Đề tài Một vài kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua tiết luyện nói môn Ngữ văn ở Trường THCS Lê Đình Chinh

Đề tài Một vài kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua tiết luyện nói môn Ngữ văn ở Trường THCS Lê Đình Chinh

Nhiều giáo viên có chú ý rèn kĩ năng nói cho học sinh song còn lúng túng trong khâu soạn giảng cũng như qui trình các hoạt động lên lớp. Một phần cũng do sách giáo viên không có hướng dẫn cụ thể. Khi giáo viên có sự đầu tư cho tiết dạy và hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị chu đáo thì việc tổ chức cho học sinh luyện nói trong tiết luyện nói đạt hiệu quả cao. Không khí học tập của học sinh khác hẳn khi giáo viên thuyết giảng. Ở các em lộ rõ sự thích thú, tất cả như có một luồng điện vô hình nào đó được lan truyền cho cả lớp làm nóng lên không khí học tập. Nhiều em giơ tay xin được trình bày kết quả, cảm nhận tổng hợp và thật là thoả mãn với những kiến thức được chắt lọc rút ra từ chính sự hiểu biết của các em. Đó cũng là lúc giáo viên có điều kiện để điều chỉnh và phấn khích các em học tập, thực tế niềm vui được giáo viên quan tâm sẽ cho các em thêm sự tự tin vào khả năng của mình là phải học tập tốt hơn, cố gắng hơn để được phát biểu, nói trước lớp trong lần sau.

Để tạo được động lực niềm tin nhằm kích thích ý thức học tập bộ môn Ngữ văn của các em trước hết người thầy giáo phải là người tìm ra được những biện pháp tối ưu kích thích khả bản năng nói để học sinh nói ra được những điều mình tư duy, cảm thụ trong giờ học văn cũng như trong tiết luyện nói. Đây cũng là kĩ năng vừa giúp các em thể hiện mình, tự bày tỏ những suy nghĩ cảm xúc những điều cảm thụ, phân tích, đánh giá một cách tự tin trước tập thể. Vừa là biện pháp có khả năng khắc phục được những khó khăn, thực trạng mà chúng ta đang quan tâm. Từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.

 

doc 31 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 13105Lượt tải 9 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một vài kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua tiết luyện nói môn Ngữ văn ở Trường THCS Lê Đình Chinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n kĩ năng nói cho học sinh là việc làm thiết thực vừa góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn vừa hình thành phong cách cho học sinh giúp các em mạnh dạn trước tập thể, có kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống. 
Mặc khác, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Không phải ai cũng nói nhiều như nói trong đời sống sinh hoạt xã hội, nghề nghiệp của mình. Trong giờ luyện nói hiệu quả lao động của học sinh được cảm nhận trực tiếp. Giờ luyện nói có thế mạnh của một sinh hoạt giao tiếp tập thể, không như giờ viết văn là một hoạt động tĩnh, cá nhân. Không khí giờ làm văn miệng dễ kích thích hứng thú hoạt động của học sinh hơn, nếu giáo viên ý thức được vấn đề này. Về tâm lý, con người trong hoạt động tập thể bao giờ cũng năng động hơn. Thấy rõ được đặc thù của hoạt động luyện nói và đặc điểm tâm lý học sinh thì giáo viên mới tiến hành có hiệu quả giờ dạy học được. Giờ luyện nói là cơ hội tốt nhất để giáo viên hiểu về con người, tư tưởng tình cảm học sinh qua cách nói năng, diễn đạt... 
Hiện nay, việc nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh là mối quan tâm có tầm quan trọng hàng đầu bao trùm và chi phối mọi hoạt động khác. Trong thực tế, khi giảng dạy tôi đã phát hiện có những học sinh mắc sai lỗi chính tả rất nhiều, có những học sinh viết sai hơn 10 lỗi ở một bài kiểm tra. Bên cạnh đó, 100% học sinh đều là con em địa phương gốc Quảng Nam nên thời lượng các em sử dụng ngôn ngữ địa phương để giao tiếp sẽ chiếm nhiều hơn so với việc dùng ngôn ngữ phổ thông tại trường, nên việc phát âm ở nhà như thế nào thì khi đến trường phát âm như thế ấy là điều không thể tránh khỏi. Điều ấy sẽ ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp của các em trong cộng đồng xã hội sau này. 
