Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế đồ chơi từ chai nhựa, bìa các tông cho trẻ mẫu giáo

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế đồ chơi từ chai nhựa, bìa các tông cho trẻ mẫu giáo

5. Mô tả bản chất của sáng kiến2

5.1 Nội dung sáng kiến

Nhiều năm qua phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc

tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ phát triển toàn diện. Vui chơi là hoạt

động chủ đạo trong các trường, lớp mầm non. Để thực hiện hoạt động vui chơi

phải có đồ dùng đồ chơi. Qua các đồ chơi giúp trẻ được thao tác, được hoạt

động, trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, từ đó giúp trẻ phát

triển toàn diện.

Đặc biệt những đồ chơi phát triển trí tuệ được tạo ra từ những nguyên vật

liệu, phế liệu (chai, bìa các tông ) dễ tìm, ít tốn kém chi phí nhưng không kém

phần độc đáo, đẹp, an toàn cho trẻ sử dụng, có thể sử dụng ở nhiều hoạt động,

nhiều chủ đề, phát triển cho trẻ ở nhiều lĩnh vực không những góp phần vào việc

bảo vệ môi trường mà còn giúp cho các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả hơn.

Thực tế trẻ em luôn thích thú, chú ý, tò mò khám phá đến những đồ chơi mới lạ,

thế nhưng giá thành của những đồ chơi mới lạ khá cao. Để đáp ứng hết mọi nhu

cầu của trẻ không phải dễ mà còn tùy thuộc vào điệu kiện của từng trường.

Nhận thức được vấn đề này bản thân chúng tôi đã đi đến lựa chọn “ Thiết kế

đồ chơi từ chai nhựa, bìa các tông cho trẻ mẫu giáo” để làm phong phú nguồn đồ

chơi cho trẻ cũng như đồ dùng dạy học của cô.

