Đề tài Một số biện pháp tuyên truyền chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1, trường mầm non Hoa Hồng

Đề tài Một số biện pháp tuyên truyền chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1, trường mầm non Hoa Hồng

Tôi giải thích cho phụ huynh hiểu rằng: “Mỗi tuần, trên cả nước các cháu bé sẽ học chung nhau một bài. Do vậy, con học trước có nghĩa là con sẽ phải học lại. Mà con học trước thì con sẽ chán, sẽ phá phách. Cha mẹ chỉ cần cho con đến trường tiểu học để làm quen với trường mới, có bàn, có ghế, có bảng, có phấn, có cô giáo, và việc học hành sẽ khác với mầm non rất nhiều. Ví dụ: con vào lớp phải xếp hàng, ở lớp con sẽ phải ngồi một chỗ, không được chạy đi chạy lại, con không được thưa cô, mách cô nhiều như hồi còn học ở mầm non. Cha mẹ nên làm những việc này để chuẩn bị tâm lý cho con".

c. Mối quan hệ giữa các biện pháp, giải pháp

Mỗi giải pháp, biện pháp đều có tác dụng riêng nhưng đều hỗ trợ cho nhau là cùng chung một nhiệm vụ cung cấp các kiến thức, giúp phụ huynh nhận thức tầm quan trọng của giáo dục mầm non, tham gia vào các hoạt động chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 một cách khoa học. Đặc biệt không ép trẻ học viết, tính toán quá sức so với lứa tuổi của trẻ.

d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng.

* Kết quả khảo nghiệm

- Tâm lí phụ huynh về việc day trước chương trình lớp 1 cho trẻ 5 tuổi

Tôi đã gửi tới phụ huynh phiếu thăm dò trong buổi họp phụ huynh đầu năm.

- Phiếu phát ra: 35 phiếu/35 phụ huynh, Thu vào 35 phiếu với kết quả :

 + 25 phiếu mong muốn trẻ phải đọc thông viết thạo ,và biết tính toán trước khi vào lớp 1 và giáo viên nên viết mẫu vào vở cho trẻ học viết cũng như ghép từ.

 + 10 phiếu yêu cầu giáo viên giúp trẻ nhận biết và phát âm 29 chữ cái, và hoàn thành các lĩnh vực phát triển.

 

