn tài liệu cho phù hợp. Mỗi giáo viên phải có các tài liệu cần thiết như: Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học; Giáo dục bảo vệ môi trường trong từng môn học ở lớp mình dạy. Đặc biệt tôi đưa ra thiết kế mẫu một số mô đun giáo dục môi trường ở trường phổ thông qua môn Tiếng Việt. Khai thác từ tài liệu hướng dẫn học từ lớp 2 đến lớp 5 ( VNEN) và Sách giáo khoa lớp 1 chương trình hiện hành.
* Thiết kế mẫu chung giáo dục bảo vệ môi trường như sau:
1. Tên việc làm: Đặt tên cho một việc làm rõ ràng
2. Tên bài: Tên bài học trong tài liệu, có thể ở hoạt động nào.
3. Loại hình: Khai thác từ nội dung tài liệu hay hoạt động ngoại khóa.
4. Mục đích: Cần lựa chọn một hoặc nhiều hơn trong số 4 nội dung giáo dục môi trường cần hình thành và phát triển.
5.Hệ thống các việc làm: Các việc làm của giáo viên, học sinh
Từ đó xin ý kiến của nhà trường tổ chức hội thi: “Thiết kế mẫu có nội dung tích hợp bảo vệ môi trường trong môn Tiếng Việt” Mỗi tổ chuyên môn đều phải thảo luận, tìm hiểu và sau đó sẽ thiết kế các mẫu MÔ- ĐUN giáo dục môi trường ở môn Tiếng Việt theo mẫu chung mà tôi đã trình bày. Tổ chức hội thi này cùng kết hợp với thi văn nghệ, năng khiếu mang lại rất nhiều điều thú vị và bổ ích, giáo viên hiểu được thêm kiến thức về bảo vệ môi trường, xác định được tầm quan trọng của vấn đề hơn. Nhiều mẫu đã được các tổ trình bày bằng hình ảnh rất đẹp và mang tính khả thi cao ( Khối lớp 5, khối lớp 1)
* Ví dụ minh họa cho thiết kế mẫu cụ thể: 
- MÔ- ĐUN thiết kế của khối 1:
Mẫu 1: Giá trị của cây xanh:
1. Tên bài: Cây bàng ( Tuần 10 – Phân môn: Tập đọc)
2. Loại hình: GDMT khai thác từ môn Tiếng Việt lớp 1
3. Mục tiêu: Làm rõ giá trị của cây bàng đối với môi trường và thái độ yêu cây, bảo vệ cây xanh.
4. Chuẩn bị: 
 - Hình ảnh cây bàng trong tài liệu học, một số hình ảnh trên màn hình, cây bàng của trường em.
Hình ảnh cây bàng theo các mùa mà khối 1 đã trình chiếu mẫu thiết kế
Hệ thống các việc làm:
Việc 1: Thảo luận ích lợi của cây bàng
Việc 2: Học sinh trả lời câu hỏi: Theo em cây bàng đẹp nhất vào mùa nào?
Việc 3: Thảo luận nhóm đôi: Để có cây bàng đẹp vào mùa thu, nó phải được nuôi dưỡng và bảo vệ ở những mùa nào?
Việc 4: Luyện nói: Kể tên những cây được trồng trong sân trường em? Em đã làm gì để làm cho những cây xanh đó luôn tươi tốt?...
- MÔ- ĐUN thiết kế của khối 5:
Mẫu 4: Khôi phục và bảo tồn rừng ngập mặn:
1. Tên bài: Bài 13B- Lớp 5: Cho rừng luôn xanh (Tuần 13 -Từ hoạt động 1 đến hoạt động 5)
2. Loại hình: GDMT khai thác từ môn Tiếng Việt lớp 5
3. Mục tiêu: - Thông qua nhận thức học sinh hiểu được rừng ngập mặn ở Việt Nam là tài nguyên quý, có ý nghĩa lớn về môi trường cần phải biết trồng thêm, khai thác và bảo vệ tốt. 