pdf 16 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 1204Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế đồ chơi từ chai nhựa, bìa các tông cho trẻ mẫu giáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
------------o0o---------- 
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
 Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành Giáo dục và Đào tạo Thị xã Bình Long 
 Chúng tôi ghi tên dưới đây: 
Số 
thứ 
tự 
Họ và tên 
Ngày 
tháng năm 
sinh 
Nơi 
công 
tác 
Chức 
danh 
Trình độ 
chuyên 
môn 
Tỷ lệ 
(%) 
đóng 
góp vào 
việc tạo 
ra sáng 
kiến 
1 
TRẦN THỊ 
BÍCH 
PHƯƠNG 
07-02-1982 Trường 
mầm 
non 
Họa Mi 
Giáo 
viên 
Đại học 
Sư phạm 
mầm non 
50% 
2 
TRẦN THỊ 
HUYỀN 
TRANG 
20-10-1988 
Giáo 
viên 
Đại học 
Sư phạm 
mầm non 
50% 
1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Thiết kế đồ chơi từ chai 
nhựa, bìa các tông cho trẻ mẫu giáo. 
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trần Thị Bích Phương - Trần Thị Huyền 
Trang, trường mầm non Họa Mi, Thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước 
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mầm non 
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 17/09/2020 
5. Mô tả bản chất của sáng kiến 
2 
5.1 Nội dung sáng kiến 
Nhiều năm qua phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc 
tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ phát triển toàn diện. Vui chơi là hoạt 
động chủ đạo trong các trường, lớp mầm non. Để thực hiện hoạt động vui chơi 
phải có đồ dùng đồ chơi. Qua các đồ chơi giúp trẻ được thao tác, được hoạt 
động, trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, từ đó giúp trẻ phát 
triển toàn diện. 
 Đặc biệt những đồ chơi phát triển trí tuệ được tạo ra từ những nguyên vật 
liệu, phế liệu (chai, bìa các tông) dễ tìm, ít tốn kém chi phí nhưng không kém 
phần độc đáo, đẹp, an toàn cho trẻ sử dụng, có thể sử dụng ở nhiều hoạt động, 
nhiều chủ đề, phát triển cho trẻ ở nhiều lĩnh vực không những góp phần vào việc 
bảo vệ môi trường mà còn giúp cho các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả hơn. 
Thực tế trẻ em luôn thích thú, chú ý, tò mò khám phá đến những đồ chơi mới lạ, 
thế nhưng giá thành của những đồ chơi mới lạ khá cao. Để đáp ứng hết mọi nhu 
cầu của trẻ không phải dễ mà còn tùy thuộc vào điệu kiện của từng trường. 
 Nhận thức được vấn đề này bản thân chúng tôi đã đi đến lựa chọn “ Thiết kế 
đồ chơi từ chai nhựa, bìa các tông cho trẻ mẫu giáo” để làm phong phú nguồn đồ 
chơi cho trẻ cũng như đồ dùng dạy học của cô. 
Đồ chơi ngoài tính năng là người bạn chơi cùng với trẻ còn giúp trẻ phát 
triển trí tưởng tượng, thông minh và khả năng khám phá thế giới xung quanh. 
Qua chơi trẻ được phát triển hiểu biết, kỹ năng trong rất nhiều tình huống 
khác nhau, trẻ được rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ, làm việc có mục đích, được 
hòa đồng trong tập thể. Từ đó hình thành tính đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ, cởi 
mở, thân ái với bạn bè. 
 Việc sáng tạo đồ chơi từ chai nhựa, bìa các tông sẽ cung cấp thêm cho các 
đồng nghiệp một món đồ chơi từ nguyên liệu mở, cũng như đáp ứng nhu cầu 
học và chơi của trẻ mầm non. 
Việc đầu tiên chúng tôi làm là thu thập các chai nhựa với hình dáng, màu 