 Khi tham gia luyện nói, lời nói của các em không tự nhiên, nói lủng củng ngập ngừng không rõ ràng, không nói được điều muốn nói, không kết hợp được các yếu tố phi ngôn ngữ như: cử chỉ, nét mặt, âm lượng Một thực trạng nữa của giờ luyện nói trên lớp là học sinh thường nói như  đọc (học thuộc lòng bài nói rồi lên lớp đọc lại) làm cho việc nói, trình bày thiếu tự nhiên, thiếu tư thế và tác phong của giờ luyện nói. Qua một số tiết học đầu năm, tôi đã thử kiểm tra và phân loại đối tượng học sinh một lớp theo khả năng nói với kết quả thu được như sau:
Lớp
Sĩ
số
Kĩ năng nói tốt
Kĩ năng nói chưa tốt
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
6A2
36
6
17%
30
83%
Điều đáng nói ở đây là đối với học sinh lớp 6, là học sinh lớp đầu cấp, vừa rời cấp tiểu học bước sang cấp Trung học cơ sở nên các em còn nhiều bỡ ngỡ trong việc tiếp cận các môn học, đặc biệt là môn Ngữ văn. Các em tiếp thu kiến thức còn thụ động, thiếu tích cực, thiếu chủ động sáng tạo. Ngay cả trong việc tiếp xúc với giáo viên các em vẫn cảm thấy lo sợ khi phải nói, phải trình bày một vấn đề nào đó. Mặt khác, về phía giáo viên đôi khi có tâm lí sợ mất nhiều thời gian, chú trọng nhiều vào việc dạy các tri thức mà bỏ qua khâu luyện kĩ năng nói cho học sinh. 
Mặc dù nhiều giáo viên cũng đã cố gắng hết sức nhưng cũng ít người thành 
công qua tiết dạy. Bởi vì kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh chưa 
nhiều so với rèn luyện kỹ năng viết. Thời gian luyện nói lại có hạn không  tạo được điều kiện cho tất cả học sinh được nói. Và sách giáo viên cũng chưa có hướng dẫn cụ thể cho việc dạy rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh. Do vậy mà trong một tiết luyện nói chỉ tập trung vào những em khá, giỏi, chăm còn những học sinh chậm tiến thì bị thụ động, không phát huy được khả năng của mình. Dù có hoạt động thảo luận nhóm thì những em yếu cũng vẫn ngồi im. Kết quả yếu vẫn yếu, lười vẫn lười. 
Nhiều giáo viên có chú ý rèn kĩ năng nói cho học sinh song còn lúng túng trong khâu soạn giảng cũng như qui trình các hoạt động lên lớp. Một phần cũng do sách giáo viên không có hướng dẫn cụ thể. Khi  giáo viên có sự đầu tư cho tiết dạy và hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị chu đáo thì việc tổ chức cho học sinh luyện nói trong tiết luyện nói đạt hiệu quả cao. Không khí học tập của học sinh khác hẳn khi giáo viên thuyết giảng. Ở các em lộ rõ sự thích thú, tất cả như có một luồng điện vô hình nào đó được lan truyền cho cả lớp làm nóng lên không khí học tập. Nhiều em giơ tay xin được trình bày kết quả, cảm nhận tổng hợp và thật là thoả mãn với những kiến thức được chắt lọc rút ra từ chính sự hiểu biết của các em. Đó cũng là lúc giáo viên có điều kiện để điều chỉnh và phấn khích các em học tập, thực tế niềm vui được giáo viên quan tâm sẽ cho các em thêm sự tự tin vào khả năng của mình là phải học tập tốt hơn, cố gắng hơn để được phát biểu, nói trước lớp trong lần sau. 
Để tạo được động lực niềm tin nhằm kích thích ý thức học tập bộ môn Ngữ văn của các em trước hết người thầy giáo phải là người tìm ra được những biện pháp tối ưu kích thích khả bản năng nói để học sinh nói ra được những điều mình tư duy, cảm thụ trong giờ học văn cũng như trong tiết luyện nói. Đây cũng là kĩ năng vừa giúp các em thể hiện mình, tự bày tỏ những suy nghĩ cảm xúc những điều cảm thụ, phân tích, đánh giá một cách tự tin trước tập thể. Vừa là biện pháp có khả năng khắc phục được những khó khăn, thực trạng mà chúng ta đang quan tâm. Từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. 