 Giúp các em nhận biết rừng ngập mặn và một số loại cây đại diện của rừng ngập mặn. Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên, khôi phục và bảo vệ rừng ngập mặn.
4. Chuẩn bị: Hình ảnh về rừng ngập mặn, video cảnh rừng ngập mặn bị tàn phá, bản đồ Việt Nam vị trí có rừng ngập mặn. 
Hình ảnh rừng ngập mặn bị tàn phá
Khôi phục rừng ngập mặn
Hệ thống các việc làm:
Việc 1: Nghe thầy ( cô) giáo đọc bài.
Việc 2: Hoạt động nhóm lớn:
Học sinh trả lời các câu hỏi: ? Rừng ngập mặn bị mất đi gây ra hậu quả gì, rừng ngập mặn được phục hồi có tác dụng gì.
Việc 3: Thảo luận nhóm đôi: 
? Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn
Việc 4: Liên hệ: Ở tỉnh em, xã em rừng ngập mặn được trồng ở đâu? Em và các bạn phải làm gì để bảo vệ rừng ngập mặn? 
Một số hình ảnh rừng ngập mặn ở thôn 4 xã Xuân Lâm mà khối 5 thu thập
Các MÔ-ĐUN xây dựng được giáo viên kì công sư tầm các hình ảnh chân thực, minh họa rõ nét từ phần liên hệ của học sinh gắn với địa phương, tất cả đều đã hoàn thành việc thiết kế mẫu theo đúng quy định và nội dung đề ra. Bên cạnh đó, nhà trường treo các khẩu hiệu: “ Thầy mẫu mực, trò chăm ngoan, trường khang trang, lớp thân thiện”, “Không vứt rác là văn minh”, “ Trường em xanh, sạch, đẹp, an toàn” để học sinh luôn luôn nhìn thấy hàng ngày.
Ngoài ra, trong kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên có các MÔ- ĐUN nội dung 3: TH4, TH5 - Nâng cao năng lực hiểu biết về môi trường giáo dục và xây dựng môi trường học tập; TH42, TH43, TH44 - Thực hành giáo dục kỹ năng sống trong một số hoạt động ngoại khoá ở tiểu học. Giáo dục bảo vệ môi trường qua các môn học ở tiểu học. Thực hành giáo dục bảo vệ môi trường trong một số môn học ở Tiểu học. Tôi định hướng khi học bồi dưỡng thường xuyên có nội dung này giáo viên nên ghi cụ thể phần liên hệ của mình khi thực hiện với học sinh để lồng ghép giáo dục môi trường vào thực tiễn. Tất cả những vấn đề trên đều được ban giám hiệu nhà trường thống nhất đưa về tổ chuyên môn để mỗi giáo viên thực hiện.
 Năm học 2015- 2016; 2016-2017 đã tổ chức 2 lần/ năm các chuyên đề, hội thảo, trong đó Giáo viên dạy thực nghiệm được 8 tiết Tiếng Việt có nội dung tích hợp bảo vệ môi trường.
2.3.3. Chỉ đạo việc tích hợp các địa chỉ bảo vệ môi trường, áp dụng phương thức, phương pháp và hình thức tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở môn Tiếng Việt nhằm tạo điều kiện để học sinh được trải nghiệm, thực hành bảo vệ môi trường trong quá trình học tập.