sắc phù hợp sau đó vệ sinh sạch sẽ và phơi khô. 
3 
 Hình sưu tầm các chai 
Các bước thực hiện sáng kiến như sau: 
 Dòng chảy kỳ diệu 
 Chuẩn bị: 
 - Một cây lau nhà (đã hỏng) 
 - Một vỏ bình nước suối 5-6 lít 
- 8 vỏ chai nước suối nhỏ 500ml 
- 4 vỏ chai nước ngọt 1,5 lít 
- 5 cái phểu, thước đo 
- 1 hũ 5-6 viên bi loại nhỏ 
- Đề can các màu 
- 1 dải mút bitit 
- 1 cây bút lông đen 
- Súng bắn keo, kéo, dao, tuvit 
- Keo nến 
 Cách làm: 
4 
 - Lấy 1 nửa cây lau nhà làm chân đứng (Hình 2) 
 Hình 2 
- Lấy vỏ bình nước suối 5-6 lít, đục 4 lỗ ở 4 góc phía dưới bình để làm 
miệng để dính 4 chai nước suối nhỏ vào. 
- Cắt mỗi chai nước suối nhỏ ra làm 2 nửa, sau đó ghép 2 nửa chai lại để 
được một chai có 2 miệng như hình minh họa. (Hình 3, 4) 
 Hình 3 Hình 4 
5 
 - Sau đó dính 4 chai nước suối 2 đầu vừa làm được vào 4 góc của bình 
nước suối to. (Hình 5, 6) 
 Hình 5 Hình 6 
- Dùng súng keo dính bình nước suối lên chân đứng 
- Cắt đề can màu trang trí lên bình nước suối cho đẹp mắt 
 Vậy là ta đã có được một món đồ chơi làm từ chai rất đơn giản. (Hình 7) 
 Hình 7: Sản phẩm hoàn thành 
6 
Cách sử dụng: 
* Cách chơi 1: Đổ nước 
 Cho 1 trẻ đổ nước vào bình nước lớn, các trẻ khác dùng chai nước ngọt đặt 
sao cho phù hợp để hứng nước từ những dòng chảy ở trên chảy xuống, sau đó 
dùng thước đo, so sánh mực nước ở mỗi chai. 
 Cho trẻ sử dụng các kiểu chai khác nhau để chơi để trẻ thực nghiệm và 
đưa ra kết quả so sánh bằng nhiều cách khác nhau. 
 Có thể tổ chức cho trẻ trong hoạt động học làm quen với toán, chơi ngoài 
trời hoặc chơi- hoạt động ở các góc ở chủ đề hiện tượng tự nhiên 
Hình trẻ chơi đổ nước, so sánh nước trong chai 
7 
* Cách chơi 2: Lăn bi 
 Ngoài ra có thể chơi ở các chủ đề khác, ở những hoạt động khác như tìm 
hiểu môi trường xung quanh, làm quen với toán, làm quen chữ cái, giáo dục âm 
nhạc tùy vào từng chủ đề, từng đề tài mà chúng tôi chọn hình ảnh và đồ chơi 
phù hợp. 
 Ví dụ: Ở chủ đề thực vật, cho trẻ tìm hiểu một số loại quả, thì cho trẻ chơi 
phân loại quả theo đặc điểm “quả 1 hạt, quả nhiều hạt”. Cho trẻ thả bi để hòn bi 
lăn vào chai có hình quả gì thì trẻ sẽ tìm xếp ra những loại quả đó đúng với yêu 
cầu. Chẳng hạn như hòn bi lăn vào chai có dán quả vú sữa (nhiều hạt) thì trẻ tìm 
xếp ra những quả có nhiều hạt: cam, quýt, măng cầu... 
 Hoặc ở hoạt động học làm quen với toán với đề tài “tạo nhóm số lượng 
8”, ở phần trò chơi chúng tôi cho trẻ chơi thả bi lăn vào chai có thẻ chữ số nào 
thì trẻ xếp ra nhóm có số lượng tương ứng với thẻ chữ số đó. 
Hình trẻ chơi thả bi vào chai 
 Hay ví dụ ở chủ đề động vật khi cho trẻ phân nhóm con vật: gia cầm, gia 
súc thì cho trẻ chơi thả bi để hòn bi lăn vào chai, hòn bi lăn vào chai có hình con 
vật nhóm gì thì trẻ sẽ tìm xếp ra những con vật đó đúng với nhóm đó. Chẳng hạn 
8 
như hòn bi lăn vào chai có hình con chó (gia súc) thì trẻ tìm xếp ra hình các con 
vật gia súc khác như mèo, heo, bò.... 
 Hoặc ví dụ ở hoạt động học làm quen chữ cái: thay hình ảnh bằng các thẻ 
chữ cái trên các chai. Cho trẻ thả bi để hòn bi di chuyển lăn vào chai, khi bi lăn 
vào chai có thẻ chữ cái nào thì trẻ phải tìm chọn đúng chữ cái đó giơ lên hoặc 
tạo dáng chữ cái đó... 
 Vòng quay bi 
Chuẩn bị: 
- Ba tấm bìa các tông 
- Một cây thước thẳng, 1 thước tròn, bút chì, compa 