doc 36 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 5365Lượt tải 8 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp tuyên truyền chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1, trường mầm non Hoa Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơi ngoài trời hay giờ tạo hình.
 * Chuẩn bị về mặt trí tuệ 
 Như chúng ta đều biết, để làm tiền đề cho trẻ mẫu giáo lớn bước vào lớp một
một cách tốt nhất không thể không chuẩn bị tốt cho trẻ về tri thức. Bởi tri thức là
vô cùng quan trọng và cần thiết cho trẻ. Trẻ có một trí tuệ tốt, trẻ thông minh
nhanh trí, nắm bắt được những kiến thức do cô giáo truyền đạt ở lứa tuổi mẫu giáo
sẽ rất thuận lợi cho trẻ bước vào lớp 1. Để chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ta phải đáp
ứng được nhu cầu nhận thức của trẻ ở lứa tuổi này. Điều này được thực hiện thông
qua các hoạt động học và hoạt động chơi ở trẻ. 
Thông qua hoạt động khám phá khoa học dạy trẻ biết các bộ phận của cơ thể
người, tìm hiểu về động vật thực vật, một số hiện tượng tự nhiên. Khám phá về xã
hội: tìm hiểu về bản thân, gia đình, họ hàng cộng đồng, tìm hiểu về trường lớp
mầm non, tiểu học, một số nghề phổ biến trong xã hội, các danh lam thắng cảnh và
các ngày hội, ngày lễCác kiến thức đó được trải dài trong 10 chủ đề trong năm.
Rèn luyện các thao tác trí tuệ, kích thích những hứng thú đối với hoạt động trí
óc như ham hiểu biết, kích thích khám phá những điều mới lạgợi mở, khuyến khích trẻ quan sát sự vật, hiện tượng xung quanh. Biết phát hiện, so sánh các đặc điểm riêng biệt của các sự vật hiện tượng (các con vật, cỏ cây, hoa lá, hiện tượng thời tiết) biết phán đoán, suy luận qua nhiều câu đố, trò chơi, chuyện kểgiúp trẻ hiểu biết thêm thế giới xung quanh. Rèn luyện sự tập trung chú ý, ghi nhớ có chủ định, linh hoạt trong việc sử dụng các thao tác trí tuệ, kích thích trẻ năng động, sáng tạo, ham tìm tòi khám phá.Khả năng định hướng trong không gian và thời gian cũng là một biểu hiện của sự phát triển trí tuệ. Việc xác định được vị trí không gian, thời gian của các sự vật 4 hiện tượng: mình đang ở đâu, vật ở trên dưới, trước sau, phải trái mình đang ở thời điểm nào của thời gian: sáng, trưa, chiều, tối bây giờ là mùa đông hay mùa thu, mùa xuân hay mùa hèBiết ước tính quá khứ, hiện tại và tương lai tức là biết được “bây giờ”, “lát nữa”, “hôm qua”, “ngày mai” “năm ngoái”, “năm nay” “sang năm”dạy trẻ nhận biết đếm thành thạo đến 10, biết so sánh, thêm bớt tạo nhóm có số lượng 10,phân chia 10 đối tượng thành 2 nhóm và biết kết quả các nhóm. Nhận biết các chữ số 1-10 và các số liền trước, liền sau, cung cấp cho trẻ biết số chẵn, số lẻ được thể hiện trong hoạt động làm quen với toán. Nhận biết và phát âm thành thạo 29 chữ cái, nhận biết các chữ cái có trong từ, cụm từ, nhận biết các chữ cái thông qua trò chơi thông qua hoạt động làm quen với chữ cái. Giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ, câu chuyện dành cho lứa tuổi. biết đánh giá các nhân vật trong chuyện thông qua hoạt động làm quen văn học. Đó là điều kiện cần thiết để trẻ tiếp thu, lĩnh hội chương trình học tập cũng như tham gia vào các hoạt động khác ở trường phổ thông.Môi trường trang trí cũng rất quan trọng, góp phần giúp trẻ phát triển trí tuệ thông qua hoạt động chơi, học cùng cô, bạn.
Ở lớp tôi có trang trí góc “Bé vui học toán” ở đó những đồ vật, con vật theo chủ đề, có số lượng thay đổi theo chương trình trẻ đang học. đặc biệt ở góc này tôi và trẻ cùng thực hiện, giống như trẻ đang chơi mà lại học. Hoạt động này trẻ vô cùng thích và đây là một góc mở của lớp tôi. 