Trước thềm nông thôn mới và đồng thời để xây dựng Trường THCS Lê Đình Chinh phát triển hơn nữa khi đạt chuẩn quốc gia thì việc rèn kĩ năng nói cho học sinh cũng là việc làm hết sức cần thiết, có thể lồng ghép vào các tiết bộ môn sẽ tạo điều kiện để học sinh sửa chữa và rèn luyện về giọng nói một cách tốt hơn.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp 
a) Mục tiêu của giải pháp
Giáo viên dạy Ngữ văn là người hiểu và nắm rõ vai trò của tiết luyện nói 
trong môn Ngữ văn, nhằm phát triển đồng bộ bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết 
của học sinh THCS. Qua cách diễn đạt, phong cách, điệu bộ của học sinh trong giờ luyện nói, giáo viên có cơ hội giáo dục, uốn nắn về mặt ứng xử, đồng thời bổ sung, điều chỉnh kiến thức cơ bản về kỹ năng làm văn cho học sinh. Giờ luyện nói sẽ có ý nghĩa giáo dục toàn diện của nó, tuy trọng tâm vẫn là rèn luyện ngôn ngữ nói, phương pháp tư duy và nghệ thuật giao tiếp. Cùng với sự đổi mới của cấu trúc chương trình đã nhấn mạnh đến ưu thế của tiết luyện nói, đây là cơ sở để tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy hiệu quả đúng mức của tiết luyện nói trong môn Ngữ văn.
Sáng kiến kinh nghiệm này đã được áp dụng đối với học sinh lớp 6A2 tại Trường THCS Lê Đình Chinh năm học 2015 -2016, với những cố gắng của tôi trong việc rèn kĩ năng nói cho học sinh đã có những hiệu quả nhất định. Khi tiến hành nghiên cứu tôi chia đối tượng học sinh của mình thành 2 nhóm (Nhóm thực nghiệm là đối tượng học sinh lớp 6A2, và nhóm đối chứng là các em học sinh lớp 6A1), mỗi nhóm gồm 36 em học sinh có trình độ nhận thức tương đương nhau. Với lớp 6A2 khi áp dụng kinh nghiệm này thì tình hình khác hẳn so với lớp 6A1 (không áp dụng), các em tham gia phát biểu sôi nổi, có chiều hướng hứng thú học môn Văn hơn, có tinh thần tập thể cao, có tinh thần tự giác, ý thức được việc học tập. Với biện pháp thực hiện trên giúp học sinh mạnh dạn hơn khi nói trước đám đông, có thói quen tốt trong việc học. Và cũng giúp cho những em học yếu, lười biếng không còn ỷ lại trông chờ vào những em học khá. Từ em khá đến em yếu đều có thể nói được trước lớp.
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Muốn thực hiện tốt tiết luyện nói này, giáo viên cần nắm vững mục tiêu bài dạy là luyện nói là chính, còn nội dung bài nói cần xếp loại thứ yếu, sau kĩ năng nói. Giáo viên luyện từ chỗ học sinh nói còn ngập ngừng vấp váp đến chỗ nói lưu loát, ngừng nghỉ đúng chỗ, hơn nữa nói có kết hợp với ánh mắt cử chỉ, thái độ, tình cảm... Đặc biệt, ở mỗi một lớp, mỗi khối học, giáo viên yêu cầu mức độ nói khác nhau (lớp lớn yêu cầu cao hơn lớp nhỏ) để làm thế nào từ lớp 6 đến lớp 9 kĩ năng nói của các em được dần dần nâng cao hơn. 