Căn cứ vào nội dung Chương trình, tài liệu hướng dẫn học và đặc thù giảng dạy môn Tiếng Việt ở Tiểu học việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường theo hai phương thức sau:
 Phương thức 1 : Khai thác trực tiếp 
Đối với các bài học có nội dung trực tiếp về giáo dục bảo vệ môi trường (VD : Các bài Tập đọc nói về chủ điểm thiên nhiên, đất nước, ...). Giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận được đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Đây là điều kiện tốt nhất để nội dung GDBVMT phát huy tác dụng đối với học sinh thông qua đặc trưng của môn Tiếng Việt. Như khai thác từ các bài dạy: Bài 3B- Bài tập 2,3 tập 1A- Lớp 2 ( Đặt câu theo mẫu Ai là gì? để giới thiệu trường, làng xóm, phố của em từ đó thêm yêu quý môi trường sống); Bài 5B- Bài 4,5 hoạt động cơ bản tập 1A- Lớp 2 ( Học sinh viết: Đẹp trường, đẹp lớp – Giáo dục ý thức giữ gìn trường, lớp luôn sạch, đẹp); Bài 12B- bài tập 3- Hoạt động thực hành tập 1A- Lớp 3 ( Học sinh yêu cảnh đẹp đất nước từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh); Bài 32C- Bài tập 3,4 tập 2B- Lớp 3 ( Nói viết về bảo vệ môi trường qua đó trực tiếp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên)
 Phương thức 2 : Khai thác gián tiếp
Đối với các bài học không trực tiếp nói về GDBVMT nhưng nội dung có yếu tố gần gũi, có thể liên hệ với việc bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức cho học sinh, khi soạn giáo án, ghi nhật ký, giáo viên cần có ý thức “tích hợp”, “lồng ghép” bằng cách gợi mở vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường nhằm giáo dục học sinh theo định hướng về giáo dục bảo vệ môi trường. Giáo viên phải nắm vững những kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường , có ý thức tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo để có cách liên thích hợp, tránh khuynh hướng liên hệ lan man, “sa đà” hoặc gượng ép, khiên cưỡng, không phù hợp với đặc trưng môn học. Như khai thác từ các bài dạy: Bài 28A-Tập 2A- Lớp 3 : Cần làm gì để chiến thắng trong thể thao ( Giáo viên liên hệ : Cuộc chạy đua trong rừng của các loài vật thật vui vẻ, đáng yêu từ đó giáo dục các em thêm yêu quý những loài vật trong rừng); Bài 2C - Tập 1A- Tập đọc : Làm việc thật là vui ( Học sinh luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài sau đó giáo viên gợi ý? Qua bài học em có nhận xét gì về cuộc sống xung quanh ta từ đó liên hệ bảo vệ môi trường : Đó là môi trường sống có ích đối với thiên nhiên và con người)....
Sau khi xác định được việc khai thác theo phương thức nào từ các bài học. Việc điều chỉnh, ghi nhật ký cho phù hợp là khâu cơ bản, quan trọng nhất của giáo viên khi lên lớp. Vì vậy, khi chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy 
( Khối 1) và xem tài liệu học để điều chỉnh, ghi chép nhật ký, người quản lý chuyên môn cần hướng dẫn giáo viên đọc kỹ tài liệu hướng dẫn (Theo VNEN), tham khảo sách giáo viên và sách thiết kế bài dạy môn Tiếng Việt (Theo chương trình hiện hành). Đặc biệt luôn chú ý các kĩ năng giáo dục bảo vệ môi trường qua tiết học một cách cụ thể, từ đó giáo viên lựa chọn phương pháp hình thức tổ chức dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh (Điều chỉnh logo).
Người quản lý phải kêu gọi khuyến khích sự sáng tạo và tâm huyết của giáo viên làm sao cho các em được làm để học, được trải nghiệm như trong cuộc sống thật.
Ví dụ: Quy định thiết kế bài dạy, ghi nhật ký môn Tiếng Việt phải đảm bảo các phần bắt buộc nhưng cần đưa vào :
* Các kỹ năng sống, các nội dung bảo vệ môi trường được giáo dục trong bài. 
 ( Chỉ ra cụ thể - theo địa chỉ đã được tích hợp của tổ chuyên môn được nhà trường duyệt )
 	Nội dung các bài dạy được thống nhất qua góp ý, trao đổi bằng các buổi sinh hoạt chuyên môn nề nếp cùng quản lý nhà trường. Sau khi điều chỉnh, ghi vào nhật ký bài dạy.