Ví dụ: Tuần này trẻ học làm quen với toán đề tài: “Một tuần của bé” sau giờ học tôi cùng trẻ thực hiện góc này: cùng trẻ gắn thứ tự các ngày trong tuần : Thứ hai- thứ bachủ nhật. Hoặc tuần này cháu học “Bé đếm đến 9”, lớp đang thực hiện chủ đề “Động vật” tôi cùng các cháu thực hiện: Cùng dán con vật có số lượng 8, và cùng tìm chữ số tương ứng.Tôi luôn tổ chức chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ đúng thời gian biểu, không bao giờ cắt xắn. Tổ chức các hoạt động một cách khoa học, có hiệu quả, thường xuyên sử dụng câu hỏi mở để phát triển tư duy cho trẻ.
Ví dụ: Giờ học làm quen văn học: Câu chuyện “Ai đáng khen nhiều hơn”
Ngoài câu hỏi đàm thoại theo nội dung câu chuyện tôi còn hỏi thêm:
+Nếu cháu là Thỏ em cháu sẽ làm gì khi gặp Sóc và Nhím ?.
+Qua câu chuyện cháu học được gì ở Thỏ anh ?....Hoặc giờ học: Khám phá
khoa học: “Nước đối với đời sống con người” Tôi hỏi thêm:
+Con làm gì để bảo vệ nguồn nước ?
- Tận dụng mọi cơ hội để kích thích hứng thú của trẻ đối với hoạt động trí óc: tự giải quyết một số tình huống xảy ra hàng ngày,có sự hiểu biết cơ bản về bản thân, gia đình, xã hộ , biểu tượng về thời gian, không gian, một số kĩ năng cơ bản về toán học.
Ví dụ; Bảng thời tiết, lịch
Trò chơi lập kế hoạch đi du lịch, chơi trốn tìm
- Phát triển tư duy thông qua kể chuyện, đàm thoại, đặt câu hỏi về nội dung,suy luận, phán đoán thông qua câu đố , trò chơi.
- Dạy trẻ biết viết tên mình một cách tự nhiên không gò ép, điểm danh bằng bảng tên, nhận ra tên mình trên bài tập cá nhân.
- Cho trẻ làm quen chữ cái thông qua một số trò chơi
+ Tìm từ phụ hợp với hình
+ Tìm chữ đã học thông qua bài thơ
VD: Tìm chữ cái “u-ư” trong bài thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề”
+ Luyện phát âm thông qua thơ, đồng dao
+ Trò chơi sao chép chữ
- Cho trẻ làm quen nhiều kiểu chữ: Chữ in thường, viết thường, in hoa ,viết hoa.
- Trong giờ học tôi cho trẻ làm quen một số thuật ngữ toán học như : “ Nhiều hơn, ít hơn” ,những con số.
+ Giờ làm quen văn học: Tôi đọc truyện ,kể cho trẻ nghe và cho trẻ xem hình ảnh, kể lại truyện theo ghi nhớ và tưởng tượng.
 * Chuẩn bị về mặt tình cảm xã hội:	
Dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ, ứng xử với mọi người xung quanh, lễ phép,
kính trọng người lớn, đoàn kết thân ái với bạn bè, thông cảm thương xót những
người bất hạnh. Biết được vị trí của mình trong gia đình và trong xã hội (là con ai,
cháu ai, em hay anh chị của ai, là học sinh lớp nào) và cách ứng xử phù hợp với
vai trò của mình. Giáo dục hành vi và qui tắc ứng xử xã hội trong sinh hoạt ở gia
đình, trường lớp, cộng đồng gần gũigiáo dục trẻ biết quan tâm bảo vệ môi
trường. Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện
tượng xung quanh. Là sự chuẩn bị rất cần thiết để giúp trẻ thích nghi tốt với môi
trường học tập mới. Thông qua các hoạt động mang tính tập thể, trẻ làm quen dần
với sinh hoạt trong nhóm bạn bè, qua đó làm nảy nở trẻ những động cơ xã hội tốt
đẹp, hào hứng được đi học, được trở thành một người học sinh. Được trải nghiệm
những câu chuyện kể, các trò chơi, sử dụng những đồ dùng học tập của lớp một,
tham quan trường tiểu học..(chủ điểm trường tiểu học) giúp trẻ có những biểu
tượng chính xác về trường phổ thông về các mối quan hệ giữa bạn bè, thầy cô giáo
Từ đó kích thích được sự háo hức đến trường học tập của trẻ Hình thành những
thói quen vệ sinh cá nhân, tính tự lập và khả năng tự phục vụ trong các công việc