Với quan điểm dạy học theo phương pháp mới hiện nay đã nhấn 
mạnh : “Thầy chủ đạo, trò chủ động”, “ Học sinh là chủ thể của sáng tạo”. Để phát huy tính tích cực của học sinh, thì giáo viên phải làm tốt vai trò của người nhạc trưởng. Cụ thể để dạy thành công được tiết luyện nói môn Ngữ văn đồng thời để thực hiện được ý định “rèn kĩ năng nói cho học sinh THCS trong giờ luyện nói” của mình tôi đã vạch ra một số biện pháp nhằm giúp các em thay đổi thói quen khi đọc cũng như khi viết, khi nói cũng như khi giao tiếp, đồng thời giúp các em hình thành kĩ năng rèn giọng nói, kĩ năng giao tiếp ngay từ đầu năm học khi bắt đầu nhận lớp. Cụ thể theo từng bước như sau:
* Bước 1: Chú trọng việc luyện nói của học sinh ngay từ đầu năm học.
 Giáo viên Ngữ văn khó có thể phát triển kỹ năng nói cho học sinh nếu chỉ trông chờ vào số tiết luyện nói trong chương trình sách giáo khoa. Mặc dù sách giáo khoa đã đổi mới theo khuynh hướng quan tâm tới việc rèn luyên kỹ năng nói cho học sinh, phân phối mỗi khối lớp đều có tiết luyện nói ở cả hai học kỳ. Tuy nhiên với số lượng tiết rất khiêm tốn. Nếu không có sự chuẩn bị ngay từ đầu năm học thì chắc chắn giáo viên sẽ gặp không ít trở ngại khi tổ chức các giờ học. Vậy nên chú trọng việc luyện nói cho học sinh mọi lúc, mọi nơi có thể thực hiện được vì việc này không quá khó nhất là khi giáo viên Ngữ văn thực sự muốn đạt hiệu quả trong những giờ luyện nói. Chú trọng đến việc tập nói cho học sinh có thể thực hiện theo những cách như : 
- Tạo cho các em có nhu cầu muốn nói, muốn được bộc lộ. Khi tiếp xúc với các em lần đầu tiên, giáo viên Ngữ văn cần thiết lập tốt mối quan hệ, giúp học sinh thấy được sự gần gũi, thân tình nơi giáo viên Ngữ văn, điều này là cơ sở giúp học sinh dễ dàng bộc lộ với giáo viên hơn trong những giờ học sau. Giáo viên có thể làm quen với các em bằng cách giới thiệu về mình, cũng là cơ sở để các em theo đó mà tự giới thiệu bản thân về những điều đơn giản như họ tên, tuổi, sở thích... Điều này không kém phần quan trọng, vì nếu làm được như vậy thì giáo viên đã phần nào giúp học sinh bắt đầu tập làm quen với việc phát biểu miệng. 
- Phát huy kỹ năng nói trong các giờ học, kết hợp với việc rèn luyện các kỹ năng khác: Trong các tiết học, giáo viên nên chú trọng kỹ năng nói cho học sinh thông qua những lần phát biểu đóng góp xây dựng bài. Đặt những câu hỏi kích thích óc tư duy và sự phản xạ. Những câu hỏi có ích lợi nhiều nhất là những câu hỏi mà học sinh không thể trả lời một cách ngắn gọn là “có” hay “không” được, giáo viên nên dùng 6 loại vấn ngữ : Ai? Tại sao? Như thế nào? Ở đâu? Lúc nào? Cái gì?. Thực tế, nếu giáo viên đặt những câu hỏi quá khó thì học sinh khó trình bày ý kiến của mình một cách trọn vẹn. Câu hỏi nên đi từ đơn giản đến phức tạp để tập cho các em biết suy nghĩ trước khi nói, nói đúng vấn đề cần trao đổi, khi nói cần bình tĩnh, tự tin... Giáo viên cần khuyến khích, động viên học sinh phát biểu suy nghĩ trong khi phát biểu và cả trong thảo luận, ngay cả khi ý kiến đó là sai hoặc chưa hoàn toàn chính xác. Bên cạnh đánh giá việc trình bày của học sinh, giáo viên cũng nên lưu ý cho học sinh những lỗi cần tránh trong nói Tiếng Việt về chính âm và hướng dẫn các em nói diễn cảm, ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn người nghe. Theo kinh nghiệm, hiệu quả của việc luyện nói cho học sinh cao hơn hẳn khi giáo viên quan tâm và tạo điều kiện cho các em được tập nói trong các giờ học như trên. 