 	Việc giáo dục bảo vệ môi trường tốt nhất qua môn Tiếng Việt là giáo viên phải biết vận dụng đổi mới phương pháp dạy học, phát huy vai trò của các nhóm trưởng và chủ tịch HĐTQ của lớp vào giờ dạy sẽ giúp học sinh được trải nghiệm, thực hành để có các kĩ năng bảo vệ môi trường sống tốt hơn. Có các phương thức tích hợp, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường sau : 
- Mức độ 1: ( Lồng ghép toàn phần) Nội dung của bài học phù hợp với mục tiêu và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Các bài học này là điều kiện tốt nhất để nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phát huy tác dụng đối với học sinh thông qua môn học. 
- Mức độ 2: (Lồng ghép bộ phận) Một số phần của bài học phù hợp với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Khi dạy học các bài học tích hợp ở mức độ này, giáo viên cần lưu ý: Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào nội dung nào, hoạt động dạy học nào trong quá trình tổ chức dạy học? Cần chuẩn bị thêm đồ dùng dạy học gì?
- Mức độ 3: (Liên hệ) Nội dung của bài học có điều kiện liên hệ lôgic với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức tích hợp, chuẩn bị những vấn đề gợi mở, liên hệ nhằm giáo dục cho học sinh hiểu biết về môi trường, có kĩ năng sống và học tập trong môi trường phát triển bền vũng. 
 Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh liên hệ, mở rộng về GDBVMT thật tự nhiên, hài hòa, đúng mức, tránh lan man, sa đà, gượng ép, không phù hợp với đặc trưng bộ môn.
Khi áp dụng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường tôi cùng giáo viên áp dụng và thông thường sử dụng các phương pháp là :
	- Phương pháp thảo luận 
	- Phương pháp quan sát
	- Phương pháp trò chơi 
	- Phương pháp tìm hiểu, điều tra
Cùng với những hình thức lồng ghép:
	- Giáo dục thông qua các tiết học trên lớp .
	- Giáo dục thông qua các tiết học ngoài thiên nhiên, ở môi trường bên ngoài trường lớp ( Môi trường ở địa phương- bằng các tiết ngoại khóa)
	- Giáo dục qua việc thực hành làm vệ sinh môi trường lớp học, thực hành giữ trường,lớp học sạch, đẹp.
	- Giáo dục với cả lớp hoặc nhóm học sinh. 
 Minh họa 1: Bài dạy có nội dung lồng ghép toàn phần tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
Bài 11B - Lớp 5 “ Câu chuyện trong rừng” - Tiết 1(Kể chuyện): Từ hoạt động 1 đến hoạt đông 5 - Hoạt động cơ bản: 
- Mục tiêu: Kể được câu chuyện: “Người đi săn và con nai”. 
- Giáo dục bảo vệ môi trường: Không được săn bắt bừa bãi các loài động vật trong rừng, góp phần giữ gìn vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên.
- Các phương pháp và hình thức dạy học:
+ Phương pháp thảo luận, quan sát, đàm thoại.
+ Hình thức: Nhóm lớn, cá nhân, cả lớp.
a, Xem ảnh và trao đổi trong nhóm:
? Nội dung các bức ảnh.
? Việc làm đó có gì đáng phê phán
? Điều gì xảy ra nếu tất cả động vật trong rừng bị săn bắn hết.
b, Nghe thầy kể chuyện: “Người đi săn và con nai”. 
* Tôi đưa ra một số gợi ý, giáo viên có thể dùng các câu hỏi mở dừng giữa các đoạn kể để học sinh suy nghĩ và tạo sự hấp dẫn hơn như:
Kể đến đoạn khi dòng suối khuyên người đi săn đừng bắn con nai. Giáo viên hỏi mở ? Các em đoán xem chàng đi săn sẽ làm gì khi nghe lời khuyên của suối.
Hay khi đến đoan cuối ? Người đi săn ngắm con nai đẹp, ta hãy tưởng tượng xem anh có bắn con nai không....
c, Hãy đoán xem câu chuyện kết thúc thế nào và kể tiếp theo tưởng tượng của em.