sinh hoạt hàng ngày vừa sức cũng là một khía cạnh quan trọng cho trẻ trước khi
bước vào trường phổ thông.
Ví dụ: Tập trẻ có thói quen lao động tự phục vụ như: Tự rửa mặt, chải răng hàng ngày, tự xếp bàn ghế giờ ăn, giờ học, nhặt rác trên sân trường, từ bê giường
ngủKhuyến khích trẻ làm những việc nhỏ giúp đỡ cô giáo như: Sắp xếp kệ đồ
chơi, quét lớpỞ lớp tôi có trang trí góc lễ giáo, ở đó có những hình ảnh đẹp mang tính giáo dục cao như: Bé mời nước cho ông, bà, bé giúp đỡ ba mẹ, cụ già, biết vòng tay chào khách đến nhà, biết nhận quà bằng hai taythông qua góc đó giáo dục trẻ biết kính trọng, lễ phép với người lớn, giúp đỡ cụ già, em nhỏ, mọi người xung quanh
Ví dụ: Vào buổi chiều tôi cùng trẻ về góc lễ giáo. Tôi hỏi trẻ qua hình ảnh:
+ Hình ảnh gì ? Con có nhận xét gì về hình ảnh này ?
+ Con đã làm được điều đó chưa?.
+ Con kể những việc tốt mà con đã làm ?.
Những hình ảnh tôi luôn thay đổi thường xuyên, hình ảnh đẹp mắt có sức hấp dẫn, phù hợp độ tuổi đặc biệt phải có tính giáo dục cao.Giáo dục tình cảm xã hội được tích hợp vào trong tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ, trong cả hoạt động học và chơi phù hợp chủ đề, đề tài đang thực hiện một cách phong phú, hiệu quả. Để chuẩn bị tốt cho trẻ về mặt tình cảm xã hội nghe thì như dễ mà mà lại rất khó vì độ tuổi của trẻ chưa có thể nhận thức được vấn đề. Chính vì vậy giáo dục cho trẻ thông qua hoạt động góc, mọi lúc, mọi nơi, qua các giờ nêu gươngnhưng phải thường xuyên để hình thành kỹ năng, thói quen cho trẻ.
- Thông qua hình thức tham quan, dã ngoại trẻ hiểu được và chấp hành những nội quy, quy định chung của nơi trẻ đến.
- Giáo dục trẻ tạo dựng mối quan hệ tốt với bạn bè và người lớn xung quanh: cô giáo, người thân( ông, bà, cha, mẹ, cô ,dì, chú bác).Thông qua các ngày lễ hội Tôi cho trẻ làm các tấm thiệp và ghi lời chúc mừng.
- Thông qua tranh ảnh, thơ truyện: đặt câu hỏi kích thích trẻ biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình thông qua trò chơi phân vai.VD : trò chơi gia đình
- Tổ chức trò chơi vận động, trò dân gian giúp trẻ tự tin và sáng tạo
* Chuẩn bị về mặt ngôn ngữ:	
Ngôn ngữ mẹ đẻ phát triển tốt là phương tiện quan trọng để phát triển trí tuệ
và giúp cho việc tiếp thu kiến thức học tập tốt ở trường phổ thông. Hình thành và
phát triển những kỹ năng nghe, nói, tiền đọc, tiền viết là rất quan trọng. Đó là nền
tảng để trẻ hiểu về thế giới chữ viết và tiếp nhận nhiều tri thức mới. thông qua các
hoạt động sinh hoạt, học tập, lao động, qua các buổi tham quan, dạo chơicần
khuyến khích trẻ sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách thành thạo, mở rộng vốn từ về thế
giới xung quanh. Tập cho trẻ biết diễn đạt những gì mình muốn nói một cách rõ
ràng, mạch lạc, không nói ngọng, nói lắp. Trẻ có ngôn ngữ mạch lạc phát triển tốt
thì đồng thời các quá trình tâm lý như tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, tri giác của
trẻ cũng phát triển tốt.
Bên cạnh đó chuẩn bị cho việc đọc, viết: như cho trẻ tiếp xúc với chữ viết trong môi trường xung quanh, nhận dạng và phát âm các chữ cái, tô chữ cái, từ,xem và nghe đọc các loại sách. Cho trẻ làm quen với cách đọc, hướng đọc, từ phảisang trái, từ dòng trên xuống dòng dưới, đọc truyện qua các tranh vẽ, đọc phải diễn cảm, các tranh vẽ phải đẹp và to, chữ viết rõ ràng.Dạy trẻ làm quen chữ cái thông qua giờ học: Làm quen chữ cái, tôi tổ chức giờ học không những đúng phương pháp mà còn phải phong phú qua các giờ học làm quen, trò chơi với chữ cái giúp trẻ nhận biết