- Phát huy kỹ năng nói trong sinh hoạt hàng ngày: Ngoài việc chú trọng cho học sinh tập làm quen với việc trình bày miệng trong những giờ học, theo ý kiến của bản thân tôi, giáo viên cũng nên tiếp xúc với học sinh trong những lúc ngoài giờ lên lớp. Đó là những trao đổi để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em, ngoài ra còn nhằm mục đích khác là tạo cho các em thái độ tự tin, mạnh dạn. Trên thực tế, khi giáo viên làm được việc đó thì các em vốn rất nhút nhát và không dám trao đổi với thầy cô trong cuộc sống đã có sự thay đổi, các em dần dần bớt e ngại, rụt rè và trở nên mạnh dạn hơn, tiếp xúc với giáo viên một cách tự nhiên hơn. Thiết nghĩ, mục đích của các tiết luyện nói nhằm giúp cho các em có thể tự tin trình bày ý kiến của mình và chúng ta tập cho học sinh sự tự tin để các em khỏi ngỡ ngàng khi bắt đầu vào tìm hiểu các giờ luyện nói.
* Bước 2: Thống kê lỗi khi phát âm
Thống kê lỗi phát âm ở lớp mà các em hay sai, tôi qui về 3 loại sau đây: 
+ Sai phụ âm đầu: ch/tr, s/x, l/n. 
+ Sai phụ âm cuối: n/ng, t/c.
+ Sai vần: a /ai, au/ao, ao/ô. 
+ Sai dấu thanh: dấu ngã đọc thành dấu hỏi. Ví dụ : “đã” đọc là “đả”, “ngã ba” đọc là “ngả ba” ... Để dạy cho học sinh phát âm đúng, tôi không quên rèn kĩ năng nghe. Ở đây vai trò giọng đọc của giáo viên rất quan trọng, giữa nghe và phát âm có mối quan hệ rất chặt chẽ cho nên rèn luyện kĩ năng nghe cũng hỗ trợ rất nhiều cho kĩ năng đọc. 
Lỗi mà học sinh còn phát âm sai do 2 nguyên nhân: 
- Nguyên nhân chủ quan: như nói lắp, nói ngắn lưỡi - khó đọc do tật bẩm sinh. Ví dụ: s/x: sung / xung , sâu / xâu, ... 
- Nguyên nhân khách quan: do cách phát âm sai của phương ngữ tạo cho các em thói quen nghe và nói từ khi nhớ. Để chữa lỗi phát âm sai, tôi dùng biện pháp giảng giải trên cơ sở lí thuyết ngữ âm và ý nghĩa từ. Cho học sinh luyện đọc lại từ ngữ phát âm sai ngay lúc đó nhiều lần. 
Ví dụ: phát âm s/x: Khi phát âm s (sờ): phải uốn lưỡi, hơi thoát ra chân răng đầu lưỡi. Khi phát âm x (xờ): hơi ra ở mặt lưỡi và chân răng; Phát âm tr/ch: Phát âm tr (trờ): hơi ra qua động tác bật đầu lưỡi với chân răng. Mặt khác là việc sửa sai qua giải nghĩa từ. Ví dụ: “rộn rã” phân biệt với “rợn rả”, “cũ” phân biệt với “củ”; ... “xâu / sâu”: “xâu kim” với “sâu trong lòng đất”.
* Bước 3: Chữa phát âm sai
Một trong những lỗi do phát âm sai phổ biến nhất là khi phát âm không phân 
biệt được giữa thanh ngã và thanh hỏi. Ví dụ: Nguyễn Hữu Dũng thì các em lại đọc thành Nguyển Hửu Dủng. Tôi đã chữa cho học sinh, học sinh đã có tiến bộ hơn, nhưng kết quả chưa đạt được như mong muốn. Để chữa sai nhầm lẫn giữa dấu hỏi và dấu ngã, tôi cũng hướng dẫn học sinh cách đọc cụ thể và bắt học sinh đọc. 