- Học sinh kể theo nhiều cách kết thúc.
* Giáo viên hỏi: ? Điều gì xảy ra nếu người đi săn, bắn chết con nai: Các nhóm thảo luận ( Con suối không còn ai đến soi gương, cây trám buồn vì không có bạn đến chơi, người đi săn không thấy được con nai đẹp nữa, anh ta ngủ không ngon...)
- Liên hệ giáo dục bảo vệ môi trường: Trưởng ban học tập chia sẻ cùng các bạn.
? Vậy điều gì xảy ra khi các động vật trong rừng bị chết hết. (Cây cối buồn, héo mòn, không có âm thanh, môi trường bị hủy hoại...)
Minh họa 2: Khi dạy bài 13B môn Tiếng Việt: Cho rừng luôn xanh 
Phần B: Hoạt động thực hành (HĐ5) Để các em có thể nhớ lại những việc làm tốt và tự tin kể được câu chuyện. Tôi có thể sử dụng các câu hỏi gợi ý là:
 - Em có biết những việc làm tốt để bảo vệ môi trường là những việc gì không?
( Nếu học sinh còn lúng túng thì tôi giúp các em )
- Trong các việc làm đó em đã tham gia vào việc làm nào?
- Em tham gia làm vào thời gian nào? cùng với những ai?
- Việc làm đó diễn ra như thế nào?
- Kết quả của việc làm đó ra sao?
- Em cảm thấy thế nào khi làm xong việc?
Ngoài ra để hình thức dạy học phong phú hơn tôi đã sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, chuẩn bị đồ dùng chu đáo để tạo nhiều hứng thú cho các em khi tham gia. 
Tóm lại, việc áp dụng phương thức, phương pháp và hình thức tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở môn Tiếng Việt đã tạo điều kiện để học sinh được trải nghiệm, thực hành bảo vệ môi trường trong quá trình học tập. Mỗi phương pháp dạy học, hình thức dạy học đều không có ưu điểm tuyệt đối. Vì vậy, người giáo viên phải biết linh hoạt vận dụng lựa chọn các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực của học sinh với yêu cầu của công việc tăng cường giáo dục bảo vệ môi trường thì mục tiêu sẽ đạt hiệu quả hơn. 
2.3.4. Chỉ đạo dạy học có chất lượng, tăng cường công tác kiểm tra, dự giờ, thăm lớp qua các tiết dạy học có nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở môn Tiếng Việt.
 	Việc giảng dạy trên lớp có một tầm quan trọng đặc biệt vì nó giúp học sinh có nhận thức đầy đủ, bền vững các kiến thức về bảo vệ môi trường để hình thành những hành vi đúng và có ý thức giữ gìn môi trường. Vấn đề tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh có thể tiến hành dưới hình thức khác nhau song không có gì thực tế hơn là qua các giờ dạy thực tiễn. Dự giờ thăm lớp để kịp thời nắm bắt những nội dung mà giáo viên cần truyền tải đến học sinh. Do đó, ban giám hiệu thường xuyên cùng đi dự giờ với tổ, động viên họ ứng dụng CNTT trong bài giảng Power point, chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo để tạo được nhiều hứng thú cho học sinh. những hình ảnh sưu tầm sống động làm cho tiết học sôi nổi, hứng thú hơn, khả năng giáo dục ý thức sâu sắc hơn.
- Xem đoạn video về cảnh tàn phá của thiên tai do chặt phá rừng nhiều khi dạy các bài tuần 12, 13 lớp 5.
- Xem các bức ảnh qua màn hình về những cảnh đẹp của đất nước ta để dạy các bài tập đọc từ lớp 1 đến lớp 5 về cảnh đẹp thiên nhiên đất nước.
- Hình ảnh không khí, nước bị ô nhiễm qua khai thác gián tiếp nội dung các bài có nội dung này ở lớp 4,5.