được 29 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt, nhận biết các chữ cái có trong từ, cụm từ. Cho trẻ làm quen với các kiểu chữ in thường, viết thường, in hoa viết hoa để làm tiền đề cho việc bước vào lớp một.Không những trong giờ học làm quen với chữ cái mà thông qua các hoạt động khác, mọi lúc mọi nơi ta cũng cần giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Do vốn từ của trẻ chưa phong phú, trẻ chưa có khả năng hiểu nghĩa của từ, khả năng tư duy còn hạn chế Vì vậy tôi cho rằng một trong những hướng thiết thực cần chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp một là rèn luyện cho trẻ kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc. Tôi có thể rèn các kỹ năng trên thông qua giờ học: Làm quen văn học, khám phá khoa học, làm quen với toán, trong các giờ chơi và mọi lúc mọi nơi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Ví dụ: Khi trẻ trả lời không trọn câu tôi sửa trẻ kịp thời, các giờ học luôn sử dụngcác câu hỏi mở như: Theo con thì phải làm gì ? Con nghĩ như thế nào về điều đó ? Con có suy nghĩ gì qua câu chuyện vừa nghe ?...nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, trả lời trọn câu, đủ ý giúp trẻ dần dần phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên, hiệu quả.Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thông giờ chơi ở các góc: Tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ chơi mỗi ngày ở các góc qua đó trẻ được trò chuyện, giao lưu cùng bạn, được giải quyết các tình huống đơn giản.
Ví dụ: Trẻ chơi ở các góc phân vai, xây dựng nghệ thuật trẻ biết thể hiện vai cô bán hàng, người mua hàng như: Qủa cam này bao nhiêu tiền vậy chị ?. cám ơn chị nhéqua đó giúp trẻ biết đặt câu hỏi, trả lời trọn câu, đủ ý. Tôi luôn tham gia chơi cùng trẻ để nhắc nhở, động viên trẻ, đồng thời đặt ra nhiều câu hỏi giúp trẻ trả lời để làm giàu và phát triển vốn từ cho trẻ. 
Môi trường trang trí chữ viết cũng góp phần giúp trẻ nhận biết và phát triển ngôn ngữ.
Ví dụ: Trong lớp tôi trang trí môi trường chữ rất phong phú như các cụm từ: “Bé làm đẹp môi trường, vui khúc đồng dao, bé cùng sáng tạo, bé học điều hay, bé vui học toán, bé cao lớn mỗi ngày” kèm theo hình ảnh phù hợp. Trong giờ học làm quen chữ cái kết thúc giờ học cho trẻ tìm những chữ đã học xung quanh lớp hoặc buổi chiều cho trẻ làm quen cụm từ, tìm chữ đã học rồiMôi trường chữ cái trong lớp vẫn có sự thay đổi theo hình ảnh từng chủ đề, thay đổi cụm từ trong lớp để tránh nhàm chán và trẻ được làm quen nhiều cụm từ mới.Chuẩn bị một số kỹ năng cần thiết của hoạt động học tập và tinh thần: Rèn luyện một số kỹ năng cơ bản của hoạt động học tập cần thiết như giúp cho trẻ biết cách cầm bút, cách đặt vở trong giờ học vẽ, mở sách, vở trong các lần học tập tô, làm quen với toán, tạo hình , tư thế ngồi đúng trong khi ngồi học,chơi. Giúp trẻ thích nghi với hoạt động học tập mới, tránh được những bỡ ngỡ ban đầu dễ gây cho trẻ những cảm giác sợ sệt, thiếu tự tin. Để đạt được những hiệu quả cần tạo điều kiện cho trẻ làm quen dần với môi trường học tập như: bố trí bàn ghế cho trẻ ngồi học cung cấp và cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với sách, truyện, bút, thước hướng dẫn trẻ cách sử dụng các dụng cụ học tập đó như thế nào cho đúng thông qua việc làm mẫu, quan sát và uốn nắn trực tiếp cho trẻ.
Ví dụ: Trong giờ học vẽ một số cháu hay nhìn gần, ngồi sai tư thế. Tôi luôn chú ý và nhắc nhở thường xuyên, sửa ngay tư thế cho trẻ, khuyến khích động viên trẻ bằng cách: con ngồi đúng lớn lên sẽ có một thân hình đẹp, vẽ cũng sẽ rất đẹp, ngồi sai tư thế sẽ bị gù lưng, cong vẹo cột sống, sẽ thành người xấu lắm.