- 2 lọ màu nước, cọ, dao rọc giấy 
- 1 con quay spinner, 1 trụ gỗ dài 7-10 cm, 2 thanh que đè lưỡi 
- 1 cây bút lông đen 
- Súng bắn keo, keo nến 
- 1 viên bi 
Cách làm: 
- Dùng bìa các tông, lấy bút chì đánh dấu, quay compa được đường tròn 
với đường kính 35-40 cm. 
- Dùng dao rọc giấy cắt theo đường tròn để được 1 hình tròn như hình 
dưới. (Hình 1) 
Hình 1 
9 
- Dùng cây thước tròn đặt vào giữa hình tròn, chia đều thành 13 vạch. Sau 
đó kẻ các đường thẳng từ tâm tới nét ngoài cùng hình tròn. (Hình 2, 3) 
 Hình 2 Hình 3 
- Dùng cọ tô màu nước nước lên các ô vừa kẻ cho đẹp. Cắt 3 hình tròn 
nhỏ có đường kính 10 cm dán chồng lên nhau, sau đó dán lên hình tròn 
lớn. Viết số hay chữ cái/dán hình các chủ đề vào các ô. Dùng bìa các tông 
cắt thành 13 hình tam giác nhỏ rồi dán lên các ô bởi súng keo để tạo vách 
ngăn giữa các ô. (Hình 4, 5) 
Hình 4 Hình 5 
- Lật mặt sau hình tròn, dán con quay spinner làm đế quay, mặt trên dán 
trụ gỗ làm trục quay, 2 que đè lưỡi phía trên làm tay quay. (Hình 6, 7, 8) 
10 
Hình 6 Hình 7 
Hình 8 
- Dùng miếng bìa các tông cắt 4 đường tròn có đường kính 45-50 cm. Sau 
đó dán chồng các đường tròn lên nhau rồi dán vào hình tròn có trục quay 
để tạo “thành của vòng quay”, thành của vòng quay có tác dụng giữ bi lăn 
trong vòng quay. Như vậy là ta đã hoàn thành vòng quay bi từ bìa các 
tông. 
Trò chơi này rất thu hút sự chú ý, hứng thú của trẻ do vừa có sự kết hợp 
của trục quay vừa cho lăn bi. 
11 
 Trẻ rất chăm chú theo dõi hòn bi lăn theo vòng xoay nên tham gia rất tích 
cực. (Hình 9) 
Hình 9: Hình sản phẩm hoàn thiện 
Cách sử dụng: 
* Đối với lĩnh vực phát triển nhận thức: Trong hoạt động làm quen với toán 
 Trong phần thực hiện đồ dùng rời: cô phát cho mỗi trẻ một rổ đựng bộ tranh 
lôtô về động vật sống dưới nước có số lượng từ 1-10 và các thẻ chữ số từ 1-10 
(trẻ chơi theo nhóm hoặc cả lớp). 
 Cho trẻ quay trục quay. Khi trục quay đang quay thì thả hòn bi vào, hòn bi sẽ 
lăn và dừng vào khe bất kỳ nào. Trẻ xem hòn bi dừng ở khe số mấy thì trẻ sẽ 
đọc to chữ số, giơ thẻ chữ số và chọn tranh con vật có số lượng tương ứng với số 
trong khe đó. Ví dụ: khe có chữ số 6 thì trẻ chọn tranh con vật có số lượng 6 
hay chữ số 8 hay cho trẻ gộp 2 nhóm sao cho có số lượng 8 tùy theo yêu cầu 
của cô đưa ra mà trẻ thực hiện. 
12 
 Hình bi lăn vào khe số 
* Đối với lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: Trong hoạt động làm quen chữ 
cái. 
 Cách 1: Trong phần củng cố bài, cho trẻ chơi trò chơi “Tìm nhanh thẻ 
chữ cái” cô cho trẻ quay vòng quay rồi thả hòn bi vào để hòn bi lăn, khi hòn bi 
dừng ở khe chữ cái nào thì trẻ tìm chữ cái đó đọc và giơ thẻ chữ cái của đó lên. 
 Ví dụ: hòn bi dừng ở khe chữ cái “g” thì trẻ tìm đọc và giơ thẻ chữ cái“g”. 
 Cách 2: Chơi theo nhóm, mỗi nhóm có 1 rổ đựng nhiều chữ cái và tranh 
có chứa từ. Trên vòng quay vẫn là chữ số ở các khe. Cho trẻ chơi tương tự trên, 
khi hòn bi dừng ở khe số nào thì trẻ tìm bức tranh có số lượng chữ cái dưới tranh 
tương ứng với số đó. Ví dụ hòn bi dừng ở khe số 4 thì trẻ tìm từ dưới tranh có 4 
chữ cái “ba ba, cá cờ” 
* Đối với lĩnh vực phát triển thẩm mỹ: Trong hoạt động giáo dục âm nhạc 
 Trong phần chơi “trò chơi âm nhạc”. Cô dán các bức tranh có chủ đề động 