Sau khi dự giờ, tôi luôn góp ý kiến cùng tổ chuyên môn cho mọi người các được và cái chưa được, cái chưa được thì làm thế nào cho được đặt biệt chú ý các kĩ năng sống và tích hợp bảo vệ môi trường mà giáo viên đã đưa vào mục tiêu cần đạt trong bài dạy.
Ví dụ: Khi dạy bài 11C - Tập đọc : Vẽ quê hương - Lớp 3C
Giáo viên đã thực hiện tốt tiến trình của tiết học, học sinh biết hợp tác, chủ động, tích cực hoàn thành tốt mục tiêu của bài học. Tích hợp được việc giáo dục bảo vệ môi trường bằng cách khai thác trực tiếp nội dung bài. 
? Học sinh trả lời câu hỏi 1 : Kể tên những cảnh đẹp được tả trong bài thơ ?, câu hỏi 2 : Cảnh vật quê hương được tả bằng nhiều màu sắc. Hãy kể tên những màu sắc ấy ? / Từ đó giúp các em trực tiếp cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ của quê hương thôn dã, thêm yêu quý đất nước ta.
Sau tiết học tôi hỏi học sinh.
? Tác giả tả quê hương bằng nhiều màu sắc rất đẹp. Em hãy kể những màu sắc của quê hương mình.
? Nói vài câu về tình cảm của em với quê hương của em. 
Các em trả lời còn chung chung, tình cảm chưa thực tế. Tôi góp ý để giáo viên chú ý khai thác vốn sống gắn với tình yêu quê hương cụ thể hơn ( Quê hương của các em) qua bài học.
 Trong tiết dạy học giáo viên không chỉ là người dẫn dắt, thiết kế mà họ còn là người tổ chức, chỉ huy cho nhóm trưởng, trưởng ban học tập các nhóm trong việc giáo dục học sinh với nội dung bài học và thực tế cuộc sống. Do đó, việc rút kinh nghiệm phải cụ thể và đưa ra được cách khắc phục, tránh nhận xét chung chung, qua loa.
Hay khi thao giảng bài Bài 24B - Lớp 4: Những trái tim yêu thương (HĐ2- HĐ thực hành). GDBVMT qua đề bài : Em (hoặc người xung quanh) đã làm gì để góp phần giữ gìn xóm làng (đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp? Hãy kể lại câu chuyện đó.
Đa số các em chọn kể câu chuyện của mình hoặc các bạn trồng, chăm sóc cây xanh, vệ sinh ở trường, lớp mà thôi. Tôi góp ý với giáo viên kể các hoạt động phong phú hơn như: Cùng bố, me, các bác trong thôn làm vệ sinh đường làng trước tết. Cùng các bạn chăm sóc tượng đài liệt sỹ ở địa phương. Ngăn cản hoặc báo với người lớn việc đổ rác bừa bãi trong thôn, xóm mình....
 Cùng với việc dạy học trên lớp, những tiết học có thể ứng dụng hoạt động ngoài trời, tôi khuyến khích giáo viên cho học sinh học ngoài sân trường để học sinh có môi trường học tập thân thiện, kết hợp có những cảm xúc mới, sáng tạo: Những bài văn tả cây cối ( Lớp 4), tả quang cảnh ( Lớp 5). Những tiết học đó thực sự rất hiệu quả. Giáo viên có thể vừa dạy tả cây cối, vừa lồng ghép giữ vệ sinh nếu xung quang bẩn, có rác...Với những góp ý của đồng nghiệp, Ban giám hiệu nhà trường. Tôi còn tổ chức chuyên đề cho giáo viên toàn trường rút kinh nghiệm. Giáo viên trong tổ cùng bàn bạc để đưa ra những phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh từng khối lớp. Qua các tiết học này giúp cho học sinh có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống và các kỹ năng bảo vệ môi trường là bảo vệ chính mình. Giáo viên không những nắm sâu

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_chi_dao_tich_hop_giao_duc_bao_ve_moi_truong_trong_mon_tieng_viet_o_truong_tieu_hoc_23.doc