Được chuẩn bị tốt về mặt tinh thần đối với trẻ cũng rất quan trọng. Trẻ có
một tinh thần tốt, luôn luôn vui vẻ, thích thú trong mọi công việc, và đặc biệt là
luôn vươn tới, luôn mong mỏi mình sẽ được đi học lớp 1 đó là một điều rất tốt. Vì
vậy, tôi luôn động viên, khích lệ trẻ ngoan, biết vâng lời người lớn, hoàn thành các
nhiệm vụ được người lớn giao cho.Chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo trước khi vào lớp 1 được tiến hành thường xuyên,từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp thông qua các trò chơi hay các hoạt động hấp dẫn mà trẻ yêu thích. Cần tránh nôn nóng, áp đặt ép buộc trẻ học trước những gì trẻ em được tiếp thu một cách bài bản ở trường phổ thông sau này. Bởi dễ gây ra cho trẻ những chán nản, chủ quan, chểnh mảng dần đến tiêu diệt hứng thú học tập ngay từ những buổi học ban đầu và gây ra không ít những khó khăn cho giáo viên tiểu học trong việc khắc phục, uốn nắn những hậu quả sai lầm mà trẻ đã mắc phải.Trong giờ ăn, giờ chơi giáo viên tập cho trẻ biết sử dụng những đồ dùng một cách gọn gàng, khéo léo. Các nhà khoa học đã từng khẳng định: “Những vận động bằng tay của trẻ càng khéo léo, càng phong phú bao nhiêu càng dễ hình thành các thao tác trí tuệ bấy nhiêu.”
* Thực hiện tốt bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi::
Như chúng ta đã biết: Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi nhằm hỗ trợ thực
hiện chương trình giáo dục mầm non, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em 5 tuổi vào lớp 1.Vào đầu năm học tôi căn cứ 120 chỉ số trong bộ chuẩn để xác định mục tiêu giáo dục năm học. Từ mục tiêu năm, tôi phân bổ vào mục tiêu theo chủ đề, theo tuần cho phù hợp. Có những chỉ số tôi lấy làm đề tài của bài dạy, có những chỉ số nhắc nhở, hướng dẫn trẻ ở mọi lúc, mọi nơi để giáo dục trẻ. Các chỉ số được nhắc đến trong 10 chủ đề và thực hiện có hiệu quả từng chỉ số, nếu chỉ số nào trẻ thực hiện còn thấp so với yêu cầu tôi đưa vào chủ đề tiếp theo đề giúp trẻ thực hiện tốt. Tôi quyết tâm tổ chức thực hiện hết 120 chỉ số và có sự nhắc nhở thường xuyên, động viên khuyến khích kịp thời của giáo viên.
* Biện pháp 2: Làm tốt công tác tuyên truyền phụ huynh.
Gia đình là một trong các yếu tố có tác động mạnh mẽ đến trẻ, bởi trẻ sống giao tiếp với các thành viên trong gia đình nhiều hơn cô giáo và bạn bè ở trường mầm non.
Cha mẹ cũng là người đầu tiên đặt nền móng cho nhận thức của trẻ, tác động phần lớn đến suy nghĩ và hành động của con em mình, nhiều phụ huynh ngay khi con mình chuyển từ lớp mẫu giáo nhở lên mẫu giáo lớn đã nôn nóng về việc học chữ của trẻ.Tuy nhiên không phải phụ huynh nào cũng hiểu và cung cấp cho con kiến thức phù hợp với độ tuổi, vì thế cần phải tuyên truyền cho cha mẹ trẻ, giúp cha mẹ trẻ hiểu tâm sinh lý,hiểu rõ điều gì cần nhất cho trẻ trong giai đoạn này, giai đoạn chuận bị vào lớp 1, và phải chuẩn bị những gì?
Để đa phần phụ huynh hiểu được rõ hơn về phương pháp và nội dung chăm sóc giáo dục trẻ trong năm học này, tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh qua các buổi họp phụ huynh đầu năm, định kỳ, qua giờ đón trả trẻ, hay khi thăm nhà trẻ.
Ngay từ đầu năm học tôi đã kết hợp với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức họp phụ huynh đầu năm và dành thời gian nhiều hơn vào việc trao đổi , thống nhất với cha mẹ về mục tiêu ,nội dung, phương pháp, biện pháp chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 với cách làm như sau :