Ví dụ: Nặng trĩu, ngày giỗ, lỗ mỏng, cổ lỗ, giục dã, dữ dội, nói mãi lỗi vẫn lỗi,... Ngoài hiện tượng đã nói trên, thì còn có hiện tượng phát âm không phân biệt giữa “gi – d”, “s – x”, “tr – ch”... Vì lỗi này chỉ có một số ít nên khi em nào bị mắc lỗi này thì khi nói làm em đó ngượng ngập còn cả lớp thì quan tâm vào đó hơn là quan tâm bài học. Tôi ghi tên những em học sinh bị mắc lỗi này lại đưa cho các giáo viên dạy ở lớp đó và nhờ họ khi học sinh nói ngọng, viết lẫn thì dành thời gian ít phút để chữa giúp. Liên tục bị nhắc nhở như vậy, học sinh đó phải cố gắng để sửa chữa.
* Bước 4: Chữa tư thế ngượng nghịu khi nói 
Lỗi này lớp nào cũng có, tôi tìm ra một số lý do cắt nghĩa tại sao các em lại 
hay ngượng nghịu khi nói. Đó là do các em không hiểu bài, không hiểu câu hỏi. 
Đó còn là do các em lớn quá, phải đứng trên lớp mãi rất ngượng, hoặc vì các em 
không quen nói nên sinh ra nhút nhát đồng thời các em còn nghèo vốn từ vốn từ để diễn đạt ý kiến của mình. Đối với những em không hiểu bài, không thuộc bài, tôi ghép vào nhóm những em giỏi văn. Yêu cầu những em giỏi này phải giúp đỡ bạn bằng mọi cách như: việc chuẩn bị bài, giảng lại những chỗ bạn chưa hiểu, chưa rõ, nghe bạn đọc thuộc bài trước khi đến lớp. Học sinh giỏi không phải chỉ được đánh giá ở khả năng đọc nói, viết của mình mà còn được đánh giá ở chỗ phát huy tác dụng trong lớp. Các em ít hiểu bài, ít thuộc bài được trả lời những câu hỏi đơn giản mang tính chất gợi ý từng phần và đòi hỏi chỉ nhắc được bài đã học. Đối với các em lớn tôi phải làm công tác tư tưởng, động viên là chính, tôi nhắc nhở giáo viên dạy ở lớp đó luôn luôn giữ uy tín cho các em. Những giáo viên thấp nhỏ, trẻ tuổi khi yêu cầu các em lên bảng trả lời thì càng phải giữ gìn tư thế đàng hoàng, đúng mực của người giáo viên (Cách ngồi, cử chỉ lời nói), nếu không sẽ dẫn đến một sự so sánh bất lợi giữa cô và trò làm cho học sinh lớn đã ngượng lại ngượng thêm và ý thức của học sinh đối với cô sẽ có thể chỗ lệch lạc. Đối với các em nhút nhát, tôi xếp các em tham gia vào các tổ chức của lớp, của tập thể, trong hoạt động nội khoá và ngoại khoá. Vì phải luôn luôn tiếp xúc với công việc, với các thầy, các bạn nên các em mạnh dạn dần. Tôi quy ước với các em khi nói không được quay lưng lại, không được cúi đầu, chớp mắt, nghẹo cổ, thè lưỡi, gãi đầu gãi tai, hoặc xoay mắc ngón chân xuống đất,... Vì đó là những động tác thừa, làm giảm tác dụng của câu nói và thiếu lịch sự. Còn những em vì nghèo vốn từ nên nói năng lúng túng, tư thế trở nên ngượng nghịu, tôi đòi hỏi các em phải chịu khó nghe nhiều, xem nhiều, đi vào thực tế nhiều và phải tập nói nhiều. Phải nắm vững phương pháp tích luỹ vốn từ lựa chọn vốn từ. Với mô hình trường học mới tiêu chí đánh giá học sinh thì không qua những thang điểm mà thay vào đó là nhận xét, nên tôi thường động viên và tuyên dương những em có ý kiến hay, có giọng đọc tốt, có khả năng thể hiện trong giờ học... để khích lệ tinh thần cho các em.