vật dưới nước (hoặc chủ đề khác), dưới bức tranh có kí hiệu các chữ số. Cô cho 
trẻ quay vòng quay và thả bi, hòn bi lăn và dừng ở khe tranh gì (con gì) thì trẻ 
hát bài hát nói về con đó (về nội dung bức tranh đó). Ví dụ: hòn bi lăn và dừng ở 
khe con cá thì trẻ hát bài “cá vàng bơi” 
13 
 Với trò chơi “Dòng chảy kỳ diệu; Vòng quay bi” có thể chơi với tất cả các 
chủ đề, chơi ở các hoạt động học, chơi- hoạt động ở các góc, chơi- hoạt động 
theo ý thích, chơi mọi lúc mọi nơi. 
 Trò chơi giúp trẻ nhận biết chữ cái - chữ số tìm chữ cái có trong từ, gộp 2 
nhóm thành 1 nhóm trẻ được trải nghiệm, được thao tác, phân loại qua đó 
phát triển tư duy, trí nhớ cho trẻ. 
5.2 Khả năng áp dụng 
 Sáng kiến mà chúng tôi trình bày ở trên đã được áp dụng cho tất cả trẻ 
mẫu giáo 5-6 tuổi (khối lá) trong trường mầm non Họa Mi. 
 Ngoài ra sáng kiến này còn có thể áp dụng được trẻ khối chồi, khối lá 
trong toàn huyện và huyện khác trên cơ sở vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù 
hợp với tình hình của trẻ trong từng đơn vị. 
6. Những thông tin cần được bảo mật: Không 
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 
Giáo viên tích cực học hỏi, tìm tòi, sáng tạo trong công tác làm đồ dùng đồ 
chơi. 
Cần có sự ủng hộ nhiệt tình nguyên liệu mở, phế thải từ nhà trường, phụ 
huynh 
* Chi phí mua nguyên vật liệu (để tiết kiệm hơn có thể tận dụng từ những 
nguyên vật liệu đã qua sử dụng) 
STT Tên vật liệu 
Số 
lượng 
Đơn vị 
tính 
Thành 
tiền 
Ghi chú 
Trò chơi : Dòng chảy kỳ diệu 
01 Cây lau nhà 01 Chai Tận dụng 
02 Chai nước ngọt lớn 08 Chai 
Tận dụng, phụ huynh 
đóng góp 
03 Chai nước suối nhỏ 04 Chai Tận dụng 
04 Bi 10 Viên Phụ huynh hỗ trợ 
14 
05 Đề can màu 1 m 10000 
06 Keo nến 02 Cây 4000 
08 Bút lông 1 Cây 7000 
09 Kéo 1 Cái 2000 
10 Phểu 05 Cái 5000 
Tổng cộng 28. 000 
Trò chơi: Vòng quay bi 
STT Tên vật liệu 
Số 
lượng 
Đơn vị 
tính 
Thành 
tiền 
Ghi chú 
01 Tấm bìa cattong 3 Tấm 
Tận dụng, phụ huynh 
đóng góp 
02 Màu nước 2 Lọ 8000 
03 Cọ 1 Cái 3000 
04 Con quay spinner 1 Cái 15000 
05 Keo nến 2 Cây 3000 
06 Bút lông 1 Cái 2000 
07 Hòn bi 1 Hòn Phụ huynh hỗ trợ 
08 Que đè lưỡi 2 Que Phụ huynh hỗ trợ 
09 Trụ gỗ dài 7-10 cm 1 cm Phụ huynh hỗ trợ 
Tổng cộng 31000 
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của chúng tôi 
 Tạo được không khí vui tươi, nhẹ nhàng, sinh động hơn trong mỗi tiết 
học. Kích thích được sự tìm tòi ở trẻ. 
 Trẻ hứng thú học tập hơn, tích cực hơn, chủ động tham gia các hoạt động 
trên lớp. Phát triển tư duy, trí nhớ cho trẻ. 
 Củng cố được cho trẻ nhiều kiến thức về môi trường xung quanh, làm 
quen với toán, làm quen chữ cái 
15 
 Có thể tiết kiệm chi phí làm đồ dùng đồ chơi từ việc sử dụng nguyên vật 
liệu mở, phế thải. Tạo được phong phú đồ chơi cho trẻ cũng như làm đa dạng đồ 
dùng dạy học cho giáo viên. 
 Phụ huynh nhiệt tình hỗ trợ giáo viên các nguyên liệu mở, phế thải hơn 
trong công tác làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. 
.
.
.
.
.
.
.. 
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật 
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
 Bình Long, ngày 17 tháng 01 năm 2021 
 NGƯỜI NỘP ĐƠN 
 Trần Thị Bích Phương Trần Thị Huyền Trang 
16 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_do_choi_tu_chai_nhua_bia_cac.pdf