Cách làm:
- Thông qua kế hoạch chăm sóc , nuôi dưỡng giáo dục trẻ của nhà trường ,của lớp.Tuyên truyền các bậc phụ huynh cùng phối hợp với nhà trường để trẻ được giáo dục một cách hiệu quả nhất.
- Giới thiệu với phụ huynh về Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi của sở GD&ĐT
- Làm bảng chỉ số đánh giá trẻ 5 tuổi công khai ngoài bảng tuyên truyền theo tuần học để phụ huynh nắm bắt
- Thông qua chỉ đạo của bộ GD&ĐT về việc không dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi. 
Mục đích:
- Giúp phụ huynh nhận thức đúng về sự phát triển của trẻ 5 tuổi 
- Phụ huynh nắm bắt được những yêu cầu cần đạt được ở trẻ qua 5 mặt phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ, phát triển thể chất, phát triển quan hệ tình cảm xã hội ở mỗi chủ đề, chủ điểm.
- Phụ huynh biết được quy định chung của bộ GD&ĐT áp dụng cho toàn bộ trẻ trẻ em mầm non và yên tâm về chương trình học của con tại trường.
- Giúp phụ huynh thoải mái tư tưởng và không còn lo lắng về có cho con đi học trước chương trình lớp 1 hay không.
- Phụ huynh hiểu để chuẩn bị về thể lực, trí tuệ, ngôn ngữ và tình cảm xã hội và các kĩ năng tâm lý cần thiết cho con vào lớp 1 là phải làm gì? Và phải kết hợp vớp cô giáo.
Ví dụ : cháu Kim Chi ở lớp tôi năm trước vì bố mẹ cho con đi học chữ viết, học đọc , làm toán vào các buổi chiều trước khi vào lớp 1 .Cháu phải tập luyện quá sớm khi các cơ quan chức năng chưa thành thục, cơ tay hoạt động còn yếu,.Qua một thời gian dài , cháu bước vào trường tiểu học , cháu rất tự tin, ,học tốt hơn các bạn, nhưng khoảng 2 tháng sau trẻ cảm thấy chán học với các bài cô day cháu đều biết rồi dẫn đến trẻ chủ quan, lơ là , không tập trung, không tư duy, ghi nhớ kém và kết quả là học lực còn kém hơn các bạn khác trong lớp.
* Giúp phụ huynh yên tâm về chương trình chăm sóc giáo dục trẻ theo các lĩnh vực phát triển theo lứa tuổi:
- Là giáo viên đứng lớp Lá, tôi luôn hiểu được tầm quan trọng và luôn tự trang bị đầy đủ kiến thức về chăm sóc giáo dục trẻ, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục mầm non theo độ tuổi.
- Lập kế hoạch năm học, chủ đề tháng, tuần, ngày bám sát trẻ, tình hình lớp và dựa trên các chuẩn và chỉ số cho trẻ 5 tuổi, lồng ghép nhánh “Trường tiểu học và Chuẩn bị tâm thế vào lớp 1” để trẻ có cơ hội học mà chơi , nhưng lại được tìm hiểu bước đầu về trường tiểu học để trẻ không bị lạ lẫm.
- Đảm bảo sức khỏe và tinh thần thật tốt , luôn vui vẻ và cởi mở , thân thiện với phụ huynh, với trẻ , cho trẻ cảm giác thật gần gũi và thoải mái khi ở lớp mầm non.
- Chuẩn bị không gian , lớp học thoáng mát, sạch sẽ và trang trí phù hợp, đẹp mắt thu hút trẻ.
Qua 5 chủ đề đã thực hiện trong học kỳ I, kết quả trên trẻ đã tiến bộ rõ rệt, khiến phụ huynh đã yên tâm hơn và chủ động phối kết hợp cùng giáo viên thông qua kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch giáo dục, các chỉ số được lựa chọn để theo dõi, giúp đỡ trẻ.
Vậy nên thay vì lo tìm nơi cho con học chữ và học tính toán, hãy để con được học và chơi thoải mái theo lứa tuổi và giúp con chuẩn bị những kỹ năng như:
1.Có khả năng ngồi yên và lắng nghe.
2. Biết tôn trọng những đứa trẻ khác.
3. Hiểu được từ “Không” và giới hạn của các hành vi.
4. Hiểu được từ “Dừng lại” và những câu tương tự dùng để nói, khi muốn ngăn chặn một điều gì đó nguy hiểm.
5. Biết đi bô và có thể biết sử dụn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_2017_nguyen_thi_anh_tuyet_2803_2021839.doc