* Bước 5: Kiểm tra, phân loại kĩ năng nói
Để giúp học sinh rèn luyện kĩ năng nói và phát triển khả năng diễn đạt ý phong phú, điều trước tiên tôi phải xác định và nắm rõ mục tiêu chính của chủ đề cần luyện nói là gì? Chính chủ đề là điểm tựa, gợi ý cho phần luyện nói. Giáo viên gợi ý sao để tất cả học sinh đều được nói, không đi quá xa với chủ đề. Sau đó, tôi nắm bắt thực tế về khả năng nói của từng em để đưa ra phương pháp, hình thức dạy luyện nói phù hợp với đối tượng. Dựa vào kết quả phân loại khả năng nói của học sinh lớp 6A2 ở đầu năm học 2015 - 2016 (bảng phân loại ở mục thực trạng), tôi đã sắp xếp chỗ cho học sinh, chia mỗi em có khả năng nói tốt vào 6 nhóm cụ thể. Đồng thời nêu tầm quan trọng, yêu cầu cơ bản về việc rèn luyện kĩ năng nói, giáo viên ra đề tài trước cho các em về nhà soạn, hướng dẫn các em: Giúp các em chuẩn bị tốt nội dung, yêu cầu bài nói để các em xác định đề tài (Nói cái gì ?); xác định đối tượng giao tiếp (Nói trong hoàn cảnh nào ?); xác định mục đích giao tiếp (Nói để làm gì ?); cách thức giao tiếp (Nói cho thuyết phục người nghe); nói cho có hiệu quả (Phải thu thập, lựa chọn điều cần nói); cụ thể giáo viên cần hướng học sinh tuân thủ theo những yêu cầu sau : 
+ Phải nói theo dàn bài đã được chuẩn bị trước (dàn bài ngắn gọn, bám sát 
yêu cầu đề bài, nêu được các ý chính, học sinh dựa vào dàn bài để nói). 
+ Tránh nói vòng vo, tránh đọc lại hoặc học thuộc lòng để đọc lại bài văn mà chi tiết đã có trước (bài văn mẫu). 
+ Giọng nói rõ ràng, cao độ vừa phải, đúng chuẩn ngữ âm, truyền cảm và 
thuyết phục người nghe, thể hiện cảm xúc chân thành, không gò bó, áp đặt. 
+ Không nói ra ngoài những gì mà đề bài yêu cầu người nghe, yêu cầu tập thể lớp chú ý lắng nghe, theo dõi ghi chép, nhận xét. 
+ Tạo tâm thế vững vàng khi nói: Tự tin, mạnh dạn; Tác phong tự nhiên, giọng rõ ràng quán xuyến, tự chủ, phản xạ ngôn ngữ nhanh nhạy. 
* Bước 6: Chuẩn bị cho giờ luyện nói
- Hướng dẫn học sinh soạn bài trước ở nhà:
	Giáo viên xem trước chương trình để dặn dò các em chuẩn bị bài luyện nói trước cho tốt. Giáo viên cần dặn trước từ 5 đến 7 ngày, vì lớp học phần lớn là học sinh có lực trung bình (chưa kể học sinh yếu, kém) nên dù có căn dặn trước một tuần nhưng vẫn có em không chuẩn bị ở nhà, điều này làm cho giờ luyện nói gặp nhiều khó khăn hơn.
	Để thực hiện tốt tiết dạy tôi kết hợp tiến hành kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh qua một số tiết dạy trên lớp. Bước này tôi đặc biệt chú ý, không thể bỏ qua hay lơ là bởi đây là cơ sở cho tiết luyện nói. Mặt khác, kiểm tra chặt chẽ khâu chuẩn bị ở nhà sẽ tạo cho học sinh có thói quen học tập, tự giác và giáo viên có biện pháp kịp thời đối với những học sinh còn yếu hoặc lười học. Học sinh nào chưa chuẩn bị, tôi gọi từng em và hỏi rõ lí do tại sao không chuẩn bị ?. Học sinh được một vài lần kiểm tra sát sao các em sẽ phải chuẩn bị đầy đủ (vì có sự chuẩn bị sẽ tốt hơn là không chuẩn bị). Trong quá trình kiểm tra, giáo viên nói các nội dung cơ bản phần thân bài bài luyện nói cho học sinh biết về chỉnh sửa bài chuẩn bị của mình.
	Để thuận lợi cho việc kiểm tra, giáo viên nên phân chia đối tượng học sinh (Giỏi – khá - tr

Tài liệu đính kèm:

  • docthcs_56_1136_2010951.doc